Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 151 - 152: Bố của Xi mông

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 151 - 152: Bố của Xi mông

* Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh hiểu được Guy đơ Mô- pa-xăng đã miêu tả sắc nét diến biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho Hs lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người.

* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 A. Ổn định kiểm tra bài cũ

- GV ổn định những nề nếp bình thường

- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài

B. Dạy bài mới:

I. Tìm hiểu chung: (Hs đọc chú thích, sau đó nhấn mạnh một số ý)

1. Tác giả:

Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về tác giả, cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn (Guy đơ Mô- pa-xăng)

2. Tác phẩm:

? Nêu vài nét hiểu biết về tác phẩm.

Đọc: GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt tác phẩm

- GV nhận xét cách đọc của Hs

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 151 - 152: Bố của Xi mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Ngày 15 tháng 4 năm 2007
Tiết 151-152: Bố của Xi Mông
(Guy đơ Mô- pa-xăng)
* Mục tiêu cần đạt: 
- Giúp học sinh hiểu được Guy đơ Mô- pa-xăng đã miêu tả sắc nét diến biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong văn bản này như thế nào, qua đó giáo dục cho Hs lòng thương yêu bè bạn và mở rộng ra là lòng yêu thương con người.
* Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 A. ổn định kiểm tra bài cũ
- GV ổn định những nề nếp bình thường
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài
B. Dạy bài mới:
I. Tìm hiểu chung: (Hs đọc chú thích, sau đó nhấn mạnh một số ý)
1. Tác giả:
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát về tác giả, cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn (Guy đơ Mô- pa-xăng)
2. Tác phẩm: 
? Nêu vài nét hiểu biết về tác phẩm.
Đọc: GV hướng dẫn HS đọc và tóm tắt tác phẩm
- GV nhận xét cách đọc của Hs
3. Tóm tắt tác phẩm:
4. Tìm hiểu bố cục:
? Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn thành 4 phần căn cứ vào diễn biến của truyện: Nỗi tuyệt vọng của Xi- mông; Phi -líp gặp Xi -mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi -líp đưa Xi- mông về nhà và trả cho chị Blăng- sốt và nhận làm bố của em; Xi- mông đến trường và nói với các bạn là có bố và tên bố là Phi -líp.
- Bố cục: 
+ Phần thứ nhất: Từ đầu... khóc hoài.
+ Phần thứ hai: Tiếp ... một ông bố.
+ Phần thứ ba: Tiếp... bỏ đi rất nhanh.
+ Phần thứ tư: đoạn còn lại 
II. Phân tích:
Hoạt động của thầy và trò
Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc hoạ như thế nào qua ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?
? Qua hình ảnh ngôi nhà của chị BLăng- sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói. Chứng minh chị BLăng- sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi- mông, chứ căn bản chị là người tốt.
? Nêu lên diễn biến tâm trạng của chú Phi-líp qua các giai đoạn; khi gặp Xi- mông; trên đường đưa Xi- mông về nhà; khi gặp chị BLăng- sốt; Khi đối đáp với Xi- mông.
Yêu cầu đạt:
1. Nhân vật Xi- mông:
- “Nó độ bảy, tám tuổi, nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát gần như vụng dại”. Dáng dấp ấy phần nào thể hiện hoàn cảnh đau đớn của em. Em mang tiếng là đứa trẻ không có bố, và thường bị bạn bè trêu chọc.
- Nỗi đau đớn bộc lộ qua ý nghĩ và hành động của em, em bỏ nhà ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà cảnh vật thiên nhiên (trời ấm dễ chịu; ánh nắng êm đếm; trên mặt cỏ có chú nhái con làm em nghĩ tới một thứ đồ chơi...) khiến em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.
- Nỗi đau thể hiện ở những giọt nước mắt của em. Em khóc, nhà văn nhiều lần kể chuyện em khóc. GV cùng HS tìm và liệt kê: “Cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc...”; “...và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên”, “những cơn nức nở lại kéo đến”, em “chẳng thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài”; “em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào”, “ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc”
- Nỗi đau biểu hiện cách nói năng của em. Nhà văn đã diễn tả em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng, thể hiện trong bài bằng những chấm lửng”...” hoặc lặp đi lặp lại. Ví dụ: “Chúng nó đánh cháu...vì...cháu... cháu... không có bố... không có bố.”
- GV hướng dẫn hs tìm những ví dụ khác
2. Nhân vật Blăng- sốt:
- Blăng- sốt là một cô gái một thời lầm lỡ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là một người phụ nữ đức hạnh, chẳng qua bị lừa dối, “chị từng là một người con gái đẹp nhất vùng”.
- Bản chất cuả chị được nhà văn chú ý thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà của chị: “Một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ”. Điều đó nói lên rằng chị tuy nghèo nhưng sống nghiêm túc, đứng đắn.
- Bản chất cuả chị bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Phi-Líp là một người lạ, chị chưa gặp bao giờ. Phi- Líp nhìn thấy chị bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không thể bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà.
- Bản chất tốt còn được bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi con nói bị bạn đánh vì không có bố: “Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ... nước mắt lã chã tuôn rơi”. Khi nghe con hỏi Phi-líp: “bác có muốn làm bố cháu không?” thì “chị lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường, hai tay ôm ngực.”
3. Nhân vật Phi-líp:
- Phi-líp là người thợ cao lớn, râu tóc đen, quăn, vẻ mặt nhân hậu.
* Diễn biến tâm trạng của chú Phi-líp qua các giai đoạn; 
- Trên đường đưa Xi- mông về nhà. Phi -líp nghĩ bụng, có thể đùa cợt với Blăng- sốt, nghe đồn “chị là một cô gái đẹp nhất vùng” và “tự nhủ thầm rằng một tuổi xuân đã lầm lỡ, có thể lỡ lầm lần nữa”.
- Khi gặp chị BLăng- sốt ý nghĩ kia không còn nữa. Bác hiểu ra chị là người tốt, nên không thể đùa bỡn với chị được nữa.
- Cuối cùng khi đối đáp với Xi- mông, phần vì thương Xi-mông, phần vì cảm mến BLăng- sốt, bác nói nửa đùa, nửa thật, nửa như đùa là bác vui lòng làm bố của Xi-mông.
.
III. Tổng kết: 
- Khái quát về diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện.
-> Tâm trạng của Xi- mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của BLăng- sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Diễn biến của bác thợ rèn Phi- líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
? Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-mông?
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Cho học sinh phát biểu cảm nhận của mình về nhân vật Xi-mông; Phi-líp...
* Luyện tập:
- Học sinh làm ở nhà
* Hướng dẫn học bài: 
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Soạn bài: Ôn tập về truyện
.......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31 bo cua xi mong.doc