Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 153: Ôn tập về truyện

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 153: Ôn tập về truyện

* Mục tiêu cần đạt: Giúp cho HS

Giúp học sinh:

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9.

- Củng cố những tri thức về thể loại truyện đã học: trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.

- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.

* Tổ chức các hoạt động dạy và học:

- Kiểm tra bài cũ: - Khái quát về diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện.

-> Tâm trạng của Xi- mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của BLăng- sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Diễn biến của bác thợ rèn Phi- líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.

? Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-mông?

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 153: Ôn tập về truyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 153: Ôn tập về truyện
* Mục tiêu cần đạt: Giúp cho HS 
Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức cơ bản về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9.
- Củng cố những tri thức về thể loại truyện đã học: trần thuật, xây dựng nhân vật, cốt truyện và tình huống truyện.
- Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
* Tổ chức các hoạt động dạy và học:
- Kiểm tra bài cũ: - Khái quát về diễn biến tâm trạng của ba nhân vật chính trong truyện.
-> Tâm trạng của Xi- mông diễn biến từ buồn đến vui, tâm trạng của BLăng- sốt từ ngượng ngùng đến đau khổ, rồi quằn quại hổ thẹn. Diễn biến của bác thợ rèn Phi- líp vừa phức tạp, vừa bất ngờ.
? Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua thái độ và hành động của lũ trẻ bạn Xi-mông?
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
Bài ôn tập: 
Câu 1: Bảng thóng kê các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học:
STT
Tên tác phẩm
Tác giả
Năm sáng tác
Tóm tắt nội dung
1
Làng
Kim Lân
1948
- Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc. Truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
2
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
- Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ, cô kỹ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng thuỷ văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2600. Qua đó truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước.
3
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
- Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: Ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh.
4
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
Trong tập Bến quê (1985)
- Qua những cảm xúc và suy ngẫm cỉa nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh. Truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng và những vẻ đẹp bình dị, gần gũi cuộc sống của quê hương.
5
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
- Cuộc sống chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ.
Câu 2: Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người VN được phản ánh trong các câu truyện (Câu 2-3).
- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Làng (Kim Lân)
- Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long, Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê.
- Từ sau năm 1975: Bến quê- Nguyễn Minh Châu.
Các tác phẩm trên đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam với tư tưởng và tình cảm của họ trong những thời kỳ laịch sử có nhiều biến cố lớn lao từ sau CM tháng Tám 1945, chủ yếu là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã được thể hiện sinh động qua một số nhân vật ông Hai (Làng), người thanh niên trong (Lặng lẽ Sa Pa), ông Sáu và bé Thu trong truyện (Chiếc lược ngà), ba cô gái thanh niên xung phong trong (Những ngôi sao xa xôi).
GV cho Hs nêu những nét nổi bật về tính cách và phẩm chất của nhân vật.
+ Ông hai (Làng): Tình yêu làng thật đặc biệt, nhưng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
+ Anh thanh niên trong (Lặng lẽ Sa Pa): Yêu thích và hiểu ý ngiã công việc thầm lặng, một mình trên núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
ông Sáu
 + Bé Thu trong truyện (Chiếc lược ngà): Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha
+ Ông Sáu trong truyện (Chiếc lược ngà): Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le, xa cách của chiến tranh.
+ Ba cô gái thanh niên xung phong trong (Những ngôi sao xa xôi): Tinh thần dũng cảm không sợ hy sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm; tình cảm trong sáng hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
Câu 4: Nên cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc:
(Cho Hs phát biểu tự do cảm nghĩ của mình. Nếu HS có được cảm nghĩ thực sự sâu sắc thì cần khuyến khích biểu dương.
Tìm hiểu một vài đặc điểm nghệ của các truyện đã học:
Câu 5: Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể truyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
- Về phương thức trần thuật: chú ý những truyện sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật xưng “tôi”). Nhưng cũng có tác phẩm tuy không xuất hiện trực tiếp nhân vật kể chuyện xưng “tôi” mà truyện vẫn được trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật, thường là nhân vật chính.
	ở kiểu thứ nhất (nhân vật kể chuyện xưng “tôi”), có Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi
ở kiểu thứ hai có các truyện: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
* ở mỗi kiểu trên GV chọn một vài trường hợp cụ thể để nêu lên tác dụng của phương thức trần thuật đó.
Câu 6. ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc? 
- Về tình huống truyện: Gv nhắc lại sơ lược về tình huống truyện và yêu cầu HS nêu một số tình huống truyện đặc sắc trong truyện Chiếc lược ngà, Bến quê.
* Luyện tập:
- Học sinh làm ở nhà
* Hướng dẫn học bài: 
- Học kỹ bài ôn
- Soạn bài: Tổng kết về ngữ pháp

Tài liệu đính kèm:

  • docTIet 153 On tap van hoc.doc