A.Mục tiêu:
-Nhằm khắc sâu thêm những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
-Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình
-Giáo dục hs lòng kính yêu, biết ơn lớp người đi trước và nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, xây dựng tình bạn đẹp
B.Phương pháp: Phân tích, đàm thoại
C.Chuẩn bị của thầy và trò:
I.Thầy: Soạn bài
II.Trò: em kĩ lại những kiến thức đã học về bài Đồng chí
D.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp: (1’)
II.Kiểm tra bài cũ:(4’)?Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Đồng chí? Điều mà em tâm đắc nhất, gây ấn tượng sâu sắc nhất qua bài thơ là gì?
Ngày soạn:25/11/09 Ngày giảng:28/11/09 Tiết 21: ĐỒNG CHÍ A.Mục tiêu: -Nhằm khắc sâu thêm những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ -Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình -Giáo dục hs lòng kính yêu, biết ơn lớp người đi trước và nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, xây dựng tình bạn đẹp B.Phương pháp: Phân tích, đàm thoại C.Chuẩn bị của thầy và trò: I.Thầy: Soạn bài II.Trò: em kĩ lại những kiến thức đã học về bài Đồng chí D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định lớp: (1’) II.Kiểm tra bài cũ:(4’)?Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Đồng chí? Điều mà em tâm đắc nhất, gây ấn tượng sâu sắc nhất qua bài thơ là gì? III.Bài mới: 1)Đặt vấn đề: (1’) 2)Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng a)Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu nhan đề bài thơ ?Vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ là Đồng chí? Nó có ý nghĩa gì? I.Tìm hiểu nhan đề bài thơ: -Những người lính có cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp, cùng chung lý tưởng chiến đấu -Nhằm nhấn mạnh cơ sở giai cấp, lý tưởng chiến đấu và tình cảm cách mạng của mối quan hệ giữa những người lính trong kháng chiến chống Pháp -Có ý nghĩa ca ngợi quan hệ cao đẹp trong sáng giữa những người lính cách mạng. Nó biểu hiện cao ý chí quyết tâm, tư tưởng đồng nhất vì nhiệm vụ cao cả của những người lính cách mạng b)Hoạt động 2: (12’) ?Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh thể hiện ở 3 câu thơ cuối bài II.Phân tích hình ảnh trong 3 câu thơ cuối bài: -Đêm nay rừng hoang sương muối> cái cảnh đêm khuya giá rét ở trong rừng- Thời tiết hết sức khắc nghiệt ,nó như muốn thử thách sự can trường của những người lính cách mạng -Vượt lên trên cái nền của cảnh rừng hoang giá rét cắt da, cắt thịt ấy là hình ảnh vô cùng cao đẹp của sự gắn kết giữa 3 hình ảnh: người lính, khẩu súng và ánh trăng. Trong cảnh “ rừng hoang sương muối”,những người lính vẫn “ đứng cạnh bên nhau”chờ giặc- Sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khó thiếu thốn. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo ở cuối bài thơ đã kết thành một bức tranh tuyệt đẹp, lãng mạn, giàu chất trữ tình> càng thể hiện rõ tinh thần lạc quan cách mạng của người lính trong kháng chiến c)Hoạt động 3: (12’) Nhận xét về bút pháp nghệ thuật nổi bật của bài thơ ?Hãy tìm những câu thơ đói ứng với nhau trong bài thơ ?Ý nghĩa của biện pháp ấy trong bài thơ III.Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ: *Các câu thơ đối ứng nhau: -Quê hương anh-Làng tôi -Aó anh rách-Quần tôi cóvá -Miệng cười buốt giá.-Chân không giày *Câu thơ có những chi tiết hình ảnh sóng đôi -Súng bên súng /Đầu sát bên đầu -Đêm rét chung chăn/ thành đôi tri kỉ > Làm nổi bật quan hệ gần gũi, gắn bó của những người lính cách mạng- Cùng chung cảnh ngộ nghèo khó, thiếu thốn, cùng chung lý tưởng chiến đấu- Đó là cơ sở vững chắc cho tình đồng chí, đồng đội IV.Củng cố: (3’) ?Vẻ đẹp của người lính cách mạng qua bài thơ Đồng chí V.Dặn dò:-(2’) -Nắm vững nội dung, ý nghĩa của bài thơ-Hiểu sâu ý nghĩa nhan đề của bài và tập phân tích các hình ảnh trong bài thơ E.Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:26/11/09 Ngày giảng:28/11/09 Tiết 22: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH A.Mục tiêu: -Giúp hs cảm nhận sâu sắc hơn về những nét độc đáo của hình tượng chiếc xe không kính và hình ảnh dũng cảm của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn -Rèn luyện kĩ năng phân tích ,cảm thụ thơ -Giáo dục hs ý thức,thái độ học tập đúng đắn khi học bài thơ này B.Phương pháp: Phân tích, bình giảng C.Chuẩn bị của thầy và trò: I.Thầy:Soạn bài II.Trò:Tìm hiểu kĩ về nội dung của bài thơ D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định : (1’) II.Kiểm tra bài cũ: (3’) ?Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ- Qua đó em có cảm nhận ntn về giọng điệu thể hiện trong bài thơ III.Bài mới: 1)Đặt vấn đề: (1’) 2)Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò: Nội dung bài giảng a)Hoạt động 1: (10’)Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ: ?Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ ?Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ 1).Ý nghĩa của nhan đề bài thơ: -Nhan đề bài thơ gồm 2 cụm từ vừa giới thiệu về hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, vừa tạo nên một điều mới lạ được liên kết giữa hai sự vật như có vẻ tách rời, xa lạ nhau: “bài thơ” và “xe không kính” nhưng lại có sự gắn kết để tạo nên điều mới lạ gây ấn tượng cho người đọc *Ý nghĩa:Chất thơ đã được toát ra từ những điều tưởng chừng như rất khô khan, trần trụi- Chính nó đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa chất trữ tình và hiện thực cuộc sống b)Hoạt động 2: (11’) ?Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lái xe trong bài thơ 2)Hình ảnh người lái xe Trường Sơn: *Đó là những người chiến sĩ trẻ trung ,hồn nhiên, vui tính, yêu đời, tâm hồn gần với thiên nhiên *Là những người lính lạc quan ,dũng cảm, coi thường gian khó, hiểm nguy *Ở họ toát lên một tâm hồn trong sáng ,giản dị, nhưng tinh thần quả cảm, luôn hướng về miền Nam thân yêu, vì tiền tuyến ,vì mặt trận, vì giải phóng miền Nam nên “chỉ cần trong xe có một trái tim”mà không ngại gì trước những chiếc xe mang đầy thương tích (không kính, không đèn,không có mui xe, thùng xe có xước) vẫn lao đi trong mưa bom bão đạn. Chính lòng lạc quan, tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường, họ đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi cả dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ,cứu nước c)Hoạt động 3: (9’) ?Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ?chứng minh ?Nét nổi bật nhất về ngôn ngữ và giọng điệu là gì ?Ý nghĩa của việc sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu ấy 3)Ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ: -Ngôn ngữ ,giọng điệu gần với văn xuôi, gần với lời nói thường hằng ngày -Giọng điệu lập luận pha chút lí sự của lính và thể hiện màu sắc ngôn ngữ hàng ngày của người lính “ừ thì” -Giọng điệu khỏe khoắn ,vui tươi ,yêu đời *Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan *Ý nghĩa:Làm nổi bật tính cách trẻ trung, sôi nổi, yêu đời và lạc quan của người lính. Đồng thời thể hiện chất trẻ trung trong thơ PTD nói riêng và thơ chống Mỹ nói chung IV.Củng cố: (3’) ?Nghệ thuật nổi bật của bài thơ?Tác dụng của nó V.Dặn dò: (2’) -Nắm ý nghĩa, nội dung đã phân tích- Xem lại bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”và bài “Ánh trăng” E.Rút kinh nghiệm: Tiết 23: Đoàn thuyền đánh cá Ngày soạn:02/12/09 Ngày giảng: 5/12/09 A.Mục tiêu: -Giúp hs cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ -Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ giàu hình ảnh tráng lệ -Giáo dục hs ý thức tự giác, sáng tạo khi tìm hiểu bài B.Phương pháp: Phân tích, bình giảng C.Chuẩn bị của thầy và trò: I.Thầy: Soạn bài II.Trò: Tìm hiểu kĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định : (1’) II.Kiểm tra bài cũ: (3’) ?Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ của Huy Cận III.Bài mới: 1)Đặt vấn đề: (1’) 2)Trển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng a)Hoạt động 1: (16’) ?Phát biểu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ 1-Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động trong bài thơ: *Thiên nhiên vùng biển trong bài thơ có một vẻ đẹp riêng rất hùng tráng. Bầu trời được ví như ngôi nhà vũ trụ khi đêm xuống, cũng cài then, sập cửa ,chuẩn bị nghỉ ngơi. Khung cảnh đêm trên biển thật sinh động: có trăng, có gió, biển lặng, những đàn cá dệt biển như muôn luồng sáng lung linh. Mặt trời lên chiếu ánh nắng xuống mặt biển lóng lánh, làm cho biển có thêm màu sắc mới *Con người lao động trên biển cả với tâm hồn vui tươi, sảng khoái. Tiếng hát vang lên từ khi ra khơi, khi kéo lưới trên biển, và cả khi ra về. Đó là những con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống, đất nước mình. Họ càng yêu lao động, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Tiếng hát vang lên để gọi cá vào cùng với những ánh trăng như dát vàng trên những cánh buồm. Không khí lao động thật khỏe khoắn, sôi nổi. Từng chùm cá nặng được kéo lên trong tiếng hát của con người đang chạy đua cùng thời gian. Những mẻ cá xoăn tay càng làm nổi bật vẻ đẹp của người lao động mới với tinh thần hào hứng, phấn khởi để đem lại thành quả lao động cao nhất b)Hoạt động 2: (10’) ?Vì sao có thể gọi bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống mới 2-Bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống mới: *Bài thơ sử dụng lặp đi lặp lại từ “hát”,“câu hát” tạo nên những điệp khúc có nhịp điệu *Lời thơ khỏe khoắn ca ngợi lao động, ca ngợi người lao động- Âm điệu vang khỏe bay bỏng *Hình ảnh hùng tráng, lộng lẫy,lớn lao làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên, của người lao động. Hình ảnh lung linh tràn đầy cảm hứng lãng mạn c)Hoạt động 3: (10’) ?Hãy so sánh câu thơ: “Mắt cámuôn dặm phơi” và “Mắt cámuôn dặm khơi” 3-So sánh 2 câu thơ: -Hai câu thơ chỉ khác nhau một chữ +Câu thơ: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” là một câu thơ mang ý nghĩa tả thực. Hình ảnh những con cá nằm giữa khoang thuyền đang phơi mình dưới ánh nắng mặt trời. Cách thể hiện quá thực làm cho hình ảnh trở nên thô. Cá phơi nắng thì không thể huy hoàng, mắt cá sẽ khô đi và sẽ lờ đờ của mắt cá chết +Câu thơ: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi” làm cho hình ảnh ảo hơn và càng vẻ ra một không gian mênh mông với ánh nắng mới của bình minh chiếu vào làm cho cá càng ánh lên lung linh với những sắc màu .Anhs nắng chiếu xuống biển khơi hòa cùng hình ảnh cá trên thuyền tạo nên sự huy hoàng muôn dặm khơi- Một hình ảnh hoành tráng và thơ mộng IV.Củng cố: (3’) ?giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ V.Dặn dò: (1’) - Nắm các ý đã phân tích và tập tìm hiểu kĩ lại các hình ảnh trong bài thơ E.Rút kinh nghiệm: Tiết 24: ÁNH TRĂNG Ngày soạn: 03/12/09 Ngày giảng:05/12/09 A.Mục tiêu: -Giúp hs hiểu rõ thêm ý nghĩa, nội dung của bài thơ -Rèn luyện kĩ năng phân tích, tìm hiểu hình ảnh thơ -Giáo dục hs thái độ, trách nhiệm trong cuộc sống B.Phương pháp: Phân tích, bình giảng C.Chuẩn bị của thầy và trò: I.Thầy: Soạn bài II.Trò: Xem kĩ lại nội dung bài thơ đã tìm hiểu D.Tiến trình lên lớp: I.Ổn định : (1’) II.Kiểm tra bài cũ: (3’) ?Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ và nêu chủ đề của bài III.Bài mới: 1)Đặt vấn đề: (1’) 2)Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài giảng a)Hoạt động 1: (13’) ?Em hiểu ý nghĩa khái quát của bài thơ Ánh trăng là gì 1-Ý nghĩa khái quát của bài thơ *Đây là những tâm sự của tác giả, là những suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về với cuộc sống hòa bình *Những hình ảnh đồng ,sông, bể, rừng tượng trưng và cũng là những hình ảnh thật của những người kháng chiến; Thành phố là môi trường sống mới, là vùng đất mà trước đây những người kháng chiến không đặt chân tới (trừ những chiến sĩ hoạt động bí mật) *Môi trường mới với những tiện nghi mới, hoàn cảnh sống mới làm cho con người sống cách biệt với thiên nhiên, xa dần với quá khứ, lạnh nhạt, thờ ơ, lãng quên dần quá khứ *Ánh trăng cảnh báo hiện tượng suy thoái về tình cảm, sẽ dẫn đến suy thoái về lối sống, suy thoái đạo đức; Nó nhắc nhở con người về lòng thủy chung, về lối sống đạo đức, nhất là không được quên đi quá khứ với những điều tốt đẹp, tuy gian khổ nhưng đầy ân nghĩa, tình người b)Hoạt động 2: (14’) ?Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ tượng trưng cho điều gì 2-Hình ảnh vầng trăng: *Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của thiên nhiên. Nhưng nó còn mang ý nghĩa biểu tượng của quá khứ đầy gian lao khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên ,không so đo tính toán. Tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như đồng, như bể, như sông, như rừng. Đều là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ *Vầng trăng còn tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng vẫn cứ tròn vành vạnh như quá khứ vẫn tươi đẹp,không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai lo mê mãi với cái riêng mới có thể dửng dưng. Nhưng vầng trăng ấy bao dung, không “kể chi người vô tình” *Vầng trăng biểu tượng cho thái độ cao thượng, cho lòng bao dung đầy ân nghĩa nhưng cũng rất nghiêm khắc đối với thái độ sống thờ ơ, vô trách nhiệm c)Hoạt động 3: (8’) GV gợi ý: có thể lấy hình ảnh vầng trăng trong thơ Bác 3-So sánh hình ảnh vầng trăng trong bài thơ với hình ảnh trăng trong các bài thơ khác: -Trăng trong thơ Bác là hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, hiền hòa, là người bạn tri kỉ để chia sẻ nỗi niềm, tâm sự cùng Bác -Hay trong các bài thơ khác, trăng luôn biểu tượng cho hòa bình, cho sự an lành IV.Củng cố: (3’) ?Ý nghĩa biểu tượng của Ánh trăng V.Dặn dò: (2’) -Nắm nội dung ý nghĩa của các hình ảnh trong bài thơ E.Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: