Tiết 28. Cảnh ngày xuân
A. Mục tiêu cần đạt.
*Học sinh
- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: Kết hợp bút pháp tả, gợi, sử dụng những từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng, miêu tả cảnh mà nói lên tâm trạng của nhân vật.
- Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng khi làm văn miêu tả.
- Học tập cách m.tả cảnh của N.Du
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên - Tích hợp với TLV: Thuyết minh gắn với miêu tả.
2. Học sinh: Soạn bài, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
? Đọc thuộc đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, Chân dung Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào?
Ngày soạn:28.9.09 Ngày dạy:5.10.09 Tiết 28. Cảnh ngày xuân A. Mục tiêu cần đạt. *Học sinh - Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du: Kết hợp bút pháp tả, gợi, sử dụng những từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng, miêu tả cảnh mà nói lên tâm trạng của nhân vật. - Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng khi làm văn miêu tả. - Học tập cách m.tả cảnh của N.Du B. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Tích hợp với TLV: Thuyết minh gắn với miêu tả. 2. Học sinh: Soạn bài, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu. C.Tổ chức các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Đọc thuộc đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, Chân dung Thuý Kiều được tác giả miêu tả như thế nào? 3.Tổ chức d.học bài mới Hoạt động của thày Hoạt động của trò. I.Tìm hiểu chung - Giáo viên: Hướng dẫn đọc, giọng chậm rãi khoan thai, tình cảm trong sáng. 1. Đọc - Học sinh: Đọc văn bản theo yêu cầu. ? Giải thích nghĩa của các từ “Thanh minh, đạp thanh, yến anh” 2. Chú thích - Học sinh: Trả lời đối chiếu chú thích 3, 4, 5. 3.Tìm hiểu chung ? Em hãy nêu vị trí của đoạn trích? * Vị trí đoạn trích -ở sau đoạn trích “Chị em Thúy Kiều và ở trước đoạn Thúy Kiều gặp mộ Đạm Tiên và gặp Kim Trọng ? Nêu bố cục của đoạn trích? Nội dung của từng phần? *. Bố cục - Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân. - Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. - Sáu câu cuối: Cảnh chị em Thuý Kiều đi du xuân trở về. ? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của nhà thơ? + Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân. II. Phân tích 1. Khung cảnh ngày xuân ? Hai câu thơ đầu gợi tả khung cảnh ngày xuân thông qua hình ảnh nào? ?H/ảnh này gợi tả điều gì(h.dẫn hs xem chú thích) ?ý thơ thấm thía 1 nỗi niềm gì * Hình ảnh: Con én đưa thoi-h/ảnh đẹp,gợi cảm và là h/ảnh đặc trưng của m.xuân -> vừa gợi thời gian ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng 3, vừa gợi không gian. (Tiếc nuối) ? Trong 2 câu thơ tiếp, khung cảnh ngày xuân được gợi lên qua những hình ảnh, từ ngữ nào? ? Nêu cảm nhận của em về những hình ảnh, từ ngữ đó? * Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. -NT: +H/ảnh:cỏ non xanh,cành lê trắng-đẹp ,gợi cảm +Tính từ chỉ màu sắc:xanh,trắng-hài ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp miêu tả củaNguyễn Du khi gợi tả mùa xuân? hài hoà đến mức tuyệt diệu. - Bút pháp miêu tả tinh tế. ? Bức tranh mùa xuân hiện lên như thế nào? -Bình => Bức tranh mùa xuân hiện lên với vẻ đẹp riêng: Mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết, sinh động. -Tác giả:nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên 2.Cảnh lễ hội ngày xuân ? Đọc những câu thơ gợi khung cảnh lễ hội mùa xuân? ? Trong ngày Thanh minh, tác giả nhắc tới những hoạt động gì? qua từ ngữ nào? Lễ tảo mộ Hội đạp thanh ? Em biết gì về lễ và hội này? - tảo mộ: Đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân.hội đạp thanh: Đi chơi xuân ở chốn đồng quê. *Khung cảnh ngày hội ? Những từ ngữ nào gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội? - Gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân. - Nô nức, sắm sửa, dập dìu. ? Em có nhận xét về những từ ngữ này? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? -> Từ láy: nô nức, dập dìu. Danh từ,tính từ, động từ H/ảnh ẩn dụ,so sánh ?Những từ ngữ,h/ảnh ấygợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào? => đông vui, rộn ràng, náo nhiệt ?Cảnh lễ tảo mộ được m.tả thông qua những từ ngữ, h/ảnh nào ?Những hoạt độngđó có ý nghĩa gì -Đó là những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc cần được trân trọng và bảo tồn *Cảnh lễ tảo mộ -ngổn ngang;thoi vàng vó,tiền giấy:rắc, bay ->Để tưởng nhớ những người đã khuất-1 truyền thống thể hiện 1 đạo lý tốt đẹp của d.tộc *Tác giả khắc hạo những truyền thống tốt đep của d.tộc trong tiết thanh minh -Đọc đoạn thơ còn lại ?Nhận xét về nhịp điệu thơ và cách sử dụng từ ngữ trong đoạn thơ 3. Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về. -Nhịp thơ chậm dần -Hệ thống các từ láy giảm nghĩa ?Qua đó cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác với 4 câu thơ đầu? => Trời về chiều, mọi chuyển động nhẹ nhàng, không khí ngày hội đã lắng xuống, êm đềm không còn náo nhiệt, máu sắc nhạt dần ?Đặc biệt các từ láy còncó giá trị gì trong đoạn trích này -Từ láy vừa biểu đạt sắc thái cảnh vật, bộc lộ tâm trạng con người. ? Cảnh vật và tâm trạng của con người như thế nào? =>Cảnh vật mang nỗi buồn man mác, lòng người bâng khuâng, xao xuyến. -Bình giảng III. Tổng kết ? Những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? ? Thể hiện những nội dung gì? -Nêu y.cầu *Ghi nhớ/SGK IV.Luyện tập .Trình bày 4. Củng cố. - Đọc thuộc đoạn thơ. -Em học tập được những gì trong cách m.tả cảnh của N.Du? 5. Hướng dẫnhọc tập - Yêu cầu học sinh đọc bài cũ. - Chuẩn bị bài: Mã Giám Sinh mua Kiều +Đọc kĩ văn bản +Trả lời những câu hỏi trong sgk --------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:29.9.09 Ngày dạy: 6.10.09 Tiết 29. Thuật ngữ A. Mục tiêu cần đạt. *Học sinh: - Hiểu được khái niệm thuật ngữ, một số đặc điểm cơ bản của thuật ngữ. - Biết cách sử dụng thuật ngữ. - Có tinh thần tích cực hợp tác trong h.động học tập B.Chuẩn bị 1. Giáo viên: Tích hợp với các môn học khác: Văn, toán, lí, hoá, địa... 2. Học sinh : Như đã h.dẫn C.Tổ chức các h.động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra ? Tìm các từ ngữ mới theo mô hình X + Hoá 3.Tổ chức dạy học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Thuật ngữ là gì? 1. Ví dụ ? So sánh 2 cách giải thích nghĩa về nghĩa của 2 từ “muối” và “nước”, cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức khoa học? * VD a - Học sinh: Thảo luận theo nhóm bàn và trả lời. - a. Là cách giải thích trên cơ sở kinh nghiệm và cảm tính. - b. Là cách giải thích dựa trên sự nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học. => Nếu không có kiến thức chuyên môn, không thể hiểu được ? Xác định các từ in đậm và cho biết chúng thuộc những bộ môn khoa học nào * VD b. - Thạch nhũ( địa lí), Badơ( hoá học), ẩn dụ ( ngữ văn), phân số thập phân ( toán học). ? Các từ ngữ được in đậm biểu thị gì,chủ yếu được dùng trong văn bản nào? ->Biểu thị những khái niệm khoa học, thường s.dụng trong văn bản khoa học công nghệ. ? Từ những ví dụ trên, em hiểu thuật ngữ là gì? 2. Ghi nhớ/ SGK II. Đặc điểm của thuật ngữ ? Những thuật ngữ trong mục I còn có nghĩa nào khác không? 1. Ví dụ - Chỉ biểu thị một nghĩa-1khái niệm ? Từ muối trong câu nào mang sắc thái biểu cảm? - Muối 2: Mang sắc thái biểu cảm, thể hiện tình cảm sâu nặng của con người->Không phải là thuật ngữ ? Qua 2 ví dụ em rút ra đặc điểm gì của thuật ngữ? 2. Ghi nhớ/SGK III. Luyện tập -Hướng dẫn học sinh làm bài tập, chỉ định 5 học sinh lên bảng trình bày 1. bài 1 .Đọc yêu cầu, lên bảng trình bày, nhận xét a. Lực g. Lưu lương b. Xâm thực h. Trọng lực c. H/ t hoá học i. Khí áp d. Trừng từ vựng k. Đơn chất e. Di chỉ l. Thị tộc phụ hệ f. Thụ phấn m. Đường trung trực -Tổ chức thảo luận nhóm(bàn) 2. Bài 2 .Đọc yêu cầu, làm bài tập theo nhóm + “Điểm tựa” không được dùng như một thuật ngữ, trong VD này nó có nghĩa làm chỗ dựa chính. -Hướng dẫn ,tổ chức h.động cá nhân 3.Bài 3 a. Thuật ngữ b. Từ thông thường VD: Thức ăn hỗn hợp, đội quân hỗn hợp ... 4. Củng cố ? Thuật ngữ là gì? ? nêu đặc điểm của thuật ngữ? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài cũ, làm bài tập 4 -5 trang 90, tìm thêm thuật ngữ trong các môn học. - Chuẩn bị bài “Trau dồi vốn từ” +Đọc các VD +Trả lời các câu hỏi gợi ý Ngày soạn:30.9.09 Ngày dạy: 7.10.09 Tiết 30. Trả bài tập làm văn số 1. A. Mục tiêu cần đạt. *Học sinh - Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm sửa chữa những sai sót về: Bố cục, câu văn, từ ngữ, chính tả... - Rèn luyện thêm kĩ năng viết bài văn thuyết minh. - Có ý thức tự học, tinh thần rèn luyện... B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Chấm bài, hệ thống những lỗi sai cơ bản của học sinh lên b.phụ 2. Học sinh: Ôn tập lại văn thuyết minh. C. Hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tổ chức d.học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Đề bài ? Em hãy nêu lại đề bài tập làm văn số 1? .Nhắc lại đề bài Cây tre trong đời sống người nông dân. II.Yêu cầu ?Trong bài viết này cần vận dụng những kĩ năng nào -Hệ thống trên bảng phụ và cho hs q.sát 1.Kĩ năng .T.L .Q.sát b.phụ 2.Nội dung -Y.cầu các nhóm trình bày dàn ý đã c.bị ở nhà -N.xét và c.xác. .1 nhóm tr.bày, các nhóm khác n.xét, bổ sung - MB: Giới thiệu chung về cây tre - TB: + Cây tre có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. + Đặc điểm, tính chất, hình dáng, phân loại của cây tre. + Vai trò của cây tre trong đời sống kinh tế của con người: Tre trưởng thành, cây măng... + Sự gắn bó thân thiết của cây tre với đời sống tinh thần của con người - Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về cây tre. III.Trả bài IV.Nhận xét - Giáo viên: Nhận xét nhưỡng ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của học sinh. 1.Ưu điểm: -Hầu hết các bài làm đều có bố cục rõ ràng, - Đã thuyết minh được những đặc điểm nổi bật của cây tre, -Biết sử dụng yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong bài viết, ---Trình bày sạch sẽ, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng, có cảm xúc... 2. Nhược điểm: -Một số bài viết bố cục còn chưa rõ(Hà,Hiền b,Anh) -Còn lúng túng trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả(Huy, Giang,Huế) -Thông tin chưa phong phú(Sơn, Xuân, Thành) -Diễn đạt còn vụng về, còn viết tắt, viết sai chính tả, sai N.P(rất nhiều hs) .Lắng nghe và tự tìm ra những lỗi trong bài của mình V. Sửa lỗi 1. Lỗi chính tả ? Sửa lỗi chính tả cho các từ ngữ sau? “Che, giổ, giá, việt nam, tre xanh, tác dụng, vai chò, nễ hội, làm giều, sáo măng...” -Hệ thống trên b.phụ .Q.sát b.phụ và sửa lỗi 2. Lỗi dùng từ, đặt câu. ? Phát hiện và sửa lỗi sai trong những câu sau? - Lá tre xanh mơn mởn. .(B.phụ) -Đọc bài của Lành .Phát hiện lỗi và sửa lỗi. VI.Đọc và bình những bài văn hay của HS .Nghe và nêu cảm nhận 4. Củng cố - Giáo viên nhắc lại những lỗi thường gặp khi viết bài. - Đọc mẫu những bài viết tốt, bài viết chưa tốt. 5. Hướng dẫn về nhà. - Ôn tập lại bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật. - Chuẩn bị bài “Miêu tả trong văn bản tự sự” + Đọc, trả lời câu hỏi trong bài +Tìm đọc lại các v.bản tự sự đã học Ngày soạn:30.9.09 Ngày dạy: 7.10.09 Tiết 31. Mã Giám Sinh mua Kiều.(1) (Trích “Truyện Kiều” – Nguyễn Du” A. Mục tiêu cần đạt. *Học sinh: - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ căm phẫn sâu sắc bọn buôn người;Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: Khắc hoạ tính cách qua diện mạo cử chỉ. - Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật qua hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ và hành động. - Có tinh thần đấu tranh chống cái giả dối B. Chuẩn bị ... -Cùng sống và sẻ chia c/sống gian khổ nơi c/trường 2. Những biểu hiện của tình đồng chí -S,dụng b.phụ: ? Em có nhận xét gì về hình ảnh thơ và các b.pháp tu từ trong 3 câu thơ trên * Ruộng nươnggửi Gian nhàmặc kệ Giếng nước, gốc đa nhớ -H/ảnh b/dị, biểu tượng của quê hương. -Bp hoán dụ, nhân hoá /Qua đó em cảm nhận được điều gì ->Ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc,người lính đã bỏ lại đằng sau tất cả những gì mà họ đã gắn bó máu thịt. ->Lúc lên đường,cả người ở,người đi đều bịn rịn,lưu luyến ?Mặc dù vậy,họ vẫn ra đi.Tư thế ra đI của ngườ lính được thể hiện thông qua từ nào. ?Tư thế ấy thể hiện điều gì - Mặc kệ: Tư thế ra đi dứt khoát ->1 sự hi sinh cao đẹp:dứt khoát đặt quyền lợi của d.tộc lên trên h.phúc riêng tư. ?ở đây, người lính đang nói về mình hay về người đ/c của mình. ?Qua đó ta thấy tình đồng chí đồng đội hiện lên như thế nào? => Cảm thông chia sẻ những tâm tư nỗi lòng của nhau: Nỗi nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân và cả những tâm tư,thái độ lúc lên đường ? Rời bỏ quê nhà đi chiến đấu, cuộc sống chiến đấu của các anh hiện lên qua những câu thơ, hình ảnh thơ nào? * Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người Ao anh rách vai, quần tôi vá, Miệng cười buốt giá, Chân không giày. ? Nhận xét về những hình ảnh thơ? - Hình ảnh cụ thể, chân thực, gợi cảm, đối xứng nhau. ? Đoạn thơ gợi lên cuộc sống trong kháng chiến như thế nào? ?Các h.ảnh thơ sóng đôi với nhau có ý nghĩa gì -> Cuộc sống khó khăn thiếu thốn gian khổ. ->Anh cũng như tôi,đều nếm trải tất cả . ? Trong khó khăn tình đồng chí biểu hiện như thế nào? Qua câu thơ nào? * Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh này? ?Bởi vậy,nhà thơ đã chọn h.ảnh nào để biểu hiện h/ảnh người lính trong khó khăn,gian khổ. -H.ảnh chân thực,b.dị mà gợi cảm ->Trong gian khổ,người línhgắn bó, truyền cho nhau sức mạnh, hơi ấm. ->Cái bắt tay là biểu tượng của 1 tình đ/c gắn bó keo sơn ,bền chặt; như 1 lời hẹn chiến thắng ,1 lời thề q.tâm không nói bằng lời. *Bởi vậy mới có h/ảnh:Miệng cười buốt giá->Niềm lạc quan,tin tưởng ->Sự trẻ trung,yêu đời. ? Em có nhận xét gì về tình đồng chí? * Tình đồng chí đồng đội, thắm thiết sâu nặng. 3. Bức tranh đẹp về tình đồng chí ? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh ở đây? ?Trong gian khổ,người lính được m.tả thông qua từ ngữ nào. ?Qua đó em cảm nhận được điều gì .Đọc 3 câu thơ cuối, trả lời - Hoàn cảnh: Đêm, rừng hoang, sương muối "Hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt,hiểm nguy. -Cụm từ “đứng cạnh bên nhau” "Họ vẫn tiếp tục sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. ? Trên khung cảnh khắc nghiệt nổi bật lên những hình ảnh nào? ?N.xét về h/ảnh này ?H/ảnh này thể hiện điều gì - H/ảnh “đầu súng trăng treo”-đẹp,vừa thực vừa lãng mạn,mang ý nghĩa biểu tượng,là sự kết hợp giữa chất c.sĩ và chất thi sĩ "Tâm hồn người lính:Bên cạnh bản lĩnh của người c.sĩ còn có những nét tinh nghịch,trẻ trung,yêu đời,lãng mạn,giàu liên tưởng-chất thi sĩ *Hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc. 2 hình ảnh súng và trăng kết hợp với nhau tạo nên biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: Chiến sĩ – thi sĩ, vì thế câu thơ được lấy nhan đề cho cả bài thơ. ?Hãy nêu cảm nhận chung nhất của em về bức tranh:Đầu súng trăng treo. *Hình ảnh súng và trăng kết hợp tạo nên biểu tượng đẹp về người lính IV. Tổng kết ? Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ? 1. Nghệ thuật - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. 2. Nội dung ? Tình đồng chí của người lính hiện lên như thế nào? .Trả lời * Ghi nhớ/ SGK 4. Củng cố. - Đọc diễn cảm lại bài thơ. ? Hình ảnh người lính chống Pháp hiện lên như thế nào? 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng bài thơ, hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật. -Chuẩn bị: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” + Đọc trả lời câu hỏi phần đọc hiểu - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn:25.10.09 Ngày dạy: 2.11.09 Tiết 48: Bài thơ về tiểu đội xe không kính A. Mục tiêu cần đạt *Học sinh: - Cảm nhận được những nét độc đáo của hình tượng “những chiếc xe không kính” cùng hình ảnh người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.Thấy được những nét riêng trong giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ. - Rèn kĩ năng phân tích cảm thụ hình ảnh thơ. -Có lòng yêu mến anh bộ đội cụ Hồ. B. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: -Tích hợp với bài“Đồng , với l.sử: Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta. -B.phụ. 2. Học sinh. -Như đã h.dẫn. C. Tổ chức các h.động dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra sự c.bị của HS ? Cảm nhận của em về 2 câu thơ sau: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá 3. Tổ chức d.học bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Tìm hiểu chung ? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả. 1. Tác giả/SGK 2. Đọc, chú thích * Đọc -Hướng dẫn đọc: giọng vui tươi, khoẻ khoắn, nhịp thở dài. - 2 học sinh đọc văn bản. * Chú thích ? Giải thích nghĩa của các từ “ung dung” “sa” “chông chênh”. .Đọc chú thích trả lời ?Xác định thể thơ,PTBĐ ?Bài thơ tập trung khắc họa và làm nổi bật những h.ảnh nào 3.Tìm hiểu chung văn bản. -Thơ tự do. -Biểu cảm kết hợp với tự sự,m.tả -Khắc họa 2 h/ảnh:những c.xe không kính và người c.sĩ lái xe. II.Phân tích. 1. Hình ảnh những chiếc xe. ? Hình ảnh chiếc xetrong bài thơ có gì đặc biệt? ?Đây là 1 h.ảnh thơ ntn? ?H.thức các câu thơ có gì đặc biệt ?Bp tu từ nào được s.dụng ?Qua đây,em thây những c.xe hiện lên ntn *Không có kính,không có đèn,không có mui,thùng bị xước. - H.ảnh thơ chân thực, mới lạ,độc đáo - Câu thơ giống câu văn xuôi "Gây sự chú ý về sự khác lạ của những c.xe. - Điệp ngữ:không có =>Những c.xe bị hư hỏng nặng. ? Tác giả giải thích như thế nào về những chiếc xe không có kính? *không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi ? Cấu trúc: “không có... không phải không có” thể hiện rõ đặc trưng gì trong cách nói của lính -Cách nói “không cókhông phải vì không có”đậm chất lính:Tếu nhộn ?Các từ ngữ khác trong câu thơ có gì đặc biệt -Các động từ mạnh:giật,rung. ? Qua đó em thấy được điều gì =>Sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh-Hiện thực nơi tuyến lửa T.S trong những năm kháng chiến chống Mỹ *B.giảng ?Vậy mà điều kì diệu gì vẫn diễn ra ?Đến lúc này,những c.xe đem đến cho em những cảm nhận ntn. -Đ.hướng *B.giảng. *Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước =>C.xe trỏ thành biểu tượng cho vóc dáng hiên ngang,s.sống mãnh liệt,tinh thần quật cường của dân tộc trong nguy nan. Y thơ tràn đầy tự hào. 2. Hình ảnh những người lính lái xe. ? Tư thế của những người chiến sỹ lái xe được tác giả miêu tả qua những hình ảnh thơ nào? *Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. ? Nhận xét về nghệ thuật của câu thơ? - Đảo ngữ, điệp từ “nhìn” -Giọng thơ:mạnh mẽ,rắn rỏi ? Bằng cách nói đó PTD đã khắc hoạ tư thế cuả những người chiến sĩ lái xe như thế nào? "Tư thế hiên ngang, đoàng hoàng, chủ động, nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ mà không hề né tránh. ? Qua khung cửa không có kính người chiến sĩ lái xe đã nhìn thấy những gì? * Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời...cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. ? Nhận xét về nghệ thuật của những đoạn thơ? - Điệp ngữ “thấy”, động từ mạnh “Sa, ùa” - Kết hợp tả thực với những liên tưởng l/mạn "Gợi lên những khó khăn, vất vả khi xe không có kính "Đồng thời thể hiện những cảm giác,ấn tượng thú vị mà người lính có được khi xe không kính - Người lính đã biến sự thiếu thốn đó trở thành sự hưởng thụ. Xe không có kính lại là điều kiện để được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên với “sao trời, cánh chim” bên ngoài. ? Qua đó giúp ta hiểu thêm điều gì về phẩm chất của người lính? " Tinh thần lạc quan, yêu đời, lãng mạn ? Trong khổ 3, 4 tác giả đã kể ra những khó khăn gì khi xe không có kính? * Không có kính-> bụi:phun mưa:tuôn,xối,ướt áo mặt lấm ?Đây là những h.ảnh ntn.? Nhận xét về cấu trúc của câu thơ và từ ngữ t.g sử dụng ?Chúng cho ta thấy điều gì ?2 khổ thơ còn có những đặc sắc NT nào - H.ảnh chân thực - Cấu trúc câu thơ lặp lại-tạo ra sự trùng điệp về ý thơ. -Các động từ mạnh. =>Những khó khăn,gian khổ mỗi lúc một nhiều - Lời thơ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Cấu trúc:Không cóừ thì Chưa cần -Các h.ảnh :phì phèo châm điếu thuốc,nhìn nhau mặt lấm cười ha ha - Giọng thơ ngang tàng hóm hỉnh pha chút tinh nghịch. ? Qua đó, hai khổ thơ làm sáng lên phẩm chất gì của người lính lái xe? "Tinh thần dũng cảm, bất chấp gian khổ, hiểm nguy, niềm lạc quan yêu đời ? Trong khó khăn thiếu thốn, tình cảm của những người lính dành cho nhau như thế nào? *Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi -H.ảnh vừa quen thuộc vừa độc đáo " Tình cảm đ/c,đồng đội nồng nhiệt, chân thành, đoàn kết. ? Cùng nhau vượt qua những khó khăn gian khổ, tình cảm của những người lính phát triển như thế nào?Tìm câu thơ thể hiện * Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy. ? Nhận xét về cách nói trong câu thơ? Thể hiện điều gì? ?Sau giờ phút nghỉ ngơi,họ lại lên đường trong 1 khí thế ntn.Tìm câu thơ thể hiện ?Câu thơ có những đ.sắc NT nào - Cách nói hồn nhiên giản dị " Tình cảm gắn bó ruột thịt như những người con trong 1 đại gia đình. *Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi,lại đi trời xanh thêm -h.ảnh:võng mắc chông chênh-gợi cảm -điệp từ:lại đi,ẩn dụ:trời xanh =>Tư thế ,khí thế lên đường:ngang tàng,hào hứng,tràn đầy niềm tin và hi vọng. ? Trong khổ thơ cuối tácgiả đã nhắc thêm những thiếu thốn gì? ? Nhờ đâu mà xe vẫn băng băng ra trận? * Không có kính, không có đèn, không có mui, Có một trái tim thùng xe có xước. ? Biện pháp nghệ thuật gì đã được nhà thơ sử dụng? - Hoán dụ, điệp ngữ, đối lập ? Nhằm khẳng định điều gì? *B.giảng "Khẳng định tình yêu đất nước nồng nhiệt, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của người kính lái xe ? Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về chân dung những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mĩ? *Chân dung người lính láI xe: tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn, lạc quan yêu đời, có ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. ?T/cảm của t.g -T.giả:yêu mến,tự hào. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? .T.L ? Nội dung chính của bài thơ? - Giáo viên: Kết luận 2. Nội dung .Trả lời * Ghi nhớ / SGK 4. Củng cố - Đọc diễn cảm lại bài thơ ? Nêu cảm nhận của em về những chiếc xe không kính? ? Nêu cảm nhận của em về những người lính lái xe? 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc bài thơ, nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài. -C,bị bài:Đoàn thuyền đánh cá. +Tìm hiểu về t.g Huy Cận +H.cảnh s.tác bài thơ +Tìm hiểu 2 khổ đầu. --------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: