Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36: Trau dồi vốn từ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36: Trau dồi vốn từ

TRAU DỒI VỐN TỪ

A.Mục tiêu

1.Kiến thức:Giúp học sinh:

- Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghãi và cách dùng của từ

- Muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.

2.Kĩ năng:Rèn luyện và trau dồi vốn từ

3.Thái độ:Có ý thức trong việc sử dụng từ ngữ

B.Chuẩn bị:

-Gv:bảng phụ,bài soạn(giáo án),tài liệu liên quan

-Học sinh:Soạn bài,đọc trước bài ,nghiên cứu các câu hỏi trong SGK

C.Phương pháp:

-Phân tích,đối chiếu,tái hiện,thuyết giảng,gợi mở.

-Họat động nhóm,cặp,cá nhân

D.Tiến trình bài dạy:

1ổn định tổ chức:

-ổn định lớp

-Kiểm tra sĩ số

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 36: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Tiết 36
Trau dồi vốn từ
A.Mục tiêu
1.Kiến thức :Giúp học sinh:
- Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghãi và cách dùng của từ
- Muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.
2.Kĩ năng :Rèn luyện và trau dồi vốn từ
3.Thái độ:Có ý thức trong việc sử dụng từ ngữ
B.Chuẩn bị:
-Gv:bảng phụ,bài soạn(giáo án),tài liệu liên quan
-Học sinh:Soạn bài,đọc trước bài ,nghiên cứu các câu hỏi trong SGK
C.Phương pháp:
-Phân tích,đối chiếu,tái hiện,thuyết giảng,gợi mở..
-Họat động nhóm,cặp,cá nhân
D.Tiến trình bài dạy:
1ổn định tổ chức:
-ổn định lớp
-Kiểm tra sĩ số
2Kiểm tra bài cũ:
?Thuật ngữ là gì?Xác định thuật ngữ trong 2 ví dụ trên và giải thích lí do?
	1*muối là một hợp chất có thể hòa tan trong nước.
	2*	Tay nâng chén muối đĩa gừng,
	 Gừng cay,muối mặn xin đừng quên nhau.
=>Yêu cầu: Muối 1 là thuật ngữ vì nó đáp ứng 2 yêu cầu:
+Biểu thị khái niệm trong môn Hóa.
+Không có tính biểu cảm.
*Khái niệm thuật ngữ
3.Giảng bài mới
Phân tích từ “tót” trong câu thơ sau của Nguyễn Du
	Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
	Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra
Yêu cầu:Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
 Nhảy lên ngồi Thô lỗ, vô học 
- Ghế trên là dành cho các bậc cao tuổi trong g/đ, Mã đi hỏi vợ, là bậc con cháu mà lại dành lấy " ngồi tót". Thật sỗ sàng, chướng mắt, hỗn hào và vô lễ
Tóm lại: Qua hành động đó đã phác hoạ chân dung Mã Giám Sinh là con người vô học, thô lỗ, kệch cỡm, 1 kẻ không đáng tin cậy.
Rút ra:Chỉ bằng một động từ “tót” đã phần nào phac họa lên chân dung một tên vô học không đáng tin cậy của Mã Giám Sinh.Cái tài năng phác họa chân dung nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du đã được thể hiện sinh động qua cách sử dụng từ ngữ khá ấn tượng của ông.Vậy,muốn có thể sử dụng được từ ngữ một cách hợp lí và sáng tạo,chúng ta phải thường xuyên trau dồi vốn từ ngữ của mình.
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ 1:Tìm hiểu “rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ”
?đọc ngữ liệu 1 trang 99-100 trong SGK.
?Đoạn văn có mấy ý chính?Đó là những ý nào?
?Đọc ngữ liệu 2trong SGk?
giáo viên treo bảng phụ
?Xác định lỗi diễn đạt trong từng phần?
Rõ ràng đây là những câu viết của người Việt ta.Vậy tại sao ta dùng ngôn ngữ của ta mà lại sử dụng sai?
?Theo em muốn “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì?
?yêu cầu đọc ghi nhớ-100 SGK
Bài tập trắc nghiệm thêm (bảng phụ):
Phát hiện & sửa lỗi sai trong cách dùng từ: VD:
a) Quân địch nao nao, hàng ngũ rối loạn.
b) Vũ nương trở về dương thế lừng lẫy với cờ tán, võng lọng.
Gv chốt lại+chuyển:Như vậy từ vựng của một ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt của chúng ta nói riêng không phải chia đều cho tất cả các thành viên trong cộng đồng nói ngôn ngữ đó mà ai học hỏi được nhiều hơn thì người đó nắm được vốn từ nhiều hơn.Từ đó đạt ra yêu cầu rèn luyện để biết thêm những từ mình chưa biết,làm tăng vốn từ của các nhân....
HĐ 2:rèn luyện để làm tăng vốn từ.
?Đọc ngữ liệu ?
?Em hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài như thế nào ?
? So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã được nêu trong đoạn trên của bài với hình thức trau dồi vốn từ của Ndu qua đoạn phân tích của Tô Hoài?
?Đọc ghi nhớ?
HĐ3 :Luyện tập
yêu cầu học sinh hoạt động nhóm 2’
treo bảng nhóm
nhận xét,đánh giá
hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 :sửa lỗi
Chú ý :đường phố ơi !hãy im lặng->nhân hóa
b, ?
c, ?
học sinh hoạt động cá nhân
yêu cầu học sinh chơi trò tiếp sức trong vòng 3 phút
điền từ trên bảng(bài tập 3-6)
giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét,chỉnh sửa
Học sinh đọc
2 ý chính
-Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt .
-Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình , trước hết là trau dồi vốn từ .
HS quan sát
a.thừa từ “đẹp”vì “thắng cảnh”=cảnh đẹp
b.sai từ “dự đoán” vì dự đoán là đoán trước tình hình,những sự việc có thể xảy ra trong tương lai
c.sai từ “đẩy mạnh” vì đẩ mạnh nghĩa là thúc đẩy cho phát triển đi lên,nhanh hơn
Nhưng nói về quy mô thì có thể là mở rộng hoặc thu hẹp chứ không không thể là nhanh hay chậm được
Không biết chính xác nghĩa của từ mà mình đang sử dụng
nắm được chính xác và đầy đủ nghĩa của từ,cách dùng từ.
Học sinh đọc ghi nhớ
trao đổi nhanh và đưa ra đáp án
- Nao nao
- Khiến phải xúc động (thiệt lòng mình cũng nao nao lòng l - TK).
- Hoặc: Quanh co (nao nao dòng nước uốn quanh)
- Thay: Nao núng.
Không vững tâm, cảm thấy yếu thế.
+ Lừng lẫy: Là vang động khắp nơi dều biết đến (nói về tiếng tăm).
+ Lộng lẫy: Rực rở (nói về vẻ đẹp, màu sắc).
đ Tiếng tăm lừng lẫy.
đ ăn mặc lộng lẫy
Học sinh đọc ngữ liệu
-Tô Hoài phân tích quá trình trau rồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân .
-> Biết thêm những từ chưa biết .
+ Trau dồi vốn từ qua quá trình rèn luyện để biết đầy đủ, chính xác và cách dùng của từ. 
+ Trau dồi vốn từ theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.
Học sinh đọc ghi nhớ
-Dứt, không còn gì (tuyệt chủng , tuyệt giao, tuyệt tự , tuyệt thực)
-Cực kì , nhất (tuyệt đỉnh , tuyệt mật , tuyệt tác , tuyệt trần 
- Cùng nhau , giống nhau ( đồng âm, đồng bào ,đồng bộ , đồng chí ,đồng khởi ,đồng dạng ,đồng môn ,đồng niên , đồng sự..)
- Trẻ em ( đồng ấu , đồng dao ,đồng thoại )
- Chất ( đồng) : (Trống đồng )
bài tập 3 học sinh hoạt ddongj cá nhân
học sinh thảo luận nhanh chóng lên bảng điền từ còn thiếu
đội nào hoàn thành trước sẽ đạt điểm thắng
A-Lý thuyết:
1.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
1.1Khảo sát ngữ liệu:
Ngữ liệu 1:
- Tiếng việt là ngôn ngữ giàu đẹp, đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người việt.
-Phải không ngừng trau dồi vốn từ
Ngữ liệu 2: Xác định lối dùng từ
a. Dùng thừa từ “đẹp”
b. Dùng sai từ “dự đoán” -> phỏng đoán, ước đoán
c. Dùng sai “đẩy mạnh” -> mở rộng, thu hẹp
=>nắm được chính xác và đầy đủ nghĩa của từ,cách dùng từ.
1.2 Ghi nhớ:SGK-100
2.Rèn luyện để làm tăng vốn từ
2.1Khảo sát ngữ liệu
-Tô Hoài phân tích quá trình trau rồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân .
=> mở rộng thêm vốn từ.
2.2Ghi nhớ:SGK-101
B.Luyện tập:
1.bài tập 1:
-Hậu quả : Kết quả xấu .
-Đoạt : Chiếm được phần thắng .
-Tinh tú : Sao trên trời ( nói khái quát)
2.Bài tập 2:
a. Tuyệt :
Tuyệt
Dứt ,không còn gì
cực kì,nhất
tuyệt chủng , tuyệt giao, tuyệt tự , tuyệt thực
tuyệt đỉnh , tuyệt mật , tuyệt tác , tuyệt trần 
b.Đồng :
Đồng
cùng nhau,
giống nhau
trẻ em
(chất)
đồng
đồng âm,
đồng
bào,
đồng
bộ,
đồng
dạng,
đồng
khởi,
đồng
môn,
đồng ấu,
đồng dao,
đồng thoại
trống đồng
3.Bài tập 3:
a. Im lặng -> Vắng lặng, yên tĩnh
b. Cảm xúc -> Cảm động, cảm phục -> xúc động
c. Thành lập -> Thiết lập”
4.Bài tập 6:
a-nhược điểm-điểm yếu
b-cứu cánh-cứu giúp
c-đề đạt
d-láu táu
e-hoảng loạn
g,tích tiểu thành đa
4.4 Củng cố:
?Đơn vị kiến thức chính của bài?
-2 đơn vị.
+rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
+rèn luyện để làm tăng vốn từ
?đơn vị nào quan trọng nhất?Vì sao?
+Cả 2.Vì đồng thời vừa phải hiểu nghĩa của từ,để phải dùng chính xác đồng thời phải trau dồi thêm vốn từ cho phong phú
4.5Hướng dẫn học bài,chuẩn bị bài mới:
-Hoàn thành bài tập 4,5,8,9 vào vở bài tập
-chuẩn bị “viết bài tập làm văn số 2”tại lớp
5.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 36.doc