Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 41: KIểm tra 1 tiết

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 41: KIểm tra 1 tiết

Đề bài :

I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng :

Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

 A. Bút kí B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Tiểu thuyết

Câu 2: Nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì?

A. Kể lại những đau khổ bị giày vò của bé Hồng-đứa bé mồ côi bố, phải xa me, đang sống nhờ họ nội.

B. Kể lại tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng

C. Kể lại nỗi chờ mong mẹ về của Hồng khi ngày giỗ đầu bố sắp đến.

D. Kể lại nỗi đau khổ bị giày vò và niềm vui sướng, yêu kính của bé Hồng đối với mẹ khi gặp lại mẹ sau gần một năm trời xa cách.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 41: KIểm tra 1 tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Học Lạc
Ngày 10-10-2009
GV : Nguyễn Cẩm Vân
Tuần :
11
Bài :
2
Tiết :
41
KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT
Đề bài :
I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng :
Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn 
C. Hồi kí
D. Tiểu thuyết
Câu 2: Nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì?
A.
Kể lại những đau khổ bị giày vò của bé Hồng-đứa bé mồ côi bố, phải xa me,ï đang sống nhờ họ nội.
B.
Kể lại tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
C.
Kể lại nỗi chờ mong mẹ về của Hồng khi ngày giỗ đầu bố sắp đến.
D.
Kể lại nỗi đau khổ bị giày vò và niềm vui sướng, yêu kính của bé Hồng đối với mẹ khi gặp lại mẹ sau gần một năm trời xa cách.
Câu 3: Qua “Tức nước vỡ bờ” đã làm hiện lên chị Dậu là một con người như thế nào?
A. Nhẫn nhục đau khổ.
B. Giàu tình thương yêu chồng con.
C. Căm thù bọn tai sai của thực dân phong kiến.
D. Có tính thần dũng cảm phản kháng quyết liệt bọn tay sai phong kiến.
E. Gồm B, C, D đúng.
Câu 4: Tác phẩm “Tắt đèn” được viết theo thể loại nào ?
A. Truyện ngắn 
B. Truyện dài 
C. Truyện vừa 
D. Tiểu thuyết
Câu 5: Ý nào nói lên đúng nhất nội dung của truyện “Lão Hạc” ?
A. Tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn.
B. Phẩm chất cao quý của người nông dân.
C. Số phận đau thương của người nông dân.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 6: Trong tác phẩm, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào ?
A. Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
B. Là một người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
C. Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Câu 7: Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào?
A. Thanh Tịnh.
C. Nguyên Hồng
B. Nguyễn Tuân.
D. Ngô Tất Tố.
Câu 8: Nhânvật chính trong văn bản “Tôi đi học” là ai ?
A. Bà mẹ.
C. Ông đốc.
B. Nhân vật tôi.
D. Thầy giáo trẻ.
II. Tự luận : (6 điểm) 
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”. (1,5 điểm) 
Câu 2: Trong các văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”, em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ? (1,5 điểm) 
Câu 3: Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện “Lão Hạc” của Nam Cao (3 điểm)
Đáp án :
Phần I : Trắc nghiệm. (Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
E
D
A
B
A
B
Phần II : Tự luận:
Câu 1: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”: (1,5 điểm). 
− Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời (0,5 đ), xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng cự lại (0,5 đ), 
− Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. (0.5 đ)
Câu 2: Trong các văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc”, em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ? (1,5 điểm) 
Câu 3: (3 đ). 
(1) Lão Hạc là một lão nông nghèo, vợ mất, lão có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó Vàng. (2) Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng. (3) Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó. Mặc dù hết sức buồn bã và đau xót. (4) Lão mang tất cả tiền dành đươc gởi ông Giáo làm ma chay cho mình khi chết, và nhờ ông Giáo trông coi mảnh vườn. (5) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối tất cả những gì ông Giáo giúp. (6) Một hôm lão xin Bình Tư ít bả chó, nói là để giết con chó hay đến vườn làm thịt và rủ Bình Tư cùng uống rượu. (7) Ông Giáo rất buồn khi nghe Bình Tư kể chuyện ấy. (8) Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội. (9) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Bình Tư và ông Giáo hiểu.
Dặn dò :
Chuẩn bị tiết luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41 kiem tra 1t.doc