Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 56 đến tiết 67

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 56 đến tiết 67

TIẾT: 56

VĂN BẢN : BẾP LỬA

 ( BẰNG VIỆT )

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 GIÚP HS :

- CẢM NHẬN ĐƯỢC NHỮNG CẢM XÚC CHÂN THÀNH CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH NGƯỜI CHÁU VÀ HÌNH ẢNH NGƯỜI BÀ GIÀU TÌNH THƯƠNG, GIÀU ĐỨC HI SINH TRONG BÀI THƠ “ BẾP LỬA”.

THẤY ĐƯỢC NGHỆ THUẬT DIỄN TẢ CẢM XÚC THÔNG QUA HỒI TƯỞNG KẾT HỢP MIÊU TẢ, TỰ SỰ, BÌNH LUẬN CỦA TÁC GIẢ TRONG BÀI THƠ.

- RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC, TỰ TÌM HIỂU VĂN BẢN.

- GIÁO DỤC TÌNH THƯƠNG YÊU GIA ĐÌNH, NGƯỜI THÂN, YÊU QUÊ HƯƠNG.

CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

- GIÁO VIÊN: SGK, SGV, TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ NHÀ THƠ BẰNG VIỆT. BẢNG PHỤ VÀ TRANH ẢNH VỀ NHÀ THƠ BẰNG VIỆT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÀI HỌC.

- HỌC SINH: ĐỌC BÀI THƠ, TÌM HIỂU THÊM VỀ BẰNG VIỆT, CHUẨN BỊ BÀI, TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG SGK.

CÁC BƯỚC LÊN LỚP.

 

doc 24 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 56 đến tiết 67", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	30	tháng	 10	Năm 2009
Ngày dạy: 04 	tháng 11 	năm 2009
Tiết: 56
Văn bản : Bếp lửa
 ( Bằng Việt )
Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS : 
- Cảm nhận được những cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ “ Bếp lửa”.
Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
- Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu văn bản.
- Giáo dục tình thương yêu gia đình, người thân, yêu quê hương.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên: 	SGK, SGV, tài liệu tham khảo về nhà thơ Bằng Việt. Bảng phụ và tranh ảnh về nhà thơ Bằng Việt có liên quan đến bài học.
- Học sinh: Đọc bài thơ, tìm hiểu thêm về Bằng Việt, chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong SGK.
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chung
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên giới thiệu bài, cho học sinh xem chân dung nhà thơ Bằng Việt.
? Yêu cầu học sinh đọc phần chú thích sgk trang 145.
? Em hãy nêu khái quát vài nét về tác giả?
ị Giáo viên chốt ý : Quê, sự nghiệp.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
- GV Hướng dẫn cách đọc : Tình cảm, chậm rãi, lắng đọng ị GV đọc mẫu.
- Sau khi dọc mẫu, gọi 2 học sinh đọc.
+ Yêu cầu đọc từ khó trang 145, kiểm tra một số từ ở trong sách về nội dung và hình thức của từ được giải nghĩa. Hãy giải thích từ ấp iu?
- Đọc phần tác giả, tác phẩm trang 145
Học sinh chú ý nghe lời giới thiệu bài của cô.
Học sinh trả lời dựa vào sgk.
Học sinh nghe và đọc.
- nhận xét cách đọc của bạn
- Đọc từ khó trang 145.
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Tác giả và tác phẩm
a/ Tác giả
- Nguyễn Việt Bằng sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất, Hà Tây, là một luật sư, là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
b/ Tác phẩm.
- Bài thơ được viết năm 1963, khi tác giả là sinh viên đang học ở Liên xô cũ và được in trong tập thơ cùng tên.
c/ Đọc văn bản
d/ Chú thích
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV: Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể tơ nào? Hãy nêu một vài đạc điểm chính của thể thơ đó?
- Bài thơ là lời của nhân vật nào ? Nói về điều gì ? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy tìm bố cục bài thơ ?
- Sau khi học sinh trả lời bố cục, GV dùng bảng phụ để kết luận.
- Tìm hiểu và trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Trả lời, 
- Xác định bố cục bài thơ và trả lời.
- Quan sát bảng phụ và ghi chép.
e/ Cấu trúc văn bản
* Thể thơ : Tám chữ và được gieo vần chân.
Bài thơ là lời người cháu ở nơi xa nhớ về người bà và những kỷ niệm tuổi thơ được ở bên bà, thể hiện lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
* Bố cục:
Bảng Phụ
Bố cục bài thơ
- Đoạn 1: Ba dòng thơ đầu.
ị Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
- Đoạn 2 : 4 khổ thơ tiếp theo ( Lên bốn ... dai dẳng ).
ị Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà với bếp lửa. 
- Đoạn 3 : Khổ thơ tiếp theo ( Lận đận ... bếp lửa ).
ị Suy ngẫm về bà.
- Đoạn 4 : Khổ thơ cuối.
ị Nỗi nhớ hình ảnh bếp lửa và người bà.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
ị GV chốt : Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. Mạch thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỷ niệm đến suy ngẫm.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu nội dung văn bản.
 HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
+ Yêu cầu đọc khổ thơ 1 trang 143.
? Hình ảnh bếp lửa được hồi tưởng trong trí nhớ của tác giả như thế nào? Từ nào lặp lại và có tác dụng gì ?Từ láy chờn vờn và ấp iu gợi cho em cảm xúc gì ?
-GV nhấn mạnh:
ị Chờn vờn là từ láy tượng hình ị cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức thời gian.
ị ấp iu là sự ấp ủ và nâng niu.
Hình ảnh “ Biết mấy nắng mưa ” được dùng với hình ảnh nghệ thuật gì ? Tác dụng của nó ?
- Đọc ba câu thơ đầu trang 143.
Học sinh thảo luận.
 (- Chú ý các từ: Chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm.)
Học sinh trả lời, (liên tưởng đến các từ láy miêu tả.
Học sinh trả lời, nêu được tác dụng hình ảnh ẩn dụ
II. Đọc - hiểu nội dung
1) Khổ thơ 1 : Hình ảnh bếp lửa.
- Tên bài thơ và câu mở đầu : “ Bếp lửa ” ị Khắc sâu hình ảnh bếp lửa gần gũi, quen thuộc.
- Chờn vờn ị Sự cảm nhận bằng thị giác, một bếp lửa thực, bập bùng ẩn hiện trong sương sớm.
- ấp iu ị Sự kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng chắt chiu của người nhóm lửa.
- Biết mấy nắng mưa là hình ảnh ẩn dụ chỉ cuộc đời lo toan vất vả của người bà.
2) Bốn khổ thơ tiếp theo : Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
 HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
+ Yêu cầu đọc ba khổ thơ tiếp theo trang 146.
? Trong hồi tưởng về quá khứ, tác giả nhớ đến những hình ảnh nào ?
ị GV gợi: Đói mòn, mỏi là đói kéo dài làm cho mệt mỏi, kiệt sức.
Hình ảnh khói cay nói lên điều gì ?
? Tìm những câu thơ gắn liền với thời gian nhóm lửa của người bà ?
(GV giảng: Người bà nhóm lửa luôn giữ cho ngọn lửa ấm lòng, ngọn lửa gắn với những hình ảnh, âm thanh quen thuộc tha thiết của quê hương. )
- Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào ?
- Hình ảnh ngọn lửa... lòng bà luôn ủ sẵn ... nói lên điều gì ?
? Vì sao trong ký ức của người cháu luôn có những kỷ niệm về bà và hình ảnh bếp lửa ?
GV bình
- Bếp lửa là hình ảnh thực đầy vất vả nhọc nhằn của hai bà cháu. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, hiện diện cho tình bà cháu ấm áp là sự đùm bọc cưu mang chắt chiu của người bà dành cho cháu. Là chỗ dựa tinh thần của người cháu.
+ Yêu cầu học sinh đọc hai khổ thơ cuối.
- Hãy tìm những hình ảnh thể hiện sự hồi tưởng về tuổi thơ, về bà và bếp lửa?
- Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại mấy lần? Qua đó em có cảm nhận gì về tình bà cháu?
- Câu thơ kết gợi mở ra điều gì ? ( Nỗi nhớ cội nguồn, tình yêu thương sâu nặng của người cháu với bà.)
GV bình.
- Hình ảnh bếp lửa là sự nuôi dưỡng nhen nhóm tình cảm yêu thương con người, thể hiện nỗi nhớ, lòng biết ơn, khơi gợi lên cho cháu một tâm hồn cao đẹp.
Đọc bốn khổ thơ tiếp theo.
Học sinh thảo luận.
 - Trả lời được các ý sau: Lên bốn đã quen mùi khói, đói mòn, đói mỏi...(Chú ý cách dùng thành ngữ )
Học sinh thảo luận.
 - Tám năm ...
- Tiếng tu hú ...
- bà kể cháu nghe
- Học sinh trả lời. được : sự cao cả, đức hy sinh, thầm lặng nhận gian khổ về mình.
Học sinh trả lời.
Học sinh suy luận, khái quát, phát biểu.
- Đọc hai khổ cuối.
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Trao đổi và trả lời.
- Trả lời.
- Nghe.
- Hồi tưởng từ bé đến lớn ị Ký ức về một nỗi cay đắng, cơ cực, đói nghèo, thiếu thốn và gian khổ khi đất nước còn khó khăn và chiến tranh.
- Khói hun nhèm ị cay ịGian nan vất vả đắm chìm trong khổ nghèo.
- Kỷ niệm về bà là tuổi thơ và bếp lửa.
- Âm thanh tu hú ị Gợi tình cảnh vắng vẻ và khắc khoải nhớ mong của hai bà cháu.
ị Hình ảnh người bà và bếp lửa trong nỗi nhớ mong của người cháu, một người bà chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh.
- Ngọn lửa của trái tim và tình yêu thương của người bà truyền cho cháu ngọn lửa niềm tin và hy vọng.
3) Hai khổ cuối : Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa.
- Suy ngẫm về cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa ị Người nhóm lửa luôn giữ cho ngọn lửa ấm nóng và tỏa sáng. Một người bà tảo tần hy sinh chăm lo cho mọi người.( Bà nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ ).
- Hình ảnh bà và bếp lửa (được nhắc lại mười lần ). ị Bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kỳ diệu và thiêng liêng.
- Bếp lửa ị Ngọn lửa ị Bà là người truyền lửa, truyền sự sống niềm tin cho các thế hệ.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết.
 HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Nêu vài nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ?
- Nêu khái quát nội dung, ý nghĩa bài thơ?
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ trang 146.
- Trả lời
- Trả lời
- Đọc ghi nhớ.
III) Tổng kết - Ghi nhớ.
1)Nghệ thuật.
 - Sáng tạo hình ảnh thơ vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm và bình luận.
- Giọng thơ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
2) Ghi nhớ : Trang 146.
IV - Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập.
 HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV Yêu cầu học sinh làm bài tập trang 146.
- Gọi một số em trả lời trước lớp.
Giáo viên nhận xét.
- thảo luận, làm bài tập
- Trả lời trước lớp, nhận xét và bổ xung.
Luyện tập.
* Bài tập sgk trang 146.
- Bài thơ có ý nghĩa triết lý thầm kín : Những gì là thân thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt cả cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện của tình yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
V - Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Nắm được ND, NT của bài thơ
- Hoàn thiện đoạn văn trong bài tập 1
- viết bài văn nêu lên cảm nhận của em về hình ảnh người Bà trong bài thơ.
- Chuẩn bị bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
-----------------*****-------------
Ngày soạn:	30	tháng	 10	Năm 2009
Ngày dạy: 07 	tháng 11 	năm 2009
Tiết 57: Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản : khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
 ( Nguyễn Khoa Điềm.)
Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS : 
- Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà - Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Từ đó hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử này. Thấy được giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài.
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đát nước.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên:	+ Sưu tầm bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Các tài liệu liên quan đến bài thơ, bảng phụ và SGK, SGV
- Học sinh: 	+ Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản. 
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc thuộc lòng đoạn 2 văn bản Bếp lửa và nê lên tình cảm của người bà đối với cháu? 
3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
 * Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
I - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung.
 HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh đọc phần tác giả, tác phẩm và cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm ? 
- Giáo viên chốt ý “ In trong tập đất nước và khát vọng ”.
- Yêu cầu học sinh đọc từ khó tr154.
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc : Giọng đọc tha thiết, ngọt ngào, chú ý các đoạn điệp khúc.
- Hướng dẫn học sinh tìm bố cục.
Đọc phần tác giả, tác phẩm sgk trang 153.
Đọc từ khó sgk tr154.
Hai đến ba học sinh đọc bài thơ, chú ý 
giọng đọc.
I/ Đọc – tìm hiểu chung
1) Tác giả:
 - Sinh 15 - 4 - 1943, quê Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
2) Tác phẩm.
- Viết 1971, ra đời những năm chiến tranh ác liệt, chiến đấu chống Mỹ cứu nước của cả hai miền Nam Bắc. 
3) Từ khó: Trang 154.
- Cu Tai là em bé tên là Tai.
4. Cấu trúc văn bản
2) Thể loại.
- Thể thơ tám tiếng ị Thơ trữ tình, được gie ... ác bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
Đọc bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy và phân tích ý nghĩa khổ thơ cuối? 
Kiểm tra vở soạn của học sinh.
3. Bài mới :
I - Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc – hiểu chú thích.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
Yêu cầu học sinh đọc sgk trang 171.
Nêu vài nét vế tác giả, tác phẩm ?
Gv chốt ý và ghi bảng.
? tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV hướng dẫn cách đọc, chú ý đến lời nói của nhân vật. Gv đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
- Cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm.
- Gọi 1 em tóm tắt tác phẩm
Đọc trang 171.
Học sinh dựa vào sgk để trả lời.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và nhận xét.
- Đọc văn bản (ba đến năm em đọc); nhận xét cách đọc của bạn.
Học sinh tóm tắt tác phẩm.
I) Đọc – hiểu chú thích.
1) Tác giả. (1920–7/2008)
- Kim Lân ị Nguyễn Văn Tài quê Bắc Ninh.
- Là nhà văn có sở trường viết truyện ngắn. Ông là người am hiểu và gắn bó với nông thôn và những người nông dân.
- Ông có nhiều truyện ngắn đặc sắc.
2) Tác phẩm.
- Tác phẩm “Làng” được sáng tác thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3) Đọc : trang 162.
+ Tóm tắt : Ông Hai định ở lại làng cùng du kích và đám thanh niên trẻ tuổi chiến đấu giữ làng. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, ông phải cùng vợ con rời bỏ làng Dầu đi tản cư kháng chiến. ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, luôn kể chuyện và khoe, tự hào về làng của mình với bà con nơi sơ tán. Bỗng một hôm ông nghe được tin làng Dầu của ông theo giặc Pháp làm Việt gian, ông đau khổ, cả gia đình ông buồn. Khi có người tìm đến cải chính là làng ông là làng kháng chiến. Ông lại vô cùng sung sướng và lại khoe nhà của ông bị đốt cháy nhẵn, cháy rụi.
- GV cho hai học sinh tìm hiểu các từ khó 1,3,4,12, 16, 25,28. 
? Hãy nêu chủ đề của văn bản? 
- Tìm bố cục của đoạn trích và nêu ý của từng đoạn ?
- Sau khi học sinh tìm bố cục, giáo viên dùng bảng phụ để kết luận và yêu cầu học sinh ghi chép.
- Tìm hiểu các từ khó (Hỏi - đáp)
- Tìm chủ đề và trả lời.
Học sinh tìm bố cục và trả lời.
- Ba đoạn.
- Quan sát bảng phụ và ghi chép.
4) Từ khó.
5) Cấu trúc văn bản.
a/ chủ đề:
- Kể về tình yêu làng, yêu nước và những tâm trạng của ông Hai.
b) Bố cục: Ba đoạn.
- Đoạn1: Từ đầu ị múa cả lên, vui quá! ị Cuộc sống của ông Hai nơi sơ tán.
- Đoạn 2 : Tiếp  ... đôi phần.  ị Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin xấu về làng.
- Đoạn 3 : Còn lại.
ị Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng Dầu được cải chính.
II - Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu nội dung văn bản.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
- Nêu vấn đề của truyện : Để khắc họa nổi bật chủ đề của truyện, tính cách nhân vật , tác giả đã đặt nhân vật chính vào một tình huống truyện như thế nào?
- Yêu cầu học sinh chú ý vào đoạn trích 1.
? Cuộc sống của gia đình ông Hai ở nơi sơ tán có gì khác thường? Đó là cuộc sống như thế nào? 
? Trong cuộc sống như vậy, ông hai có những mối quan tâm nào?
- Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào ? Tìm các từ ngữ, chi tiết miêu tả về điều đó ?
- Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ để kết luận về các chi tiết miêu tả tâm trạng ông Hai.
- Khi ở phòng thông tin ông thường nghe ngóng điều gì ? Tâm trạng của ông ? Những biểu hiện đó chứng tỏ ông là một người như thế nào ?
- GV gợi: Tình yêu làng của ông Hai còn thể hiện ở việc ông luôn khoe về làng của mình giàu đẹp, không khí Cách Mạng, di tích, nhà truyền thống, nhà ngói, sinh phần của cụ Thượng, luôn say xưa kể về làng.
? Tìm những đoạn văn miêu tả tâm lý của ông Hai khi nghe tin làng theo Việt gian ? Em cảm nhận được điều gì ở ông Hai khi nghe tin xấu về làng Dầu ?
? Em hiểu gì về hành động, cử chỉ, suy nghĩ của ông Hai trong đoạn văn: “ Nhìn lũ con... chưa ”? Nhận xét về câu văn miêu tả ? Tác dụng của lối miêu tả đó?
- Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả tâm trạng những cung bậc cảm xúc ở ông Hai cứ ám ảnh day dứt trong ông.
- Nỗi nhục nhã ê chề, đau đớn tê tái, sự ngờ vực, bế tắc vào cuộc sống phía trước. Một sự đau xót tủi hổ.
? Tâm trạng của ông Hai như thế nào qua câu văn: “ Làng thì yêu thật; nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù ” ( Sự lựa chọn quyết liệt )
- Gv cho học sinh chú ý vào đoạn truyện kể về cuộc trò chuyện của hai bố con: 
? Hãy cho biết nội dung cuộc trò chuyện của hai bố con? 
? Cuộc trò chuyện được kể bằng ngô ngữ nào? 
? Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con của mình?
? Qua cuộc trò chuyện đó, em hiểu gì về tình cảm của ông Hai với làng quê, cách Mạng?
Yêu cầu học sinh đọc tiếp phần còn lại.
? Khi nghe tin làng được cải chính, ông Hai có thái độ như thế nào ? Từ đó em cảm nhận điều gí ở nhân vật ông Hai ?
- Ông Hai một người dân bình thường nhưng biết hy sinh cái riêng vì kháng chiến ị Cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiềm thức của người dân.
- Học sinh thảo luận và trả lời.
- Làng theo giặc ị bất ngờ đối với ông Hai.
- chú ý vào đoạn trích.
- Tìm kiếm và trả lời.
- Suy nghĩ, trao đổi và trả lời.
- Tìm kiếm, trao đổi và trả lời, nhận xét, bổ xung.
- Qua sát bảng phụ và ghi chép.
- Nghe, hiểu
- Tìm kiếm, suy nghĩ và trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Học sinh chú ý vào đoạn văn va trả lời, nhận xét và bổ xung.
- Nghe 
- Trao đổi và trả lời. 
- Ghi chép
Học sinh đọc, chú ý vào đoạn truyện. 
 Trả lời : Tâm trạng bế tắc, tủi hổ nên đành thủ thỉ với đứa con út.
- Trả lời, nhận xét và bổ xung
Đọc trang 170, 171.
- Tìm kiếm, trả lời.
Các em khác bổ xung
- Nghe, ghi chép.
II. Đọc – hiểu nội dung văn bản.
1) Tình huống truyện.
- Đó là tim làng chợ Giầu theo giặc.
2) Diễn biến tâm trạng của ông Hai.
a) Trước khi nghe tim làng Dầu theo Tây.
- Ông ở xa quê
- ở nhở nhà một người khác.
- Mọi người đều lo lắng kiếm sống.
=> Cuộc sống tạm bợ, khó khăn. 
- Các chi tiết miêu tả tâm trạng ông Hai.
+ Nhớ làng ( nghĩ đến ngày làm việc với anh emmuốn về làng)
+ Nghe được nhiều tin hayruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá .
-> Tình yêu làng tha thiết.
ị Tâm trạng phấn chấn náo nức ị Niềm vui tự hào của ông Hai một người dân trước thành quả Cách Mạng, của đổi mới làng quê ị Biểu hiện của tình yêu làng.
b) Khi nghe tin làng Dầu theo Tây.
- Ông xấu hổ và uất ức, cực nhục:
+ Cổ ông lão nghẹn  vướng ở cổ.
+ Chao ôi! cực nhục  bán nước.
 ị Cảm giác như bị xúc phạm, đau đớn tê tái, tủi nhục.
- Đoạn văn: “Nhìn lũ con  chưa” 
+ Nghệ thuật: Dùng nhiều câu hỏi, câi cảm thán.
+ Tác dụng: diễn tả nỗi nhục nhã ê chề, te tái của nhân vật.
- Cuộc xung đột nội tâm rồi cũng đưa ông Hai đến một lựa chọn dứt khoát: “ Làng thì yêu thật nhưng theo Tây thì phải thù.” 
ị Tình yêu nước rộng hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê vì thế mà ông không nở bỏ đi tình yêu làng. 
- Cuộc trò chuyện của hai bố con:
+ Nội dung: 2 việc: Nhà ta ở làng chợ Dầu và ủng hộ cụ Hồ Chí Minh.
+ Ngôn ngữ đối thoại.
+ Ông trò chuyện với con vì không biết giãi bày tâm sự với ai. Ông mượn con để bày tỏ tấm lòng yêu nước của mình.
ị Ông Hai, một tấm lòng thủy chung sâu nặng với làng quê, với kháng chiến, Cách Mạng.
=> Một con người yêu nước đằm thắm, chân thật. Một tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi.
c) Khi nghe tin xấu về làng Dầu được cải chính.
- Thái độ: Hồ hởi, vui vẻ.
- Nét mặt: Tươi vui, rạng rỡ.
- Hành động: Chia quà cho con, múa tay, lại khoe, báo tin nhà bị Tây đốt.
ị Niềm vui sướng, hạnh phúc choáng ngợp tâm trí ông ị minh chứng cho làng ông trong sạch.
III - Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết, luyện tập.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
? Nêu vài nét về nghệ thuật ?
GV gợi: tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Truyện có sức thuyết phục và ý nghĩa sâu sắc được xây dựng trên cơ sở của tình yêu quê, yêu làng. Theo cốt truyện tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ sinh động, cách trần thuật truyện linh hoạt.
- Sau khi học sinh trả lời, GV dùng bảng phụ để kết luận.
- Yêu cầu đọc ghi nhớ sgk trang 174.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Tìm các bài thơ : Nhớ con sông quê hương.( Tế Hanh)
- Quê hương ( Tế Hanh)
- Tuổi thơ im lặng ( Duy Khán )
+ Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.
- Học sinh thảo luận
- Trả lời, bổ xung
- Quan sát bảng phụ, nghe và ghi chép
- Đọc ghi nhớ, các em khác theo dõi trong SGK
- Tìm các bài thơ theo yêu cầu
Học sinh làm vào vở bài tập.
IV) Tổng kết – luyện tập.
1) Nghệ thuật.
Bảng phụ
- Miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại, mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
- Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái.
- Tình huống truyện điển hình, nhân vật bộc lộ tính cách rõ nét.
2) Ghi nhớ: 
(Trang 174)
V) Luyện tập.
Bài 1 trang 174.
* Các bài thơ : 
- Nhớ con sông quê hương.( Tế Hanh)
- Quê hương ( Tế Hanh)
- Tuổi thơ im lặng ( Duy Khán )
Bài 2 trang 174.
- Chú ý nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ở hai điểm sau:
+ Tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện thành thói quen khoe làng.
IV - Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học ở nhà.
 - Tóm tắt văn bản , hiểu ND, NT văn bản.
Làm bài tập: Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong văn bản.
Chuẩn bị bài tập tiết “ Lặng lẽ sa pa”
-----------------*****-------------
Ngày soạn:	14	tháng	 11	Năm 2009
Ngày dạy: 17 	tháng 11 	năm 2009
Tiết: 66,67 	Văn bản
Lặng lẽ sapa
(Nguyễn Thành Long)
Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh :
- Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ đối với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của câu chuyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
Chuẩn bị của thầy và trò
- Giáo viên : Soạn giáo án, sưu tầm tranh ảnh về Sa Pa, tìm hiểu thêm về SaPa và Nguyễn Thành Long.
- Học sinh : Chuẩn bị bài và soạn câu hỏi trong SGK trang 159
Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ :
? Nhân vật ông Hai trong truyện làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến ? Tìm một số chi tiết chứng minh điều đó? ( Người nông dân yêu làng, yêu nước).
Bài mới :
I - Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- SaPa, một địa danh thắng cảnh nổi tiếng mà ai cũng đã từng nghe đến, nhưng không chỉ nổi tiếng về thắng cảnh mà nơi đây còn có những con người nổi tiếng bời họ hết sức tận tình và có trách nhiệm trong công việc, một trong số họ đã được nhà văn Nguyễn Thành Long khắc hoạ thật rõ nét trong văn bản Lặng Lẽ SaPa mà ngày hôm nay thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 soan cuc hay.doc