TIẾT 57
BẾP LỬA
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
1. Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình- người cháu, và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài Bếp lửa
2. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ.
II.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc tài liệu có liên quan tới tác giả, tác phẩm. Chân dung nhà thơ Bằng Việt
2. Học sinh: Đọc trước văn bản, trả lời câu hỏi SGK
Tiết 57 Bếp lửa I.mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình- người cháu, và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài Bếp lửa Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng, kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả trong bài thơ. II.chuẩn bị Giáo viên: Đọc tài liệu có liên quan tới tác giả, tác phẩm. Chân dung nhà thơ Bằng Việt Học sinh: Đọc trước văn bản, trả lời câu hỏi SGK III.hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học ? HS đọc đoạn thơ GV: Chiếu đoạn thơ lên bảng “Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” ? Đọc ba câu thơ đầu. Ba câu thơ này muốn nói lên điều gì ? Đoạn thơ đã dẫn trực tiếp một vài lời dặn cháu của bà, hãy đọc nhưng câu thơ đó. Bà đã dặn cháu những điều gì ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của bà trong những lời dặn cháu? Hàm ý trong những lời dặn của bà là gì? Tại sao bà lại dặn cháu như thế ? Qua đó người cháu hình dung thêm được gì về bà và người đọc hiểu thêm gì về vẻ đẹp của bà GV: Về những câu thơ trên nhà thơ Bằng Việt đã tâm sự Thực ra còn có rất nhiều điều đáng nói về Bếp lửa. Chẳng hạn viết về bà nội của mình tôi đã sử dụng một thứ ngôn ngữ đời thường: Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ Cứ bảo nhà vẫn được bình yên! Đúng là giọng nói cách nói chân thực của một bà lão nông dân.Tôi muốn thơ phải là tiếng nói chân thực của đường phố, của nhân dân lao động. Nghĩ về Bếp lửa, tôi cứ nhớ lời của Muyt-xê: “Hãy đập vào trái tim anh! Thiên tài là ở đó!” GV: Nhưng năm tháng tuổi thơ sống bên bà cháu cảm nhận được sự li tán và khốc liệt của chiến tranh, hiểu được tình làng nghĩa xóm trong khó khó khăn gian khổ. Một mình bà nhỏ bé, già nua đối chọi với biết bao gian nan thử thách, vậy mà bà chẳng một lời kêu than, coi như vẫn được bình yên để con mình yên tâm công tác. Bà giờ đây đã không chỉ còn là một người bà, mà là một người mẹ, người phụ nữ Việt Nam yêu nước thầm lặng. GV: Từ hình ảnh bếp lửa ở những câu thơ trên nhà thơ chuyển thành hình ảnh ngọn lửa ở ba câu thơ tiếp theo. GV: Chiếu câu hỏi thảo luận “Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng” Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? Ngọn lửa ở đây có ý nghĩa gì? Hình ảnh bà hiện lên trong ba câu thơ như thế nào. GV:Bếp lửa thực tới đây mờ dần đi, trở nên lung linh huyền ảo trong hình ảnh “ngọn lửa” chuyển nghĩa mang đậm giá trị biểu tượng. “Một ngọn lửa” ấm nóng được bà nâng niu, nuôi dưỡng, “ngọn lửa” ấy là ngọn lửa của niềm tin bền bỉ, của đức hi sinh lớn lao mà bà dành cho cháu. GV: Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về bà và cuộc đời của bà. ? HS đọc khổ thơ thứ sáu “ Lận đận đời bà bếp lửa” ? HS đọc ba câu thơ đầu GV: Chiếu ba câu thơ đầu “Lận đận dậy sớm” ? Từ “lận đận” thuộc loại từ nào? Nghĩa của từ “lận đận” là gì ? “Biết mấy nắng mưa” gợi cho em sự liên tưởng gì về cuộc đời của bà ? Những từ ngữ “mấy chục năm”, “tận bây giờ” muốn chỉ điều gì? ý nghĩa của những từ ngữ ấy ? Chỉ ra mối quan hệ về ý nghĩa giữa câu thơ thứ nhất với hai câu thơ tiếp theo ? Em có cảm nhận gì về hình ảnh người bà trong ba câu thơ trên GV: Bà và cuộc đời bà, gói gọn trong hai tiếng “lận đận”. Một cuộc đời từng trải qua bao nhiêu đắng cay ngọt bùi, dãi dầu bao sương gió, nắng mưa. Đó cũng là “mấy chục năm” bà tần tảo cống hiến và hi sinh trong âm thầm, lặng lẽ, “mấy chục năm” bà chỉ làm một công việc tưởng chừng như âm thầm nhỏ bé nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao: nhóm lửa ? Hãy đọc những câu thơ có từ “nhóm” GV: Chiếu những câu thơ có từ “nhóm” ‘Nhóm bếp lửatuổi nhỏ” ? Điệp từ “nhóm” trong từng câu thơ trên có những ý nghĩa giống và khác nhau như thế nào ? Từ nhóm trong câu thơ thứ tư còn mang ý nghĩa nào khác GV: Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày, và cũng đã làm công việc khởi đầu của một đời. Cuộc đời cháu sẽ còn nhiều thứ để nhớ, để thương, để trải qua, để vất vả, lo lắng nhưng dù ở đâu, làm gì, cháu sẽ mãi được rọi soi bằng ngọn lửa niềm thương yêu ấm nóng của bà, của quê hương GV: Ngọn lửa trong lòng bà đã đưa cháu tới nước Nga xa xôi, song cũng chính ngọn lửa ấy tiễn cháu vào miền Nam chiến đấu GV: Chiếu đoạn thơ miêu tả hình ảnh bà nội tiễn cháu vào chiến trường Quảng Trị ( 1972 ) “Bãi cỏ lau già. Bà đứng, dáng liêu xiêu Cành xoan mảnh trên tay làm gậy chống Gió xa tắp, đồng tháng Năm lồng lộng Tóc phơ phơ, hắt đỏ ráng chiều” ? Em có cảm nhận gì về bốn câu thơ trên GV: Trở về thực tại nhà thơ muốn nói gì với bà ? Học sinh đọc khổ thơ cuối GV: Chiếu khổ thơ cuối cùng, cùng với hình ảnh nhà thơ tại nước Nga “Giờ cháu đã .lên chưa?...” ? Em hiểu gì về tình cảm của người cháu đối với bà trong khổ thơ cuối cùng. ? Câu hỏi tu từ trong câu thơ cuối cùng “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?...” có giá trị nghệ thuật gì GV: Cảm xúc có lẽ đã được ép lại, dồn nén, giọng thơ sâu hơn và trầm hơn. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, mãi mãi trong tâm can người cháu sẽ ngập tràn nỗi nhớ, tình yêu bà, yêu đất nước quê hương. Tại phương trời lạnh giá của nước Nga xa xôi sẽ mãi vẳng lại một câu hỏi trong mỗi sáng tinh mơ chờ đợi một ánh lửa hồng bập bùng sáng: Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? GV: Khổ thơ nào trong bài thơ cũng có dấu ấn của hình ảnh bếp lửa ngọn lửa. GV: Chiếu câu hỏi thảo luận Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến bao nhiêu lần trong bài thơ? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà, và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh ấy mang ý nghĩa gì trong bài thơ này? Vì sao tác giả lạ viết: “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”? GV: Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại nhiều lần trong bài thơ có giá trị tu từ độc đáo. Đây là hình ảnh tả thực trong cuộc sống đời thường. Song đối với người xa quê hương lại cả là một dấu ấn khó phai mờ. Bởi vì chính bên bếp lửa hồng ấy, hình ảnh người bà “chờn vờn”trong “sương sớm” in đậm trong tâm trí tác giả từ tuổi ấu thơ. Bếp lửa làm cho những kỉ niệm hiện lên thật rõ nét hơn. Đó là những kỉ niệm chứa chan tình yêu thương của bà. Bên bếp lửa “bà dạy cháu làm” “bà chăm cháu học”Bà và bếp lửa đã tác động đến sự trưởng thành về thể chất cũng như tâm hồn của cháu GV: Cách sử dụng câu cảm thán và thành phần phụ chú như muốn khẳng định thêm bếp lửa thật bình dị nhưng cũng rất kì lạ và thiêng liêng ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa ở câu mở đầu của bài thơ với hình ảnh bếp lửa trong câu thơ cuối cùng GV: Đưa hình ảnh bà nội và những câu thơ tiễn đưa bà GV: Nhà văn Mac-xim Go-rki trong tiểu thuyết Thời thơ ấu đã nói “Tất cả các bà đều tốt” Hơn mười năm sau bà đã thực sự đi xa.Trong bài thơ Đôi dòng tiễn đưa bà nội viết năm 1974 nhà thơ Bằng Việt đã viết: “Mười năm rồi, bà ạ Cháu chẳng có gì hơn trong phút tiễn đưa bà” Có lẽ sau những dòng thơ này là những giọt nước mắt không thể kìm nén của nhà thơ trong nỗi nhớ thương bà. Bà đã ra đi song với người cháu hình ảnh bà, bếp lửa và ngọn lửa trong lòng bà vẫn luôn luôn toả sáng GV: Bài thơ đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng khó phai mờ về tình bà cháu. Theo em những nét đặc sắc nghệ thuật chủ yếu nào đã làm nên điều ấy ? Có ý kiến cho rằng: Ngoài tình bà cháu, bài thơ “Bếp lửa” còn có nội dung triết lí sâu sắc. Theo em đó là nội dung gì *Hướng dẫn học sinh luyện tập GV: Đưa ra một số câu hỏi gợi ý học sinh trả lời Gọi học sinh trả lời Em hãy thử thay nhan đề của bài thơ bằng một nhan đề khác so sánh với nhan đề Bếp lửa và rút ra nhận xét? Từ hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt em có cảm nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc ta ? GV: Đọc đoạn “Tôi viết bài thơ Bếp lửa” GV: Kết lại bài Ra đời năm 1963 tại phương trời Kiep xa xôi, Bếp lửa sẽ mãi còn nồng ấm mối tình bà cháu hoà chung với tình yêu quê hương đất nước. Bà và bếp lửa đã hoà quyện vào nhau trở thành một hình ảnh tha thiết, đẹp đẽ nhất của quê hương. I.Đọc và tìm hiểu chung về văn bản Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Bố cục, cảm hứng chủ đạo, mạch cảm xúc của bài thơ II.Đọc và tìm hiểu chi tiết 1.Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà - Những tháng ngày đói khổ, có mùi khói có bàn tay bà chăm sóc, dạy dỗ. - Sự tàn khốc của chiến tranh và tình làng nghĩa xóm trong những ngày gian khổ. - ở chiến khu bố còn việc bố, viết thư không được kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên. - Giọng điệu chân thật, mộc mạc, đời thường. - Hàm ý răn doạ, cấm đoán - Mong cho con mình yên tâm công tác không phải lo nghĩ đến việc ở nhà - Hình dung rõ ràng giọng nói và tiếng nói của bà. - Sự bình tĩnh, vững lòng vượt qua mọi thử thách của chiến tranh, làm trọn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa công tác được yên lòng - Sự tàn khốc của chiến tranh và tình làng nghĩa xóm trong những ngày gian khổ. HS: Suy nghĩ phát biểu - Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. - Từ hình ảnh bếp lửa bài thơ gợi đến hình ảnh ngọn lửa, với ý nghĩa trìu tượng và khái quát: ngọn lửa của tình yêu thương, ngọn lửa của niềm tin được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - Hình ảnh bà hiện lên không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin - Có hình ảnh bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa 3.Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa - lận đận ( từ láy) vất vả chật vật mãi mà chưa thành vì gặp nhiều khó khăn trắc trở - Là một cách nói ẩn dụ gợi nhớ tới những khó khăn vất vả mà bà đã phải trải qua theo thời gian - Chỉ thời gian: thời gian dài có lẽ là từ khi cháu cảm nhận được hình ảnh bếp lửa và tình cảm ấm nóng của bà cho đến khi cháu rời khỏi vòng tay của bà đến với những chân trời mới l - Mặc dù vất vả khó khăn thế mà trải qua mấy chục năm đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm như ngày nào và chỉ để làm một công việc hết sức giản dị bình thường đó là nhóm lửa HS: Phát biểu - Bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hi sinh luôn luôn chăm lo cho mọi người HS: Suy nghĩ và phát biểu - Điểm chung: cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà nhóm cái bếp có thật, ngọn lửa, ánh sáng và hơi ấm có thật - Khác nhau ở ý nghĩa cụ thể: +Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm sưởi ấm cho cháu qua cái lạnh của sương sớm. +Nhóm bếp lửa mang đến cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình yêu thương vô hạn của bà. +Nhóm bếp lửa để mang đến tình cảm xóm làng, đoàn kết, gắn bó. +Nhóm dậy những ước mơ, những tâm tình tuổi nhỏ. - Từ nhóm trong câu thơ thứ tư hoàn toàn mang ý nghĩa biểu tượng: Bằng tình thương yêu của mình bà đã đánh thức tâm hồn cháu, nhóm dậy trong cháu những ước mơ, để sau này cháu có thể bay cao, bay xa đến với những chân trời rộng mở. - Bà nhóm dậy trong cháu những tâm tình , ước mơ ngay từ tuổi ấu thơ. HS : Phát biểu cảm nhận về vẻ đẹp hình ảnh bà trong bốn câu thơ trên. +Người cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa, được làm quen với những khung cảnh rộng lớn, những niềm vui rộng mở ở chân trời xa +Nhưng không bao giờ quên quá khứ, không bao giờ quên được hình ảnh bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ, gian nan mà ấm áp nghĩa tình - Hỏi để mà hỏi, rồi lại tự trả lời vì người cháu biết rằng chắc chắn mỗi sớm mai bà không quên nhóm bếp. Hỏi để khẳng định rằng dù ở phương trời nào cháu vẫn nhớ tới bà, nhớ tới bếp lửa, ngọn lửa trong lòng bà. HS: thảo luận trả lời - Trong bài tới có tới mười lần tác giả nhắc đến bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thủa với vẻ đẹp tảo tần, nhẫn lại và đầy yêu thương. - Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương chi chút dành cho con cháu và cho mọi người + Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc chứa đựng cả sự kì diệu và thiêng liêng: Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa - Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa - Sự kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa - Bếp lửa là hình ảnh trung tâm mở đầu khơi nguồn mạch cảm xúc của bài thơ, của dòng hồi tưởng, và chính bài thơ cũng được khép lại bằng hình ảnh ấy (kết cấu đầu cuối tương ứng ) III.Tổng kết và luyện tập 1.Nghệ thuật Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận Giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm 2.Nội dung tư tưởng của bài thơ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước HS: Suy nghĩ và phát biểu
Tài liệu đính kèm: