Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa

A. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS cần:

1.Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhất là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ ,tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Phân tích được những điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự với trữ tình.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể truyện ngắn trữ tình; cảm thụ và phân tích, miêu tả nhân vật, thiên nhiên; trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần vượt khó khăn, yêu lao động

B. PHƯƠNG PHÁP:Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng,thực hành.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về nhà văn Nguyễn Thành Long và TPcủa ông

2. Học sinh: Đọc, tóm tắt truyện, tìm chủ đề và tình huống truyện.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

? Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt nam trong kháng chiến?

(Người nông dân yêu làng, yêu nước. Tình cảm phát triển tự nhiên thành ý thức của người nông dân về trách nhiệm đối với đất nước).

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66: Lặng lẽ Sa Pa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 66 LẶNG LẼ SA PA
(Nguyễn Thành Long)
Ngày soạn: 27/11/09
Ngày dạy: 30/11/09
A. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS cần:
1.Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhất là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ ,tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Phân tích được những điểm đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự với trữ tình.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, kể truyện ngắn trữ tình; cảm thụ và phân tích, miêu tả nhân vật, thiên nhiên; trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần vượt khó khăn, yêu lao động 
B. PHƯƠNG PHÁP:Đàm thoại, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng,thực hành.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về nhà văn Nguyễn Thành Long và TPcủa ông
2. Học sinh: Đọc, tóm tắt truyện, tìm chủ đề và tình huống truyện.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’)
? Nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt nam trong kháng chiến?
(Người nông dân yêu làng, yêu nước. Tình cảm phát triển tự nhiên thành ý thức của người nông dân về trách nhiệm đối với đất nước).
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’)
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (3’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
* Cho HS đọc chú thích và nêu vài nét về tác giả và tác phẩm
?Nêu hoàn cảnh sáng tác truyện.
* GV nhận xét, bổ sung:
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (SGK)
- Chuyên viết truyện ngắn và bút kí; với phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người, mang ý nghĩa sâu sắc.
- Truyện ngắn in trong tập “Giữa trong xanh”
Hoạt động 2: (18’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
* GV hướng dẫn đọc: Đọc chậm và phân biệt lời kể và lời nhân vật. GV đọc mẫu 1 đoạn.
* HS đọc tiếp, nhận xét cách đọc của bạn.
* GV nhận xét cách đọc.
? Tóm tắt thật ngắn gọn truyện ngắn này?
* GV kiểm tra HS hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó.
* GV giải thích thêm về địa danh Sa Pa 
II. Đọc và tìm hiểu chú thích:
Hoạt động 3: (14’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?(ngôi thứ 3)
? Điểm nhìn để trần thuật được đặt vào nhân vật nào? (ông họa sĩ già)
? Tác dụng của lối kể này?
* GV bổ sung:
- Ông hoạ sĩ tuy không phải là nhân vật chính nhưng lại là nhân vật có vị trí quan trọng vì hầu như mọi sự việc chính đều được tái hiện dưới con mắt của ông.
- Đó là một nét đặc sắc trong cách giới thiệu nhân vật của tác giả.
? Nêu bố cục của truyện? 
? Qua đó, nhận xét gì về cốt truyện và tình huống truyện?
? Vậy nhân vật chính trong truyện là ai? Còn có thêm những nhân vật phụ nào?
- Nhân vật chính: anh thanh niên
- Nhân vật phụ: bác lái xe, cô kĩ sư, ông hoạ sĩ...
? Nếu thiếu các nhân vật đó thì truyện có thể hiện đầy đủ chủ đề không? Vì sao?
?Nêu chủ đề của truyện
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục:3 đoạn
=> Tác giả để cho nhân vật chính được hiện lên trong cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác..
2. Phân tích: 
a) Tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Cốt truyện thật đơn giản, kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và bác lái xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn-Sa Pa 
-> tạo điều kiện cho nhân vật chính xuất hiện tự nhiên. Cac nhân vật phụ chỉ xuất hiện trong thoáng chốc những đã kịp ghi lại chân dung về nhân vật chính.
=> Chủ đề của tác phẩm: “Trong cái im lặng... đất nước”.
IV. Củngcố: (3’)
? Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện
V. Dặn dò:(2’)
- Tóm tắt lại câu chuyện.
- Tìm hiểu tiếp về nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9tiet66.doc