Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương (Lỗ Tấn)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương (Lỗ Tấn)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

 1.Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

 2. Thấy được tâm trạng của tác giả trên đường rời cố hương

 3. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm

B.CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên: Đọc tài liệu có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn. Nghiên cứu soạn bài bằng giáo án điện tử. Chuẩn bị hướng tích hợp với phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn.

 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản. Chuẩn bị bài học theo câu hỏi sách giáo khoa.

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1124Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 78: Cố hương (Lỗ Tấn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 78 	CỐ HƯƠNG
Lỗ Tấn
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
 1.Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
 2. Thấy được tâm trạng của tác giả trên đường rời cố hương
 3. Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm
B.CHUẨN BỊ.
 1. Giáo viên: Đọc tài liệu có liên quan tới cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Lỗ Tấn. Nghiên cứu soạn bài bằng giáo án điện tử. Chuẩn bị hướng tích hợp với phần Tiếng Việt và phần Tập làm văn.
 2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản. Chuẩn bị bài học theo câu hỏi sách giáo khoa.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ
? Những ngày ở quê nhân vật tôi trong tác phẩm đã chứng kiến thấy những gì và tâm trạng ra sao
Bài mới.
GV: Sau hơn 20 năm mới trở lại quê hương, với bao nhiêu bồi hồi xúc động nhưng cũng cảm nhận được bao nhiêu sự đổi thay của quê hương. Chứng kiến cảnh làng quê thay đổi Tôi thật buồn và xót xa Về quê chuyến này Tôi đưa cả gia đình đến nơi ở mới. Từ giã cố hương tâm trạng Tôi như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong giờ học hôm nay. 
GV: Gọi học sinh đọc.
Đoạn I “ Thuyền chúng tôi thẳng tiến Mẹ tôi và cháu Hoàng đã ngủ rồi”
Đoạn II “Tôi nằm xuống thì thành đường thôi”
GV:Sau mấy ngày ở quê tôi cũng dẫ thu xếp xong để gia đình rời quê.
H: Tôi rời quê trong hoàn cảnh thời gian và không gian khác với khi trở về như thế nào?
H: Chọn thời gian và không gian lúc trở về và khi ra đi như thế, dụng ý nghệ thuật của tác giả là gì?
GV:Không phải ngẫu nhiên mà tác giả để tôi về quê trong đêm tối và rời quê lúc hoàng hôn. Chọn không gian và thời gian nghệ thuật này là để bộc lộ tâm sự của mình. Về tối để không nhìn thấy cảnh quê hương tiêu điều xơ xác. Ra đi trong chiều tà gợi một nỗi buồn mênh mông trong lòng người. Hành trình giã biệt quê hương in đậm nỗi buồn của hoàng hôn.
GV: Gọi học sinh đọc “ Tôi và cháu Hoàng ngồi tựa thuyềnthế là lại nhắc đến Nhuận Thổ”
H: Khi cháu Hoàng nhắc tới Thủy Sinh mẹ và tôi có tâm trạng buồn, vì sao lại như thế?
GV: Làng cũ xa dần, phongcảnh làng quê cũng mờ dần.
GV: Gọi học sinh đọc “ Ngôi nhà cũ xa dầnkhiến tôi càn thêm ảo não”
H: Trong đoạn văn vừa đọc những từ ngữ nào thể hiện tình cảm, cảm xúc của tôi với quê hương?
GV:Chiếu đoạn văn và hướng dẫn học sinh cả lớp thảo luận.
 “ Ngôi nhà cũ xa dầnkhiến tôi lại càng thêm ảo não”
 Tại sao với chính quê hương mình mà khi ra đi lòng tôi lại không chút gì lưu luyến với nó? Thực chất có phải tôi hoàn toàn không lưu luyến gì với quê hương mình hay không?
GV:Quê hương ai mà chẳng thương chẳng nhớ, nhân vật tôi làm sao đến mức lại không chút gì lưu luyến với quê hương của mình như vậy. Thực ra cái mà tôi muốn rời bỏ không chút lưu luyến chính là một làng quê đói nghèo lạc hậu,sự thay đổi của con người đến tàn tạ. Tôi muốn rời xa cái đó thật nhanh để mong giữ trong trái tim mình một hình ảnh quê hương giản dị đến thiêng liêng, nơi đó có tuổi thơ, có tình bạn đẹp trong kí ức.
GV: Gọi học sinh đọc “ Tôi nằm xuốngchưa từng được sống”
H: Mẹ và cháu hoàng đã ngủ, tôi vẫn chưa ngủ được, lúc này tôi đang nghĩ đến những ai( mối quan hệ nào )?
H: Tôi gửi gắm và hi vọng điều gì khi nghĩ tới tình bạn giữa Thủy Sinh và Hoàng?
H: Tôi mong ước chúng có được một cuộc đời mới. Vậy theo tôi cuộc đời mà chúng đáng được hưởng là cuộc đời như thế nào?
H: Trong doạn văn nhân vật tôi đang nói với ai? Đó là biện pháp nghệ thuật gì?Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? 
GV: đọc “ Tôi nghĩ đếnkhông quên sùng bái tượng gỗ”
H: “ Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ”.vì sao tôi lại có thái độ ấy?
H: Chi tiết “Khi Nhuận thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ” muốn nói lên điều gì?
GV:Việc sùng bái tượng gỗ một cách mê muội của Nhuận Thổ kì thực cũng là một cách nuôi hi vọng. Bản thân tôi cũng đang nuôi một hi vọng sáng sủa hơn .Tôi và Nhuận Thổ gặp nhau ở hi vọng đổi đời nhưng lại rất khác nhau về con đường đi của mỗi người. Tôi thì quyết tâm ra đi tìm con đường mới, còn Nhuận Thổ thì chỉ biết trông mong vào thần linh.
GV đọc “ Tôi đang mơ màngvàng thắm”
H: Hình ảnh vầng trăng tròn vàng thắm ta đã gặp ở phần nào của tác phẩm? Hình ảnh được lặp đó có ý nghĩa gì?
GV: Nêu câu hỏi để học sinh thảo luận.
Trong truyện có những hình ảnh “ con đường” nào ?
Hình ảnh “ con đường” ở cuối truyện có ý nghĩa gì?
Hình ảnh con đường với nghĩa đen: con đường sông đưa tôi về quê và đưa gia đình tôi rời quê. Hình ảnh con đường sông nước này cũng phần nào có ý nghĩa khái quát biểu trưng cho sự thay đổi, luân chuyển của cuộc sống, con người như nước, như dòng chảy không ngừng của sông.
Cuối truyện xuất hiện con đường với nghĩa bóng; con đường trong suy nghĩ, liên tưởng với nhân vật tôi.
Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường tự thân hành động, dựng xây và hy vọng của con người.
Con đường không tự nhiên mà có, mà do chính con người, nhiều người đi mãi, đi nhiều góp phần tạo dựng lên.
GV: Nêu đoạn trích bài phát biểu của nguyên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân.
“ Thời đại người Trung Quốc  đó chính là cách kỉ niệm Lỗ Tấn hay nhất”.
H: Qua đây nhà văn muốn đặt ra vấn đề xã hội vô cùng bức thiết theo em đó là vấn đề gì ?
H: Nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào trên đường rời quê ?
H: Em hãy khái quát lại cảm xúc của tôi trong chuyến về quê ?
GV: Buồn bã, đau xót hi vọng đều chỉ là những biểu hiện khác nhau của tình cảm yêu mến quê hương của nhân vật tôi 
H: Thông qua việc thuật lại chuyến về quê cuối cùng của nhân vật tôi, truyện ngắn Cố hương đã thể hiện điều gì ?
H: Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? 
H: Em hiểu gì về hình ảnh cố hương trong văn bản ?
H: Qua truyện ngắn này em hiểu thêm được điều gì về tấm lòng của Lỗ Tấn với quê hương ?
H: Chủ đề về quê hương là một chủ đề muôn thủa của các nhà văn nhà thơ. Hãy đọc một bài thơ với chủ đề đó mà em yêu thích ? 
Hướng dẫn về nhà
Làm bài tập 2 SGK
Trình bày cảm nhận của em về nhân vật tôi trong truyện ngắn
I.Đọc- hiểu chú thích.
II. Đọc- hiểu văn bản.
 1.Cấu trúc văn bản.
 2. Nội dung văn bản.
a)Tôi trên đường về quê.
b)Những ngày tôi ở quê.
c)Tôi trên đường rời quê
Tôi trở về trong đêm: trời u ám,thôn xóm tiêu điều, vòm trời màu vàng úa.
Tôi rời quê vào lúc hoàng hôn: những dãy núi hai bên bờ sông đen sẫm lại, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái.
Gợi lên một cái gì đó buồn bã tối tăm-Nhấn mạnh tô đậm chủ đề: đó là một thời kì đen tối của nhân dân Trung Quốc.
Nhắc tới Thủy Sinh là nhắc tới Nhuận Thổ ngày nào.
Nhắc tới Nhuận Thổ là nhắc tới tình bạn cuả chúng tôi khiến tôi nghĩ đến Nhuận Thổ bây giờ và càng thêm buồn xót xa.
Lòng tôi không chút lưu luyến.
Làm cho tôi vô cùng lẻ loi ngột ngạt.
Khiến tôi lại càng thêm ảo não.
Xa dần - mờ dần- mờ nhạt đi.
Làng quê không còn đẹp như trong kí ức, không như sự mong chờ háo hức trên đường tôi trở về: làng quê tiêu điều, xơ xác.
Sự ngăn cách giàu nghèo, sự thay đổi của con người theo thời gian: thay đổi cả về thể xác lẫn tinh thần.
Đặc biệt là sự thay đổi của Nhuận Thổ: hình ảnh chú bé oai hùng trong kí ức cũng mờ nhạt hẳn đi.
Tôi - Nhuận Thổ
Hoàng - Thủy Sinh
Hai đứa phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa hề được sống.
Không có sự phân biệt giàu nghèo, cách bức.
Cuộc sống không phải vất vả chạy vạy dẫn đến khốn khổ và đần độn.
Cuộc sống khốn khổ, đần độn mà dẫn đến tàn nhẫn.
Nghệ thuật độc thoại nội tâm.
Tác dụng: thể hiện những suy nghĩ của tôi, những gì tôi muốn và những gì tôi hi vọng.
Điều mong ước của mình quá xa vời.
Thể hiện sự sùng bái tượng gỗ.
Hi vọng vào thần linh để có sự đổi đời.
Gợi hình ảnh tươi đẹp, sáng sủa của tình bạn giữa tôi với Nhuận Thổ.
Gợi hình ảnh quê hương tươi đẹp trong kí ức của tôi.
Cần phải xây dựng một cuộc đời mới.
Những con đường mới, khác trước, tốt đẹp hơn trước cho các thế hệ tương lai.
Buồn nhưng lòng tràn đầy hy vọng, có niềm tin và con đường mới, một cuộc sống mới, một xã hội mới.
Phảng phất buồn trên đường về quê.
Đau đớn xót xa trong những ngày ở quê. 
Hi vọng trên đường xa quê .
3. ý nghĩa văn bản 
a) Chủ đề tác phẩm
- Phê phán xã hội, lễ giáo phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân của xã hội Trung Quốc qua những rung động và suy ngẫm trong chuyến về quê, trước sự thay đổi của Cố hương.
- Hi vọng, tin tưởng trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân . 
b) Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. 
- Truyện ngắn đậm chất hồi kí, đậm chất trữ tình, giọng buồn man mác.
- Nhân vật tôi quan sát và rung cảm, suy ngẫm trong suốt chuyến đi.
- So sánh đối chiếu giữa hiện tại và quá khứ.
- Sáng tạo những hình ảnh giầu biểu trưng, biểu tượng và ý nghĩa triết lí.
- Cố hương không lên chỉ được quan niệm là nơi chôn rau cắt rốn. Trong truyện ngắn Cố hương, cố hương còn là bức tranh thu nhỏ của xã hội của đất nước. 
Là người có tư tưởng tiến bộ luôn day dứt với quê hương đói nghèo lam lũ.
Luôn có ước mơ đổi đời cho người dân, quyết tâm tìm con đường đi cho nông dân, xã hội Trung Quốc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 78 Co huong.doc