Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến tiết 90

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến tiết 90

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.

- Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm nghị luận.

 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh.

 3. Thái độ: Tình cảm, đạo lí thầy trò khi làm đề văn này.

 II/ Chuẩn bị:

 1. GV:

+ Phương pháp: Nhận xét, phân tích, tổng hợp.

+ Bảng phụ, đáp án, thang điểm. điểm bài viết.

 2. HS: Soạn dàn ý và nhớ lại những khuyết điểm mà mình chưa làm được trong bài làm

III/ Tiến trình lên lớp

 

doc 12 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 81 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 17	 	Ngày soạn: 05/12/2008
TIẾT:	 81 Ngày dạy: 08/12/2008
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: Giúp HS
- Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn bản tự sự.
- Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong việc viết văn tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm nghị luận.
 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý, xây dựng một văn bản hoàn chỉnh.
 3. Thái độ: Tình cảm, đạo lí thầy trò khi làm đề văn này.
 II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Nhận xét, phân tích, tổng hợp.
+ Bảng phụ, đáp án, thang điểm. điểm bài viết.
 2. HS: Soạn dàn ý và nhớ lại những khuyết điểm mà mình chưa làm được trong bài làm
III/ Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HOC SINH
GHI BẢNG
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
*HĐ 1: GV ghi đề bài lên bảng lớp, hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Gọi HS đọc đề bài.
Hỏi: Chỉ rõ yêu cầu về nội dung và hình thức?
- GV gợi ý, HS thảo luận, xây dựng đáp án (dàn bài) cho bài viết.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt.
* HĐ 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét ưu điểm từng mặt và đánh giá những bài cụ thể.
+ Ưu: Hiểu yêu cầu của đề. Có bố cục rõ ràng, hợp lí, có kết hợp tự sự, biểu cảm, miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
+ Hạn chế: Còn sai chính tả, kể sơ sài, chi tiết sự việc lộn xộn, 1 số bài sa đà vào việc miêu tả quá mức cần thiết.
- Công bố điểm
9/1: TS: 29, G:0 , K: 9, Tb: 15, Yếu: 5
9/2: TS: 20, G:0 , K: 2, Tb: 12, Yếu: 6
9/3: TS: 28, G:0 , K: 6, Tb: 17, Yếu: 5
* HĐ 3: HS sửa lỗi.
- GV cho HS sửa chữa lỗi.
- Ghi điểm vào sổ.
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc bài làm tốt cho cả lớp tham khảo
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc, tham khảo thêm
- Ôn tập thi học kì I
+ HS chú ý đọc kĩ lại đề bài.
+ Nội dung: Kể cho các bạn nghe về 1 kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
+ Hình thức: Phương thức tự sự.
+ Các ý chính cần có:
Có thể mỗi người có rất nhiều kĩ niệm với các thầy cô giáo, nhưng phải chú ý lựa chọn 1 kĩ niệm “đáng nhớ”, đó là kĩ niệm tương đối điển hình.
+ Kĩ niệm về việc gì? Thời gian? Diễn biến?
+ Tại sao đáng nhớ?
+ Bài học về tình cảm, đạo lí (miêu tả nội tâm).
+ Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống (nghị luận).
I/ ĐỀ BÀI: Nhân ngày 20- 11, kể cho các bạn nghe về 1 kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ.
II/ DÀN BÀI:
III/ Sửa lỗi
¯ Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN : 17	 	Ngày soạn: 05/12/2008
TIẾT:	 82 Ngày dạy: 09/12/2008
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức: 
 - Giúp HS ôn những kiến thức cơ bản và hệ thống về phần từ vựng; các phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại.
 - Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự nhận xét và sữa chữa bổ sung kiến thức.
 3. Thái độ: Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân.
 II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Nhận xét, tổng hợp.
+ Đáp án, thang điểm. điểm bài làm.
 2. HS: Nhớ lại những khuyết điểm mà mình chưa làm được trong bài làm
III/ Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HOC SINH
GHI BẢNG
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
*HĐ 1: Sửa bài kiểm tra.
+ GV phát bài kiểm tra.
+ Đọc lại đề bài, cho HS nêu đáp án từng câu Hỏi trắc nghiệm.
+ GV nhận xét và sửa lại cho đúng.
+ GV chép đề bài tự luận lên bảng, nêu yêu cầu và thang điểm cho từng phần.
* HĐ 2: Nhận xét bài làm của HS
GV nêu những nhận xét tổng hợp về kết quả bài làm của HS (ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu) về các mặt nội dung, hình thức làm bài.
+ Ưu: Hiểu yêu cầu của đề, đa số làm đúng phần trắc nghiệm. Kĩ thuật làm trắc nghiệm nhanh, chính xác
- Hạn chế: Nắm kiến thức chưa vững; 
Gọi đúng tên biện pháp tu từ, từ vựng nhưng chưa phân tích được cái hay và sâu sắc của hình ảnh “mặt trời”trong câu thơ 2. 
Diễn đạt phần tự luận còn vụng về, sơ sài. Còn sai lỗi chính tả.
- Công bố điểm
9/1: TS: 29, G:3 , K: 9, Tb: 14, Yếu: 3
9/2: TS: 20, G:1 , K: 5, Tb: 12, Yếu: 2
9/3: TS: 30, G:5 , K: 6, Tb: 15, Yếu: 4
* HĐ 3: HS sửa lỗi.
- GV cho HS sửa chữa lỗi.
- Ghi điểm vào sổ.
4. Củng cố:
- Đọc một vài phần tự luận viết khá tốt cho HS tham khảo.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập các nội dung đã học để chuẩn bị thi học kì I
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời
- Nghe, rút kinh nghiệm
* Đáp án trắc nghiệm: 1- B, 2- C, 3- SGK,4 – A, 5 – D, 6 – thiết lập...
* Tự luận: 
- Câu 1: Yêu cầu HS chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ qua hình ảnh “mặt trời”. So sánh ngầm đứa con với mặt trời, ý nói con là thiêng liêng, cao quí nhất, là lẽ sống, niềm tin của người mẹ.
.
- Sữa lỗi trong bài làm
I. Sữa bài kiểm tra
II. Nhận xét bài làm
III. Sữa bài
¯ Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
TUẦN : 17	 	Ngày soạn: 05/12/2008
TIẾT:	 83 Ngày dạy: 09/12/2008
TRẢ BÀI KIỂM TRA 
PHẦN THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức: 
 - Giúp HS ôn lại các kiến thức và kĩ năng được thể hiện trong bài kiểm tra.
Thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; Tìm ra phương hướng khắc phục, sưả chữa
 - Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tự nhận xét và sữa chữa bổ sung kiến thức.
 3. Thái độ: Thấy rõ ưu điểm và hạn chế trong bài làm của bản thân.
 II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Nhận xét, tổng hợp.
+ Đáp án, thang điểm. điểm bài làm.
 2. HS: Nhớ lại những khuyết điểm mà mình chưa làm được trong bài làm
III/ Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HOC SINH
GHI BẢNG
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
*HĐ 1: Sửa bài kiểm tra.
+ GV phát bài kiểm tra.
+ Đọc lại đề bài, cho HS nêu đáp án từng câu Hỏi trắc nghiệm.
+ GV nhận xét và sửa lại cho đúng.
+ GV chép đề bài tự luận lên bảng, nêu yêu cầu và thang điểm cho từng phần.
* HĐ 2: Nhận xét bài làm của HS
GV nêu những nhận xét tổng hợp về kết quả bài làm của HS (ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu) về các mặt nội dung, hình thức làm bài.
+ Ưu: Hiểu yêu cầu của đề, đa số làm đúng phần trắc nghiệm. Kĩ thuật làm trắc nghiệm nhanh, chính xác. 
- Hạn chế: Nắm kiến thức chưa vững. Bài làm chưa hoàn chỉnh (thiếu bỏ trống câu trắc nghiệm, diễn đạt phần tự luận còn vụng về, sơ sài. Cảm xúc chưa tự nhiên, Còn sai lỗi chính tả, chữ viết chưa cẩn thận.
- Công bố điểm
9/1: TS: 29, G:4 , K: 8, Tb: 13, Yếu: 4
9/2: TS: 21, G:1 , K: 5, Tb: 13, Yếu: 2
9/3: TS: 30, G:6 , K: 6, Tb: 14, Yếu: 4
* HĐ 3: HS sửa lỗi.
- GV cho HS sửa chữa lỗi.
- Ghi điểm vào sổ.
4. Củng cố:
- Đọc một vài phần tự luận viết khá tốt cho HS tham khảo.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập các nội dung đã học để chuẩn bị thi học kì I
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời
- Nghe, rút kinh nghiệm
* Đáp án trắc nghiệm
1- C 2- D 3- C 
4- C 5- D 6- D 7- C 8- D 9- A
10- C 11- A 12- C
- Đáp án phần tự luận. 
* Tự luận: 
Câu 1: Nêu được điểm giống:
- Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó.
- Được nảy sinh từ sự chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu, cùng thiếu thốn vật chất...
- Nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao.
Câu 2: Nêu được ý chính
- Trước khi nhận ông Sáu là ba: Hốt hoảng, ngỡ ngàng, xa lạ, cứng cỏi đến mức tưởng chừng như ương ngạnh. Tình cảm sâu sắc, chân thật. Chỉ tin chắc đó là đúng.
- Sau khi nhận ông Sáu là ba: Tình cảm bộc lộ mảnh liệt, chân thành...
- Sữa lỗi trong bài làm
I. Sữa bài kiểm tra
II. Nhận xét bài làm
III. Sữa bài
¯ Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
	 TUẦN : 17	Ngày soạn: 07/12/2008 
TIẾT:	 84 Ngày dạy: 11/12/2008
NHỮNG ĐỨA TRẺ
Trích “Thời thơ ấu” - Mác-xim Go-rơ-ki
( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức: Giúp học sinh rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của M.Go- rơ-ki trong giai đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
 2. Kĩ năng: Cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.
 3. Thái độ: Tình cảm thương yêu đồng loại, sẻ chia với những con người có những cảnh ngộ éo le, bất hạnh. Trân trọng tình cảm bạn bè.
 II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp.
 + Chân dung tác giả.
 2. HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III/ Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HOC SINH
GHI BẢNG
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật trong chuyến về thăm quê lần cuối cùng? Xét từ bản chất tâm trạng ấy nói lên tình cảm gì của tác giả?
- Phân tích hình ảnh biểu tượng “con đường” ở đoạn cuối truyện ngắn “Cố hương”.
3. Bài mới: Giới thiệu nhà văn M. Go- Gơ- Ki : Tên thật là A lếch-xây Mác – xi-mô-vich Pê-scôp (1868-1936); bút danh Go- rơ- ki có nghĩa là cay đắng.
Sinh ra và lớn lên ở thàn phố nhỏ bên bờ sông Vôn –ga trong một gia đình công nhân nghèo. Sớm mồ côi cha mẹ . tuổi thơ ấu sống trong gia đình ông bà ngoại, sớm phải tự lập bằng nhiều nghề khác nhau.
Tự học, tự rèn luyện với nghị lực phi thường để trở thành nhà nghệ sĩ ưu tú của nghệ thuật vô sản.
Là đại thi hào Nga , người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ 20.
Tác giả cuả nhiều truyện ngắn , tiểu thuyết, bút kí, kịch nói, tiểu luận phê bình văn học đặc sắc.
Là một trong những nhà văn Nga có ảnh hưởng sâu rộng ở VN.
*HĐ 1: HD Đọc- chú thích văn bản.
- Đọc với giọng điệu phù hợp, phát âm chính xác các từ phiên âm.
- Gọi H ... uổi nhau cùng chơi và kể chuyện cho nhau nghe. Ông bố của gia đình 3 đứa ngăn cấm chúng. Nhưng chúng vẫn bí mật tìm cách gặp nhau.
1. Những đứa trẻ gặp nhau (từ đầu cúi xuống).
2. Những đứa trẻ bị cấm đoán (trời đã bắt đầu tối không được đến nhà tao!).
3.Những đứa trẻ gặp nhau (còn lại).
- Nhân vật kể chuyện xưng “tôi” vì xuất hiện trong mọi sự việc được kể.
- HS suy nghĩ, trả lời: 
+ Chúng đều thiếu tình thương của mẹ, chúng là hàng xóm của nhau, chúng đã từng cứu nhau thoát nạn.
+ Là tình bạn gắn bó theo nhu cầu chia sẽ tình cảm. Chúng luôn hướng về nhau cho dù người lớn cấm đoán, chúng đoàn kết và quan tâm đến nhau
+ A-li-ô-sa biết sống vì bạn, hết lòng yêu quí bạn. Bọn trẻ yêu quí đồng cảm gắn bó với nhau.
- HS tự bộc lộ:
+ Truyện cổ tích thật kì diệu đã khơi dậy trong trẻ em lòng tin về những điều tốt đẹp ở đời.
+ Những đứa trẻ thật đáng yêu và đáng thương.
I/ Đọc, chú thích văn bản.
II/ Đọc, hiểu văn bản.
1- Những đứa trẻ gặp nhau
- Biết sống cho bạn, hết lòng yêu quí bạn.
- Gắn bó sâu sắc từ những mất mát, hi vọng.
¯ Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
......................................................................................................................
TUẦN : 17	 	Ngày soạn: 08/12/2008
TIẾT:	 85 Ngày dạy: 12/12/2008
NHỮNG ĐỨA TRẺ
Trích “Thời thơ ấu” - Mác-xim Go-rơ-ki
( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM)
I/ Mục tiêu cần đạt:
 1.Kiến thức: Giúp học sinh rung cảm trước những tâm hồn tuổi thơ trong trắng sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của M.Go- rơ-ki trong giai đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
 2. Kĩ năng: Cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.
 3. Thái độ: Tình cảm thương yêu đồng loại, sẻ chia với những con người có những cảnh ngộ éo le, bất hạnh. Trân trọng tình cảm bạn bè.
 II/ Chuẩn bị:
 1. GV:
+ Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, tổng hợp.
 + Chân dung tác giả.
 2. HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III/ Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HOC SINH
GHI BẢNG
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Mac- Xim Go-rơ-ki. 
3. Bài mới:
* HĐ 1: HD tìm hiểu phần 2 của truyện
- Theo dõi phần 2 của văn bản, cho biết:
 Hình ảnh viên đại tá xuất hiện trước mặt bọn trẻ thể hiện qua chi tiết nào? Hình ảnh ấy gợi cho em liên tưởng tới nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Hỏi: Ông ta đã làm gì với bọn trẻ? Thể hiện thái độ gì?
Hỏi: Khi người cha ấy xuất hiện thì bọn trẻ con tỏ thái độ gì?
Hỏi: Theo em, A-li-ô-sa sợ đến phát khóc vì lí do nào sau đây:
-Vì sẽ bị ông ta đánh cho một trận, hoặc bị mách ông ngoại.
-Vì cảm thấy lẻ loi, cô độc.
-Vì ông già này là kẻ lạnh lùng không có tình thương con trẻ.
-Vì ông ta là một người lớn thô bạo.
Hỏi: Sự việc này khiến cho em có cảm xúc gì? Nếu em cũng là bạn bọn trẻ, em sẽ làm gì?
* HĐ 2: HD tìm hiểu phần 3 của truyện
Hỏi: Cách tiếp tục chơi của bọn trẻ diễn ra như thế nào? Nhận xét của em về việc này?
Hỏi: Bọn trẻ đã kể cho A-li-ô-sa nghe về điều gì? Em có suy nghĩ gì về cuộc sống của bọn trẻ từ chi tiết này?
Hỏi: A-li-ô-sa tiếp tục kể chuyện cổ tích và cảm thấy như thế nào có suy nghĩ gì trước cảnh ngộ của các bạn mình? Thể hiện một tình bạn của A-li-ô-sa như thế nào?
* HĐ 3: HD tổng kết:
Hỏi: Nhận xét về nghệ tự sự trong đoạn này?
Hỏi: Từ đoạn trích trên đã giúp em hiểu gì về cuộc sống của bọn trẻ; tình bạn của chúng ; về người bạn có tên là A-li-sa ?
Hỏi: Tình bạn của A-li-ô-sa đã giúp em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn đối với những con người cô độc, đau khổ?
- Gọi HS đọc to ghi nhớ SGK tr 234.
4. Củng cố:
Hỏi: Những vẻ đẹp và sức mạnh nào của tình bạn được khơi dậy từ đoạn trích?
5. HD học ở nhà
- Học, nắm nội dung phân tích.
- Yêu cầu tập viết đoạn văn kể về tình bạn của mình.
- Báo cáo sĩ số
- Trả lời trước lớp
a. Một ông già với bộ riamũ xù lông, gợi ra sự liên tưởng về nhân vật Tiên, Bụt trong truyện cổ tích xuất hiện để giúp đỡ người nghèo khổ, bất hạnh.
 + Quát bọn trẻ : Đứa nào đây; 
->thể hiện một con người hách dịch, thô lỗ.
- Tự bộc lộ.
- Tự bộc lộ
+ Nấp sau bụi câygặp chúng tôi.
+ Một cuộc chơi đoàn kết, có tổ chức, những đó là cuộc chơi không bình thường, không đáng bí mật mà phải bí mật, không đáng trốn tránh mà phải trốn tránh.
+ Về cuộc sống buồn tẻ của chúng, về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao, những chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và dì ghẻ.
->Thiều vắng tình thương niềm vui, sống âm thầm, cô độc.
+ A-li-ô- sa cảm thấy buồn, tin yêu và muốn làm chúng vui thích.Một tình bạn xuất phát từ niềm tin yêu , sự đồng cảm, sự sẻ chia, sự nâng đỡ.
+ Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm
- Tự bộc lộ.
+ Tấm lòng nhân ái, nâng đỡ, chia sẻ bất hạnh của con người, nhất là trẻ em của nhà văn.
Thảo luận nhóm, trả lời.
 - Sự gắn bó, chân thành, bù đắp tình yêu thường vơi đi bao phiền muộn, bất hạnh.
- Đọc ghi nhớ
I/ Đọc, chú thích văn bản.
II/ Đọc, hiểu văn bản.
1. Những đứa trẻ gặp nhau
2. Những đứa trẻ bị cấm đoán.
* Hình ảnh viên đại tá.
Xuất hiện trước mặt bọn trẻ: Quát, doạ nạt và cấm không cho các con chơi với A-li-ô-sa -> một người hách dịch và thô lỗ
* Hình ảnh bọn trẻ:
- Ba đứa con nhà lão đại tá ngoan ngoãn, cam chịu thật đáng thương
3.Bọn trẻ lại gặp nhau
=>Tình bạn là sự đồng cảm chia sẻ, nâng đỡ->Tình bạn cao cả, chân thành, sâu sắc.
V/ Tổng kết
* Ghi nhớ: SGK
VI/ Luyện tập.
-Viết văn bản ngắn kể về tình bạn của mình.
¯ Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
TUẦN : 18	 	Ngày soạn: 08/12/2008
TIẾT:	 86, 87 Ngày dạy: 19/12/2008
THI KIỂM TRA HỌC KÌ I
TUẦN : 19	 	Ngày soạn: 08/12/2008
TIẾT:	 88 Ngày dạy: 19/12/2008
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
I/ Mục tiêu cần đạt: Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các nhà thơ.
 1.Kiến thức:Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện năng lực cảm thụ, làm thơ tám chữ
 3. Thái độ: Phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong cảm nhận.
 II/ Chuẩn bị:
 1. GV: Bảng phụ ghi một số đoạn thơ mẫu trong SGK.
 2. HS: Đọc kĩ bài.
III/ Tiến trình lên lớp
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HOC SINH
GHI BẢNG
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
* HĐ 1:Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
- Treo bảng phụ ghi một số đoạn thơ mẫu.
- Đọc, tìm hiểu về vần, nhịp.
1.Thế Lữ:
 Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.
Cảnh cơ hàn nơi nước động bùn lầy
Thú sáng lạng mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động.
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê.
 ( Cây đàn muôn điệu)
2.Xuân Diệu:
..Xuân không chỉ ở mùa xuân ba tháng
Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ.
Chim trên cành há mỏ hát ra thơ
Xuân là lúc gió về không định trước
Đông đang lạnh bỗng một hôm trở ngược
Mây bay đi để hở một khung trời.
Thế là xuân.Ngày chỉ ấm hơi hơi
Như được nắm một bàn tay son sẻ
 ( Xuân không mùa)
* HĐ 2: Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
- Giáo viên nêu yêu cầu:
- Câu mới viết phải đủ tám chữ.
- Phải đảm bảo sự lô-gích về ý nghĩa với những câu đã cho.
- Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho.
Gợi ý : có thể chọn một trong các câu gần đủ tám chữ sau:
a.Mà sông xưa vẫn chảy
-Bởi đời tôi cũng đang chảy
-Sao thời gian cũng chảy
b. -Chợt quen nhau chưa thể gọi
-Một cành hoa đâu đã gọi
-Mùa đông ơi, sao đã vội
c.-Sao bâng khuâng trước những cánh 
-Cho một người thơ thẩn ngắm
-Chợt giật mình nghe ai gọi
d.-Những trái chín có từ ngày
-Ai hái tặng ai để nhớ
-Tôi thẫn thờ nắm cành táo
** Các câu thơ trong nguyên tác :
a.Mà sông bình yên nước chảy theo dòng?
b.Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân!
c.Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa
d.Tôi nắm chật hơn cành táo nhọn gai! 
** Tiết 90
* HĐ 3:Thi làm thơ giữa các nhóm.
GV tổ chức cho mỗi nhóm làm một bài thơ theo chủ đề cho trước:
-Trường, lớp
- Quê hương.
- HS đọc, nhận xét
+ Số chữ
+ Ngắt nhịp
+ Nội dung, cảm xúc.
4. Củng cố: nhắc lại yêu cầu, vần, nhịp thơ tám chữ
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà tiếp tục tập làm làm thơ tám chữ theo cảm hứng .
- Ôn tập tổng hợp chuẩn bị thi học kì 1.
- Báo cáo sĩ số
1. Nhận xét:
- Thơ tám chữ thường sử dụng vần chân một cách rất linh hoạt; có vần trực tiếp tạo thành cặp ở hai câu thơ đi liền nhau: bay- lầy; mộng- động; cờ- thơ, trước- ngược
có vần gián cách: 
-“ Ta muốn hồn trào ra đầu ngọn bút
Bao lời thơ đều dính não cân ta 
Bao dòng chữ quay cuồng như máu vọt
Cho mê man tê điếng cả làn da”
 (Trăng – Hàn Mặc Tử)
-Thơ tám chữ rất gần với văn xuôi, do đó cách ngắt nhịp cũng rất linh hoạt.
a. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bên sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước 
?
( Đỗ Bạch Mai.Trước dòng sông)
b. Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
 Như người yêu khác hẳn vời tình nhân
 Biển dù nhỏ không phải là ao rộng
?
 ( Phạm Công Trứ-Vô đề)
C.Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
Phố Hàng Ngang dâu dạ xoan nở trắng
Và mưa rơi thật dịu dàng, im lặng
? 
 ( Bế Kiến Quốc-Dâu da xoan)
d.Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
Những trái chín chắt chiu từ đất mẹ
Những trái chín lẫn buồn vui tuổi trẻ
,,,?
 ( Hoàng Thế Sinh-Có một đêm như thế mùa xuân)
.
* Ví dụ:
1/ Nhớ trường
Nơi ta đến hằng ngàyquen thuộc thế
Sân trường mênh mông ,nắng cũng mênh mông
- Học sinh trình bày
I/ Tìm hiểu một số đoạn thơ tám chữ
II/ Viết thêm một câu thơ để hoàn thiện khổ thơ
III/ Thi làm thơ giữa các nhóm.
¯ Rút kinh nghiệm:....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................
TUẦN : 19	 	Ngày soạn: 08/12/2008
TIẾT:	 90 Ngày dạy: 22/12/2008
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 TUAN 1718 19 3 COT.doc