Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 86: Viếng lăng Bác

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 86: Viếng lăng Bác

I. Mục tiêu

a. Về kiến thức: Giúp học sinh :

+ Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm Bác

+ Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng

b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ. giọng điệu bài thơ

c. Về thái độ: Thêm yêu quý, tự hài và noi gương học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV: giáo án, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh về lăng Bác.

b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới

3. Tiến trình bài dạy

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 86: Viếng lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy Dạy lớp
 Ngữ văn - Tiết 86 : viếng lăng bác
 (Viễn Phương)
I. Mục tiêu
a. Về kiến thức: Giúp học sinh :
+ Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra thăm Bác
+ Thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình, phân tích các hình ảnh ẩn dụ. giọng điệu bài thơ
c. Về thái độ: Thêm yêu quý, tự hài và noi gương học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV: giáo án, nghiên cứu tài liệu, tranh ảnh về lăng Bác.
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới
3. Tiến trình bài dạy
a.Kiểm tra bài cũ: (2 ph)
 yêu cầu học sinh trình vở sọan ra đầu bài để kiểm tra-> nhận xét ý thức chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, hs nào chưa đủ, còn thiếu yêu cầu về hoàn chỉnh ngay vào vở
b.Dạy nội dung bài mới
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1 ph)
 Trong thơ ca VN hiện đại, đề tài viết về bác Hồ đã trở thành phổ biến và không bao giờ cạn. Nhà thơ Tố Hữu từ trong kháng chiến chống Pháp đã đến thăm nhà Bác, khi Bác qua đời lại dắt em vào cõi Bác xưa để theo chân Người. Nhà thơ Minh Huệ lại kể về một đêm Bác không ngủ ở chiến trường Việt Bắc . Còn Viễn Phương xúc động kể về cảm xúc của mình khi lần đầu từ Nam Bộ ra viếng lăng Bác. Để giúp các em cảm nhận rõ hơn về cảm xúc này của nhà thơ chúng ta tìm hiểu nội dung của bài hôm nay.
?
?
?
?
?
?
G
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
G
?
 Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương?
(ảnh chân dung)
Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(ảnh lăng Bác)
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nhận xét của em về cách gieo vần và nhịp điệu của bài thơ?
Theo em cần đọc bài thơ trên với giọng như thế nào?
 em hãy cho biết, mạch cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ này là gì?
Thể hiện theo trình tự nào?
Căn cứ vào trình tự thể hiện mạch cảm xúc ấy, ta có thể chia văn bản thành mấy phần? nêu nd và giới hạn của từng phần? hạn của từng phần)
để tìm hiểu nd của bài, chúng ta hãy cùng theo bước chân của Viễn Phương, trước tiên là
Câu thơ mở đầu bài thơ giới thiệu với chúng ta về sự việc gì? ( Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác của bài thơ)
Nhà thơ xưng hô với Bác như thế nào?
 em có nhận xét gì về cách xưng hô trên?
Nhan đề của bài thơ là “Viếng lăng Bác” nhưng tại sao ở đây nhà thơ lại nói rằng con “ra thăm” chứ không phải “ra viếng” Bác ?
Cách xưng hô và cách dùng từ như trên giúp em cảm nhận được gì về tình cảm của nhà thơ dành cho Bác?
Đồng thời qua khổ thơ này, nhà thơVP còn cho chúng ta biết. ấn tượng đầu tiên mà nhà thơ nhận thấy khi đứng trước lăng Bác là ha nào? Câu thơ nào diễn tả điều ấy?
Hình ảnh hàng tre trong câu thơ thứ hai có ý nghĩa như thế nào?
Quan sát hai câu thơ 3 và 4
Hình thức diễn đạt ở câu thơ này có gì đáng lưu ý ? 
Tính từ- từ láy: xanh xanh sử dụng ở đây diễn tả điều gì?
Thành ngữ Bão táp mưa sa mang ý nghĩa như thế nào ? 
Hình ảnh hàng tre ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa gì khác ?
 Nếu ở khổ thơ thứ nhất là cảm nhận của tác giả về ha hàng tre VN . Vậy ở khổ thơ thứ hai , ấn tượng tiếp theo của Viễn phương là ha nào ?
Theo em hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ trên có giống nhau không ? 
Từ láy ngày ngày đứng ở đầu câu góp phần diễn tả điều gì ?
Cách ví BH như mặt trời trong lăng rất đỏ giúp em cảm nhận được gì về Bác ?
Quan sát câu thơ thứ ba và thứ tư
Kết hợp ý thơ và quan sát tranh em hãy miêu tả nd sự việc được nói đến ở đây theo cảm nhận của mình ?
Có ý kiến cho rằng : tràng hoa trong câu thơ thứ tư là một ẩn dụ đẹp và sáng tạo. Em có đồng ý với ý kiến này không ? Vì sao
Hình ảnh thơ trên biểu lộ tình cảm nào của nhà thơ, của nhân dân đối với BH ?
 Trước lăng là vậy, còn cảm nhận và suy ngẫm về Bác của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác ra sao các em tìm hiểu phần thứ hai của bài
hoà mình với dòng người vào trong lăng viếng bác, trong cảm nhận của nhà thơ, Bác Hồ hiện lên qua những hình ảnh nào ?
Em hiểu thế nào là giấc ngủ bình yên/ hay giấc ngủ bình yên là một giấc ngủ như thế nào ? Vì sao nhà thơ lại có cảm nhận như vậy ?
Vầng trăng được nhà thơ nhắc đến trong câu thơ thứ hai mang ý nghĩa gì ? ( có thể hiểu theo mấy nghĩa)
Chứng kiến cảnh Bác nằm, được ở gần linh cữu của Bác, nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình đối với Bác. Câu thơ nào diễn tả điều đó ?
 Hình ảnhTrời xanh trong câu thơ trên gợi cho em suy ngĩ gì 
Lí trí là như vầy song thức thế thì ra sao ?caỷm xuực trửụực hieọn thửùc Baực ra ủi ủửụùc nhaứ thụ dieón taỷ ụỷ nhửừng hỡnh aỷnh naứo 
 Từ nhói góp phần bộc lộ rõ tâm trạng gì của nhà thơ ?
em có cảm nhận như thế nào về tâm trạng của nhà thơ khi vào lăng viêng bác ?
HS đọc khổ thơ
nếu như trong những khổ thơ trên, tình cảm của nhà thơ đối với cho Bác Hồ dường như đang được kìm nén, ẩn giấu ở trong lòng thì đến với khổ thơ cuối này , theo em tâm trạng của nhà thơ có còn được ẩn giấu nữa hay không ? Câu thơ nào diễn tả trực tiếp điều ấy ?
Cụm từ Thương trào nước mắt diễn tả trạng thái tình cảm như thế nào ?
Cùng với niềm xúc động đó, người con đã nguyện ước điều gì ?
Em có nhận xét gì về hình thức diễn đạt của ba câu thơ trên ?
Điêp ngữ đứng ở đầu các câu gắn với các h/a về con chim hót, đoá hoa toả hương , cây tre trung hiếu nhằm diễn tả điều gì ?
ệụực muoỏn hoựa thaõn cuỷa nhaứ thụ theồ hieọn tỡnh caỷm gỡ cuỷa nhaứ thụ ủoỏi vụựi Baực? 
Hình ảnh nào ở khổ thơ đầu được nhắc lại ở khổ thơ cuối ?
Cách nhắc lại đó người ta gọi là gì ? (kiểu kết cấu ntn)
 Nó đã bổ xung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre VN ?
Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?
Qua đây, em cảm nhận được nội dung sâu sắc nào của bài thơ ?
mở tranh động, mở nhạc
bài thơ Viếng lăng Bác đã được nhạc sĩ Dân Huyền phổ nhạc và được mọi thế hệ VN vui mừng chào đón. Sau đây cô mời các em cùng lắng nghe ca khúc này từ giọng ca của một người con miền Nam- nơi quê hương của Bác.
Là những người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường- là những bông hoa ngát hương rực rỡ dưới ánh sáng của mặt trơi Bác Hồ đem lại. Em có suy nghĩ gì ? (về Bác ? về trách nhiệm của mình bây giờ ?
I. Đọc và tìm hiểu chung (7 ph)
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả :
- Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
- Thơ ông thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường. Ví dụ các bài Mắt sáng học trò, Đám cưới giữa mùa xuân khá quen thuộc với bạn đọc hồi kháng chiến chống Mĩ.
b. Tác phẩm :
- Bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ; đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. VàTác giả cũng ở trong số những đồng bào, chiến sĩ từ miền Nam ấy ra viếng lăng Bác. Bài thơ viết năm 1976 , in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).
2. Đọc :
- Thể thơ tám chữ (nhưng có dòng thơ 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi liền. Nhịp thơ nhìn chung là 4/4 hoặc 1/2/4( câu cuối khổ 2), 4/5 (câu thơ thứ 3 của khổ 2), 2/4 92 câu cuối khổ 3) 3 khổ đầu nhịp chậm diễn tả sự trang nghiêm, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn thể hiện mong ước thiết tha và nỗi lưu luyến của tác giả. 
- Giọng điệu tình cảm vừa trang nghiêm vừa tha thiết, có cả sự đau xót lẫn niềm tự hào. Cần đọc với nhịp chậm, lắng sâu, riêng khổ cuối đọc nhanh hơn một chút và giọng hơi cao lên.
3. Bố cục :
 - Cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ này là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả tự miền Nam ra viếng lăng Bác. Cảm hứng ấy đã chi phối giọng điệu của bài thơ, đó là giọng thành kính, trang nghiêm phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng, nơi vị lãnh tụ yên nghỉ. Cũng với giọng suy tư, trầm lắng là nỗi đau xót lẫn niềm tự hào.
- Theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác:
- Mạch cảm xúc như trên đã tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lí của bài thơ:
+ Khổ thơ 1 và 2 : Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác
+ Khổ thơ 3: Cảm xúc và suy ngẫm về Bác khi vào lăng viếng Người.
+ Khổ thơ 4: Cảm xúc khi rời lăng 
II. Phân tích (27 ph)
1. Cảm xúc bên ngoài lăng:(12 ph)
 Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Câu thơ chỉ ngắn gọn như một thông báo: có một người con- là Viễn Phương và cũng là những người con khác ở chiến trường miền Nam với tâm trạng xúc động, bồi hồi 
, sau bao năm mong mỏi được ra thăm lăng Bác.
- Nhà thơ xưng là con- đó từ xưng hô trong gia đình của người con đối với cha mẹ. Cách xưng hô thân mật, gần gũi, và xúc động mang đậm phong cách miền Nam.
- Các nhà thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi đều xưng con với Bác, song con ở miền Nam của Viễn Phương mang một sắc thái mới đầy kính trọng, xúc động thành kính hơn cả vì đó nơi Bác hằng khát khao mong nhớ trong cả cuộc đời :
 Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
 Miền Nam mong Bác nỗi mong cha (Tố Hữu)
- Đây là cách nói ngụ ý nói giảm, giảm nhẹ đi sự mất mát đau thương về việc Bác đã qua đời. khẳng định Bác Hồ như còn sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam đồng thời gợi sự gần gũi thân mật . Con về thăm cha,- thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm thăm nơi Bác ở để thoả lòng khát khao mong nhớ bấy lâu
=> tình cảm xúc động, nhớ thương của một người con đối với cha.
Nhân dân miền Nam đã đạt được ước nguyện bấy lâu của mình. Đây không chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ VP mà còn là tình cảm chung của dân tộc VN. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác song tất cả đều có chung một tình cảm nhưe thế
 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng
Trước tiên đó là một hình ảnh tả thực, ai đó đã từng đến lăng Bác đều có thể nhận thấy ha đầu tiên về cảnh vật ở hai bên lăng là những hàng tre đằng ngà bát ngát Và trong sương sớm hình ảnh hàng tre trước lăng bỗng trở nên mờ ảo, dài rộng hơn, bát ngát hơn 
- Tính từ- từ láy: xanh xanh, và thành ngữ :bão táp mưa sa.
- Gợi tả sức sống trường tồn
- Thành ngữ Bão táp mưa sa nhằm chỉ những khó khăn gian khổ, những vinh quang và cay đắng mà nhân dân ta đã vượt qua trong trường kì dựng nước và giữ nước đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ vừa qua.
- một hình ảnh hết sức thân thuộc, gần gũi của làng quê VN
- hình ảnh hàng tre đã trở thành một biểu tượng cho sức sống bền bỉ ,kiên cường, bất khuất của dân tộcVN . Dù bão táp mư sa ( những thăng trầm trong cuộc K/C cứu nước và giữ nước) vẫn Đứng thẳng hàng là tinh thần đoàn kết đấu tranh, chiến đấu anh hùng, không bao giờ khuất phục tất cả . cảm xúc thương mến, tự hào của nhà thơ đối với đất nước và dân tộc VN bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán Ôi đứng ở đầu câu 
->hình ảnh hàng tre đã trở thành một biểu tượng cho sức sống bền bỉ ,kiên cường, bất khuất của dân tộc VN.
 hàng tre ấy như những đội quân danh dự cùng với những loài cây khác đại diện cho những con người ở mọi miền quê trên DNVN tụ họp về đây xum vầy với Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. . 
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
- Mặt trời đi qua trên lăng là mặt trời thật- mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ đang hàng ngày soi sáng cho mọi vật trên trái đất.
- Mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ 
- từ láy ngày ngày đứng ở đầu câu
+diễn tả sự liên tục bất biến của tự nhiên
+ đã góp phần vĩnh viễn hoá, bất tử hoá hình tượng bác Hồ trong lòng mọi người và giưã thiên nhiên vũ trụ 
-Thật ra so sánh Bác Hồ với Mặt trời đã được các nhà thơ sd từ rất lâu: 
 Người rực rỡ như mặt trời cách mạng/ 
 mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng/ 
 Đêm tàn bay chập chạng dưới chân người
 (Tố Hữu- Sáng tháng năm) 
nhưng cái so sánh ngầm BH nằm trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên là một sáng tạo mới mẻ và độc đáo của Viễn Phương.Cách ví đó một mặt ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người VN. Mặt khác bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc VN khi có được BH- có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như có được ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.
=>ca ngợi công lao vĩ đại, sức sống bất diệt của Bác 
- từ láy ngày ngày có nghĩa tương tự như câu thơ đầu của khổ diễn tả Cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày , đều đặn trong cuộc sống của con người VN; những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng ,lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác
- Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: tràng hoa
+ Chúng ta có thể hiểu tràng hoa ở đây theo nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành chuỗi dai hoặc thành hình tròn được những người con khắp nơi trên ĐN và thế giới về thăm dâng lên bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng nhớ thương, yêu quý, tự hào của mình 
+ Tràng hoa ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm , những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những trăng hoa bất tận, nhưng bông hoa- tràng hoa rực rỡ được ánh mặt tròi của Bác đã trở thành những bông hoa đẹp nhất dâng lên bảy mươi chín mùa xuân = 79 năm cuộc đời của Người.
=> Tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với Bác Hồ.
2. Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác:( 7ph)
 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
- Ai đó đã một lần được về thăm Bác, được gặp Bác đều có càm giác như vị cha già của dân tộc dường như đang nằm nghỉ ngơi một chút sau những giờ làm việc miệt mài.Đó là giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của một con người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc sống bình yên của đất nước. trong lăng Bác nằm với bộ quần áo ka ki bạc màu, đôi bàn tay đang để hờ trên bụng, vẻ thanh thản bởi ước nguyện cả đời - ham muốn tột bậc của mình đã trở thành sự thật: nhân dân ta không chỉ có cái ăn, cái mặc, được ấm no hạnh phuc mà cả ĐN đàng trên đà phát triển mạnh mẽ. 
- Đó là hình ảnh thật biểu hiện sự trường tồn, vĩnh cửu của thiên nhiên.
- câu thơ diễn tả thật chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. 
- đồng thời ánh trăng còn là hình ảnh ẩn dụ: gợi nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp , thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Ngời. Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của HCM mà nhà thơ mới sáng tạo nên được những hình ảnh thơ đẹp ấy.
 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
 Mà sao nghe nhói ở trong tim
- Trời xanh trước tiên được hiểu theo nghĩa thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hàng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó đang tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng
- Mặt khác trời xanh còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp của HCM, Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh còn mãi “Bác sống như trời đất của ta” như Tố Hữu đã viết). Người đã hoá thân thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.
 Mà sao nghe nhói ở trong tim
- Thực tế là BH của chúng ta đã không còn nữa. Lí trí chũng ta đều biết rõ điều này nhưng sao trái tim ta, trái tim của nhà thơ khi bước vào đây vẫn không thể không đau xót khi nghĩ về sự ra đi của người.
- “nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp . biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Nghe nhói trong tim là nỗi đau tinh thần. Tác giả tự cảm nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình : nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời, đó không chỉ là nỗi đau của riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam.
=) niềm tiếc thương vô hạn, sự xúc động khôn nguôi khi đứng trước linh cữu của BácHồ.
3. Cảm xúc khi rời lăng (8 ph)
Nếu ở đầu câu thơ, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Nam ra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa với Bác. Nghĩ đến ngày mai về MN, xa bác, xa HN, tình cảm của nhà thơ không còn được kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
 - Đó là trạng thái tình cảm đã bấy lâu bị dồn nén, chất chứa bỗng dưng nổi sóng, dâng trào mãnh liệt không thể kìm nén được biểu hiện thành những giọt nước mắt tuôn trào
 Muốn làm con chim hót quanh lăng bác
 Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đấy
 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
-Kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp.cùng với Điệp ngữ ‘‘ muốn làm’’ lặp lại đầu ba câu tạo nên một nhịp điệu tha thiết, 
- bộc lộ trọn vẹn tình cảm, mong ước thiết tha của nhà thơ 
+ Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam
+ và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác : Muốn được là âm thanh của thiên nhiên đẹp đẽ, trong lành (tiếng chim hót). Muốn làm đoá hoa toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ. Và hơn hết là muốn được làm cây tre trung hiếu nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác để canh giấc ngủ cho Người.
=>Sự lưu luyến, mong ước thiết tha được ở mãi bên lăng Bác của nhà thơ.
- Hình ảnh cây tre - Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng,
- vẫn là ha ẩn dụ với nét nghĩa bổ xung : cây tre trung hiếu. Góp phần hoàn thiện vẻ đẹp của nó- biểu tượng của con người VN rất kiên trì, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù với sức sống mạnh mẽ những cũng rất đậm đà tình nghĩa.(trung với nước với Đảng, hiếu với dân)
 kết cấu đó làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn, thể hiện sự phát triển của mạch cảm xúc trong thơ: dân tộc ta là vậy; 
III. Tổng kết-ghi nhớ (3ph)
- Thể thơ tám chữ với hình ảnh thơ nhiều sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngông ngữ bình dị mà cô đúc.Giọng điệu trang trọng và thiết tha, tự hào. 
- Niềm thành kính và xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
IV. Luyện tập (3ph)
Bài hát của nhạc sĩ Dân Huyền với giai điệu thiết tha, tình cảm đã một lần nữa giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn về tấm lòng của những người con miền Nam nói riêng và của dân tộc VN nói chung khi về thăm lăng Bác. 
( không chỉ học tập làm theo năm điều Bác Hồ dạy mà quan trọng hơn nữa là học tập tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nhất là trong giai đoạn hiện nay...)
 c. Củng cố, luyện tập (1 ph)
?
?
Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ
Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ này
d. Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà(1 ph)
- Học thuộc bài thơ, nắm chắc nội dung và nghệ thuật
- Viết đoạn văn bình giảng khổ thơ hai và ba trong bài thơ
- Soạn bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 117 Vieng lang bac thi GV day gioi.doc