Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.

II. Phương tiện dạy học:

Bảng phụ và các tư liệu có liên quan đến bài giảng.

III. Hoạt động dạy học:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: (không)

3. Bài giảng:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 94: Phép phân tích và tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tiết 94 Bài 18
Phép phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu cần đạt 
Giúp HS:
Hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
II. Phương tiện dạy học:
Bảng phụ và các tư liệu có liên quan đến bài giảng.
III. Hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: (không)
Bài giảng: 
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới:
Công việc của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2 Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp 
HS đọc văn bản.
GV nêu vấn đề, đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận, qua đó tìm hiểu văn bản.
I. Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp
1. Phép phân tích
Văn bản: "Trang phục" 
(SGK, tr. 9)
- Văn bản bàn luận về vấn đề gì?
Vấn đề bàn luận: Cách ăn mặc, trang phục
- Trước hết văn bản nêu những hiện tượng gì? (MB)
Phần đầu nêu 2 hiện tượng không có thực (không xảy ra trong đời sống):
+ Mặc quần áo chỉnh tề lại đi chân đất.
+ Đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo để lộ cả da thịt.
- Tiếp đó tác giả nêu ra biểu hiện nào? 
* Cô gái một mình trong hang sâu (tình huống giả định):
- Không mặc váy xoè, váy ngắn
- Không trang điểm cầu kì (mắt xanh, môi đỏ, đánh móng tay móng chân)...
* Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng vắng (giả định): không chải đầu mượt, áo sơ mi là thẳng tắp...
- Các hiện tượng đó nêu lên một nguyên tắc nào trong (ăn mặc) trang phục của con người?
HS trình bày ý kiến, nhận xét.
Nguyên tắc chung:
- Ăn mặc phải đồng bộ
- ăn mặc phải phù hợp với công việc và tính chất công việc.
- Tất cả các hiện tượng đó đều hướng tới quy tắc ngầm nào trong xã hội?
Quy tắc ngầm: 
- Ăn cho mình, mặc cho người.
- Y phục xứng kì đức.
 - Sau khi nêu một số biểu hiện của quy tắc ngầm về trang phục. Bài viết đã dùng phép lập luận gì để "chốt" lại vấn đề?
HS thảo luận, trình bày ý kiến.
2. Phép tổng hợp:
- Nêu các biểu hiện:
+ ăn mặc đồng bộ.
+ Ăn mặc phải phù hợp với môi trường, hoàn cảnh.
+ Ăn mặc phải phù hợp với công việc, tính chất công việc.
- Chốt vấn đề:
"Ăn cho mình, mặc cho người".
- Theo em câu này có thâu tóm được các ý trong từng phần nêu trên không?
Câu nói có tác dụng thâu tóm, tổng hợp lại các ý đã trình bày, phân tích.
- Từ đó tác giả đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?
HS trả lời.
Vấn đề bàn luận: Trang phục đẹp: Phù hợp với môi trường, hiểu biết, trình độ, đạo đức.
- Cuối cùng tác giả đã khẳng định điều gì ở phần kết thúc?
HS thảo luận, trả lời.
Trang phục đẹp: hợp văn hoá, đạo đức, môi trường.
GV: Cách làm như vậy gọi là lập luận tổng hợp. Vậy thế nào là phép lập luận tổng hợp? Phép lập luận tổng hợp thường được thực hiện ở vị trí nào trong văn bản?
HS rút ra kết luận, GV bổ sung, hoàn thiện.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Phép tổng hợp thường được thực hiện ở cuối văn bản.
GV: Quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp (chỉ ra bản chất của từng phương pháp để chứng minh, mối quan hệ giữa chúng)?
3. Mối quan hệ giữa lập luận phân tích và tổng hợp.
- Phân tích: Phân chia sự vật thành các bộ phận phù hợp với cấu tạo quy luật của sự vật cùng một bình diện. Dùng các biện pháp khác như so sánh, đối chiếu, suy luận để tìm ra ý nghĩa các bộ phận ấy cùng mối quan hệ giữa chúng sau đó tổng hợp thành ý chung.
- Tổng hợp là phương pháp tư duy ngược lại với phân tích, đem các bộ phận, các đặc điểm của sự vật đã được phân tích riêng mà liên hệ với nhau để nêu ra nhận định chung về sự vật ấy.
Như vậy, hai phương pháp phân tích, tổng hợp tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau, vì phân tích rồi tổng hợp mới có nghĩa, có phân tích mới có cơ sở để tổng hợp.
- Như vậy, để nói về vai trò của trang phục và cách ăn mặc trong cuộc sống hằng ngày, tác giả đã sử dụng rộng rãi các phép phân tích và tổng hợp. Các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản trên?
Trong văn bản Trang phục, các phép phân tích và tổng hợp có tác dụng giúp người đọc hiểu sâu sắc, cặn kẽ chủ đề.
Hoạt động 3. Tổng kết
Vậy thế nào là các phép lập luận phân tích và tổng hợp?
HS có thể tóm tắt lại các ý chính trong phần Ghi nhớ (SGK)
II. Ghi nhớ
- Phân tích: Là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,... và cả phép lập luận, giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. 
- Phân tích và tổng hợp là hai thao tác luôn đi liền với nhau. Không phân tích thì không có cơ sở để tổng hợp. Ngược lại, nếu không tổng hợp thì các thao tác phân tích cũng không đạt được hiệu quả trọn vẹn.
IV. Củng cố:
Gv hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK.
V. Dặn dò:
HS về nhà học bài cũ, hoàn thiện các bài tập trong SGK.
Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGk

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 94.doc