I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
II. Phương tiện dạy học:
Đọc và chuẩn bị nội dung bài theo SGK
B. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là Phép Phân Tích và tổng hợp? Ví dụ?
3. Bài giảng:
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 95 Bài 18 Luyện tập Phân tích và tổng hợp I. Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Có kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận. II. Phương tiện dạy học: Đọc và chuẩn bị nội dung bài theo SGK B. Hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là Phép Phân Tích và tổng hợp? Ví dụ? 3. Bài giảng: Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới Công việc của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 2. Bài tập 1 GV: Tác giả đã vận dụng phép lập luận nào và vận dụng ra sao? - Tác giả đã chỉ ra những cái hay (thành công) nào? Nêu rõ những luận cứ để làm rõ cái hay của thơ Nguyễn Khuyến qua bài thơ Thu điếu. HS thảo luận, trả lời câu hỏi. 1. Bài tập 1 Bài tập a: Phép lập luận phân tích. + Cái hay thể hiện ở trình tự phân tích của đoạn văn: "hay cả hồn lẫn xác - hay cả bài". + Cái hay ở các điệu xanh: Ao xanh, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo, xen với màu vàng của lá cây. + Cái hay ở những cử động: Thuyền lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co, chiếc cần buông, con cá động. + Cái hay ở các vần thơ: Vần hiểm hóc, kết hợp với từ, với nghĩa, chữ. + Cái hay ở các chữ không non ép, kết hợp thoải mái, đúng chỗ, cho thấy một nghệ sĩ cao tay, đặc biệt là các câu 3, 4. GV: Trong Bài tập b, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Phân tích các bước lập luận của tác giả. HS thảo luận, trình bày. Bài tập b: Phép lập luận phân tích: "mấu chốt của sự thành đạt". Gồm hai đoạn: Đoạn 1: Nêu quan niệm mấu chốt của sự thành đạt gồm: nguyên nhân khách quan (do gặp thời, do hoàn cảnh bức bách, do có tài trời ban...) và nguyên nhân chủ quan (con người). GV có thể đưa ra một số ý kiến giả thiết để phân tích rõ hai yếu tố khách quan và chủ quan. Đoạn 2: Phân tích từng quan niệm, kết luận. - Phân tích từng quan niệm đúng - sai; cơ hội gặp may; hoàn cảnh khó khăn, không cố gắng, không tận dụng sẽ qua. Chứng minh trong bài tập: có điều kiện thuận lợi nhưng mải chơi, ăn diện, kết quả học tập thấp. + Tài năng: Chỉ là khả năng tiềm tàng, không phát hiện hoặc bồi dưỡng thì cũng sẽ thui chột. Kết luận: Mấu chốt của sự thành đạt ở bản thân mỗi người thể hiện ở sự kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, trau dồi đạo đức tốt đẹp. Hoạt động 3. Bài tập 2 HS đọc bài tập, độc lập làm bài trên phiếu học tập. Một vài em khác chữa, bổ sung. 2. Bài tập 2 Phân tích thực chất của lối học đối phó: - Xác định sai mục đích của việc học, không coi việc học là mục đích của mình, coi việc học là phụ. - Học không chủ động mà bị động, cốt để đối phó với yêu cầu của thầy cô, gia đình. - Không hứng thú, chán học, kết quả học thấp. - Bằng cấp mà không có thực chất, không có kiến thức. Hoạt động 3. Bài tập 3 GV tổ chức cho HS đọc, làm Bài tập 3 trên giấy, một số HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. 3. Bài tập 3 Phân tích các lí do buộc mọi người phải đọc sách. - Sách vở đúc kết (kinh nghiệm), tri thức của nhân loại từ xưa đến nay. - Muốn tiến bộ, phải đọc sách để tiếp thu tri thức kinh nghiệm mà người đi trước khó khăn gian khổ tích luỹ được (coi đây là xuất phát điểm tiếp thu cái mới). - Đọc sách không cần nhiều mà cần đọc kĩ - hiểu sâu đọc quyển nào nắm chắc quyển đó, có ích. - Đọc kiến thức chuyên sâu phục vụ ngành nghề - cần phải đọc rộng giúp hiểu các vấn đề chuyên môn tốt hơn. Hoạt động 4. Bài tập 4 GV hướng dẫn HS viết theo yêu cầu của bài. Trên cơ sở đã phân tích ở Bài tập 3, HS viết phần tổng hợp ra giấy (phiếu học tập), sau đó một vài em đọc, các em khác nhận xét phần trình bày của bạn. 4. Bài tập 4 (Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã phân tích trong bài). Gợi ý: Một trong những con đường tiếp thu tri thức khoa học - con đường ngắn nhất là đọc sách. Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn những cuốn sách quan trọng mà đọc kỹ. Không chỉ đọc sách chuyên sâu mà còn đọc mở rộng những liên quan để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. IV. Củng cố : GV hướng dẫn HS Làm bài tập trong SGK. V. Dặn Dò: HS về nhà học bài, hoàn thiện bài tập .Chuẩn bị nội dung bài mới theo hướng dẫn trong SGK.
Tài liệu đính kèm: