Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp HS:

- Nhận biết các thành phần biệt lập.

- Nắm được công dụng của các thành phần trong câu.

- Biết đặt câu có thành phần tình thái - thành phần cảm thán.

II. Phương tiện dạy học:

Nội dung SGk và các tài liệu liên quan đến bài học.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 98: Các thành phần biệt lập: Tình thái, cảm thán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 98 Bài 20
Các thành phần biệt lập:
tình thái, cảm thán
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nhận biết các thành phần biệt lập.
- Nắm được công dụng của các thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái - thành phần cảm thán.
II. Phương tiện dạy học:
Nội dung SGk và các tài liệu liên quan đến bài học.
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiển tra bài cũ: 
? Khởi ngữ là gì? Khởi ngữ có vai trò gì trong văn bản?
3. Bài giảng
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới.
Công việc của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Từ "có lẽ" có vai trò gì trong câu "Có lẽ, trời không mưa"? Từ đó có nằm trong cấu trúc của câu hay không?
HS trả lời.
- Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập?
Ví dụ: 
Có lẽ, trời không mưa
- Trời không mưa là nòng cốt câu, gồm chủ ngữ và vị ngữ nói về hiện tượng sự việc trời không mưa.
- Có lẽ: Thái độ phỏng đoán sự việc trời mưa có thể xảy ra tại thời điểm nói.
Thành phần biệt lập: là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu mà được dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe.
Hoạt động 1. Tìm hiểu thành phần tình thái
HS đọc ví dụ trong SGK. 
GV: Câu a: Các từ in đậm trong câu được thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
Câu b: Nếu không có từ in đậm đó thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
HS phân tích, trả lời câu hỏi.
Qua phân tích những ví dụ trên, em hiểu như thế nào là từ tình thái?
HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
I. Thành phần tình thái
1. Ví dụ 
a) Với lòng mong ước của anh, chắc anh sẽ nghĩ rằng con anh sẽ chạy vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Hai từ chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Chắc thể hiện thái độ tin cậy cao hơn có lẽ.
Nếu không có những từ ngữ in đậm trên đây, sự việc được nói đến trong câu vẫn không có gì thay đổi. Nguyên nhân: các từ đó không nằm trong thành phần chính, không trực tiếp nêu sự việc mà chỉ thể hiện thái độ của người nói.
2. Nhận xét
- Các từ chắc, có lẽ là những từ chỉ tình thái.
+ Là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến (phần gạch chân).
+ Chúng không tham gia vào việc diễn đạt (không tham gia vào nòng cốt câu)
+ Nếu không có những từ này sự việc diễn đạt trong câu không hề thay đổi.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thành phần cảm thán
HS đọc các ví dụ trong SGK.
GV: - Các từ in đậm trong ví dụ bên có chỉ sự vật hiện tượng không? Có tham gia nòng cốt câu không?
- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại sao người nói kêu lên "ồ" hoặc “trời ơi"?
- Các từ đó có vai trò gì trong câu?
II. Thành phần cảm thán
1. Ví dụ 
a. ồ, sao mà độ ấy vui thế.
b. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
2. Nhận xét:
Các từ "ồ, trời ơi"
- Không tham gia làm nòng cốt câu, không chỉ sự vật, sự việc, chỉ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người nói. 
Trời ơi: - thái độ tiếc rẻ của người nói (anh thanh niên) thời gian còn lại là quá ít với các từ "chỉ, còn, có".
Còn năm phút: sự việc được nói tới. ồ: tâm trạng ngạc nhiên, vui sướng khi nghĩ đến khoảng thời gian đã qua.
Độ ấy vui: sự việc được nói tới.
- Theo em các từ ngữ này có thể tách ra thành câu đặc biệt không? 
- Các từ: "ồ, trời ơi" là những thành phần cảm thán, vậy theo em thế nào là thành phần cảm thán?
HS thảo luận, trả lời.
Các từ ồ, Trời ơi! có thể tách ra (gọi là câu cảm thán).
Thành phần cảm thán không được tham gia vào diễn đạt nghĩa, sự việc của câu. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (tình cảm, cảm xúc (vui, buồn, mừng, giận...)).
Hoạt động 3. Ghi nhớ
- Hai thành phần phụ tình thái, cảm thán là hai thành phần biệt lập, vậy theo em thế nào là thành phần biệt lập? (Khắc sâu kiến thức cho HS)
HS đọc ghi nhớ
- Phần Ghi nhớ gồm mấy ý, là những ý nào?
III. Ghi nhớ
Gồm 3 ý: 
- Phần tình thái
- Phần cảm thán.
- Thế nào là thành phần biệt lập?
Hoạt động 4.
Bài tập 1, HS độc lập làm bài bằng phiếu học tập.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán.
a. Có lẽ - thành phần tình thái
b. Chao ôi - thành phần cảm thán
c. Hình như - thành phần tình thái
d. Chả nhẽ - thành phần tình thái
 GV yêu cầu HS đọc Bài tập 2.
HS thảo luận nhóm, GV bổ sung, sửa chữa.
2. Bài tập 2
Sắp xếp các từ theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): Dường như - hình như - có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắn hẳn - chắc chắn.
 - Đọc phân tích yêu cầu Bài tập 3. Thảo luận nhóm đại diện trình bày.
3. Bài tập 3
- Thay thế các từ phân tích, từ dùng, từ nào chịu trách nhiệm cao nhất? Tại sao tác giả lại chọn từ "chắc"?
- Trong số 3 từ đã nêu thì từ "chắc chắn" người ta phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự vật do mình nói ra.
- Từ "hình như" trách nhiệm đó thấp.
- Tác giả dùng từ "chắc" nhằm thể hiện thái độ của ông Ba (người kể) với sự việc người cha đang bồn chồn mong được gặp con với tình cảm yêu thương dồn nén chất chứa trong lòng, ở mức độ cao nhưng chưa phải là tuyệt đối: rằng con ông sẽ chạy xô đến với ông ị cách kể này còn tạo nên những sự việc bất ngờ (ở phần tiếp theo khi bé Thảo không nhận cha).
IV. Củng cố: 
GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK.
V. Dặn dò:
HS về nhà học bài và làm những bài tập còn lại.
Chuẩn bị nội dung bài mới theo gợi ý SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 98.doc