Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 121: Sang thu

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 121: Sang thu

A. Mục tiêu cần đạt.

 - Kiến thức: Giúp HS nắm được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang thu.

 - Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích văn bản thơ trữ tình.

- Giáo dục : Tình yêu quê hương đất nước.

B. Chuẩn bị:

 GV: Đọc, soạn bài - Tranh ảnh minh hoạ - máy chiếu.

 HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK.

C. Tiến trình lên lớp

I. Ổn định tổ chức.(1)

 Kiểm tra sĩ số

II. Kiểm tra bài cũ (5) :

Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ, Viếng Lăng Bác của Viễn Phương ?

Yêu cầu: HS đọc thuộc bài thơ.

Phân tích cảm xúc trước Lăng: Thành kính

Cảm xúc trong Lăng: Thương tiếc

Cảm xúc khi rời lăng: Ơn nghĩa

GV: Nhận xét cho điểm:

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 121: Sang thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25. 
Tiết : 121	
 Ngày soạn / /2010
 Ngày dạy / /2010
 sang thu
( Hữu Thỉnh )
A. Mục tiêu cần đạt.
 - Kiến thức: Giúp HS nắm được những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang thu.
 - Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận và phân tích văn bản thơ trữ tình.
- Giáo dục : Tình yêu quê hương đất nước. 
B. Chuẩn bị: 
 GV: Đọc, soạn bài - Tranh ảnh minh hoạ - máy chiếu.
 HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK.
C. Tiến trình lên lớp
I. ổn định tổ chức.(1’)
 Kiểm tra sĩ số	
II. Kiểm tra bài cũ (5’) : 
Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ, Viếng Lăng Bác của Viễn Phương ?
Yêu cầu: HS đọc thuộc bài thơ.
Phân tích cảm xúc trước Lăng: Thành kính
Cảm xúc trong Lăng: Thương tiếc
Cảm xúc khi rời lăng: Ơn nghĩa
GV: Nhận xét cho điểm: 
III . Bài mới : (35’)
Mùa thu là đề tài muôn thuở khơi nguồn cảm hứng cho các thi nhân, Với Nguyễn Du mùa thu tuyệt đẹp “Long lanh đáy nướcbóng vàng”. Còn Nguyễn Khuyến mùa thu với màu xanh của trời của nước và của lá vàng rơi. Lưu Trọng Lưu bâng khuâng với hình ảnh “ Con nai vàng ngơ ngác - đạp trên lá vàng khô” Mỗi nhà thơ viết về mùa thu với một phong cách độc đáo riêng Hữu Thỉnh ông đã cảm nhận như thế nào khi đất trời sang thu,cô trò chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Dự kiến HĐ của GV
Dự kiến HĐ của HS
ND cần đạt
- Đọc chú thích * SGK.
? Tóm tắt những nét chính về tác giả - Hoàn cảnh sáng tác, tác phẩm?
* Chiếu 
- Tác giả: Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông trong sáng giàu suy tưởng.
+ Từ năm 2000 ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
- Tác phẩm: sáng tác năm 1976, in lần đầu năm 1977.
* Chiếu những tập thơ tiêu biểu.
- Hướng dẫn đọc: Yêu cầu đọc nhẹ nhàng, khoan thai, trầm lắng.
+ Đọc mẫu.
? Trình bày những hiểu biết những hiểu biết của em về bài thơ ở những khía cạnh sau: thể thơ, phương thức biểu đạt, bố cục?
* Chiếu:
- Thể thơ 5 chữ.
- Phương thức: miêu tả + biểu cảm.
- Bố cục: 3 phần.
* Chiếu khổ thơ 1.
- Y/C hs đọc khổ 1.
? Tác giả cảm nhận sự biến đổi của làng quê lúc sang thu qua những hình ảnh nào?
* Chiếu khổ thơ 1có đánh dấu các từ ngữ 
? Con người cảm nhận mùa thu từ hương ổi - điều đó có ý nghĩa gì? 
? Cách sử dụng từ gió se, sương chùng chình gợi tả điều gì? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả?
? Từ phả có thể thay thế bằng từ nào - dùng từ phả có gì hay hơn?
? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
? Trong khổ thơ có những từ ngữ thể hiện trực tiếp cảm giác của tác giả em hãy chỉ rõ? 
* Chiếu khổ thơ 1có đánh dấu các từ ngữ: bỗng, hình như
? Từ ngữ đó thể hiện cảm xúc gì của tác giả? 
- Đọc chú thích SGK.
- Trả lời theo chú thích.
- Quan sát máy chiếu.
- Đọc bài theo yêu cầu (2 em).
* Quan sát máy chiếu.
- Đọc diễn cảm khổ 1
- Hương ổi, gió se,sương chùng chình
- Quan sát máy chiếu.
- Hương vị quen thuộc của mùa thu nơi làng quê thôn dã.
- Gió se heo may hơi lạnh Sương chùng chình làn sương như cố ý chậm lại rất duyên dáng yểu điệu - (Bóng hình một thiếu nữ)
- đưa, bay, lan, tan (gây được cái đột ngột, bất ngờ mới).
- Lời thơ tinh tế sử dụng từ láy, nhân hoá..
- Bỗng: đột ngột, bất ngờ, ngạc nhiên nhân ra dấu hiệu của thiên nhiên khi mùa thu về đó là hương ổi.
+ hình như: ngỡ ngàng ngạc nhiên vì tất cả các dấu hiệu sang thu chưa rõ ràng khó nhận ra.
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích. (5’)
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản
1. Không gian làng quê sang thu. (8’)
+Hương ổi, +gió se,
+sương chùng chình
- Lời thơ tinh tế sử dụng từ láy, nhân hoá..
đ Cảm xúc ngỡ ngàng phút giao mùa - thu sang chầm chậm nhẹ nhàng.
* Hương ổi phả vào gió se lạnh, làm thức dậy cả không gian vườn ngõ. Hương ổi trở thành mùi hương của mùa thu làng quê Việt Nam. Nhà thơ thật tinh tế cảm nhận phút giao mùa nơi thôn dã. Thu đã đến nhưng chưa đến hẳn. điều đó được cảm nhận bằng nhiều giác quan. Hình như không chỉ phải dùng để hỏi mà để xác nhận cảm xúc - phút giao mùa của tự nhiên đã nhìn thấy cảm thấy rồi mà vẫn sững sờ đến khó tin. Và phút giao mùa ngày càng rõ hơn ở những khổ thơ tiếp. 
* Chiếu 2 khổ cuối
? Tiếp mạch cảm xúc hình ảnh đất trời sang thu được thể hiện ở dấu hiệu nào?
* Chiếu 2 khổ cuối có đánh dấu các từ ngữ
* Yêu cầu hs thảo luận theo bàn
Cảm nhận của em về các hình ảnh thể hiện sự chuyển mùa?
* Chiếu kiến thức xen tranh minh hoạ về mùa thu
+ Sông dềnh dàng:nước đã cạn chảy chậm lại không cuồn cuộn ào ạt như thời gian mùa hè
+ Chim vội vã: sợ lạnh phải đi tránh rét ở những miền ấm áp hơn.(báo hiệu hết hạ sang thu)
+ Đám mây mùa hạ vắt nửa sang thu: Gợi một đám mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời bắt đầu trong xanh; Gợi hình ảnh đám mây mỏng, nhẹ, kéo dài - một vẻ đẹp của đất trời bắt đầu sang thu tạo cảm giác luyến tiếc.
+ Còn nắng - vơi dần cơn mưa nắng nhạt dần không chói chang không dữ dội không gay gắt - mưa nhỏ và ít đi
+ Sấm bớt bất ngờ: sấm ít hơn, nhỏ hơn
+ Cây đứng tuổi: cây cũng già đi
?Trong các tín hiệu của không gian đất trời sang thu em có ấn tượng với tín hiệu nào nhất?
*Bình hình ảnh Đám mây. Cái tài của Hữu Thỉnh đã dùng không gian vẽ thời gian. Nhịp cầu mỏng manh của thời gian được quan sát và cảm nhận bằng cả tâm hồn
? Từ đó bức tranh thu được cảm nhận như thế nào ?
? Ngoài ý nghĩa tả thực khổ thơ còn có ý nghĩa nào khác?
* Bổ sung: Vẫn là nắng, sấm mưa thi liệu đặc trưng của mùa hạ nhưng với độ nhạt dần. Sự phân hoá giữa hai mùa là đường ranh giới hêt sức mong manh. Với các từ: vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt, thi sĩ như đo đếm dược độ đậm nhạt của nắng, khối lượng của mưa thu. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh đất nước vừa rời khỏi thời kì chiến tranh con người cảm thấy vững vàng hơn trước những biến động bất thường của cuộc đời.
? Bài thơ đã cho thấy tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên, đất nước?
- Đọc diễn cảm.
- Sông: Dềnh dàng
+ Chim: Vội vã
+ Đám mâymùa hạ vắt nửa sang thu
+ Còn nắng - vơi dần cơn mưa
+ Sấm bớt bất ngờ
+ Cây đứng tuổi
* Thảo luận theo bàn - Nhóm trưởng trình bày
* Quan sát máy chiếu.
- Tự bộc lộ
- Cảnh vật đất trời chuyển mình rõ rệt vào thu bâng khuâng, lưu luyến
- ý nghĩa ẩn dụ: Nắng mưa sấm hàng cây là ẩn dụ cho những thay đổi vang động của cuộc đời, XH cũng là thay đổi của tuổi đời sang thu nghĩa là tuổi đời đã từng trải.
- Tình cảm tha thiết quan tâm đến sự sống thiên nhiên đất nước con người
2. Không gian đất trời sang thu (8’)
- Cảnh vật đất trời chuyển mình rõ rệt vào thu bâng khuâng, lưu luyến.
- ẩn dụ đ Thời gian trôi con người từng trải, bình tĩnh, vững vàng trong các biến động. 
+ Yêu quê hương, đất nước.
III. Tổng kết (5’)
Thảo luận: Điền vào sơ đồ 
- Làm việc theo máy chiếu.
- Đọc ghi nhớ.
*Sang thu là khúc giao mùa nhẹ nhàng thơ mộng mà cũng thầm thì triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu DT, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho thế hệ trẻ TY đất nước qua nét thu đẹp VN.
IV. Củng cố: (2’)
?- HS đọc lại bài thơ
? Em có biết bài thơ nào viết về mùa thu ?
? Tại sao cả bài thơ chỉ có một dấu chấm? (Mạch cảm xúc, vận động của cảnh vật như một cuốn phim trôi chầm chậm, từ đầu đến kết thúc mới có một dấu chấm, tạo sự lôi cuốn, liền mạch)
V. Hướng dẫn học bài: (2’)
? HS học thuộc bài thơ, năm nội dung và nghệ thuật của văn bản 
?Đọc , soạn văn bản Nói với con.
D. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSang Thu(4).doc