A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng những hình ảnh người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi.
2. Thấy được những nét sáng tạo của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ
3. Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ
B.CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đọc kĩ phần những điều cần lưu ý SGV, tìm hiểu đề tài người lính trong thơ Phạm Tiến Duật.
2. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK. Sưu tầm các bài hát có hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
Tiết 47 Bài thơ về tiểu đội xe không kính a.mục tiêu cần đạt Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng những hình ảnh người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi. Thấy được những nét sáng tạo của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ Rèn kĩ năng phân tích hình ảnh ngôn ngữ thơ b.chuẩn bị Giáo viên: Đọc kĩ phần những điều cần lưu ý SGV, tìm hiểu đề tài người lính trong thơ Phạm Tiến Duật. Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi SGK. Sưu tầm các bài hát có hình ảnh những chiến sĩ lái xe. c.Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ ? Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Nêu vài nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ 2.Bài mới GV: Giới thiệu một đoạn phim GV: Trong đoàn quân ra trận những năm đánh Mĩ, nhà thơ-chiến sĩ Phạm Tiến Duật đã góp vào vườn thơ ca một hình tượng chiến sĩ khá độc đáo với bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. GV: Hướng dẫn cách đọc - Đọc với giọng vui tươi, khoẻ khoắn, ngang tàng - Tuy nhiên cũng có những đoạn, những câu cần đọc với giọng tâm tình, chậm êm ( khổ 5, 6, 7 ) GV đọc GV gọi học sinh nối nhau đọc diễn cảm bài thơ ? Dựa vào phần chú thích SGK, hãy nêu một vài nét chính về nhà thơ Phạm Tiến Duật GV: giới thiệu - Chân dung Phạm Tiến Duật - Các tác phẩm chính:Vầng trăng quầng lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971), ở hai đầu núi (1981), Nhóm lửa (1996) ..., Tuyển tập Phạm Tiến Duật (2007) ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào GV: Chiếu hồi ức của Đồng Sĩ Nguyên ? Viết về những chiến sĩ lái xe, tác giả đã chọn chi tiết nào để lập tứ cho bài thơ ? Tác giả đã dùng tứ đó để đặt tên cho nhan đề bài thơ. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? GV: Giới thiệu nhận xét của Phạm Tiến Duật về nhan đề của bài thơ ? Bài thơ được viết theo thể thơ tự do nhưng có điểm gì khác với bài thơ Đồng chí ? Em có nhận xét gì về mạch cảm xúc của bài thơ ? GV: Mạch cảm xúc của bài thơ khá liền mạch, tập trung xoay quanh chủ đề, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn ? Theo em nhiệm vụ của những chiếc xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mĩ là gì GV: Vậy hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh những chiến sĩ lái xe hiện lên như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung văn bản ? Đọc những câu thơ miêu tả hình dáng những chiếc xe GV: Chiếu những câu thơ ở khổ đầu và cuối bài thơ ? Theo giải thích của những người lính thì nguyên nhân nào dẫn tới những chiếc xe không còn kính. GV: Giới thiệu đoạn phim ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của người lính qua cách giải thích trên ? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và các động từ trong những câu thơ trên ? Những từ (không có, không phải) được lặp lại nhiều lần, các động từ (giật, rung, vỡ), các từ ngữ chỉ mức độ tăng tiến (không kính, không đèn, không mui, thùng có xước) có tác dụng gì trong việc miêu tả những chiếc xe không kính ? Từ hình ảnh những chiếc xe không kính tác giả muốn phản ánh điều gì về chiến tranh GV: Xưa nay những chiếc xe được đưa vào thơ ca thường được lãng mạn và mĩ lệ hoá ít nhiều. Hình ảnh những chiếc xe trần trụi, không kính, không đèn, không mui... vẫn băng băng ra chiến trường là những hình ảnh thực thường gặp trong những năm tháng chống Mĩ gian lao mà hào hùng. Hình ảnh ấy lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay khơi nguồn cảm hứng thơ của Phạm Tiến Duật ?Sáng tạo hình ảnh những chiếc xe không kính, qua đó tác giả muốn làm nổi bật lên hình ảnh của ai GV: Hình ảnh những chiếc xe không kính chủ yếu để làm nổi bật lên hình ảnh người chiến sĩ lái xe ? Học sinh khổ thơ đầu GV: Chiếu khổ thơ 1 ? Nhịp điệu của câu thơ và những biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong hai câu thơ “Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” ? Từ “ung dung” có nghĩa là gì ? Từ “ ung dung ” được đặt lên đầu câu thơ, nhịp thơ 2/2/2 cùng với điệp từ “ nhìn” có tác dụng gì trong việc thể hiện tư thế của người lính ? Học sinh đọc khổ thơ thứ 2 GV: Chiếu khổ thơ thứ hai ? Ngồi trên những chiếc xe không kính người lính nhìn thấy những gì ? Điệp từ “nhìn” kết hợp với hàng loạt những hình ảnh “ xoa mắt đắng”, “chạy thẳng vào tim”, sao trời và cánh chim như sa như ùa vào buồng lái đã diễn tả điều gì ? Em có cảm nhận gì về cái hay, cái đẹp của những hình ảnh trên GV: Với chiếc xe không kính, người lính thấy mình gần thiên nhiên hơn, thấy mình mạnh mẽ hơn, yêu đời hơn. Thiên nhiên như ùa vào quấn quýt lấy người chiến sĩ. Đằng sau tay lái với cái nhìn đầy kiêu hãnh, người lính phát hiện ra những vẻ đẹp bất ngờ của thế giới. Và chính trong thế giới thiên nhiên đẹp đẽ, kì lạ đó, tầm vóc của người lính được nâng bổng lên ngang tầm với thiên nhiên vũ trụ. GV: Chiếu đoạn phim ? Người lính hiện lên trong những câu thơ trên với tư thế như thế nào ? Không có kính thì người lính lái xe tiếp tục gặp những khó khăn gì ? Hãy đọc những đoạn thơ diễn tả điều đó GV: Chiếu khổ thơ 3, 4 GV: Chiếu câu hỏi thảo luận ? Em có nhận xét gì về cấu trúc cú pháp, các biện pháp tu từ, từ ngữ hình ảnh và giọng điệu trong hai khổ thơ trên ? Các cụm từ “ ừ thì có bụi”, “ừ thì ướt áo”, “chưa cần rửa”, “chưa cần thay” trong hai câu thơ trên muốn nói lên điều gì ? Điệu bộ “phì phèo châm điếu thuốc” và “cười ha ha” đã để lại trong em ấn tượng gì ? Hai khổ thơ (3,4) đã làm sáng lên vẻ đẹp phẩm chất gì của người lính ? Học sinh đọc hai khổ thơ 5,6 ? Hình ảnh nào đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc? Hãy lí giải vì sao GV: Gợi ý Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Võng mắc chông chênh đường xe chạy GV: Hai khổ thơ thứ 6 là một sự cắt nghĩa đầy yêu thương của tình đồng đội. Câu thơ vẫn có cái ngang tàng của Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời. Có cái khái quát mới và sâu về đời sống người lính, không cần biết anh ở đơn vị nào, cứ “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Có cái thi vị của những cánh võng “chông chênh”, lại có cái mải miết, hăm hở của những chặng đường tiếp nối nhau trong những chữ “lại đi”, “lại đi” ngỡ như không ngừng nghỉ. Càng đi sâu vào trong chiến trường, chứng tỏ chiến thắng càng lớn, con đường giải phóng càng rộng mở, vì thế trời càng xanh thêm. Trời xanh như là một biểu tượng của bầu trời tự do, đất giải phóng ? Em có cảm nhận gì về tình đồng chí đồng đội của những chiến sĩ lái xe trong khổ thơ trên ? Học sinh khổ thơ cuối cùng GV: Chiếu khổ thơ 7 ? Nhà thơ trở lại tả hình dáng chiếc xe không kính để làm gì GV: Kết cấu bài thơ được xây dựng theo các tương quan đối lập đặc biệt là ở khổ thơ cuối ? Em hãy chỉ ra sự đối lập ấy và nêu ý nghĩa của điều đó ? Hãy chỉ ra cái cái, cái đẹp của hình ảnh “trái tim” trong khổ thơ ? Em hiểu cội nguồn sức mạnh giúp đoàn xe tiến lên phía trước là gì GV: Hình ảnh trái tim khép lại bài thơ nhưng dường như nó đã toả sáng cả bài thơ. Đó là trái tim gan góc, kiên cường, giàu bản lĩnh và chan chứa tình yêu đất nước. Trái tim ấy luôn hướng về miền Nam với khát vọng thống nhất đất nước. Ta hiểu rằng sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc chính là những con người với trái tim nồng nàn yêu thương ấy GV: Chiếu câu hỏi thảo luận Nhóm 1: Những đặc sắc nghệ thuật nào đã làm nên cái hay, cái đẹp và sức sống của bài thơ? Gợi ý - Nhan đề bài thơ độc đáo - Thể thơ tự do linh hoạt, gần với lời văn xuôi - Hình ảnh giàu chất hiện thực - Biện pháp tu từ: điệp ngữ, so sánh, hoán dụ, đối lập - Ngôn ngữ, giọng điệu: mới mẻ, trẻ trung, tinh nghịch GV: Khái quát về nội dung và nghệ thuật GV: Từ hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa, em có cảm nghĩ gì về thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay GV: kết bài * Bài thơ mang đến cho thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ cái hơi thở thực sự nóng hổi của của chiến trường, cái ngồn ngộn, bề bộn của hiện thực đời sống khi cả dân tộc đang dốc sức cho trận thắng cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ cho thấy ở Phạm Tiến Duật một cách nói, một giọng thơ lạ đầy sức lôi cuốn, không cầu kì, không trau chuốt mà cứ như từ đời sống ào ạt tuôn chảy vào thơ vậy. * Hướng dẫn về nhà Hướng dẫn về nhà làm bài tập 2 (Luyện tập-trang 133) Sưu tầm những bài thơ, bài hát về những người lính lái xe Trường Sơn những năm chống Mĩ I.Đọc hiểu chú thích - HS 1: Hai khổ thơ đầu - HS 2: Hai khổ thơ tiếp theo - HS 3: Ba khổ thơ cuối 1.Tác giả (1941-2007) - Ông là gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ. - Sáng tác của ông chủ yếu về đề tài người lính, và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. - Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc 2.Hoàn cảnh ra đời: Sáng tác năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào giai đoạn gay go ác liệt nhất II.Đọc hiểu văn bản 1.Cấu trúc văn bản - Chi tiết dùng để lập tứ: xe không kính - Nhan đề bài thơ dài, từ “ bài thơ” có vẻ như dư thừa - Nhan đề bài thơ độc đáo và mới lạ. Từ cái độc đáo tác giả lại tìm thấy chất thơ trong hình ảnh trần trụi không chút nên thơ - Đồng chí: câu ngắn, các khổ thơ không đều nhau - Thể thơ tự do nhưng câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi, ít vần, 4 câu một khổ - Mạch cảm xúc của bài thơ khá liền mạch, tập trung xoay quanh chủ đề, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe không kính và hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. - Chuyên chở vũ khí, quân trang quân dụng và lương thực chi viện cho chiến trường miền Nam 2.Nội dung văn bản a.Hình ảnh những chiếc xe không kính. - “Không có kính, không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi” - “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước” - Xe không kính vì bị bom giật, bom rung - Giọng điệu bình thản, ngang tàng có vẻ như lí sự - Biện pháp điệp từ, điệp ngữ - Các động từ: giật, rung, vỡ - Những chiếc xe bị tàn phá không còn nguyên vẹn - Chiến tranh đang diễn ra ngày càng ác liệt - cỗ xe tam mã trong thơ Puskin - con tàu trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên - đoàn thuyền trong Đoàn Thuyền đánh cá của Huy Cận - Hình ảnh những chiến sĩ lái xe b.Hình ảnh những chiến sĩ lái xe - Biện pháp: đảo ngữ (ung dung), nhịp 2/2/2, điệp từ (nhìn) - Ung dung: dáng điệu, cử chỉ tỏ ra bình tĩnh, không hề có gì lo lắng hay bận rộn - Tư thế chủ động, làm chủ mọi hoàn cảnh của người lính - Nhìn:gió, con đường, sao trời,cánh chim - Diễn tả những cảm giác mạnh và đột ngột của người ngồi trong buồng lái khiến người đọc có cảm giác như chính mình đang ở trên chiếc xe không kính, và cũng chính từ đó người lính như được hoà mình cùng thiên nhiên - HS: phát biểu cảm nhận HS: Khổ thơ thứ hai mở ra một khoảng không gian rộng lớn, những cung đường chiến lược phía trước. “ Nhìn thấy gió”, “ nhìn thấy con đường” rồi nhìn “thấy sao trời” và “cánh chim”. Các điệp ngữ ấy có giá trị gợi tả tiểu đội xe không kính, nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường. Chữ “đắng” chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Sao trời và cánh chim mà người chiến sĩ “thấy” tưởng “ như sa như ùa vào buồng lái”. Chữ “đột ngột” cùng với hai so sánh “như sa như ùa vào buồng lái” đã diễn tả thật hay tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kính - Tư thế ung dung, hiên ngang - Bụi phun tóc trắng, mặt lấm bụi đường - Mưa tuôn, mưa xối, quần áo ướt mèm - HS : Đọc hai khổ thơ ( 3,4 ) - Lặp cấu trúc ngữ pháp - Biện pháp tu từ: điệp từ, so sánh - Từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ, giàu sức gợi cảm: ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, chưa cần rửa, chưa cần thay - Giọng điệu ngang tàng, tinh nghịch - Biểu thị một thái độ sẵn sàng đón nhận những khó khăn gian khổ, coi đó chỉ là chuyện thường - Phì phèo châm điếu thuốc: rất điềm nhiên, nghịch ngợm, đùa bỡn với cả hiểm nguy - Tiếng cười sảng khoái ha ha như át cả tiếng bom, như xua tan cái không khí căng thẳng của chiến trường - Họ là những người lính thật trẻ trung, nghịch ngợm, tếu táo và lạc quan - Thái độ bất chấp khó khăn, gian khổ, hiểm nguy - HS: có thể chọn một trong các hình ảnh mà mình yêu thích - Đó là tình cảm gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, vẻ đẹp truyền thống của người lính cách mạng - Làm tăng thêm sự khốc liệt của chiến tranh - Đối lập giữa vật chất và tinh thần - Điệp khúc “không có” vang lên 3 lần nhưng chỉ cần một chữ có “ có một trái tim” thế là đủ để khẳng định mạnh mẽ sức mạnh tình yêu quê hương đất nước trong trái tim của mỗi người lính - Hình ảnh “trái tim” – cách nói hoán dụ để chỉ con người nhiệt huyết với tình yêu đất nước, quyết tâm giải phóng miền Nam - Học sinh: Chỉ ra cái hay, cái đẹp của hình ảnh “trái tim” - ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam 3.ý nghĩa văn bản Nhóm 2: Hãy so sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí? Gợi ý - Đồng chí: Ca ngợi vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội - Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Khắc hoạ vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe. - Điểm chung: lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, tinh thần lạc quan, tình đồng đội b.Nghệ thuật - Bài thơ giàu chất liệu hiện thực, sinh động của cuộc sống chiến trường - Ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên, khoẻ khoắn a.Nội dung: Hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam - HS tự do phát biểu + Tiếp nối truyền thống của cha anh năm xưa + Đang góp sức dựng xây một đất nước Việt Nam giàu mạnh. * Đã hơn ba mươi năm kể từ ngày cuộc kháng chiến chống Mĩ oanh liệt của chúng ta kết thúc và nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã ra đi. Nhưng hình ảnh những chiếc xe không kính và những người lính lái xe của Phạm Tiến Duật vẫn còn đẹp mãi trong tâm hồn thế hệ bạn đọc hôm nay. Xin cảm ơn nhà thơ đã giúp chúng ta thêm hiểu biết và tự hào về một thời ra trận gian khổ nhưng hào hùng của tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
Tài liệu đính kèm: