Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ

KHỞI NGỮ

* MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

Giúp HS:

- Nhận biết Khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi Khởi ngữ là “bổ ngữ đảo”.

- Nhận biết vai trò của Khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?).

- Sử dụng Khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp Tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.

Trọng tâm: Phân tích ví dụ + luyện tập.

Đồ dùng: Bảng phụ ghi các ví dụ.

* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

A. ỔN ĐỊNH LỚP

Kiểm tra: Hãy đặt câu có bổ ngữ và thử đảo bổ ngữ lên đầu câu? Nhận xét cách đảo – ý nghĩa của câu đảo với câu trước nó?

B. TỔ CHỨC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết học 93: Khởi ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93
KHỞI NGỮ
* MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
Giúp HS:
- Nhận biết Khởi ngữ để không bị nhầm với chủ ngữ của câu và không coi Khởi ngữ là “bổ ngữ đảo”.
- Nhận biết vai trò của Khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò: cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?).
- Sử dụng Khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu và ngữ pháp Tiếng Việt cho phép dùng nó ở đầu câu.
Trọng tâm: Phân tích ví dụ + luyện tập.
Đồ dùng: Bảng phụ ghi các ví dụ.
* TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm tra: Hãy đặt câu có bổ ngữ và thử đảo bổ ngữ lên đầu câu? Nhận xét cách đảo – ý nghĩa của câu đảo với câu trước nó?
B. TỔ CHỨC ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt được
* HOẠT ĐỘNG 1
Hình thành kiến thức thức về Khởi ngữ.
- GV gọi HS đọc ví dụ SGK.
- GV ghi lại các từ in nghiêng lên bảng.
- GV nêu câu hỏi ví dụ.
Hỏi: Phân biệt phần in nghiêng với chủ ngữ.
- HS chỉ ra chủ ngữ - giáo viên ghi bảng? So với.
Hỏi: khi thay các từ in nghiêng bằng các cụm từ đã có ý nghĩa câu có thay đổi không?
Hỏi: Các từ ngữ in nghiêng quan hệ ý nghĩa trong câu như thế nào? Có phải là phần nêu đề tài của câu không? (Đề tài: đối tượng sự việc được nói trong câu).
Hỏi: Hiểu thế nào là Khởi ngữ, vai trò của nó trong câu?
- Đặc điểm của Khởi ngữ về cấu tạo của nó? = HS phát biểu giáo viên khái quát – đọc ghi nhớ
* HOẠT ĐỘNG 2
Hướng dẫn luyện tập.
GV hướng dẫn làm bài tập.
Đọc yêu cầu bài tập. Có 5 bài mỗi tổ làm 1 bài tập. Đại diện trình bày. Lớp bổ sung (xác định các Khởi ngữ chú ý Khởi ngữ có khi ở câu 2 của ví dụ)
- GV chia nhóm: 2 nhóm làm bài tập 2 và 2 nhóm làm bài tập 3.
+ Đọc yêu cầu từng bài tập.
+ Thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày.
+ GV tổ chức cho các nhóm nhận xét bài làm – GV thống nhất đáp án đúng.
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU
1. Ví dụ:
a. Còn anh.
b. Giàu.
c. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ.
Đối với cháu Việc ấy
Thuốc, rượu Ông giáo ấy
= Thường đứng trước CN.
Nêu sự việc, đối tượng bàn tới trong câu.
2. Kết luận (Ghi nhớ).
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước Chủ ngữ.
- Có thể thêm quan hệ từ để phân biệt nó với Chủ ngữ hoặc thêm “thì” vào sau nó.
- Có quan hệ về nghĩa với Vị ngữ.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1. Xác định các Khởi ngữ
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu
Bài 2. Các Khởi ngữ quan hệ trực tiếp với các từ sau:
a. Ông – không thích nghĩ ngợi như thế.
b. Xây lăng – phục dịch, gánh gạch, đập đá.
Bài 3. Viết lại các câu như sau:
a. Làm bài, thì anh ấy làm cẩn thận lắm.
b. Hiểu, thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Nắm lại đặc điểm, tác dụng của Khởi ngữ.
- Đặt 3 câu có Khởi ngữ.
- Chuẩn bị bài Phép phân tích và tổng hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93 Khoi Ngu.doc