Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 20

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 20

A. MTCĐ: Giúp hs:

 - Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

- Liên hệ việc đọc sách hiện nay của học sinh.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV

+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : (thông qua)

- Dẫn vào bài mới: Đọc sách là việc cao quí, nó làm cho con người trở nên cao quí hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về công việc cao quí này mà bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm- một học giả của Trung Hoa nổi tiếng là một minh chứng.

 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (55 phút)

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Trích) *Chu Quang Tiềm*
 Tiết 91-92
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp hs:
	- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
- Liên hệ việc đọc sách hiện nay của học sinh.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV 
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (thông qua)
- Dẫn vào bài mới: Đọc sách là việc cao quí, nó làm cho con người trở nên cao quí hơn. Đã có biết bao ý kiến hay, sâu sắc bàn về công việc cao quí này mà bài Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm- một học giả của Trung Hoa nổi tiếng là một minh chứng.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (55 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc phần Chú thích :
+ Tóm lược nét chính về tác giả.
Chu Quang Tiềm (1897-1986) – Giáo sư tiến sĩ, nhà mỹ học, lí luận văn học lớn của Trung Quốc
+ Xuất xứ bài thơ? (hoàn cảnh ra đời)
Trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”. Đây là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là lời bàn tâm huyết của người đi trước.
* HS đọc đoạn trích (giọng mạch lạc, rõ ràng,tâm tình nhẹ nhàng như trò chuyện) nhận xét cách đọc
 + Giải thích: phân biệt học thuật và học vấn, trường chinh?chính trị học?
 +Thể loại văn bản: nghị luận (giải thích một vấn đề xã hội)
 +Kết cấu đoạn trích? 
 - Tìm hiểu hệ thống luận điểm của đoạn trích?
* HS đọc phần 1
+ Tác giả đã lí giải tầm quan trọng của việc học vấn đối với mỗi người như thế nào? Tác giả đã đưa ra những lí lẽ nào? Cách lập luận ra sao? 
Hết tiết 91 chuyển tiết 92
* HS tìm hiểu luận điểm 2 – đọc phần 2
+ Những trở ngại cho việc nghiên cứu học vấn trong tình hình hiện nay được tác giả đề ra như thế nào?
- Tác giả đã đưa ra những so sánh nào?
( Các học giả Trung Hoa, giống như trận đánh, kẻ trọc phú khoe của, lối ăn tươi nuốt sống..--> lập luận thêm cụ thể, sâu sắc)
* HS đọc phần 3
 +Tác khuyên nên chọn sách như thế nào? Thế nào là sách phổ thông, sách chuyên môn?ví dụ?
 + Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào? Cái hại của việc đọc sách một cách hời hợt được tác giả chế giễu ra sao?
 Hoạt động 3 : Tổng kết (7phút)
* HS suy nghĩ trả lời:
+ Hệ thống luận điểm, luận cứ của đoạn trích?Yếu tố cơ bản nào làm nên sức thuyết phục cho bài viết
à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 7
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 10phút)
+ Viết đoạn phát biểu cảm nghĩ nêu rõ lí do khiến em thấm thía qua bài viết.
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
 ( SGK/ 6)
II/ Kết cấu:
* Bố cục: 
+ Học vấn không chỉ là --> phát hiện thế giới mới: Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ tiếp -->tự tiêu hao lực lượng: Những khó khăn, nguy hại cho việc đọc sách hiện nay.
+ Tiếp -->hết: phương pháp chọn sách và đọc sách
III. Phân tích:
1- Sự cần thiết và ý nghĩa của việc đọc sách:
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
- Sách là kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại; là cột mốc ghi dấu sự tiến hoá của nhân loại.
- Không đọc sách là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu.
- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài ngừơi, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ 
- Đọc sách là chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiến xa trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
2- Những trở ngại:
- Sách nhiều à không chuyên sâu, đọc không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều à khó lựa chọn, lãng phí thời gian và công sức.
 3- Cách chọn và đọc sách:
 a- Cách chọn:
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.
- Kết hợp sách phổ thông với sách chuyên môn.
 b- Cách đọc
- Đọc kĩ, đọc nhiều lần.
- Có nghiền ngẫm, trầm ngâm, tích luỹ.
- Đọc hiểu
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ: SGK/ 7)
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút)
 * Với em, lời khuyên nào bổ ích nhất? Vì sao?
 * Gv nhận xét tiết học.
	 Hoạt động 6: Củng cố – dặên dò ( 3 phút)
 * Nắm nội dung – ý nghĩa bài học
 * Soạn Khởi ngữ – (phần tìm hiểu bài, so sánh vơiù trạng ngữ).
* * *
KHỞI NGỮ
 Tiết 93
TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp hs:
	- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt với chủ ngữ của câu. Công dụng của khởi ngữ.
- Phân biệt với trạng ngữ.
- Ý thức sử dụng đúng khởi ngữ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Xem tìm hiểu bài
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ ( thông qua)
Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu khái niệm khởi ngữ và biết cách nhận diện và vận dụng trong nói, viết Tiếng Việt
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* Hs đọc ví dụ sgk/I-1,2
+ Các từ ngữ in đậm trong a,b,c có vị trí và có quan hệ với vị ngữ khác với chủ ngữ trong câu như thế nào?
+ Trước các từ ngữ trên có thể thêm các từ ngữ nào? Quan hệ từ nào?
à Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ
 Hoạt động 3 : Tổng kết (2 phút)
* Hs đọc ghi nhớ Sgk /8
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 10 phút)
* Hs đọc bài tập cho biết yêu cầu từng bài tập, cách thực hiện
A/ Tìm hiểu bài:
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
- Đứng trước chủ ngữ, không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ.
- Báo trước nội dung thông tin , thông báo đề tài được nói đến trong câu
II. Ghi nhớ :
 ( Sgk / 8)
B/ Luyện tập:
Bài tập1:Tìm khởi ngữ
điều này
đối với chúng mình
một mình
Bài tập 2: Chuyển thành câu có khởi ngữ
b- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
 * Phân biệt khởi ngữ với trạng ngữ.
 * Gv nhận xét tiết học.
	Hoạt động 4 : Dặn dò ( 2 phút)
 * Nắm kĩ và hiểu công dụng của khởi ngữ qua bài tập, tìm các ví dụ trong các văn bản đã học
 * Chuẩn bị ”phép phân tích- tổng hợp” (đọc văn bản Trang phục- Băng Sơn)
* * *
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
 Tiết 94
 TẬP LÀM VĂN 
A. MTCĐ: Giúp hs:
	- Hiểu và vận dụng phép phân tích , tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
- Ý thức sử dụng đúng vào bài TLV..
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn-
+ HS: Tìm hiểu bài
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ: (thông qua)
Dẫn vào bài mới: Trong văn bản nghị luận, một trong những phép lập luận quan trọng không thể thiếu đó là phép lập luận phân tích và tổng hợp.Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu và vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
I/ 
* Hs đọc văn bản Trang phục
 + Hai luận điểm chính là gì? 
+ Để xác lập hai luận điểm trên, tác giả đã dùng phép lập luận nào?
+ Để chốt lại vấn đề, tác giả dùng pháp lập luận nào? Phép lập luận này thường đặt ở vị trí nào trong văn bản?
+ Vai trò của phép lập luận phân tích và tổng hợp?
Định hướng:
- Vấn đề: ”ăn mặc chỉnh tề”
- Hai luận điểm: 
 * phù hợp với hoàn cảnh
 * phù hợp với đạo đức
- Tác giả đã dùng phép lập luận phân tích cụ thể bằng hai luận điểm cụ thể (văn bản)
- Để chốt lại vấn đề tac giả sử dụng phép lập luận tổng hợp ( ở phần cuối văn bản)
- Vai trò : - Phân tích giúp hiểu sâu sắc các khía cạnh khác nhau của trang phục. 
 - Tổng hợp giúp hiểu ý nghĩa văn hoá và đạo đức của caách ăn mặc
 Hoạt động 3 : Tổng kết (2 phút)
* HS đọc Ghi nhớ SGK/ 10
 Hoạt động 4: Luyện tập- củng cố (13phút)
Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập:
Tìm hiểu cách phân tích.
Lí do đọc sách
Tầm quan trọng của đọc sách
Tùm hiểu cách lập luận- tác dụng
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp:
* Phân tích:
- Trình bày từng bộ phận, phương diện của vấn đề
- Có thể dùng các biện pháp giả thiết, so sánh , đối chiếu; phép lập luận giải thích , chứng minh
* Tổng hợp: 
- Rút ra cái chung (thường đặt cuối bài)
II. Ghi nhớ: (SGK/ 10)
B/ Luyện tập
 * Luyện tập tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm
 1- Tác giả đã phân tích:
- Học vấn là thành quả tích luỹ, lưu giữ và truyền lại.
- Muốn phát triển học thuật -> bắt đầu từ kho tàng quí báu troing sách.
- Đọc sách là hưởng thụ thành quảvề tri thức và kinh nghiệm.
2- Lí do chọn đọc sách:
- Lĩnh vực nào cũng cần đọc sách.
- chọn sách cơ bản, đích thực để đọc.
- Đọc cái cơ bản, cần thiết nhất.
3- Phân tích tầm quan trọng của đọc sách:
- Chỉ lướt qua là cốt để khoe khoang minh -> tầm thường, thấp kém
- Đọc ít, kĩ, trầm ngâm suy nghĩ
- Đọc sách phổ thông và sách chuyên ngành
4- Cách lập luận:
- Làm sáng tỏ luận điểm
- Giúp người đọc, người nghe nhận thức đúng, hiểu đúng vấn đề.
 Hoạt động 5: đánh giá ( 3 phút)
 * Phương pháp phân tích có cần thíêt trong lập luận không? Vì sao? (giúp thể hiện nội dung nghị luận rõ ràng, thuyết phục).
 * Gv nhận xét tíêt học.
 	Hoạt động 6 : Tổng kết (2 phút)
 * Nắm kĩ nội dung kiến thức vận dụng vào tiết luyện tập - 95
LUYỆN TẬP 
PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
 * * *
 Tiết 95
 TẬP LÀM VĂN 
A. MTCĐ: Giúp hs:
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
- Ý thức sử dụng đúng vào bài TLV..
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn-
+ HS:thực hiện các bài tập
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ: (thông qua)
Dẫn vào bài mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp trong tập làm văn nghị luận.
 Hoạt động 2: Thực hành luyện tập (35 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
I/ Nội dung:
* Hs nhắc lại kiến thức cũ (kết hợp kiểm tra bài cũ)
+ Thế nào là phép lập luận phân tích?
+ Thế nào là phép lập luận tổng hợp?
 Hoạt động 3 : Luyện tập- Củng cố (25 phút)
II/ Thưcï hành luyện tập:
Bài tập 1:Hs thảo luận tìm hiểu luận điểm và trình tự phân tích 
Bài tập 2: Phân tích lối học qua loa, đối phó:
Thế nào là qua loa?
Thế nào là học đối phó?
 - Bản chất và tác hại của lối học qua loa, đối phó?
 Bài tập 3: Phân tích các lí do phải đọc sách
 Bài tập 4: Viết đoạn
A/ Tìm hiểu bài:
I. Nội dung:
* Phép phân tích:
* Phép tổng hợp: 
 II. Luyện tập:
Luận điểm và trình tự phân tích:
+ Luận điểm: “ Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài"
+ Trình tự phân tích :
Cái hay thể hiện ở các điệu xanh (phối hợp các màu xanh khác nhau)
Thể hiện những cử động (phối hợp các cử động nhỏ).
Thể hiện ở các vần thơ
+ Luận điểm: “Mấu chốt các thành đạt là ở đâu?”
+ Trình tự phân tích : 
Do nguyên nhân khách quan: gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú.
Do nguyên nhân chủ quan: tnh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi va không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Phân tích lối học đối phó 
Thế nào là hoc qua loa, đối phó?
+ Học qua loa:
Không đến nơi đến chốn, không có kiến thức cơ bản, hệ thống.
Học cốt chỉ để khoe, loè 
 + Học đối phó:
Học chỉ để đối phó với thầy cô, cha mẹ, để lo kiểm tra thi cử.
Kiến thức sẽ phiến diện, người học ngày càng trở nên dốt nát, dối trá, hư hỏng.
Bản chất và tác hại của việc học đối phó:
+ Bản chất:
Dược cái hình thức như: cũng đến lớp, đọc sách, có điểm, có bằng cấp.
Không có thực chất.
 + Tác hại:
Trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội về nhiều mặt: kinh tế, tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Đối với bản thân: hiệu quả học tập ngày càng thấp.
Phân tích các lí do phải đọc sách:
Sách là kho trí thức được tích luỹ hàng nghìn năm của nhân loại
Tri thức trong sách gồm những kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn được đúc kết.
Đọc sách mới thấy kiến thức của nhân loại thì vô cùng mênh mông.
 4- Thưcï hành viết đoạn:
 Hoạt động 4: Đánh giá ( 3 phút)
	 * Tác dụng của phép lập luận phân tích – tổng hợp?
 * Gv nhận xết tiết học.
 Hoạt động 4: Đánh giá ( 3 phút)
 * Nắm kĩ nội dung kiến thức về phép lập luận phân tích và tổng hợp.
 * Soạn văn bản: Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi (tìm hiểu nội dung và sức mạnh của văn nghệ)
 * * *

Tài liệu đính kèm:

  • doc20-VAN9.doc