A. MTCĐ: Giúp hs:
- Hiểu được nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Rèn luyện cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.
- Ý thức đúng về tác dụng của các tác phẩm văn nghệ.
B. CHUẨN BỊ: + GV: văn bản – Chân dung tác giả (Tư liệu về tác giả)
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
- Ổn định lớp
- Bài cũ - Vb “ Bàn về đọc sách” tác giả khuyên chúng ta nên chọn và đọc sách như thế nào?
- Phân tích một trong những cách so sánh trong bài.
- Dẫn vào bài mới: Văn nghệ (văn học và các ngành nghệ thuật khác nhau như hội họa, điêu khắc, sân khấu ) nó có nội dung và sức mạnh độc đáo của nó như thế nào?Nhà nghệ sĩ sáng tác tác phẩm nhằm mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi sẽ trả lời những câu hỏi trên qua bài nghị luận hết sức thuyết phục:Tiếng nói của văn nghệ
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (52 phút)
TUẦN 21 TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ (Trích) *Nguyễn Đình Thi* Tiết 96-97 VĂN HỌC A. MTCĐ: Giúp hs: - Hiểu được nội dung và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người.. - Rèn luyện cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.. - Ý thức đúng về tác dụng của các tác phẩm văn nghệ. B. CHUẨN BỊ: + GV: văn bản – Chân dung tác giả (Tư liệu về tác giả) + HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động (10 phút) Ổn định lớp - Bài cũ - Vb “ Bàn về đọc sách” tác giả khuyên chúng ta nên chọn và đọc sách như thế nào? - Phân tích một trong những cách so sánh trong bài. - Dẫn vào bài mới: Văn nghệ (văn học và các ngành nghệ thuật khác nhau như hội họa, điêu khắc, sân khấu ) nó có nội dung và sức mạnh độc đáo của nó như thế nào?Nhà nghệ sĩ sáng tác tác phẩm nhằm mục đích gì? Văn nghệ đến với người tiếp nhận bằng con đường nào? Nhà văn Nguyễn Đình Thi sẽ trả lời những câu hỏi trên qua bài nghị luận hết sức thuyết phục:Tiếng nói của văn nghệ Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (52 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng * HS đọc phần Chú thích : + Tóm lược nét chính về tác giả. Nguyễn Đình Thi (1924-2003) – một nghệ sĩ đa tài: văn, thơ, nhạc, lí luận phê bình, nhà quản lí lãnh đạo văn nghệ Việt Nam. + Xuất xứ bài viết? (hoàn cảnh ra đời) Viết trên chiến khu Việt Bắc thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp – đất nước đang xây dựng nền văn nghệ mới : đậm đà tính thần dân tộc, khoa học, đại chúng. * HS đọc đoạn trích (giọng mạch lạc, rõ ràng) nhận xét cách đọc + Giải thích: luân lí, triết học, trí thức hoá, An- na Ca- rê- nhi- na +Kiều loại văn bản: nghị luận (giải thích –chứng minh) +Bố cục đoạn trích? - Tìm hiểu hệ thống luận điểm của đoạn trích? - Tóm tắt hệ thống luận điểm. *HS đọc vb. + Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? * GV chốt: Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ. Hết tiết 91 chuyển tiết 92 * HS tìm hiểu vb + Muốn hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ, trước hết cần hiểu vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? * HS dựa nội dung vb tìm , phân tích lí lẽ tác giả. * HS đọc vb thảo luận nhóm tìm hiểu sức mạnh kì diệu của văn nghệ. + Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận? (bố cục, cách dẫn dắt, nêu vấn đề, chứng minh) Hoạt động 3 : Tổng kết (10phút) * HS suy nghĩ trả lời: + Tóm tắt luận điểm cơ bản về nội dung sức mạnh của văn nghệ đối với đời sống con người. + Khái quát nghệ thuật của văn bản à chốt nội dung Ghi nhớ * HS đọc ghi nhớ SGK/ 17 Hoạt động 4 : Luyện tập-củng cố ( 10 phút) * HS thực hiện bài tập ở nhà A/ Tìm hiểu bài: I. Tác giả- tác phẩm: + Tác giả:Nguyễn Đình Thi ( 1924-2003) ( SGK/ 6) + Tác phẩm: Viết năm 1948 II/ Kết cấu: * Bố cục: + từ đầu --> tâm hồn: Nội dung của văn nghệ + phần còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ III. Phân tích: 1- Nội dung tiếng nói văn nghệ - Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của nghệ sĩ, không sao chép . - Tác phẩm văn nghệ chứa đựng những cảm xúc, tình cảm, suy tư của nghệ sĩ, mang đến người đọc những rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã quen thuộc. - Nội dung tiếng nói của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. 2- Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người: - Văn nghệ giúp con người sống đầy đủ, phong phú hơn với cuộc đời chính mình. - Những người bị ngăn cách vơi cuộc sống, văn nghệ là sợi dây nối kết với đời thường bên ngoài với tất cả những vui buồn. - Làm tười mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho “đời cứ tươi” 3- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ: - Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. - Nội dung và con đường tác động đặc biệt của văn nghệ giúp con người tự nhận thức mình, tự xây doing mình. 4- Nghệ thuật lập luận: - Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. - Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng. - Giọng chân thành, tự nhiên. III. Tổng kết: (Ghi nhớ: SGK/ 17) B/ Luyện tập: Nêu một tác phẩm văn nghệ yêu thích và phân tích. Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút) * Đã từng tiếp xúc với văn nghệ (đọc một truyện cổ tích hay truyện ngắn, xem một vở kịch, nghe một bài hát,) , em cảm nhận tác động của văn nghệ tới bản thân như thế nào. * GV nhận xét tiết học. Hoạt động 6: Đánh giá ( 3 phút) * Nắm nội dung – ý nghĩa bài học, ôn lại bài “ Ý nghĩa của văn chương” – Hoài Thanh (NV7/tập 2) * Soạn Các thành phần biệt lập (Tìm hiểu khái niệm, cho ví dụ về TP Tình thái, thành phần cảm thán) * * * CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP Tiết 98 TIẾNG VIỆT A. MTCĐ: Giúp hs: - Nhận biết thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán. - Nắm công dụng của mỗi thành p[hần trong câu. - Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán. B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài + HS: Xem tìm hiểu bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động (5phút) Ổn định lớp - Bài cũ : + Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ. Cho ví dụ. + Kiểm tra vở bài tập 3 em Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thế nào là thành phần biệt lập trong câu và thành phần tình thái - cảm thán đồng thời biết cách nhận diện và vận dụng trong nói, viết Tiếng Việt Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng *GV giới thiệu sơ lược thành phần biệt lập - Trong một câu, có những thành phần câu nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu như: CN,VN, bổ ngữ, trạng ngữ, có những thành phần câu không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu, và chúng được gọi là thành phần biệt lập. * Hs đọc ví dụ sgk/I-1,2 (trao đổi, thảo luận nội dung câu hỏi sau) + Các từ ngữ in đậm trong a,b thể hiện thái độ gì của người nói?( độ tin cậy cao hay thấp?) + Nếu không có các từ trên thì nghĩa cơ bản của câu co thay đổi không ?Vì sao? (thể hiện thái độ chứ không thông tin sự việc) + Nêu các từ ngữ thường dùng? Cho ví dụ * Hs đọc ghi nhớ Sgk /18 * Hs đọc ví dụ sgk/II- + Các từ in đậm chỉ sự vật hay việc gì không?Từ ngữ nào có liên quan đến việc làm xuấ`t hiện các từ in đậm? Công dụng của chúng trong câu? + Cho ví dụ. Hoạt động 3: Tổng kết ( 2 phút) * HS dọc ghi nhớ 1,2 Hoạt động 4 : Luyện tập – củng cố ( 18 phút) * Hs đọc bài tập cho biết yêu cầu từng bài tập, cách thực hiện Bài tập 1: * HS lên bảng trình bày Bài tập 2: Thảo luận tổ (ghi vào phiếu học tập) Bài tập 3: HS độc lập suy nghĩ – trả lời Bài tập 4: Viết đoạn văn nói về cảm xúc khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ hay có chứa thành phần tình thái và cảm thán. (HS làm bài ở nhà) A/ Tìm hiểu bài: I. Thành phần tình thái: - Không tham gia diễn đạt nghĩa trong câu. - Thể hiện cách nhìn của người nói. - Các từ ngữ thường dùng: + chắc chắn, chắc hẳn, chắc là (thể hiện độ tin cây cao) + hình như, dường như, có lẽ(độ tin cậy thấp) + theo tôi, theo anh, ý ông ấy là, (thể hiện ý kiến của người nói) + à, ạ, hử, nhé, nhỉ, đấy (thể hiện thái độ của người nói đối với người nghe) Ví dụ:- Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh. II/ Thành phần cảm thán: - Nêu trạng thái tâm lí, tình cảm của người nói. - Không chỉ các sự vật, sự việc trong câu. Ví dụ: - Chao ôi! Bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác II. Tổng kết: Ghi nhớ : ( Sgk / 18) B/ Luyện tập: Bài tập1:Nhận diện thành phần tình thái, cảm thán: Có lẽ (tình thái) Chao ôi (cảm thán) Hình như (tình thái) Chả nhẽ (tình thái) Bài tập 2: Sằp xếp từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy hay độ chắc chắn: Hình như – có vẻ như – dường như à có lẽ à chắc là à chắc hẳnà chắc chắn. Bài tập 3: - chắc , hình như, chắc chắn thì chắc chắn người nói chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. - hình như thì trách nhiệm thấp. Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút) * Câu nào không chứa thành phần cảm thán? A. Có lẽ ngày mai mình đi picnic. B. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật. C. Chao ôi, bông hoa đẹp quá. D. Kìa, trời mưa. * Gv nhận xét tiết học. Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút) * Nắm kĩ và hiểu công dụng thành phần tình thái và cảm thán qua bài tập, tìm các ví dụ trong các văn bản đã học * Chuẩn bị ”Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống” (Tìm hiểu kĩ nội dung nghị luận) *** NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Tiết 99 TẬP LÀM VĂN A. MTCĐ: Giúp hs: - Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài + HS: Xem tìm hiểu bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động (5phút) Ổn định lớp - Bài cũ : + Thế nào là phép lập luận phân tích và tổng hợp? + Kiểm tra vở bài tập 3 em Dẫn vào bài mới:Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận diện được thế nào là kỉểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nắm được cách làm về kiểu bài. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng * Nhận diện kiểu bài: * Hs đọc văn bản Bệnh lề mề (suy nghĩ, thảo luận nội dung câu hỏi sau) + VB bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Tác giả đã nói những điều gì về bệnh lề mề? Hiện tượng đang bàn : “Bệnh lề mề”à ( có 5 phần trình bày từng nội dung khác nhau) P1: Thông bào hiện tượng “Bệnh lề mề”với những biểu hiện cụ thể của nó. P2-3: Chỉ rõ nguyên nhân của “Bệnh lề mề”à. P4:Phân tích tác hịa của “Bệnh lề mề”à. P5: Bày tỏ thái đo,ä ý kiến của mình. Hoạt động 3 : Tổng kết ( 3 phút) + Từ việc tìm hiểu văn bản “Bệnh lề mề”, em hiểu đuợc những gì về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? * Hs đọc ghi nhớ Sgk /21 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 15 phút) * Hs đọc bài tập cho biết yêu cầu từng bài tập, cách thực hiện Bài tập 1: * HS thảo luận tổ lên bảng trình bày. Bài tập 2: Thảo luận tổ (Trình bày miệng trước lớp) A/ Tìm hiểu bài: I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. - Yêu cầu về nội dung: Nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ nguyên nhân, bày tỏ thái độ. - Yêu cầu về hình thức: Bố cục rõ ràng, luận điểm, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động. II. Tổng kết: Ghi nhớ ( Sgk / 21) B/ Luyện tập: Bài tập1:Nêu các sự việc, hiện tượng đáng biểu dương của bạn: Giúp bạn học tốt, bảo vệ của công, bảo vệ mội trường, vệ sinh Bài tập 2: Hậu quả của hút thuốc lá: - liên quan sức khoẻ cá nhân, cộng đồng. - Liên quan bảo vệ môi truờng. - Tốn tiền bạc. Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút) * Nêu một vài hiện tượng có vấn đề trong đời sống. * Gv nhận xét tiết học. Hoạt động 6 : Dặn dò ( 2 phút) * Nắm kĩ kiểu bài * Chuẩn bị ”Cách làm bài Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống” (Tìm hiểu đề bài và cách làm bài ) *** CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG Tiết 100 TẬP LÀM VĂN A. MTCĐ: Giúp hs: - Biết cách làm bài nghị luận về một sự việc , hiện tượng đời sống. B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài + HS: Xem tìm hiểu bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Hoạt động 1: Khởi động (5phút) Ổn định lớp - Bài cũ : + Thế nào là Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? + Nêu các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài. Dẫn vào bài mới: Ở tiết 99, chúng ta đã nhận diện đượcthế nào là bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống cũng như các yêu cầu của bài. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào thực hành thông qua việc tìm hiểu đề bài và cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút) Hoạt động của gv và hs Nội dung ghi bảng * Tìm hiểu đề bài: * Hs đọc đề 1,2,3,4 (SGK/22) + Các đề bài có điểm gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó. Đề 1- 4: *Giống: + Nội dung: nêu sự việc, hiện tượng tốt cần ca ngợi, biểu dương. + Đều đưa ra yêu cầu nghị luận. * Khác: - Đ1: yêu cầu phát hiện sự việc, hiện tượng - Đ2: Cung cấp sẵn. Đề 2-3: *Giống: + Nội dung: Nghị luận sự việc, hiện tượng chưa tốt. + Có đưa ra mệnh lệnh. + Tự nghĩ ra một đề bài tương tự. * HS tìm hiểu cách làm bài: +Nêu các bước khi làm bài văn. + Nêu cách làm từng bước. + Nội dung, yêu cầu của từng phần trong bố cục bài. + Góc độ để phân tích, nhận định? Hoạt động 3 : Tổng kết ( 2 phút) * Hs đọc ghi nhớ Sgk /24 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 10 phút) * Hs đọc bài tập Thực hiện cá bước theo trình tự. A/ Tìm hiểu bài: I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Nêu sự việc, hiện tượng cần nghị luận . - Yêu cầu nghị luận. II. Cách làm bài: Đặt và trả lời các câu hỏi để thực hiện các bước. Dàn bài chung gồm 3 phần +MB: Giới thiệu sự việc hiện tượng có vấn đề. +TB: Chỉ rõ nguyên nhân và phân tích mặt hại - lợi của sự việc, hiện tượng đó. + KB: Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết. II. Tổng kết: Ghi nhớ ( Sgk / 24) B/ Luyện tập: Bài tập: Lập dàn bài đề 4/I Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút) * Gv nhận xét tiết học. Hoạt động 6 : Dặn dò ( 10 phút) * Hoàn thiện dàn bài. * Chuẩn bị ”Viết bài làm văn số 5” (Tìm hiểu đề bài và cách làm bài ) ***
Tài liệu đính kèm: