Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 24

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 24

A. MTCĐ: Giúp HS :

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những lời hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những câu hát ru.

- Thấy được sự vận dụng sáng tạo từ ca dao và những đặc điểm về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh của bài thơ.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ.

B. CHUẨN BỊ: + GV: chân dung Chế Lan Viên – ca dao về con cò

+ HS: Tìm hiểu văn bản, soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ :

- Bài mới :

1/ Buy-phông là ai:

 A. Nhà thơ B. Nhà vạn vật học C. Nhà triết học D. Nhà nghiên cứu văn học.

2/ Ý chính của tác giả muốn nói qua văn bản:

A. SS hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với Buy-phông.

B. Mô tả cách nhìn và phản ánh cuộc sống khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học.

C. Những nét độc đáo của hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.

D. Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông –ten.

3/ Đặc trưng của văn học nghệ thuật khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống như thế nào?

A. Khách quan, chân thực, khái quát bản chất quy luật.

B. Chủ quan, chân thực, cụ thể, hình ảnh.

C. Nhân hoá.

D. Tình cảm, thái độ riêng, rõ ràng.

 

doc 7 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ
 * Chế Lan Viên *
 Tiết 111-112
 VĂN HỌC	
A. MTCĐ: Giúp HS : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những lời hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những câu hát ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo từ ca dao và những đặc điểm về thể thơ, giọng điệu, hình ảnh của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: chân dung Chế Lan Viên – ca dao về con cò
+ HS: Tìm hiểu văn bản, soạn bài. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : 
- Bài mới : 
1/ Buy-phông là ai:
 	 A. Nhà thơ	 B. Nhà vạn vật học	 C. Nhà triết học D. Nhà nghiên cứu văn học.
2/ Ý chính của tác giả muốn nói qua văn bản:
SS hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với Buy-phông.
Mô tả cách nhìn và phản ánh cuộc sống khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học.
Những nét độc đáo của hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten.
Nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật qua việc bàn luận về hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông –ten.
3/ Đặc trưng của văn học nghệ thuật khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống như thế nào?
Khách quan, chân thực, khái quát bản chất quy luật.
Chủ quan, chân thực, cụ thể, hình ảnh.
Nhân hoá.
Tình cảm, thái độ riêng, rõ ràng.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (60 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
 * HS Tác giả và tác phẩm(SGK)
* HS đọc đoạn trích (tâm tình như lời ru ) nhận xét cách đọc
 + Giải thích: Nêu đầy dủ văn bản của bài ca dao được trích.
 +Thể thơ: Tự do
 + Phân tích bố cục: Tìm bố cục của văn bản?
* HS đọc phần 1: Thảo luận tổ trả lời các câu hỏi:
+ Lời ru thứ nhất, người mẹ ru con điều gì?
+ Những câu ca dao cổ nào được vận dụng?
+ Ý ngiã biểu tượng của hình tượng con cò?
* HS đọc phần 2: suy nghĩ trả lời:
 + Sau khi nói với con về cuộc đời vất vả, nhọc nhằn của ngày xưa, người mẹ nói với con điều gì ở lời ru thứ hai này? 
 + Đến đây hình tượng con cò đã biến đổi như thế nào và biểu tượng cho cái gì?
* HS đọc phần 3: suy nghĩ trả lời:
+ ở lời ru thứ 3, người mẹ nói thêm với con điều gì?
+ Những câu thơ nào đậm chất triết lí?
+ Hình tượng con cò biểu tượng cho cái gì?
+Hình tượng con cò biến đổi như thế nào về ý nghĩabiểu tượng của nó? Chủ đề của bài thơ là gì?
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
 Hoạt động 4 : Luyện tập-củng cố ( 10 phút)
* HS Thảo luận bài tập trắc nghiệm:
* GV tập hợp, nhận xét
 I. Tác giả- tác phẩm: 
 (SGK)
II/ Kết cấu:
* Bố cục: 
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru đã đến với mỗi con người từ tuổi ấu thơ. Con cò biểu tượng cho cuộc đời lam lũ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.con cò biểu tượng cho lời ru của mẹ với cuộc đời của mỗi người.
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với mỗi con người.
 III. Phân tích:
1- Lời ru thứ nhất:
- Người mẹ nói với con về cuộc đời ngày xưa qua mấy câu ca dao.
- Nhà thơ chỉ chắt lọc lấy hình ảnh chính trong bài ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy.
- Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức.
- Qua lời ru , người mẹ muốn nói với con: cuộc sống của người xưa rất vất vả, nhọc nhằn. Còn bây giờ “con có mẹ chẳng phân vân”
* Hình tượng con cò biều tượng cho những cuộc đời vất vả, nhọc nhằn, lặn lội kiếm sống ngày xưa. Trong lòng mẹ, đứa con của mình cũng là con cò đáng thương như thế.
2- Lời ru thứ 2:
 - Người mẹ nói với con rằng, lời ru của mẹ thời thơ ấu như cánh cò trắng, luôn thgeo sát cuộc đời mỗi con người trong các chặng đường từ tuổi ấu thơ đến tuổi tới trường, đến khi trưởng thành.
 * Hình tượng “cò trắng” biểu tượng cho ý nghĩa lời ru của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
3- Lời ru thứ 3:
 - Người mẹ nói với con về một quy luật của cuộc đời, một triết lí nhân sinh.
* Hình tượng con cò mang ý nghĩa biểu trưng cho tấm lòng của người mẹ; nhà thơ cũng gửi gắm kín đáo niềm tin vào cuộc đời và một khát vọng cao cả.
4- Chủ đề bài thơ:
 - Ca ngợi tình mẹ và lời ru của mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người.
IV. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK/48
 Luyện tập:
 Nếu thay nhan đề bài thơ bằng:
Lời mẹ ru.
Lòng mẹ.
Lời ru và mẹ.
Giải thích từng trương hợp được chọn.
 Hoạt động 5: Củng cố – dặên dò ( 3 phút)
 * Em cảm nhận những điều cao đẹp nào của tình mẹ và những lời ru? (Những lời hát ru cần thiết biết bao vì nó nuôi dưỡng và bồi đắp lòng nhân aní trong cuộc đời mỗi con người; Tình mẹ cao đẹp và bền bỉ vì nó được xây đắp bằng đức hi sinh của tình yêu thương, che chở.)
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dị ( 2 phút)
* Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.(Liên hệ văn nghị luận xã hội)
***
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ 
TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
 Tiết 113-114
 TẬP LÀM VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS: 
- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tưởng, đạo lí.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/52-53
+ HS: Tìm hiểu Các dạng đề nghị luận về một vấn đề Tư tưởng, đạo lí; Cách làm. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : - Thế nào là nghị luận một vấn đề tư tưởng , đạo lí?
 - Các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luậ một vấn đế tư tưởng , đạo lí?
 - Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Hôm sẽ đi vào tìm hiểu các dạng đề cũng như cách làm một bài vặn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc đề bài (Sgk)
+ Các đề bài trên có điểm gì giống ?
+ Các dạng đề?
(có mệnh lệnh: 1-3-10; không có mệnh lệnh: còn lại)
+Đặt một đề bài tương tự.
* Đọc đề bài (SGK)
+ Nêu các bước làm một bài văn.
+ Phần tìm hiểu đề cần xác định những gì?
+ Phần tìm ý cần thực hiện những gì?
+ Giải thích nghĩe đen, nghĩa bóng như thế nào?
+ Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì?
+ Ngày nay đạo lí ấy có còn được phát huy? Có ý nghĩa như thế nào?
+ Thực hiện lập dàn bài (SGK)
+Thực hiện viết bài
+ Đọc và sửa 
 Hoạt động 3 : Tổng kết ( 3phút)
* Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cần lưu ý điều gì?
 à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 54
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 10phút)
 Làm dàn bài ở nhà.
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
+ Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Các dạng đề:
Đề có kèm theo mệnh lệnh;
Đề không kèm theo mệnh lệnh;
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tửơng đạo lí:
Đề: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”
1/ Tìm hiểu đề- tìm ý:
a- Tìm hiểu đề:
Loại đề: nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Yêu cầu đề: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ (thực chất là phân tích cách cảm, hiểu và bài học về đạo lí và rút ra từ câu tục ngữ ấy một cách thuyết phục).
b- Tìm ý:
Giải thích nghĩa đen (ngắn gọn)
Nước: sự vật tự nhiên, thể lỏng, mềm, không màu, không mùi có vai trò quan trọng trong đời sống.
Nguồn: nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
Giải thích nghĩa bóng (chủ yếu)
Nước: thành quả mà con người được hưởng thụ, bao gồm: các giá trị vật chất (cơm, áo, các phương tiện cuộc sống).
Nguồn: tổ tiên, tiền nhân, tiền bối  những người vô danh , hữu danh có công tạo dựng đất nước, cuộc sống ấm no 
Bài học đạo lí:
+ Những người hôm nay được hưởng thành quả (vật chất và tinh thần) phải biết ơn những người đã làm ra nó trong lịch sử lâu dài của dân tộc và nhân loại.
+ Nhớ nguồn là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người.
+ Nhớ nguồn là phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ, phát huy những thành quả đã có.
+ Nhớ nguồn là đồng thời với hưởng thụ phải có trách nhiệm nỗ lực tiếp tục sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.
Ý nghĩa của đạo lí: 
+ Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
+ Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang nét đẹp văn hóa của dân tộc. 
2/ Lập dàn bài: 
 (SGK)
3- Viết bài:
4- Đọc – sửa chữa:
III. Ghi nhớ:
 SGK/54
B/ Luyện tập:
Bài tập : làm dàn bài đề số 7
Hoạt động 5: Đánh giá ( 2 phút)
 * Khái quát cách làm bài nghị luận vê vấn đề tư tưởng đạo lí?
 * Gv nhận xét tiết học
 Hoạt động 6 : Dặn dị ( 5phút)
* Nắm yêu cầu, cách làm bài nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lí.
* Chuẩn bị: Trả bài tập làm văn số 5
***
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 Tiết 115
 TẬP LÀM VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viêt1 của mình, biết sửa lỡi diễn đạt và chính tả. 
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/52-53
+ HS: Xem lại lí thuyết về kiểu bài; nắm lại các làm bài 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (thông qua)
 - Bài mới: Ở tiết 104-105, chúng ta thưc hiện viết bài làm văn số 5 về nghị luận một sư việc, hiện tượng đời sống; Để đánh giá kết quả bài làm đồng thời nhìn nhận những ưu- nhược điểm của cá nhân về kiểu bài, chúng ta đi vào tiêt trả bài.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc đề bài 
+ Yêu câu về nội dung và hình thức của bài nghị luận sự vịêc, hiện tượng đời sống?
 + Xác định kiểu bài?
 +Nộïi dung cần nghị luận?
 + Yêu cầu ?
* Lập dàn bài:
+ MB cần nêu ý gì?
+ Phần nghị luận cần theo trình tự lập luận như thế nào?
 - Nêu các biểu hiện của việc xả rác :
Phân tích nguyên nhân: 
- Phân tích tác hại:
Hướng khắc phục:
+ Phần kết bài cần nêu ý gì?
* GV nhận xét – đánh giá bài làm
* Bảng phụ: trích dẫn một số câu, đoạn mắc những lổi tiêu biểu cả lớp phân tích, sửa sai.
* GV thống kê kết quả từng loại – Đọc tham khảo – Phát bài.
 Đề: Một hiện tượng khá phổ biếnhiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng  Em hãy đặt một nhan đề để gọi hiện tượng đó và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
I. Tìm hiểu đề – Lập dàn ý:
 1- Tìm hiểu đề:
+ Kiểu bài: nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Nội dung nghị luận:Hiện tượgn xả rác bừa bãi.
+ Yêu cầu: Đặt nhan đề
 2- Dàn ý:
MB: Nêu khái quát tình hình xả rác hiện nay – một vấn đề được nhiều người quan tâm.
TB: 
Nêu các biểu hiện của việc xả rác : (các loại rác, hình thức xả rác, các đối tượng xả rác, nơi xả rác)
Phân tích nguyên nhân: 
+ Chủ quan: Thiếu ý thức, thói quen xâu, tính ích kỉ
+ Khách quan: Các phương tiện chứa rác, xử lí rác, biện pháp xử lí việc xả rác
Phân tích tác hại:
+ Cá nhân -> cộng đồng
+ Trước mắt -> lâu dài
( Mất vẻ mĩ quan, ô nhiễm mơi trường, gây bệnh dịch)
Hướng khắc phục:
+ Công dân: ý thức, nhận thức rõ vấn đề môi trường.
+ Chính quyền: Tuyên truyền, tăng cường các phương tiện chứa - xử lí rác thải, biện pháp hành chính
KB: Ý nghĩa của việc bỏ rác đúng qui định, bảo vệ môi trường.
II. Nhận xét – Đánh giá:
 a- Ưu điểm:
Nắm kiểu bài và cách làm bài.
Xác định được vấn đề cần nghị luận
Bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh
Luận điểm, luận cứ mạch lạc có lính liên kết.
Có sáng tạo trong cách so sánh đối chiếu .
Nhược điểm:
Lí lẽ, cách lập luận chưa chặt chẽ, thiếu chuẩn xác, và tính thuyết phục.
Các dẫn chứng chưa tiêu biểu, toàn diện; chưa khai thác đầy đủ các mặt, các khía cạnh của vấn đề nghị luận.
Tính liên kết giữa các câu, các đoạn chưa rõ, còn rời rạc.
Các lổi phổ biến:
+ Chính tả: vức, rát
+ Dùng từ: bịch, dụt, hữi
+ Đặt câu: không đúng ngữ pháp, nghĩa không rõ ràng (sai trầm trọng)
+ Diễn đạt: dài dòng, lan man, tối nghĩa sa vào lối văn nói nhiều.
+ Đặt nhan đề: sai chính tả, thiếu tính hàm xúc, chưa sát nội dung vb.
 * Kết quả: 
 * Đọc tham khảo bài khá-giỏi:
 * Phát bài: 
Hoạt động 3: Đánh gía ( 2 phút)
 * GV nhận xét
	 Hoạt động 4: Dặn dò ( 3 phút)
 * Vào điểm
 * Chuẩn bị: Soạn Mùa xuân nho nhỏ ( Ý nghĩa của nhan đề bài thơ)
***

Tài liệu đính kèm:

  • doc24-VAN9.doc