Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Con cò

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Con cò

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Đọc diễn cảm văn bản . Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

- Bồi dưỡng lòng kính yêu, tôn thờ, chữ hiếu đối với mẹ.

II. Chuẩn bị :

* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Đọc, tìm hiểu chú thích, soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

 1. Ổn định lớp (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (4) :

 a) Câu hỏi :

(1) Trong vb “ Chói sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”, Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác nhau về hình tượng chó sói trong cách nhìn của nhà khoa học Buy-phông và trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten như thế nào ?

(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của vb này .

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Con cò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
16
01
2011
Tuan
23
NGAY DAY :
18
01
2011
Tiet
111, 112
CON CÒ - (HDĐT )
- Chế Lan Viên –
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Đọc diễn cảm văn bản . Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru. Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
- Bồi dưỡng lòng kính yêu, tôn thờ, chữ hiếu đối với mẹ.
II. Chuẩn bị :
* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Đọc, tìm hiểu chú thích, soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
 1. Ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) :
 a) Câu hỏi :
(1) Trong vb “ Chói sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”, Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác nhau về hình tượng chó sói trong cách nhìn của nhà khoa học Buy-phông và trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten như thế nào ?
(2) Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của vb này .
 b) Đáp án :
(1) Hình tượng chó sói trong cách nhìn của nhà khoa học Buy-phông và trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten : 
 * Nhà khoa học Buy-phông : 
- Thù ghét mọi sự kết bạn .
- Sống đơn lẻ, chỉ tụ họp lại với nhau khi tấn công con mồi to lớn hoặc chống lại kẻ thù. 
=> Bộ mặt chó sói luôn lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiết, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu,, nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại ..
 * Trong thơ La Phông-ten : 
- Là một tên trộm cướp, nhưng khốn khổ và bất hạnh  là một gã vô lại luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn.
- Là một bạo chúa khát máu và cũng đáng thương.
(2) Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H.Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn
 3. Bài mới :
- GV : Hình ảnh con cò là một biểu tượng quen thuộc trong ca dao, dân ca Việt Nam. Ngày nay, văn nghệ sĩ vẫn mượn hình ảnh này mỗi khi nhắc đến biểu hiện tình mẫu tử. Bài “Con cò” của Chế Lan Viên là một minh chứng .
-H: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhà thơ Chế Lan Viên và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Con cò” của ông ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS đọc, tìm hiểu chung vb.
* GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu 1 lần -> Gọi HS đọc -> Góp ý cách đọc của HS.
* Cho HS nêu những từ ngữ mà các em chưa rõ nghĩa trong vb -> GV giải thích.
-H: Bài thơ được phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì ?
* GV góp ý câu trả lời của HS, thuyết giảng :
 - Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa, mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
 - Trong bài thơ này, CLV chỉ khai thác và xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở nội dung biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
-H: Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? 
Hđ 1 : Đọc, tìm hiểu chung vb.
* Lưu ý cách đọc -> Đọc vb.
* Nêu những từ ngữ khó -> Lưu ý nghĩa.
* Qua hình tượng con cò, tác giả nói tới biểu hiện tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng, bền lâu đối với suốt đời mỗi đứa con.
* Bố cục : 3 đoạn :
- Đoạn 1 : Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ.
- Đoạn 2 : Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.
- Đoạn 3 : Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
I. Đọc, tìm hiểu chung vb.
Hđ 2 : Hd HS phân tích chi tiết vb
* Gọi HS đọc diễn cảm khổ 1.
Hđ 2 : Phân tích vb
* Đọc diễn cảm khổ ( đoạn ) thơ 1.
II. Phân tích :
 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ :
-H: Trong đoạn thơ này, những câu ca dao nào đã được vận dụng ? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả.
* GV thuyết giảng : Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao.
-H: Vậy, hình ảnh con cò trong 4 câu ca dao đầu gợi lên điều gì về cuộc sống thuở xưa ?
* GV chốt : 
Những câu ca dao bắt đầu bằng Con cò bay lả, lay la hay Một đàn cò trắng bay tung thường chỉ là những câu để gợi hứng, mở đầu cho một chuỗi câu ca hoặc cuộc hát đối đáp. 4 câu ca dao đầu gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò trong những câu này gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa. 
-H: Nếu trong 4 câu thơ trên, hình ảnh con cò mới chỉ gợi lên vẻ nhịp nhàng, bình yên của cuộc sống thuở xưa, thì trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” , hình ảnh con cò mang nội dung và ý nghĩa tư tưởng gì ( biểu tượng cho điều gì ? ) ?
* GV nhận xét câu trả lời của HS -> chốt : Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm  có một nội dung và ý nghĩa tư tưởng khá sâu sắc. Con cò ở đây là tượng trưng cho những con người, cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống. Bài ca dao này gợi nhớ đến nhiều câu ca dao có hình ảnh con cò mang ý nghĩa tương tự ( như : Con cò lặn lội bờ sông  ; Con cò đi đón cơn mưa ) hay hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương : lặn lội thân cò khi quãng vắng .
-H: Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn trẻ thơ như thế nào ( vô thức hay có ý thức ) , vì sao ?
-H ( thảo luận nhóm ) : Nếu nói các em còn quá nhỏ, chưa cần hiểu nội dung và ý nghĩa của những lời ru này, thì người mẹ ru con bằng những câu ca dao mở đầu bằng hình ảnh con cò hoặc có hình ảnh con cò như vậy để làm gì , vì sao ?
* GV góp ý cách trả lời của HS -> Chốt : Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca, qua đó là cả điệu tâm hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi ấu thơ, đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung, ý nghĩa của những lời ru này – chúng chỉ cần được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự chở che của người mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống : “Ngủ yên ! Ngủ yên !  chẳng phân vân”.
* Phát hiện, liệt kê, suy luận -> Trả lời :
- Những câu ca dao được vận dụng trong khổ 1 khi nói về hình ảnh con cò : 
“ Con cò bay lả, bay la
Bay từ Phù Đổng bay ra cánh đồng”
“ Con cò bay lả, bay la
Bay từ cửa phủ, bay về Đồng Đăng”
“ Con cò mà đi ăn đêm
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con .”
- Cách vận dụng ca dao của tác giả thật độc đáo - Chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy.
 * Hình ảnh con cò trong những câu này gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên trong một không gian rộng rãi của cuộc sống vốn ít biến động thuở xưa. 
* Hình ảnh con cò trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” biểu tượng cho người phụ nữ với hai phương diện chính : cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, nhiều cay đắng và những phẩm chất tốt đẹp của họ ( chăm chỉ, tần tảo, giàu đức hi sinh, lòng ngay thẳng, trong sạch).
* Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức, vì : Con còn bế trên tay – Con chưa biết con cò
* Thảo luận nhóm -> Trả lời : Để ru con ngủ vì :
- Những câu ca dao bắt đầu bằng Con cò bay lả, lay la hay Một đàn cò trắng bay tung thường chỉ là những câu để gợi hứng, mở đầu cho một chuỗi câu ca hoặc cuộc hát đối đáp. 
- Âm điệu của những bài ca dao này rất ngọt ngào, dịu dàng, mượt mà và sâu lắng, rất dễ đưa các bé vào giấc ngủ.
a) Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ( đoạn 1 ) :
- “ Con cò bay la .., Con cò Đồng Đăng” 
-> Hình ảnh con cò gợi lên vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên trong một không gian rộng rãi của cuộc sống vốn thuở xưa. 
- “Con cò mà đi ăn đêm” -> hình ảnh con cò biểu tượng cho người phụ nữ với cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, nhiều cay đắng và những phẩm chất tốt đẹp của họ.
Hđ 3 : Củng cố
* Gọi HS nhắc lại những nội dung sau để củng cố kiến thức :
- Bố cục của vb ?
- Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ( đoạn 1 ) được CLV giới thiệu như thế nào ( hình ảnh con cò biểu tượng cho điều gì ?)
- Cách vận dung ca dao – dân ca của tác giả có gì đặc sắc ?
* HS trả lời -> HS khác nhận xét ( bổ sung ) -> GV góp ý chung.
Hđ 3 : Củng cố .
* Trả lời câu hỏi để củng cố kiến thức bài học.
Hđ 4 : Hd HS phân tích đoạn thơ thứ 2.
* Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.
-H: Trong đoạn 2, CLV đã vận dụng những biện pháp nghệ thuật nào và tác dụng của chúng ra sao trong việc diễn tả mối quan hệ gần gũi, thân thiết của hình ảnh con cò trong lời ru đối với cuộc đời mỗi con con người ? 
-H: Qua mối quan hệ nêu trên, em hiểu, hình ảnh con cò trong khổ thơ này biểu tượng cho điều gì ? 
* Gv nhận xét câu trả lời của HS -> Thuyết bình : 
- Ơû đoạn 2, cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời. Ở đây hình ảnh con cò trong ca dao đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức của con người. Hình ảnh con cò được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường. Như thế, hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ.
- Cánh cò đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi đến tuổi tới trường và khi đã trưởng thành.
* GV đọc đoạn thơ 3.
-H: Ở đoạn thơ này, hình ảnh con cò được tác giả nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng mẹ, lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời. 
 Em hãy tìm những biện pháp nghệ thuật được CLV sử dụng trong đoạn thơ này và phân tích tác dụng của chúng để chứng minh cho điều nói trên.
* GV khái quát :
- Đến đoạn 3 thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời 
- Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một qui luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc : Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
- Từ cảm xúc mà mở ra những suy tưởng, khái quát thành những triết lí – đó là cách thường thấy ở thơ CLV và cũng là một ưu thế của thơ ông.
- Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru ấy : Một con cò thôi  Vỗ cánh qua nôi
Hđ 4 : Phân tích đoạn thơ thứ 2.
* Đọc diễn cảm văn bản.
* Nhân hoá, liên tưởng -> hình ảnh cánh cò trong lời ru đã trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ tuổi ấu thơ trong nôi ( Cho con cò trắng đến làm quen -> hai đứa đắp chung đôi ) đến tuổi tới trường ( Mai khôn lớn, con theo cò đi học - Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân ) và khi đã trưởng thành ( Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ - Trước hiên nhà - Và trong hơi mát câu văn )
=> Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ đối với suốt cuộc đời mỗi đứa con.
* Nghe, nhớ.
* Dù ở gần con  Cò mãi yêu con. -> Điệp cấu trúc, ẩn dụ -> Dù con ở đâu, dù nhỏ hay đã lớn, mẹ vẫn thương yêu con như thuở còn thơ.
b) Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời ( đoạn 2 ) :
* Nhân hoá, liên tưởng -> Sự gắn bó mật thiết giữa hình ảnh con cò với con người :
 - Lúc ấu thơ, khi còn trong nôi : cùng ngủ, cùng đắp chung cánh cò. 
 - Đến tuổi tới trường : cùng đi học , đến trường.
 - Khi đã trưởng thành : Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ - Trước hiên nhà - Và trong hơi mát câu văn .
* Hình ảnh con cò mang nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ đối với suốt cuộc đời mỗi đứa con.
c) Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người ( đoạn 3 ) :
- Dù ở gần con  Cò mãi yêu con.
-> Điệp cấu trúc, ẩn dụ -> Tấm lòng mẹ, tình mẹ dành cho con là bất biến, vĩnh hằng, theo con suốt cả cuộc đời.
Hđ 5 : Hd HS khái quát đặc điểm nghệ thuật của vb.
-H: Em có nhận xét gì về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của tác giả ?
* GV chốt : 
- Về thể thơ : sử dụng thể thơ tự do, có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữ. Thể thơ tự do cho tác giả khả năng thể hiện tình điệu, cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Ở bài thơ này, các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Vần cũng là yếu tố được vận dụng để tạo âm hưởng lời ru. Vì vậy, tuy không sử dụng thể lục bát quen thuộc, bài thơ vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru. Tuy nhiên bài thơ của CLV không phải là một lời hát ru thật sự. Giọng điệu của bài thơ còn là giọng suy ngẫm, có cả triết lí. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái, đều đặn, mà hướng tâm trí nhiều hơn vào sự suy ngẫm, phát hiện.
-H: Nghệ thuật so sánh được tác giả vận dung trong bài, theo em, có hợp lí không ? Vì sao ?
* GV : Về nghệ thuật so sánh tạo hình : Hình ảnh trong ca dao chỉ là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở rộng của tác giả. Đặc điểm chung của hình ảnh trong bài thơ này là thiên về ý nghĩa biểu tượng.
Hđ 5 : Khái quát đặc điểm nghệ thuật của vb.
* Phân tích -> khái quát -> nêu :
- Sử dụng thể thơ tự do, có nhiều câu mang dáng dấp thể 8 chữ -> tình điệu, cảm xúc được thể hiện một cách linh hoạt, sâu sắc. 
- Nhịp điệu : đa dạng, linh hoạt.
- Ngôn ngữ vừa giản dị, mang âm hưởng lời hát ru vừa suy ngẫm, triết lí. 
* Nghệ thuật so sánh được vận dụng hợp lí, vì hình ảnh so sánh như vậy là chính xác, đồng thời nó cũng tạo được ý nghĩa biểu tượng cho bài thơ.
2. Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ :
- Thể thơ tự, nhịp điệu đa dạng, ngôn ngữ giản dị, đậm chất hát ru -> tình điệu, cảm xúc được thể hiện một cách linh hoạt, sâu sắc. 
* Nghệ thuật so sánh được vận dụng hợp lí, đặc sắc.
Hđ 6 : Hd HS tổng kết
* Gọi HS khái quát vb -> GV góp ý.
-H: Nội dung tư tưởng của vb này là gì ?
-H: Những thành công về mặt nghệ thuật của vb ?
Hđ 6 : Tổng kết
* Khái quát nội dung tư tưởng và nghệ thuật của vb.
III. Tổng kết :
- Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của CLV ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.
- Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc.
Hđ7 : Hd HS luyện tập
Gọi HS đọc bt và nêu các yêu cầu của bt.
Cho HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời -> Gọi HS trình bày kết quả thảo luận -> Gv góp ý, chốt.
Hđ 7 : Luyện tập.
* Đọc bt -> Nêu yêu cầu của câu hỏi.
* Thảo luận nhóm để tìm đáp án -> Trả lời.
II. Luyện tập :
 Ở bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả vừa trò chuyện với đối tượng ( những em bé dân tộc Tà-ôi trên lưng mẹ ) với giọng điệu gần như lời ru, lại có những lời trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru ở bài thơ ấy biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu. Còn ở bài thơ của CLV, gợi lại khúc hát ru tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và ngợi ca tình mẹ đối với 
đời sống mỗi con người.
Hđ 5 : Dặn dò :
Học thuộc lòng bài thơ và nắm nội dung bài giảng của giáo viên ;
Tìm hiểu trước bài “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí”, cụ thể :
 + Soạn bài – trả lời các câu hỏi ở mục I 
 + Tìm hiểu những lưu ý khi làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và dàn bài chung của kiểu văn này trong phần Ghi nhớ SGK

Tài liệu đính kèm:

  • doc23 - CON CO.doc