Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 25

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 25

A. MTCĐ: Gíup HS:

- Cảm nhận được những xúc cảm và ước vọng muốn làm " mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời.

- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Nắm vb , “Những điều cần lưu ý”(SGV)

+ HS: Tìm hiểu văn bản, soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ + Dòng nào nêu cách hiểu đúng nhất về 2 câu thơ:

 “Con dù lớn vẫn là con của mẹ

 Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”

A. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.

B. Bổn phận làm con phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn công ơn của cha mẹ.

C. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người.

D. Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn.

- Bài mới :Thanh Hải – một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn chương cách mạng miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ của Thanh Hải được nhiều người đọc yêu thích. “Mùa xuân nho nhỏ” được dư luận đánh giá cao, phản ánh tâm hồn lạc quan, cái nhìn tươi trẻ của người Việt Nam trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước.

 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (25 phút)

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
MÙA XUÂN NHO NHỎ
* Thanh Hải *
 Tiết 116
 VĂN HỌC	
A. MTCĐ: Gíup HS:
- Cảm nhận được những xúc cảm và ước vọng muốn làm " mùa xuân nho nhỏ" dâng hiến cho cuộc đời.
- Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm vb , “Những điều cần lưu ý”(SGV)
+ HS: Tìm hiểu văn bản, soạn bài. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ + Dòng nào nêu cách hiểu đúng nhất về 2 câu thơ:
	“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
A. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.
B. Bổn phận làm con phải luôn luôn ghi nhớ và biết ơn công ơn của cha mẹ.
C. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người.
D. Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn.
- Bài mới :Thanh Hải – một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn chương cách mạng miền Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ của Thanh Hải được nhiều người đọc yêu thích. “Mùa xuân nho nhỏ” được dư luận đánh giá cao, phản ánh tâm hồn lạc quan, cái nhìn tươi trẻ của người Việt Nam trong giai đoạn đầu xây dựng đất nước. 
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
 * HS đọc chú thích(SGK)
 +Tóm lược những nét chính về tác giả?
* HS đọc đoạn trích ( giọng say sưa ngây ngất (p1); giọng phấn chấn (p2) ; giọng trầm lắng, thiết tha (p3) ) nhận xét cách đọc
 + Giải thích: (SGK).
 +Thể thơ: 5 tiếng.- nhịp 
* HS đọc 6 câu đầu: suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Hinh ảnh mùa xuân của thiên nhiên và đất nước qua cảm xúc của tác giả ?
+ Chi tiết gợi tả mùa xuân của thiên nhiên?Nhận xét cảnh sắc thiên nhiên vào xuân như thế nào?
+Chi tiết thể hiện cảm xúc tg? Cảm xúc tg trước cảnh sắc mùa xuân?
* HS đọc 10 câu tiếp: 
+ Chi tiết, hình ảnh tượng trưng mùa xuân? Mùa xuân dất nước được tg cảm nhận như thế nào ?(nhịp điệu)
(hình ảnh “lộc”, “người cầm súng”, “người ra đồng”)
* HS đọc 8 câu tiếp: suy nghĩ trả lời:
 + Nhận xét cách xưng hô?ý nghĩa của cách xưng hô?
+ Cách sử dụng điệp từ “ta”?
+ Hình ảnh “con chim”, “cành hoa”, “nốt nhạc” có ý nghĩa gì?
+ Ý nhĩa của “mùa xuân nho nhỏ”, “lặng lẽ dâng”?
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
* HS thảo luận câu hỏi:
+ Nghệ thuật đặc sắc trong cách gieo vần; hình ảnh thơ; cấu tứ; giọng điệu?
 + Nội dung ý nghĩa bài thơ?
à chốt nội dung ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ sgk/ 58
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố (5phút)
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
+ Thanh Hải (1930- 1980)
+ Bài thơ được viết khi ông lâm bệnh nặng, trước khi qua đời. Đây là tiếng lòng mà ông muốn gởi lại cho đời trước khi từ giã cõi đời.
II/ Kết cấu:
* Thể thơ: 5 tiếng (nhịp 3/2, 2/3)
* Bố cục: 
+ 6 câu đầu: Mùa xuân của thiên nhiên
+10 câu tiếp theo: Mùa xuân của đất nước.
+ 8 câu tiếp: Suy nghĩ, ước nguyện của nhà thơ trước mùa đất nước.
+ 5 câu cuối: Lời ca quê hương , đất nước qua điệu dân ca xứ Huế .
 III. Phân tích:
1- Hình ảnh mùa xuân qua cảm xúc của nhà thơ:
a. Mùa xuân của thiên nhiên:
 - Chỉ vài nét phát hoạ nhưng vẽ ra được không gian cao rộng với màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng tươi vui.
- Cảm xúc say sưa ngây ngất.
b. Mùa xuân của đất nước: 
- Mùa xuân của đất nước xôn xao sức sống của công cuộc chiến đấu và lao động xây dựng đất nước.
- Cảm nhận nhịp điệu hối hả của cuộc sống xây dựng đất nước; nghĩ về quá khứ của dân tộc và bày tỏ niềm tin tưởng, lạc quan vào sự đi lên của đất nước.
2- Tâm niệm của nhà thơ:
 - Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp , dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời, đất nước.
- Tâm niệm hết sức giản dị, tự nhiên, chân thành, tha thiết. Đó là một nhân sinh quan đẹp, đúng đắn.
 IV. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK/58
B/ Luyện tập:
 Bài tập Viết đoạn văn bình khổ thơ đầu, khổ 4,5
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
 * Ghi nhớ trong SGK cho em hiểu gì về văn bản Mùa xuân nho nhỏ?
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
 * Học thuộc lòng bài thơ. Nắm ý nghĩa bài thơ.
 * Soạn bài: Viếng lăng Bác.( Cảm xúc của nhà thơ khi vào viếng lăng Bác – nghệ thuật biểu hiện)
***
VIẾNG LĂNG BÁC
* Viễn Phương *
 Tiết 117
 VĂN HỌC	
 A. MTCĐ: Giúp HS : 
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết, thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm vb , “Những điều cần lưu ý”(SGV)
+ HS: Tìm hiểu văn bản, soạn bài. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : + Đọc thuộc lòng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
 + Dòng nào nói đúng về hình ảnh “con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến”
	A. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.
B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sốngï.
C. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.
D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.
- Bài mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử thân yêu nhất của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX. Người để lại hình ảnh một người cha già hiền từ, một tên gọi Bác thân thiết, Người hiện thân cho những gì cao đẹp nhất. Lăng Bác trở thành nơi lưu giữ bóng dáng Bác lúc sinh thời, nơi chiêm ngưỡng thành kính của nhân dân cả nước và bè bạn quốc tế. Biết bao nhà thơ đã viết về lăng Bác, song Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ hay nhất, thể hiện được tấm lòng của đồng bào miền Nam đối với Người.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc chú thích(SGK)
 +Tóm lược những nét chính về tác giả?
- Cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng ngay trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt ở chiến trường.
 + Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
 -Bài thơ được viết trong không khí xúc động của nhân dân ta lúc công trình lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hoàn thành sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng bào miền Nam có thể thực hiện mong ước được viếng Bác. Tác giả cũng ở trong số những đồng bào , chiến sĩ từ miền Nam sau giải phóng được ra viếng Bác.
* HS đọc đoạn trích ( giọng tình cảm vừa trang nghiêm, vừa tha thiết, có cả sự đau xót lẫn niềm tự hào- nhịp chậm, lắng sâu, khổ cuối hơi cao giọng) - nhận xét cách đọc
 + Giải thích: (SGK).
 +Thể thơ: 8 tiếng
 + Cảm hứng bao trùm bài thơ là gì? Mạch cảm xúc như thế nào?
Cảm hứng bao trùm là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác
Mạch vận động của cảm xúc đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.
 + Bố cục bài thơ?
* HS đọc khổ 1: suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Câu mở đầu cho ta biết điều gì? Giải thích nghĩa từ viếng, thăm. Nhận xét cách xưng hô?
+ Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên bên ngoài lăng Bác là gì?Nghệ thuật biểu hiện? 
* HS đọc khổ 2: 
+ Nhìn dòng người chậm rãi đi vào viếng lăng Bác khi mặt trời đã chiếu sáng, nhà thơ có những suy ngẫm gì về Bác? Điều đó được diễn tả độc đáo như thế nào? 
(hình ảnh “mặt trời trong lăng”, “tràng hoa”, “bảy mươi chín mùa xuân”)
* HS đọc khổ 3: suy nghĩ trả lời:
 + Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng được nhà thơ cảm nhận như thế nào?
Bác nằm yên nghỉ trong lăng yên tĩnh, trang nghiêm. Aùnh sáng dịu nhẹ, trong trẻo khiến liên tưởng đến vầng trăng dịu hiền -> có tác dụng gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp , sáng trong của Bác.
Hình ảnh trời xanh tượng trưng chosự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi , sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Người như đã hoá thân vào thiên nhiên.
* HS đọc khổ 4: suy nghĩ trả lời
+ Ước nguyện của nhà thơ khi sắp về miền Nam là gì?Nguyện vọng hoá thân đó nói lên điều gì? Điệp ngữ “muốn làm” có tác dụng gì?
* Thảo luận nhóm:
+ Hình ảnh cây tre ở đây có gì khác với cây tre ở khổ đầu?
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
 + Chủ đề tư tưởng của bài thơ?Đây có phải chỉ là tình cảm riêng của nhà thơ?
 - Bài thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao, tình cảm thành kính, sâu sắc và cảm động của tác giả và cũng là của đồng bào miền Nam khi viếng lăng Bác.
 + Nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
- Giọng điệu phù hợp: trang nghiêm, trang trọng, tha thiết sâu lắng; thể thơ tám chữ, nhịp thơ chậm thành kính; hình ảnh sáng tạo.
à chốt nội dung ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ sgk/ 60
 Hoạt động 4 : Luyện tập-củng cố (5phút)
* HS luyện đọc diễn cảm
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
+ Phan Thanh Viễn ( 1928 - ) + Năm 1976.
+ Sáng tác năm 1976
II/ Kết cấu:
* Thể thơ: 8 tiếng 
* Bố cục: 
+ Khổ 1: Cảnh ngoài lăng Bác.
+ Khổ 2: Cảnh đoàn người vào lăng.
+ Khổ 3: Cảnh trong lăng.
+ Khổ 4: Ước nguyện khi mai về miền Nam.
 III. Phân tích:
 Khổ 1:
- Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu nhưng chứa đựng nhiều cảm xúc.
- Hình ảnh ấn tượng đầu tiên là hàng tre. Từ hàng tre cụ thể nhà thơ liên tưởng đến cây tre Việt Nam, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc Việt Nam.
 Khổ 2:
 - Bằng hình ảnh ẩn dụ (Mặt trời trong lăng, kết tràng hoa dâng) nhà thơ thể hiện sự tôn kính và lòng thành kính của mình cũng là của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ vĩ đại.
 Khổ 3:
- Cảm xúc khi vào trong lăng: không gian và thời gian như ngưng đọng trước hình ảnh có tính vĩnh hằng.
- “vầng trăng sáng dịu hiền” gơi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác.
- Tuy lí trí đã nhận thức rằng , Bác như hoá thân vào thiên nhiên, như sống mãi với non sông đất nước. Nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của Người.
 Khổ 4:
- Niềm xú ... 
 IV. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK/60
B/ Luyện tập:
 Đọc diễn cảm bài thơ
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
 * Em hiểu thêm tình cảm nào của đồng bào miền Nam đối với Bác qua tiếng lòng của nhà thơ Nam Bộ?
 Hoạt động 6: Củng cố – dặên dò ( 2 phút)
 * Học thuộc lòng bài thơ. Nắm ý nghĩa bài thơ.
 * Soạn bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). ( Năm đặc trưng của kiểu bài)
***
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
 Tiết 118
TẬP LÀM VĂN
 A. MTCĐ: Giúp HS :
Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích ).
Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn về nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/36-37
+ HS: Tìm hiểu nội dung nghị luận. (xem lại vb Lặng lẽ Sapa, Lão Hạc)
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (thông qua)
 - Bài mới: Chúng ta đã làm quen với kiểu bài nghị luận xã hội . Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm về một kiểu bài nghị luận khác đó là nghị luận văn học qua kiểu bài cụ thể: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS tìm hiểu văn bản: (SGK/61)
 +Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
 - Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành Long.
+ VB được trình bày bằng những luận điểm nào? Câu nêu luận điểm của vb?
 (đoạn 1): “Dù được miêu tả nhiều hay ítkhó phai mờ”
(đoạn 2): “Trước tiên gian khổ của mình”
(đoạn 3): “Nhưng anh thanh niên này  một cách chu đáo”
(đoạn 4): “Công việc vất vảrất khiêm tốn”
(đoan5): “Cuộc sống của chúng tađáng tin yêu”
+ Nhận xét cách lập luận (dẫn dắt, phân tích, chứng minh).
Mỗi luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục, có sức hấp dẫn.
Các luận cứ được sử dụng xác đáng, sinh động.
 + Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? Các nhận xét , đánh giá phải dựa vào đâu, phải thể hiện như thế nào? Bố cục, lời văn?
 Hoạt động 3: Tổng kết ( 2 phút)
 à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 63
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 10phút)
* HS Đọc bài tập – thảo luận 
 Văn bản trích : Chiều sâu truyện Lão hạc ( Văn Giá)
* GV tập hợp, nhận xét
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): 
Trình bày nhận xét , đánh giá về tác phẩm (nhân vật, chủ đề, nội dung)
Nhận xét , đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác.
II. Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK/63
B/ Luyện tập:
Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn giữa cái sống và cái chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật lão Hạc.
Câu mang luận điểm: “Từ việc miêu tả  ngay từ đầu”
Tâp trung vào việc phân tích những diễn biến trong nội tâm của nhân vật vì đó là quá trình “chuẩn bị” cho cái chết dữ dội của nhân vật
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 2 phút)
 * GV nhận xét tiết học
Hoạt động 5: Dặn dò (3 phút)
 * Nắm yêu cầu về nội dung và hình thức của bài.
 * Soạn bài: Cách làm bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ( tìm hiểu đề bài và cách làm)
***
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
 Tiết 119
TẬP LÀM VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS :
Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.
Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi viết bài, cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/69
+ HS: Tìm hiểu các dạng đề, cách làmbài nghị luận. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Ổn định lớp:
- Bài cũ : + Thế nào là nghị luận về một tác phẩm – đoạn trích?
 + Nêu các yêu cầu về nhận xét, đánh giá trong bài.
- Bài mới: Bài học hôm nay giúp chúng ta nắm được các dạng đề cũng như cách làm một bài nghị luận về tác phẩm truyện – đoạn trích.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc các đề bài (SGK/ 64-65)
 +Tìm những điểm giống và khác nhau giữa các đề bài.
+ Các từ “suy nghĩ, cảm nhận” và “phân tích” đói hỏi bài làm phaỉ khác nhau như thế nào?
“Suy nghĩ, cảm nhận”: xuất phát từ cảm nhận, hiểu biết để nhận xét, đánh giá.
“phân tích”: xuất phát từ tác phẩm để lập luận, sau đó nhận xét, đánh giá.
* Lưu ý: đây không phải là 2 kiểu bài nghị luận.
* Hs đọc đề bài dựa vào gợi ý sgk để thực hiện các bước làm bài nghị luận.
+ Các thao tác tìm hiểu đề: 
- Tìm hiểu đề: 
- Nội dung nghị luận: Nghị luận về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng – Kim Lân
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ.
- Tìm ý:
- Phẩm chất điển hình của ông Hai: tình yêu làng gắn bó, hoà quyện với lòng yêu nước.
- Các biểu hiện:
 + Tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
 + Chi tiết nghệ thuật
* Các bước tiếp theo thực hiện theo gợi ý SGK
 Hoạt động 3: Tổng kết ( 2 phút)
 à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 68
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 10phút)
* HS Đọc bài tập – thảo luận 
 Đề: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): 
* Các dạng đề:
- Có mệnh lệnh: 
 - Suy nghĩ, cảm nhận.
 - Phân tích
 - Không có mệnh lệnh.
II/ Cách làm bài:
Tìm hiểu đề – tìm ý:
Lập dàn bài:
 - MB: giới thiệu tác phẩm
- TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật (có luận cứ tiêu biểu và xác đáng)
- KB: Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm
Viết bài:
Đọc – sửa chữa:
III/ Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK/68
B/ Luyện tập:
Viết đoạn mở bài và một đoạn thân bài.
 Hoạt động 5: Đánh giá (3 phút)
 	* Gv nhận xét tiết học
Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
 * Nắm cách làm bài.
 * Soạn bài: Luyện tập làm bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ( tìm hiểu đề bài và cách làm)
***
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ 
TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
 Tiết 120
TẬP LÀM VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS : 
Củng cố tri thức về yêu cầu, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)
Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà nắm vững, thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, viết bài.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/71
+ HS: Nắm các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 Đọc lại truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp:
- Bài cũ : + Các cách làp bài nghị luận về tác truỵên – đoạn trích?
 + Nêu các yêu cầu chung trong bài?
- Bài mới: Bài học hôm nay giúp chúng ta luyện tập làm một bài nghị luận về tác phẩm truyện – đoạn trích cụ thể.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS suy nghĩ nhớ lại kiến thức cũ:
 +Thế nào là bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
 + Những yêu cầu đối với một bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích?
- Tìm hiểu đề: 
 - Kiểu đề: Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)
- Nội dung nghị luận: Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện.
- Hình thức nghị luận: Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện.
- Tìm ý:
- Tình cảm và thái độ của bé Thu trong những ngày anh Sáu về phép, lúc chia tay.
- Tâm trạng của anh Sáu lúc về phép, sau đợt nghỉ phép.
- Nhận xét, đánh giá về nội dung ý nghiã của truyện:
 + Nội dung: Tình cảm cha con trong hoàn cảnh chiến tranh hết sức éo le và cảm động.
 + Nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ hợp lí; ngôi kể phùi hợp; ngôn ngữ Nam bộ , giản dị.
 - Lập dàn ý chi tiết:
HS dựa vào gợi ý SGK để làm dàn bài chi tiết.
Lưu ý: quá trình nghị luận phải gắn liền cùng với sự phân tích, giải thhích, chứng minh cụ thể (phải có căn cứ thuyết phục), có những suy nghĩ, cảm thụ cá nhân.
Đề bài:
Cảm nhận của em về đoạn trích truỵên “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Dàn bài chi tiết:
MB: Giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, câu chuyện cảm động gắn với tình cha con trong kháng chiến chống Mĩ.
TB: 
* Tổng:
 Ý nghĩa tiêu đề “Chiếc lược ngà”: kỉ vật cuối cùng của người cha liệt sĩ – anh Sáu, dành cho người con – bé Thu, là hiện thân của tình cha con gắn với lần gặp gỡ cúôi cùng của hai cha con. Câu chuyện được kể từ góc độ của nhân vật “tôi” – người bạn của anh Sáu.
 * Phân:
a- Thái độ và tình cảm của nhân vật bé Thu:
+ Trong hai ngày đầu: Không nhận anh Sáu là ba (phân tích dẫn chứng).
+ Hai ngày sau: tiếp tục tẩy chay anh Sáu (phân tích dẫn chứng).
+ Trong buổi chia tay: tình cha con cảm động (phân tích dẫn chứng).
b- Thái độ, tình cảm của nhân vật anh Sáu:
+ Trong đợt nghỉ phép:
 - Hụt hẫng, buồn
 - Cảûm nhận bất lực và buồn.
- Khi Nghe con gọi ba: hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh.
+ Sau đợt nghỉ phép:
- Say sưa, tỉ mỉ làm chiếc lược ngà
- Trước lúc trút hơi thở cuối cùng kịp nhắn gử chiếc lược cho con.
* Nhận xét:
+ Nội dung:Tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt. Tinh phụ tử sâu sắc,cảm động chỉ có trong chiến tranh.
+ Nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống hợp lí; ngôi kể phù hợp; ngôn ngữ giản dị.
KB: Sức sống của tác phẩm khơi gợi ý nghĩa sâu sắc của tình cha con. Tác phẩm giúp người đọc hiểu vẻ đẹp con người trong chiến tranh.
Hoạt động 3: Đánh giá ( 3 phút)
 * Đánh giá
* Gv nhận xét tiết học
 Hoạt động 4: Dặn dò ( 2 phút)
 * Viết bài làm văn số 6: 
 Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 * Soạn bài: Sang thu – Hữu Thỉnh ( tìm hiểu cảnh sắc thiên nhiên lúc sang thu được biểu hiện trong bài thơ và cảm nhận của nhà thơ).
***

Tài liệu đính kèm:

  • doc25-VAN9.doc