Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 27

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 27

 A. MTCĐ: Giúp HS :

- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Nắm vb , “Những điều cần lưu ý”(SGV)

+ HS: Tìm hiểu văn bản, soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ :

+ Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con – Y phương ? Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn gởi gắm điều gì?

- Bài mới :Tình mẹ con có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người – là nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ. Đại thi hào Ấn Độ: Ta - go đã thể hiện hết sức sống động qua bài thơ Mây và sóng.

 

doc 11 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
MÂY VÀ SÓNG
 * R. Ta-go * (Nguyễn Khắc Phi dịch)
 Tiết 126
 VĂN HỌC	
 A. MTCĐ: Giúp HS :
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm vb , “Những điều cần lưu ý”(SGV)
+ HS: Tìm hiểu văn bản, soạn bài. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : 
+ Đọc thuộc lòng bài thơ Nói với con – Y phương ? Người cha, qua việc tâm tình trò chuyện dặn dò con, muốn gởi gắm điều gì? 
- Bài mới :Tình mẹ con có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người – là nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ. Đại thi hào Ấn Độ: Ta - go đã thể hiện hết sức sống động qua bài thơ Mây và sóng.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
 * HS đọc chú thích(SGK)
 +Tóm lược những nét chính về tác giả?
 - Có hoàn cảnh hêt sức đặc biệt: gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống
* HS đọc đoạn trích ( âm điệu nhịp nhàng, phân biệt lời kể – đối thoại ) nhận xét cách đọc
 + Giải thích: (ngao du).
 +Thể thơ: tự do 
 +Bố cục:
 Căn cứ vào hai lượt thoại của em bé trong từng đoạn :
- lời rủ rê.
- lời từ chối.
- trò chơi của bé nghĩ ra.
-> Hình ảnh người mẹ không xuất hiện trực tiếp, tác giả muốn thể hiện tình mẹ con từ nhânvật trữ tình: em bé
* HS đọc đoạn 1, suy nghĩ trả lời:
+ Mây đã nói với em bé những gì?
+ Đó là một trò chơi có đáng tham dự không ? Vì sao?
+ Thái độ của em bé qua: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
+Em bé đã quyết đinh như thế nào?
+ Em hiểu gì về bé qua sự lựa chọn này?
+ Em bé đã tưởng tượng ra trò chơi như thế nào?Vì sao thú vị hơn?
+ Ta hiểu thêm điều gì về bé qua trò chơi tưởng tượng?
+ Em bé từ chối trò chơi hấp dẫn để ở nhà chơi cùng mẹ. Hàm ý của sự lựa chọn này?
* HS đọc đoạn 2, suy nghĩ trả lời
+Sóng đã nói gì với em bé?
+ Trò chơi của sóng như thế nào? Nhậnxét?
+ Thái độ của bé qua câu nói: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”?
+ Ở nhà với mẹ, em bé nghĩ ra trò chơi gì?
+ Vì sao nghĩ ra trò chơi đó?
+ Trò chơi của bé có hay hơn? Vì sao?
+ Tiếng cười của bé vang lên trong trò chơi này gợi cho em nghĩ gì về tình mẹ?
+ Từ đó quy luật tình cảm nào của con người được nhận thức?
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
* HS thảo luận câu hỏi:
+ Mây và sóng nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tình cảm của con người?
-Tình yêu mẹ là niềm vui thiêng liêng, bền chặt trong tâm hồn con người.
 + Bài thơ còn nói với ta những điều đáng quý nào trong tâm hồn và tài năng của nhà thơ Ta-go?
Yêu quý trân trọng và tin vào tình mẫu tử của con người.
Trí tưởng tượng mãnh liệt, bay bổng
+ Bài thơ gợi cảm xúc nào trong mỗi người đọc?
- Niềm vui và hạnh phúc tốt lành.
-> chốt nội dung ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ sgk/ 89
 Hoạt động 4 : Luyện tập (5phút)
 Đọc diễn cảm bài thơ
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả- tác phẩm: 
+ Ra-bin-dra-nat Ta-go(1861- 1941)
+ Bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (1909)
II/ Kết cấu:
* Thể thơ: tự do
* Bố cục: 
+ Câu chuyện với mẹ về những người trên mây và trò chơi thứ nhất của em bé
+ Câu chuyện của bé về những người sống trong sóng và trò chơi thứ hai của bé.
 III. Phân tích:
1- cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ:
 - Trò chơi của mây rất hấp dẫn vì nó diễn ra tự do, vui vẻ trên bầu trời cao rộng, có cả trăng bạc làm bạn.
- Em bé rất muốn được đi chơi cùng mây.
 - Không đi chơi mà ở nhà với mẹ.
-> Yêu mây nhưng yêu mẹ hơn.
=> Là đứa con ngoan , hiếu thảo
- Trò chơi của bé thú vị hơn. Vì em bé có cảmây, bầu trời và mẹ.
-> Em bé yêâu thiên nhiên nhưng yêu mẹ hơn cả.
=> Mẹ là nguuồn vui lớn nhất của con.
2- Cuộc trò chuyện của bé với sóng và mẹ :
 - Trò chơi của sóng hấp dẫn, lí thú vì có không gian rộng
- Em bé rất muốn vui chơi cùng biển.
- Không đi chơi mà ở nhà với mẹ.
- Em bé rất yêâu mẹ nhưng cũng yêâu biển cả.
- Trò chơi của bé hay hơn. Vì rất vui vì vừa có mẹ vừa có thiên nhiên biển cả.
-> Tình mẹ là niềm vui lớn nhất của con trẻ.
=> Tình mẫu tử bền chặt. 
 IV. Tổng kết:
 Ghi nhớ SGK/89
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
* Mây và sóng nói với ta những điều tốt đẹp nào trong cuộc sống tót đẹp của con người? (Tình yêu mẹ là niềm vui thiêng liêng, bền chặt trong tâm hồn con người.)
* Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
* Học thuộc lòng bài thơ. Nắm ý nghĩa bài thơ.
* Soạn bài: Ôn tập về thơ. (Nắm nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ đã học và đọc thêm.)
***
ÔN TẬP VỀ THƠ
 Tiết 127
 VĂN HỌC	
 A. MTCĐ: Giúp HS :
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam.
- Củng cố những tri thứa về thể loại thơ trữ tình. 
- Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lượt về đặc điểm và thành tựu của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm vb , “Những điều cần lưu ý”(SGV)
+ HS: hệ thống kiến thức các bài thơ đã học và đọc thêm. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : 
- Bài mới: Bài học hômnay chúng ta sẽ hệ thống hoá kiến thực cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9
 Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản: (25 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS lập bảng thống kê tác giả – tác phẩm (theo SGK)
* Hệ thống các giai đoạn văn học.
+ Nội dung chính của các tác phẩm trong từng giai đoạn?
+ Tìm so sánh những điểm chung và riêng giừa các bài thơ?
+ Những điiểm chung và riêng về hình ảnh người lính trong các bài thơ ?
+So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh
 Hoạt động 3 : Luyện tập- củng cố (5phút)
* HS thi đọc thơ giữa các tổ học tập
 Nội dung
1- Thống kê các bài thơ hiện đại Việt Nam đã học (đọc thêm):
(1) Đồng chí của Chính Hữu – 1948, thơ tự do.
(2) Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận – 1958, thơ 7 chữ.
(3) Bếp lửa của Bằng việt – 1963 , thơ 7chữ kết hợp 8 chữ.
(4) Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm tiến Duật – 1969, thơ tự do.
(5) Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm – 1971, thơ tám chữ.
(6) Ánh trăng của Nguyễn Duy – 1978, thơ name chữ.
(7) Con cò của Chế Lan Viên- 1962, thơ tự do.
(8) Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải – 1980, thơ năm chữ.
(9) Viếng lăng Bác của Viễn phương – 1976, thơ tám chữ.
(10) Sang thu của Hữu Thỉnh – 1975, thơ năm chữ.
(11) Nói với con của Y Phương – sau 1975, thơ tự do.
2- Các giai đoạn văn học:
a- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954):
b- Giai đoạn hoà bình sau kháng chiến chống Pháp (1954-1964):
c- Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964-1975):
d- Giai đoạn sau năm 1975:
* Tái hiện cuộc sống đất nước, con người Việt Nam từ sau CM/Tám đến 1975:
+ VN qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp – Mĩ gian khổ nhưng hào hùng.
+ Công cuộc xây dựng đất nước , những quan hệ tốt đẹp của con người.
+ Tình cảm yêu nước, quê hương.
+ Tình đồng chí, gắn bó với cách mạng, kính yêu Bác Hồ.
+ Tình cảm con người : mẹ con, bà cháu, thống nhất với tình cảm rộng lớn.
3- Nhận xét: Khúc hát ru; Con cò; Mây và sóng:
* Điểm chung:
- Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết.
- Sử dụng lời haut ru , lời nói của con-mẹ.
* Điểm riêng:
- “Khúc hát ru”: thống nhất tình yêu con – lòng yêu nước, gắn bó với CM, ý chí chiến đấu của người mẹ Tà-ôi.
- “Con cò”: Ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru.
- “Mây và sóng”: hoá thân vào lời trò chuyện của bé với mẹ -> thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết.
4- Hình ảnh người lính và tình đồng chí, đồng đội giữa các bài Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng:
* Điểm chung:
- Viết về người lính CM với vẻ đẹp tính cách, tâm hồn.
* Điểm riêng:
- “Đồng chí” : người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp: họ là những người lính xuất thân từ những nông dân nghèo.-> Tình đồng chí , đồng đội keo sơn, gắn bó.
- “Ánh trăng” :Suy ngẫm của người línhđã đi qua cuộc chiến đấu. Bài thơ gơị kỉ niệm gắn bó của người lính với đất nước, đồng đội. -> Nhắc nhở đạo lí nghĩa tình, thuỷ chung.
- “ Bài thơkhông kính” : Khắc hoạ người lính lái xe trên chiến trường Trường Sơn thời chống Mĩ. Tinh thần dũng cảm, hiên ngang, laic quan, ý chí chiến đấu vì miền Nam.
5- So sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ:
- “Đoàn thuyền đánh cá” : lãng mạn, so sánh, liên tưởng bay bổng.
- “ Đồng chí” : hiện thực,hình ảnh chân thực, cụ thể, cô đọng.
- “ Ánh trăng” : gợi nghĩ, gợi tả, lời tự tình.
- “ Con cò” : kết hợp yếu tố dân tộc với thời đại.
- “Mùa xuân nho nhỏ” : hiện thực với lãng mạn.
 Hoạt động 4: Đánh giá ( 3 phút
 * Thông qua
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 5: Dặn dò ( 2 phút)
* Nắm kiến thức các bài thơ đã học và đọc thêm. Khái quat từng giai đoạn văn học.
* Soạn bài: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). ( Năm đặc trưng của kiểu bài)
***
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp theo)
 Tiết 128
TIẾNG VIỆT
 A. MTCĐ: Giúp HS nhận biết hai điều kiện sử dụng hàm ý :
 - Người nói ( người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe có đủ năng lực để giải đoán hàm ý.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/97, bảng phụ
+ HS: Tìm hiểu bài
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : 
1- Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ.
2- Hàm ý là phần thông báo:
A. Trái ngược với nghĩa tường minh.
B. Cùng một nội dung với nghĩa tườn gminh.
C. Ẩn đằng sau nghĩa tường minh.
D. T ... hú ý tới:
- Đối tượng tiếp nhận hàm ý.
- Ngữ cảnh sử dụng hàm ý
 II. Tổng kết:
 Ghi nhớ: SGK/91
B/ Luyện tập:
Bài tập 1: 
a- 
Hàm ý: Mời bác và cô vào nhà uống nước chè.
Hàm ý thành công: cả hai đều hiểu.
b- 
- Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.
- Sử dụng thành công: Thím Hai Dương nhận ra.
Bài tập 2:
Hàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
Lí do sử dụng: trước đó đã nói rồi nhưng không có hiệu quả.
Sử dụng hàm ý không thành công.
Bài tập 3:
Bài tập 4: 
Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
 * Sử dụng hàm ý khi nào?
 * Gv nhận xét tiết học
Hoạt động 6: Dặn dò ( 2 phút)
* Nắm điều kiện sử dụng hàm ý..
* Chuẩn bị kiến thức về thơ hiện đại: Kiểm tra
***
KIỂM TRA VĂN (Phần thơ)
 Tiết 129
NGỮ VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Kiểm tra – đánh gia kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trinh NV9.
	- Rèn luyện kĩ năng viết văn (kết hợp tri thức, kĩ năng về Tiếng Việt, Tập làm văn)
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/104
+ HS: Kiến thức đã học về thơ hiện đại. 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Ổn định lớp:
- Bài cũ : 
- Bài mới: 
 Hoạt động 2: (40 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
I> Phần trắc nghiệm (3 điểm): Đọc kỹ câu hỏi sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
Câu 1: Bài thơ “Nói với con” là của tác giả:
A. Thanh Hải	B. Y Phương	C. Hữu Thỉnh	D. Chính Hữu
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Nói với con”được tạo nên từ những điểm nào?
Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
Xây dựng các hình ảnh, ví von cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
Giọng điệu thiết tha, trìu mến thể hiện rõ ở các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán: con ơi nghe con
Tất cả đều đúng.
Câu 3: Hình ảnh con cò trong bài thơ “Con cò”(bài đọc thêm) có ý nghĩa như thế nào?
Con cò là hình ảnh người nông dân vất vả, nhọc nhằn
Con cò là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó
Con cò là hình ảnh biểu trưng về tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Tất cả đều đúng
Câu 4: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm	B. Tự sự	C. Miêu tả	D. Nghị luận
Câu 5: Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh nào?
A. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng	B. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
C. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ	D. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Câu 6: Những tín hiệu chuyển từ Hạ – Thu trong bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh:
A. gió se	B. hương ổi	C. sương	D. Cả ba ý trên
Câu 7: Câu thơ:”Và không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta” có ý nghĩa như thế nào?
Có nghĩa là hai mẹ con ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cách.
Có nghĩa là tình mẫu tử khắp nơi, thiêng liêng bất diệt.
Tất cả đều đúng.
Câu 8: “Người đồng mình” trong bài thơ “Nói với con” có nghĩa là:
Chỉ người có cùng vóc dáng, màu da.
Chỉ người có cùng chung ý chí.
Chỉ người trong một đất nước.
Chỉ người cùng quê hương, bản làng.
 Câu 9 : Y Phương là nhà thơ của dân tộc :
	A. Tày	B. Nùng	C. Thái	D. Dao
 Câu 10 : Hai dòng thơ “Đan lờ cái nan hoa
	 Vách nhà ken câu hát” thể hiện :
	A. Lòng yêu thương, chăm chút và mong chờ của cha mẹ đối với con.
	B. Con lớn lên trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình quê hương.
	C. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của con người quê hương.
	D. Sức sống mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết của người đồng minh.
 Câu 11 : Bài thơ “Con Cò” được viết vào năm nào ?
	A. 1960	B. 1961	C. 1962	D.1963
 Câu 12 : Bài thơ “Viếng lăng Bác” sử dụng nghệ thuật nào là chủ yếu ?
	A. Nhân hóa	B. So sánh	C. Ẩn dụ	D. Hoán du
II> Phần tự luận (7 điểm): 
Câu 1: Điệp ngữ “Muốn làm”được sử dụng trong khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”, có tác dụng nghệ thuật gì trong việc biểu đạt nội dung?	(2.5 điểm)
Câu 2: Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của nhà thơ Thanh Hải là gì?
	(2.5 điểm)
Câu 3: Phân tích ý nghĩa hai câu thơ:	“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
	 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”	(Chế Lan Viên – Con cò)
	(2 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ TRẮC NGHIỆM: 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
D
D
A
B
D
C
D
 * Trả lời đúng mỗi câu cho 0.5 điểm
II/ TỰ LUẬN:
Câu1 : Điệp ngữ “Muốn làm” trong khổ cuối bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương có tác dụng nghệ thuật:
Làm cho giọng thơ tha thiết, sâu nặng, chân thành.
Nhấn mạnh nguyện vọng mãnh liệt, thiết tha: muốn được làm một điều gì đó để có thể được gần bên Bác mãi mãi.
* Trình bày đúng mỗi ý trên cho 1 điểm.
Câu 2: Chủ đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
Ca ngợi vẻ đẹp và sức sống của đất nước vào xuân, thể hiện ước nguyện tha thiết, chân thành được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất đời mình cho quê hương, đất nước, cho đời.
* Trình bày đúng cho 2 điểm.
Câu 3: Phân tích ý nghĩa hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”
Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ: con dù lớn, dù khôn, dù trưởng thành đến đâu, nhiều tuổi đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa  thì con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn rất cần sự chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ.
Dù mẹ có phải xa con thật lâu đến đâu, dù ở đâu, không lúc nào lòng mẹ xa rời con, không ở bên con.
* Trình bày đúng mỗi ý cho 1 điểm.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoạt động 3: Củng cố – dặên dò ( 3 phút)
* Thu bài
* Chuẩn bị tiết trả bài viết số 6 (nhớ lại đề bài, các ưu – nhược của bài viết)
***
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (ở nhà)
 Tiết 130
 TẬP LÀM VĂN
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày bài viết của mình.
	- Thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
	- Ôn lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Nắm” những điều cần lưu ý” SGV/52-53
+ HS: Xem lại lí thuyết về kiểu bài; nắm lại các làm bài 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : (thông qua)
 - Bài mới: Ở tuần25, chúng ta thưc hiện viết bài làm văn số 6 (ở nhà) về nghị luận một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích); Để đánh giá kết quả bài làm đồng thời nhìn nhận những ưu- nhược điểm của cá nhân về kiểu bài, chúng ta đi vào tiêt trả bài.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc đề bài 
+ Yêu câu về nội dung và hình thức của bài nghị luận vềmột tác phẩm truyện (đoạn trích)?
 + Xác định kiểu bài?
 +Nộïi dung cần nghị luận?
 + Yêu cầu ?
* Lập dàn bài:
+ MB cần nêu ý gì?
+ Phần nghị luận cần theo trình tự lập luận như thế nào?
+ Phần kết bài cần nêu ý gì?
* GV nhận xét – đánh giá bài làm
* Bảng phụ: trích dẫn một số câu, đoạn mắc những lổi tiêu biểu cả lớp phân tích, sửa sai.
* GV thống kê kết quả từng loại – Đọc tham khảo – Phát bài.
Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
I. Tìm hiểu đề – Lập dàn ý:
 1- Tìm hiểu đề:
+ Kiểu bài: nghị luận về một đoạn trích
+ Nội dung nghị luận: Cảm nhận về truyện Chiếc lược ngà
+ Yêu cầu: Nêu cảm nhận
 2- Dàn ý:
MB: Giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, câu chuyện cảm động gắn với tình cha con trong kháng chiến chống Mĩ.
TB: 
* Tổng:
 Ý nghĩa tiêu đề “Chiếc lược ngà”: kỉ vật cuối cùng của người cha liệt sĩ – anh Sáu, dành cho người con – bé Thu, là hiện thân của tình cha con gắn với lần gặp gỡ cúôi cùng của hai cha con. Câu chuyện được kể từ góc độ của nhân vật “tôi” – người bạn của anh Sáu.
 * Phân:
a- Thái độ và tình cảm của nhân vật bé Thu:
+ Trong hai ngày đầu: Không nhận anh Sáu là ba (phân tích dẫn chứng).
+ Hai ngày sau: tiếp tục tẩy chay anh Sáu (phân tích dẫn chứng).
+ Trong buổi chia tay: tình cha con cảm động (phân tích dẫn chứng).
b- Thái độ, tình cảm của nhân vật anh Sáu:
+ Trong đợt nghỉ phép:
 - Hụt hẫng, buồn
 - Cảûm nhận bất lực và buồn.
- Khi Nghe con gọi ba: hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh.
+ Sau đợt nghỉ phép:
- Say sưa, tỉ mỉ làm chiếc lược ngà
- Trước lúc trút hơi thở cuối cùng kịp nhắn gử chiếc lược cho con.
* Nhận xét:
+ Nội dung:Tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt. Tinh phụ tử sâu sắc,cảm động chỉ có trong chiến tranh.
+ Nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống hợp lí; ngôi kể phù hợp; ngôn ngữ giản dị.
KB: Sức sống của tác phẩm khơi gợi ý nghĩa sâu sắc của tình cha con. Tác phẩm giúp người đọc hiểu vẻ đẹp con người trong chiến tranh.
 II. Nhận xét – Đánh giá:
 a- Ưu điểm:
Nắm kiểu bài và cách làm bài.
Xác định được vấn đề cần nghị luận
Bố cục rõ ràng, hoàn chỉnh
Luận điểm, luận cứ mạch lạc có lính liên kết.
Có sáng tạo trong cách so sánh đối chiếu .
Nhược điểm:
Lí lẽ, cách lập luận chưa chặt chẽ, thiếu chuẩn xác, và tính thuyết phục.
Các dẫn chứng chưa tiêu biểu, toàn diện; chưa khai thác đầy đủ các mặt, các khía cạnh của vấn đề nghị luận.
Tính liên kết giữa các câu, các đoạn chưa rõ, còn rời rạc.
Các lổi phổ biến:
+ Chính tả: 
+ Dùng từ: 
+ Đặt câu: không đúng ngữ pháp, nghĩa không rõ ràng (sai trầm trọng)
+ Diễn đạt: dài dòng, lan man, tối nghĩa sa vào lối văn nói.
 * Kết quả: 
 * Đọc tham khảo bài khá-giỏi:
 * Phát bài: 
Hoạt động 3: Đánh giá ( 3 phút)
 * Nhận xét kết quả chung.
 * Nhận xét tiết học.
Hoạt động 4: Dặn dò ( 2 phút)
* Vào điểm
* Chuẩn bị: Soạn Tổng kết phần văn bản nhật dụng
***

Tài liệu đính kèm:

  • doc27-VAN9.doc