Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 21

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 21

A.Mục tiêu: Giúp học sinh :

 - Hiểu được nội dung của văn nghệ, sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống của con người.Cách viết bài văn nghị luận qua các tác phẩm ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh của Nguyễn đình Thi.

 - Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bi “Cc thnh phần biệt lập” , phần TLV qua bài “Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống” và “Cách làm bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống”

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Nguyễn Đình Thi.

 - Giáo dục thói quen, lòng say mê học tập bộ môn.

B- Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản tìm tài liệu liên quan. Bảng phụ.

 -Trò : Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

 

doc 14 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Tiết 96:	TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
Ngày soạn: 15/1/2009	 ( Nguyễn Đình Thi )
Ngày dạy: 20/1/2009
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Hiểu được nội dung của văn nghệ, sức mạnh kỳ diệu của nó đối với đời sống của con người.Cách viết bài văn nghị luận qua các tác phẩm ngắn gọn, chặt chẽ giàu hình ảnh của Nguyễn đình Thi.
 - Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Các thành phần biệt lập”	, phần TLV qua bài “Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống” và “Cách làm bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống”
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Nguyễn Đình Thi.
 - Giáo dục thói quen, lòng say mê học tập bộ môn.
B- Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản tìm tài liệu liên quan. Bảng phụ.
 -Trò : Đọc văn bản, tìm hiểu tác giả, tác phẩm. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: Dựa vào văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em hãy phân tích các lý do khiến mọi người phải đọc sách?
III. Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : Để hiểu được sức mạnh khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩn nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi, hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung kiến thức
Hoạt động1:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nét chung về tác giả và tác phẩm.
HS đọc băn bản, thảo luận phần bố cục văn bản.
Em hãy giới thiệu những nét khái quát về tác giả.
GV giới thiệu thêm một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi
GV yêu cầu HS giới thiệu thêm về xuất xứ của văn bản. HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn các em thực hiện các nội dung tiếp theo. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK
Hãy tóm tắt văn bản ?
Dựa vào hệ thống tóm tắt luận điểm, em hãy chỉ ra bố cục của văn bản ?
HS thảo luận, đại diện trình bày.
Hoạt động 3 :
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản theo 3 phần đã nêu trên.
HS thảo luận câu hỏi 2 theo nhóm, sau đó cử đại diện trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Thảo luận: Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì?
Hoạt động 4: GV hướng dẫn đọc lại phần đầu văn bản?
I-Tìm hiểu chung:
Tác giả tác phẩm.
a. Tác giả :
*) Tác giả : Nguyễn đình Thi (1924-2003). - Quê ở Hà Nội.
- Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, soạn nhạc, viết lý luận văn học.
- Năm 1996 ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Ông là nhà văn cách mạng tiêu biểu xuất sắc.
+ Từ 1958 – 1989, ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
+ 1995 Là Chủ tịch uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn nhọc nghệ thuật.
 b. Tác phẩm : 
- Xuất xứ : “Tiếng nói của văn nghệ” viết năm 1948 – thời kỳ đầu kháng chiến
chống Pháp, in trong cuốn “Mấy vấn đề về văn học” xuất bản năm 1956.
2.Đọc tìm hiểu chú thích :
a. Chú thích :
b. Tóm tắt : + Nội dung tiếng nói của văn nghệ là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm cá nhân người nghệ siõ. Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là cách sống của tâm hồn, từ dó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.
+ Tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là hình ảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của nhân dân ta hiện nay .
+ Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật kỳ diệu – bởi đó là tiếng nói của tình cảm – tác động của mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự con tim.
c. Bố cục : 3 phần
Phần 1 : Từ đầu đến “của tâm hồn” : Nội dung của văn nghệ.
Phần 2 : Tiếp đến “ tiếng nói của tình cảm” : Nghệ thuật với đời sống tình cảm của con người.
Phần 3 : Còn lại : Sức mạnh kỳ diệu, khả năng cảm hoá của văn nghệ.
II. Tìm hiểu văn bản :
1/ Phân tích:
a. Nội dung phản ánh của văn nghệ.
- Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những vật liệu mượn ở thực tại – không đơn thuần là ghi chép, sao chép thực tại âýy một cách máy móc mà thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ (đó là cái nhìn, quan niệm của tác giả, lời nhắn nhủ riêng tư)
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ không đơn thuần là câu chuyện con người như cuộc sống thực ( đời thường) mà ở đó có cả tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ.
 2 .Luyện tập: Đọc diễn cảm văn bản.
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì? Hãy tóm tắt văn bản ?
 - Dặn dò : Chuẩn tiết 97 “ Tiếng nói của văn nghệ ”. Đọc văn bản, nghiên cứu hệ thống câu hỏi .Định hướng cách phân tích những nội dung còn lại.
Tiết 97:	TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 
Ngày soạn: 15/1/2009	 ( Nguyễn Đình Thi )
Ngày dạy: 20/1/2009
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Tiếp tục đọc phân tích nội dung để thấy được giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản.
 - Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Các thành phần biệt lập”	, phần TLV qua bài “Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống” và “Cách làm bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống”
 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu tính thuyết phục của Nguyễn Đình Thi.
 - Giáo dục thói quen, lòng say mê học tập bộ môn. Có ý thức làm giàu tiếng nói văn nghệ.
B. Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu văn bản tìm tài liệu liên quan. Bảng phụ.
 -Trò : Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì?
III. Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : Để hiểu được sức mạnh khả năng kì diệu của văn nghệ đối với đời sống con người qua tác phẩn nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi, hiểu thêm cách viết một bài văn nghị luận.
Hoạt động của thầy và trò:
Hoạt động 1
Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?
Tác giả đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào?
Tình huống cụ thể nào để lập luận?
Hoạt động 2:
Tiếng nói của văn nghệ không đơn thuần là tình cảm mà nó còn chứa đựng những gì? Văn nghệ đến với con người bằng cách nào?
Thảo luận: Vì sao nói văn nghệ mặc dù không tuyên truyền mà lại sâu sắc hơn hiệu quả hơn?
Hoạt động 3:
Hãy nêu những nét đặc sắc về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi?
Hoạt động 4:
Cả lớp cùng thảo luận câu hỏi:Vai trò tiếng nói văn nghệ đối với đời sống con người ?
Nội dung kiến thức
b. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Trong những trường hợp con người bị ngăn
cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài.
Ví dụ : Những người tù chính trị từ Sở Mật thám :
+ Bị ngăn cách bởi thế giới bên ngoài.
+ Bị tra tấn, đánh đập.
+ Không gian tối tăm, chật hẹp
Tiếng nói văn nghệ đến bên họ như phép màu nhiệm, một sức cổ vũ tinh thần to lớn.
 Tiếng nói văn nghệ làm cho tâm hồn của họ được sống, quên đi nỗi cơ cực hàng ngày.
- Những tác phẩm văn nghệ hay luôn nuôi dưỡng, làm cho đời sống tình cảm con người thêm phong phú. 
Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, chứa đựng tình yêu ghét, trong cuộc sống.
c. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ :
Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm. Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
 với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
- Bằng cách thức đặc biệt đó, văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
- Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.
Vì : Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống.
+ Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho tư tưởng chính trị.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt – con đường tình cảm. 
- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.
3. Tổng kết : - Bố cục chặt che,õ hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết : Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao.
- Luận điểm sếp theo một hệ thống hợp lý.
- Lời văn : Chân thành, say sưa nhiệt huyết. Bài viết như nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim
 4 .Luyện tập: Vai trò của văn nghệ trong đời sống bản thân rất sâu sắc .Nó giúp ta tiếp cận nhanh nhất thành quả của quá khứ để học tập và phát huy .
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Hãy nêu những nét đặc sắc về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi? Vai trò của văn bản này đối với em ?
 - Dặn dò : Chuẩn tiết 98 “ Các thành phần biệt lập”. Nghiên cứu hệ thống câu hỏi và bài tập.
Tiết 98:	CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
Ngày soạn:27/1/2009 
Ngày dạy:3/2/2009 
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
 - Nhận biết hai thành phần biệt lập : Tình thái và cảm thán. Nắm được công dụng của mỗi thành phần trong câu. Biết đặt câu có thành phần tình thái, cảm thán.
 - Tích hợp với phần phần Văn qua bài “Tiếng nĩi của Văn nghệ”	, phần TLV qua bài “Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống” và “Cách làm bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống”
 - Rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng hợp lý. 
 - Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B. Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu khái niệm tìm tài liệu liên quan.
 -Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: : Hãy nêu những nét đặc sắc về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi?
III.Bài mới: 
*) ...  con người đó, khi làm việc riêng lại rất nhanh, còn khi làm việc chung lại rất chậm trễ?).
- Bệnh lề mề gây ra những tác hại như thế nào? Tác giả đã phân tích cụ thể tác hại đó qua những ý nào?
 HS thảo luận xác định luận cứ trong văn bản.
Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó như thế nào?
Theo tác giả, chúng ta phải chống lại căn bệnh lề mề ?
Quan điểm của tác giả về vấn đề trên như thế nào?
Hãy nhận xét bố cục bài viết?
Bài viết đã nêu lên vấn đề gì trong xã hội?
Hoạt động 2: HS nêu những ý chính trong phần ghi nhớ.
Hoạt động 3:
- HS lên bảng liệt kê các trường hợp cụ thể, sau đó các em bổ sung, GV chốt một số trường hợp cụ thể.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
 Văn bản “Bệnh lề mề”
 - Vấn đề nghị luận: Bệnh lề mề.
 Lề mề trở thành thói quen , thành bệnh ở một số người.
Bố cục 3 phần: 
- Mở bài (Đoạn 1): Thế nào là bệnh lề mề?
- Thân bài (Đoạn 2-3-4):Những biểu hiện , nguyên nhân và tác hại của bệnh lề mề.
- Kết bài (Đoạn cuối): Đấu tranh với bệnh lề mề, một biểu hiện của con người có văn hoá.
 Tác giả nêu được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng này bằng các luận điểm, luận cứ cụ thể, xác đáng, rõ ràng.
 Luận điểm 1: Những biểu hiện cụ thể của hiện tượng lề mề.
+ Coi thường giờ giấc:họp lúc 8 giờ, 9 giờ mới đến. Giấy mời 14 giờ, 15 giờ mới đến.
+ Việc riêng đúng giờ, việc chung đến muộn.
+ Ra sân bay , lên tàu không đến muộn.
+ Đi họp, hội thảo đến muộn không ảnh hưởng, không thiệt đến mình. 
 Sự muộn giờ có tính toán có hệ thống trở thành thói quen không sửa được.
 Luận điểm 2: Nguyên nhân
- Do thiếu tự trọng và thiếu tôn trọng người khác .
- Quý trọng thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác .
- Thiếu trách nhiệm với công việc chung
 Luận điểm 3: Tác hại của bệnh lề mề
- Gây phiền hà cho tập thể: đi họp muộn sẽ không nắm được nội dung, kéo dài cuộc họp
- Ảnh hưởng đến người khác người đến đúng giờ phải đợi.
- Tạo ra một tập quán không tốt: phải trừ hao thời gian giấy mời họp.
* Đánh giá: 
Hiện tượng lề mề trở thành một thói quen có hệ thống, tạo ra những mối quan hệ không tốt, trở thành chứng bệnh không thể sửa chửa được .
- Mọi người phải tôn trọng hợp tác. Những cuộc họp không cần thiết không tổ chức. Nhưng nếu nó là một công việc cần thiết, mọi người phải tự giác, đúng giờ.
- Quan điểm của tác giả: làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
* Nhận xét: Bố cục bài viết hợp lí mạch lạc, chặt chẽ.
 Mở bài: Nêu sự việc hiện tượng cần bàn luận.
 Thân bài: Nêu các biểu hiện cụ thể, dùng những luận cứ rõ ràng, xác đáng để làm nổi bật vấn đề, dẫn chứng sinh động, dễ hiểu 
Phân tích rõ nguyên nhân, các mặt đúng, sai, lợi, hại.
 Kết bài: bày tỏ thái độ, ý kiến, gợi được nhiều suy nghĩ cho người đọc.
 Nêu cao trách nhiệm, ý thức, trách nhiệm tác phong đúng giờ trong đời sống của con người hiện đại. Đó là biểu hiện của con người có văn hoá.
* Ghi nhớ:(SGK)
III. Luyện tập:
Bài 1: 
 Nêu các hiện tượng các bạn trong trường và ngoài xã hội (việc tốt- việc xấu), sự việc nào cần viết nghị luận.
* Việc tốt: 
- Những tấm gương học tốt(những bông hoa điểm tốt).
- HS nghèo vượt khó.
- Đôi bạn cùng tiến (tinh thần tương trợ lẫn nhau).
- Gương người tốt việc tốt (nhặt của roi trả lại người mất)
* Hiện tượng xấu:
- Sai hẹn không giữ lời hứa, nói tục chửi thề, ăn mặc đua đòi, lười biếng 
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Thế nào là nghị luận về một hiện tưọng,sự việc trong đời sống ?
 - Dặn dò : Chuẩn tiết 100 “Cách làm bài văn nghị luậnvề một sự việc, hiện tượng đời sống”. Nghiên cứu hệ thống câu hỏi và bài mẫu .
Tiết 100:	CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN	 
Ngày soạn:28/1/2009	VỀ MỘT SỰ VIỆC
Ngày dạy:4/2/2009 	HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Biết cách làm bài văn nghị luận về mộït sự việc hiện tượng trong đời sống.
- Tích hợp với phần phần Văn qua bài “Tiếng nĩi của Văn nghệ” ,phần Tiếng Việt quả bài “Các thành phần biệt lập”, phần TLV qua bài ““Nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống” 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành vận dụng hợp ly phép lập luận phân tích vào bài viết. 
- Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc yêu thích bộ môn .
B.Chuẩn bị: - Thầy : Đọc, nghiên cứu khái niệm tìm tài liệu liên quan.
 -Trò : Đọc ví dụ mẫu,nghiên cứu tài liệu,hệ thống bài tập. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I. Ổn định nề nếp: 
II. Kiểm tra bài cũ: : Nội dung bài nghị luận cần có những yêu cầu gi ?
III.Bài mới: 
*) Giới thiệu bài : Muốn làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc hiện tượng đó để tìm ý , lập ý dàn bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
 Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 HS đọc các đề bài SGK
 GV nêu yêu cầu chung của bài: Phân tích đề, tìm ra yêu cầu cần nghị luận, vấn đề nghị luận.
 HS nêu yêu cầu cần nghị luận, vấn đề nghị luận.
- Đề 1: Nêu lên vấn đề gì, yêu cầu đối với người viết là gì?
 HS thảo luận trả lời.
- Đề 2: Yêu cầu người viết phải trình bày vấn đề gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội ?
 HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung. - Đề nêu vấn đề gì? Vấn đề đó liên quan đến đối tượng nào là chủ yếu ? Thử nêu ý kiến của em về vấn đề đó.
 HS trình bày ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra.
- Đề 4 có gì giống và khác với những vấn đề 1, 2 và 3?
GV nêu yêu cầu HS tự nghĩ ra một đề bài tương tự, GV hướng dẫn HS tìm ý, lập dàn ý cho đề bài đó.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
 GV hướng dẫn HS nắm được cách làm bài.
 HS đọc đề bài (SGK, tr.23)
- Trước một đề bài tập làm văn em cần thực hiện những bước nào?
 HS phân tích đề bài.
 Thảo luận:
- Nghĩa đã làm gì để giúp mẹ?
- Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ mẹ là người thế nào?
 -Vì sao thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
Dàn bài gồm mấy phần?
 Nêu nhiệm vụ của từng phần?
 Mở bài nêu gì? 
 Hướng dẫn học sinh phân tích việc làm của Phạm văn Nghĩa.
 Đánh giá việc làm.
 Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa Học sinh viết ra vở bài tập
Hoạt động 3:Học sinh đọc nhận xét. GV uốn nắn sửa chữa.Đọc lại bài . HS đổi bài cho nhau và chữa lỗi diễn đạt.
I. Đề bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống:
1. Đọc đề bài: (SGK)
Đề 1: Nêu vấn đề: HS nghèo vượt khó, học giỏi.
 Yêu cầu: Trình bày tấm gương đó, nêu suy nghĩ.
Đề 2: Nêu vấn đề: Cả nước lập quỹ giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
Yêu cầu: Suy nghĩ về vấn đề đó.
Đề 3: Nhiều bạn mãi chơi điện tử, bỏ học sao nhãng việc khác.
Yêu cầu: Nêu ý kiến về hiện tượng đó.
Đề 4: 
- Điểm khác nhau: Đưa ra mẩu chuyện, yêu cầu nêu nhận xét, suy nghĩ về con người và sự việc trong mẩu chuyện đó. Vấn đề được nêu ra gián tiếp. Người viết phải căn cứ vào nội dung mẩu chuyện thì mới xác định được vấn đề.
- Điểm giống nhau: Các vấn đề nêu yêu cầu người viết phải trình bày quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề nêu ra.
Ví dụ: 
- “Trường em có nhiều gương người tốt, việc tốt, nhặt được của rơi đem lại người mất. Em hãy trình bày một số tấm gương đó và nêu suy nghĩ của mình”.
- “Trong nhiều năm qua trường em thực hiện tốt phong trào Trần Quốc Toản, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về việc làm đó”.
- “Hiện tượng nói tục chửi bậy trong học sinh còn nhiều, đôi khi khá phổ biến ở nhiều trường nhiều em. Hãy trình bày suy nghĩ, thái độ quan điểm của em về hiện tượng này?”
II. Cách làm bài nghị luận một sự việc, hiện tượng trong đời sống:
 Đề bài: SGK (tr.23)
(Đọc kĩ đề bài) Tìm hiểu đề - tìm ý:
- Thể loại: Nghị luận, bình luận.
- Nội dung: Thảo luận, bày tỏ ý kiến về hiện tượng, sự việc được nêu ra: Phạm văn nghĩa, thương mẹ, luôn giúp mẹ trong mọi công việc.
- Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về hiện tượng đó.
+ Khi ra đồng, Nghĩa giúp mẹ trồng trọt.
+ Việc làm ở nhà: Nuôi gà nuôi heo.
- Ý nghĩa của việc làm:
+ Nghĩa là người con thương mẹ, giúp mẹ trong việc đồng áng.
+ Là người biết kết hợp việc học với việc hành. Là biết sáng tạo.
Học tập Nghĩa là:
+ Học ở bạn tình yêu cha mẹ. Yêu lao động Cách kết hợp học với hành.
+ Học trí thông minh sáng tạo – việc nhỏ nghĩa lớn.
* Lập dàn bài gồm 3 phần:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa.
- Nêu sơ lược ý nghĩa tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa.
b. Thân bài:
* Ý nghĩa việc làm:
- Nêu việc làm của Nghĩa.
- Những việc làm đó không khó. 
Đánh giá việc làm:
- Công việc Nghĩa làm trước hết thể hiện tình yêu thương cha mẹ. Biết giúp mẹ trong các việc đồng áng – việc nhỏ nhưng đòi hỏi sự kiên trò chịu khó.
- Việc làm của Nghĩa: Vận dụng kiến thức đã được học ở trường vào công việc trồng trọt.
- Nghĩa còn giúp mẹ trong những công việc trong nhà : chăm sóc nuôi gà heo là việc nhỏ, nhẹ nhàng nhưng có nhiều niềm vui.
- Nghĩa còn là người sáng tạo thông minh tự làm cho mẹ cái tời để kéo nước cho mẹ đỡ mệt. 
* Đánh giá việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa: 
c. Kết luận: Tổng hợp lại các vấn đề đãt rình bày
III. Thực hành : Viết bài:
 * Ghi nhớ : SGK
D. Củng cố – dặn dò : 
- Củng cố : Cần chú trọng những vấn đề nào khi thực hiện một văn bản nghị luận ?
 - Dặn dò : Chuẩn tiết 101 “Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần tập làm văn”. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21 ngu van 92 cot.doc