Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Trực Định

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Trực Định

CỐ HƯƠNG

 LỖ TẤN

Ngày soạn : 28/11/09

Ngày dạy : 7 /12/09

I. Mục đích tiêu bài học

- Giúp học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới

-Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiểu phương thức biểu đạt trong tác phẩ

II. Chuẩn bị:

 - Giáp viên: Nghiên cứu soạn giáo án, đọc tài liệu liệu tham khảo

 - Trò : ôn lại bài

III. Lên lớp

A. ổn định tổ chức:

B. Kiểm tra bài cũ

? Em hãy kể tóm tắt đoạn trích “ Chiếc lược ngà” . Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu

? Trong chương trình văn học nước ngoài lớp 6, 7,8 em đã được học những tác phẩm nào của những tác giả nào ở Trung Quốc, đọc thuộc lòng 1 bản dịch Tiếng Việt 1 bài thơ Đường mà em còn nhớ

 

doc 119 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Trực Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 
Tiết 76 
Cố Hương 
 Lỗ Tấn
Ngày soạn : 28/11/09
Ngày dạy : 7 /12/09
I. Mục đích tiêu bài học
- Giúp học sinh thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới
-Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiểu phương thức biểu đạt trong tác phẩ
II. Chuẩn bị: 
 - Giáp viên: Nghiên cứu soạn giáo án, đọc tài liệu liệu tham khảo
 - Trò : ôn lại bài
III. Lên lớp
A. ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ 
? Em hãy kể tóm tắt đoạn trích “ Chiếc lược ngà” . Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu
? Trong chương trình văn học nước ngoài lớp 6, 7,8 em đã được học những tác phẩm nào của những tác giả nào ở Trung Quốc, đọc thuộc lòng 1 bản dịch Tiếng Việt 1 bài thơ Đường mà em còn nhớ
C. Bài mới.
 * Giới thiệu bài : Nỗi nhớ quê hương xa vời từng là đề tài cho rất nhiều nhà thơ từ cổ chí kim . Sau nhiều năm xa cách , có những người trở về quê cũ thì rất vui mừng , hài lòng nhưng cũng có người lại thấy thật xót xa, thật buồn. Nhà thơ Hạ Tri Chương từng bị coi là khách ngay trên chính quê hương mình.. Sau nhiều năm đi xa, nhân vật tôi trong truyện “ Cố hương” của Lỗ Tấn trở lại quê nhà. Tuy không đến nỗi bẽ bàng như nhà thơ họ Hạ nhưng cũng bùi ngùi một nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê
* Hoạt động 1
- Giáo viên cho hs quan sát ảnh Lỗ Tấn
? Bằng sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy trình bày hiểu biết của mình về nhà văn Lỗ Tấn?
- 2 hs nêu
-GV bổ sung : sinh trưởng trong một gia đình quan lại sa sút, mẹ xuất thân nông dân, có nhiều cơ hội tiếp xúc với đời sống nông thôn.
Từ lúc còn trẻ ông giã từ gia đình tìm con đường lập nghiệp.
 CM cuối cùng ông tìm con đường văn học.Vì ông nghĩ rằng văn học là vũ khí lợi hại giúp dân chúng thoát khỏi sự “ngu muội” và “hèn nhát”
 ? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
GV: Năm 1981 toàn thế giới đã kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá.
*Hoạt động 2 :
GV: Tóm tắt phần chữ nhỏ: Vào độ giữa đông, Tấn đi thuyền về thăm làng cũ sau hai mươi năm xa cách. Trên đường về quê Tấn thấy làng xóm tiêu điều xơ xác khác với hình ảnh cũ đọng lại trong kí ức Tấn lòng Tấn xe lại. Tấn về thăm quê chuyến này là để chuyển nhà, để từ giã lần cuối
? Đọc tiếp: “Tinh mơ sáng mẹ phải ra xem sao?”
- Yêu cầu đọc to , rõ ràng, Cần phân biệt ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật : nhân vật Nhuận Thổ thể hiện được sự hồn nhiên , vô tư, nhanh nhẹnĐọc thể hiện được sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt , khi thì miêu tả , khi thì biểu cảm, khi thì suy ngẫm , triết lí
- hs nhận xét bạn đọc
? Em hãy kể tóm tắt đoạn truyện “ Mẹ tôi đứng dậy..như thế mất ba bốn ngày”
- yêu cầu kể ngắn gọn , đảm bảo được những sự việc chính
-hs nhận xét bạn kể
? Đọc “Một hôm .. xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”
? Gọi học sinh đọc đoạn còn lại?
? Em hãy kể tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện
? Trước khi tóm tắt, em hãy nhắc lại khi tóm tắt cần đảm bảo những yêu cầu gì
- Cần đảm bảo tính khách quan : trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt, không bình luận
-Cần đảm bảo tính hoàn chỉnh : giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện, có mở đầu, phát triển và kết thúc
- Cần đảm bảo tính cân đối: số dòng dành cho các sự việc chính, nhân vật chính..
* hs nhận xét bạn tóm tắt
? Em hãy giải thích từ “lưỡng quyền”, cậu ấm
- lưỡng quyền : hai bên gò má
-cậu ấm : từ thời trước chỉ con trai nhà quan, ở đây chỉ con trai nhà giàu
? “ Cố hương” có nghĩa là gì
A. Ngoái nhìn quê cũ
B. Quê cũ
C. Quê hương
* Hoạt động 3 
? Theo em , truyện ngắn này có thể chia thành mấy phần? Em hãy chỉ ra ranh giới và cho biết nội dung từng phần
- Ba phần:
 + Phần đầu: Từ đầu đến “ đang làm ăn sinh sống” Tình cảm và tâm trạng nhân vật Tôi trên đường về quê
+ Phần 2: “Tiếp  sạch trơn như quét”: Tình cảm và tâm trạng nhân vật Tôi những ngày ở quê
 + Phần còn lại: Tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật tôi trên đường rời quê
? Em có nhận xét gì về bố cục của câu truyện
- Truyện được kết cấu theo trình tự thời gian của chuyến về thăm quê
? Có người nhận xét rằng: câu chuyện này được kết cấu theo kiểu “ đầu cuối tương ứng” , theo em đúng hay sai? Vì sao?
- đúng
- vì mở đầu câu chuyện là hình ảnh một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền, đưới bầu trời u ám, trở về quê cũ. Cuối câu chuyện cũng là con người ấy đang suy tư trên một chiếc thuyền rời cố hương
? Em thấy nhân vật tôi về quê và rời quê vào thời gian nào và không gian nào
- về quê trong đêm
- rời quê lúc hoàng hôn
- Không gian : ngồi trên một chiếc thuyền
? Các em chú ý vào phần thứ hai của truyện, cho cô biết phần này có thể chia thành các đoạn nhỏ hơn ?
- có thể chia thành 3 phần nhỏ hơn
+đoạn 1 : Từ “ tinh mơmẹ phải ra xem sao”
+ đoạn 2 : Tiếp đến “ ba bốn ngày”
+ đoạn 3 : còn lại
? ở phần hai, vì sao sau đoạn hồi ức về Nhuận Thổ, tác giả chưa cho Nhuận Thổ xuất hiện ngay mà còn bố trí thêm hai đoạn đối thoại nữa giữa nhân vật tôi với Hoàng , với thím Hai Dương , rồi ba bốn ngày sau Nhuận Thổ mới đến
- Cách bố cục câu chuyện để tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện, để bộc lộ rõ hơn tâm trạng của nhân vật tôi : khao khát được gặp bạn, nhưng khi gặp không bộc lộ được tình cảm ấy nên càng cảm thấy chua xót
? Truyện này được kể theo ngôi thứ mấy
- ngôi thứ nhất , nhân vật tôi
? Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng gì
- để dẫn dắt câu chuyện 
- để biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng của người kể chuyện
? Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện là gì
- Tự sự
- vì truyện có cốt truyện, có nhân vật , có sự việc, chủ yếu là kể 
? Trong truyện còn kết hợp phương thức tự sự với những phương thức biểu đạt nào khác
- miêu tả , biểu cảm , nghị luận
? Trong ba phương thức kết hợp, em thấy phương thức biểu đạt nào quan trọng nhất
-biểu cảm 
-vì xuyên suốt câu chuyện có nhiều câu văn thể hiện tâm tư , tình cảm sâu kín của nhân vật tôi 
GV : Các phương thức kết hợp sẽ giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn , sinh động, đi sâu vào lòng người đọc
? Trong truyện có những nhân vật nào
- nhân vật tôi- Tấn Thuỷ Sinh
- Nhuận Thổ Hai Dương
-bà mẹ bé Hoàng
? Trong các nhân vật đó, nhân vật nào là nhân vật chính
-nhân vật tôi và Nhuận Thổ vì hai nhân vật này được nói tới nhiều nhất 
? nhân vật nào là nhân vật trung tâm
- nhân vật tôi
- vì nhân vật tôi xuất hiện từ đầu đến cuối truyện. Nhân vật tôi qui tụ mọi mối quan hệ giữa các nhân vật, nhân vật tôi là nhân vật tập trung nhất tư tưởng chủ đề của tác phẩm
? nhân vật tôi tên là Tấn, có phải là nhà văn Lỗ Tấn không
- không vì đây là nhân vật do tác giả hư cấu nên , sáng tạo nên chứ không phải là chính cuộc đời tác giả
+ ví dụ trong truyện viết : sau hai mươi năm Tấn mới về thăm quê nhưng ngoài đời Lỗ Tấn về thăm quê một số lần, đã từng ở lại dạy học ở quê
+ Trong truyện viết Nhuận Thổ dạy Tấn bẫy chim nhưng thực tế ngoài đời thì bố của Nhuận Thuỷ dạy
GV : Chính vì thế đây là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là một hồi kí
I. Tìm hiểu về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả: Lỗ Tấn( 1881-1936
-Là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc.
-quê ở tỉnh Chiết Giang
- Lúc đầu ,ông theo học hàng hải, địa chất, y học. 
- Sau ông chuyển sang sáng tác văn học
- ông sáng tác 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét và “ Bàng hoàng”
2. Tác phẩm: “Cố hương”là truyện ngắn tiêu biểu nhất của nhà văn Lỗ Tấn, rút từ tập truyện ngắn “Gào thét”
II. Đọc -hiểu văn bản
1. Đọc và tóm tắt truyện
2. Tìm hiểu chú thích
3. Tìm hiểu bố cục của văn bản
4. Tìm hiểu ngôi kể 
5. Tìm hiểu phương thức biểu đạt của truyện
6. Các nhân vật trong truyện
* Hướng dẫn về nhà
Tóm tắt được truyện một cách thành thạo.
Tìm hiểu truyện theo bố cục hoặc phân tích nhân vật 
Tiết 2 : 
Ngày soạn : 29/11/09
Ngày dạy : 8/12/09
 III- Lên lớp
A. Tổ chức
B. Kiểm tra
 Hỏi: Kể tóm tắt truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn?
C. Bài mới
* Hoạt động 1
Hỏi: Nhân vật trung tâm trong truyện là ai?
	Nhân vật Tôi (Tấn)
Hỏi: Tâm trạng của nhân vật Tôi đối với quê hương được thể hiện qua những cảnh nào?
+ Trên đường về quê, Những ngày sống ở quê và lúc ra đi
Hỏi: Đọc từ đầu đến “lòng tôi xe lại” đến hiu quạnh
Hỏi: Đoạn truyện có nội dung gì?
Tâm trạng của nhân vật Tôi trên đường về quê sau hai mươi năm xa cách
Hỏi: Nhân vật Tôi về thăm quê trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh: Sau hai mươi năm xa cách
	Từ giã nó lần cuối cùng
	Vĩnh biệt làng cũ thân yêu. Đi làm ăn sinh sống nơi . 
Hỏi: Khi về quê hình ảnh làng quê hiện lên qua những chi tiết nào?
Thôn xóm: Tiêu điều, hoang vắng, im lìm
Hỏi: Không gian và thời gian được miêu tả ntn?
+ Thời gian : Giữa đông
+ Không gian: Gió lạnh, trời u ám, vàng úa
Hỏi: Nhìn cảnh quê hương tiêu điều, hoang vắng lòng tác giả khi ấy ra sao?
	Lòng tôi xe lại
Hỏi: Em hiểu lúc ấy nhân vật Tôi có tâm trạng, tình cảm như thế nào đối với quê hương? (Trước tình cảm quê hương)
Tôi đau đớn , xót xa, buồn rầu
Hỏi: Việc miêu tả không gian, thời gian trên góp phần miêu tả tâm trạng của nhân vật tôi ntn?
Như tô đậm thêm tâm trạng buồn rầu, bùi ngùi thương cảm của tác giả đối với quê hương.
Hỏi: Càng về đến gần làng tác giả có cảm giác ntn đối với quê?
+ Quê như lạ, như quen “Làng cũ tôi đẹp hơn kia” -> đúng với tâm lý đi xa trở về
Hỏi: Vì sao tác giả lại có cảm giác đó?
Vì cách xa lâu ngày – Sắp xa quê -> không vui
Vì quê thê lương, hiu quạnh quả khác hẳn quê cũ.
Hỏi: Trên đường về thăm quê cũ Tấn có tâm trạng ntn?
H? Chính tâm trạng ấy đã nói lên tình cảm của tác giả đối với quê hương là ntn?
* Hoạt động 2
* Chuyển: Những ngày sống trên quê gặp lại người thân tác giả có tâm trạng ntn?
* Đọc thầm: Kể tóm tắt đoạn kể về những ngày sống ở quê hương của Tấn
Về đến nhà, mẹ Tấn và và cháu Hoàng rà đón. Mẹ bàn đến chuyện chuyển nhà, nhắc đến Nhuận Thổ người bạn thuở nhỏ. Hình ảnh Nhuận Thổ nhỏ hiện về. Gặp lại Nhuận Thổ sau 20 năm xa cách Tấn thấy Nhuận Thổ quá nhiều thay đổi. Tấn buồn rầu, ngỡ ngàng đau xót, thương cảm.
GV: Trong đó gặp lại chị Hai Dương cũng thay đổi.
H? Đoạn truyện kể về những ngày sống trên quê qua những chặng thời gian nào?
- Trong quá khứ và trong hiện tại hay thuở nhỏ và sau 20 năm xa cách.
GV: Khi mẹ Tấn nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức Tấn bổng dưng như bừng sáng lên trong chốc lát và cảm thấy tựa hồ đã tìm ra quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi?
Nhuận Thổ là người ntn mà gây ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc trong lòng Tấn như vậy.
* Đọc “Lúc bây giờ .. không hề gặp mặt nhau nữa”
Hỏi: Khi nghe mẹ thông báo có lẽ Nhuận Thổ sắp đến trong kí ức của Tấn hiện lên cảnh tượng gì?
Vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm. Bên bãi biển – Ruộng dưa xanh rờn, bát ngát – Một cậu bé 11 tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba đang cố sức đâm theo một con tra
GV: Đó là Nhuận Thổ con người ở t ... ong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau.
GV: Vì vậy nhiều khi không nắm được tình huống cụ thể đó thì sẽ không hiểu được hàm ý gửi gắm trong lời nói.
Hàm ý có đặc tính: 
+ Hàm ý có thể giải đoán được. Người nghe có năng lực thì có thể giải đoán được hàm ý trong lời nói có chứa hàm ý.
VD: Con chào mẹ con đi học, mẹ nói với theo: Trời sắp mưa rồi đấy!
+ Hàm ý có thể chối bỏ được: Người nói luôn luôn có thể chối bỏ rằng không thông báo hàm ý nào trong lời nói của mình, tức là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của họ.
VD: 
II- Luyện tập
Bài tập 1/75
H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
Bài tập gồm mấy yêu cầu? Muốn thực hiện được yêu cầu của bài tập ta làm như thế nào?
Tìm những câu nói về ông hoạ sĩ và cô kĩ sư.
Xem những câu đó có những từ ngữ thể hiện việc người hoạ sĩ chưa muốn chia tay, những từ ngữ thể hiện thái độ của cô gái liên quan tới chiếc mùi xoa.
GV: Tức là bài tập tìm hàm ý?
H? Câu nào cho thấy hoạ sĩ chưa muốn chia tay?
Nhà hoạ sĩ dậy
H? Từ ngữ nào cho biết điều đó?
Cụm từ “tặc lưỡi”.
GV: Đây là cách dung hình ảnh để diễn đạt ý muốn của ngôn ngữ nghệ thuật.
H? Theo dõi yêu cầu b. Trong câu cuối những từ ngữ nào diễn đạt thái độ của cô gái?
Mặt đỏ ửng nhận lại chiếc khăn .
Quay vội đi.
H? Qua những từ ngữ đó thể hiện thái độ gì?
Mặt : ngượng, buộc nhận lại điều mà không tránh được.
Quay vội đi: vì quá ngượng.
H? Qua những từ ngữ này em hiểu thái độ của cô kĩ sư như thế nào?
Cô bối rối và ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn mùi xoa làm kỉ vật cho anh thanh niên thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô quên nên gọi cô để trả.
GV: Căn cứ vào truyện, cô gái có ý định muốn có vật gì đó để tặng người thanh niên lần đầu gặp gỡ
Thái độ ngượng ngùng với người thanh niên thì ít- cô ngượng ngùng với người hoạ sĩ già dày dặn kinh nghiệm thì nhiều.
* Hướng dẫn về nhà.
Nắm chắc thế nào là nghĩa tường m inh và hàm ý.
Làm những bài tập còn lại.
* Rút kinh nghiệm
Tuần 25
Tiết 124 
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I- Mục đích yêu cầu:
	Giúp học sinh hiểu rõ thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
	Nắm vững các yêu cầu đối với một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo.
	Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II- Chuẩn bị
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án
	Trò: Học bài.
III- Lên lớp
A. Tổ chức
B. Kiểm tra.
? Nêu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện?
C. Bài mới
H? Gọi học sinh đọc văn bản: “Khát vọng hoà nhập dâng hiến cho đời” sgk/77
H? Vấn đềe nghị luận của văn bản này là gì?
- Vấn đề: Hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
H? Văn bản chia bố cục thành mấy phần?
Mở bài (đoạn 1)
Thân bài (5đoạn tiếp theo).
Kết bài (đoạn 10.
H? Phần thân bài triển khai thành mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
- Luận điểm 2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ.
+ Luận cứ: + Qua 1 loạt những hình ảnh: Dòng sông, bông hoa, lộc.
 + Qua âm thanh.
 + Qua ngôn ngữ.
 + Liên tưởng của đất nước ngàn năm.
Luận điểm 3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hoà mình dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên.
+ Luận cứ: + Hình ảnh thơ đặc sắc.
 + Cảm xúc giọng điệu trữ tình.
 + Biện pháp nghệ thuật của bài thơ, kết cấu.
H? Đoạn thơ cuối có nhiệm vụ gì?
Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ mùa xuân nho nhỏ.
H? Các luận cứ trong bài có làm nổi bật được luận điểm không?
Các luận cứ là các câu thơ, hình ảnh dặc sắc, giọng điệu kết cấu bài thơ. Các luận cứ trong từng đoạn đã làm sáng tỏ các luận điểm.
H? Em hãy nhận xét về bố cục của văn bản?
Bố cục đủ 3 phần, giữa các phần của văn bản có sự liên kết tự nhiên về ý nghĩa và diễn đạt.
H? Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài văn?
- Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải.
GV: Văn bản trên thuộc văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ, vậy theo em hiểu thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó.
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh giọng điệu. Bài nghị luận cần phân tích yếu tố ấy để có những nhận xét đáng giá cụ thể, xác đáng.
Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
H? Đọc và nêu yêu cầu bài tập?
Xác định thêm những luận điểm ở văn bản trên?
H? Nngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong văn bản, em hãy tìm thêm các luận điểm khác làm về bài thơ?
Kết cấu bài thơ chặt chẽ, cân đối: mở đầu là mùa xuân đất nước, kết thúc lại là một giai điệu dân ca.
Giọng điệu trữ tình của bài thơ chân thành tha thiết.
Ước nguyện cống hiến, hoà nhập của Thanh Hải.
I- Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
1. Ví dụ
Mở bài: Giới thiệu bài thơ, bước đầu đánh giá, khái quát cảm xúc của bài.
Thân bài: 
Luận điểm 1: Hình ảnh mùa xuân trong thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó hình ảnh nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.
Luận điểm 2: 
Luận điểm 3:
Kết bài.
2. Kết luận
II- Luyện tập
Bài tập sgk/78
	* Hướng dẫn về nhà
Hiểu được thế nào là nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.
Học thuộc phần ghi nhớ.
* Rút kinh nghiệm
.
Tuần 25
Tiết 125 
Cách làm bài nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I- Mục đích yêu cầu:
	Ôn tập các kiến thức về văn nghị luận nói chung và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
	Tích hợp với các văn bản Văn vả Tiếng Việt đã học.
	Rèn kĩ năng viết bài nghị luận vềmột đoạn thơ, bài thơ theo các yêu cầu nhất định của kiểu bài.
II- Chuẩn bị
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án.
	Trò: Học bài.
III- Lên lớp
A. Tổ chức
B. Kiểm tra:
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm thơ( đoạn thơ).
C. Bài mới
H? Gọi học sinh đọc các đề bài trong sgk?
Nhắc lại cấu tạo một đề bài nói chung?
Đề bài gồm hai phần: 
+ Phần mệnh lệnh
+ Phần nội dung.
H? Em cho biết trong 8 đề, những đề nào có cấu tạo đủ 2 phần?
Các đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8.
H? Những đề còn lại có đặc điểm gì?
Đề: 4, 7 đề không có lệnh.
H? Nhưng thực chất 2 đề này thuộc thể loại nào?
Thuộc thể loại nghị luận.
GV: Về thực chất 2 đề bài này có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng”, “ những đặc sắc”.
H? Từ sự phân tích trên em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các đề bài trên?
Giống nhau: đều thuộc văn nghị luận.
Khác nhau: 
+ Đề có mệnh lệnh đề không có mệnh lệnh.
+ Đề yêu cầu phân tích, đề yêu cầu cảm thụ, đề yêu cầu suy nghĩ.
GV: - Đề yêu cầu phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
Đề yêu cầu cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
Đề yêu cầu phân tích: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh đến nhận định đánh giá của người viết.
H? Qua phân tích em hiểu gì về một đề bài nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ.?
H? Gọi học sinh đọc đề bài? 
Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì?
Vấn đề nghị luận tình yêu quê hương.
H? Thể loại cần làm?
Nghị luận phân tích.
H? Tư liệu làm bài này?
Văn bản “ Quê hương” của TH.
H? Em cho biết nội dung chính của văn bản quê hương là gì?
- Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua các tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị của quê hương qua từng cảnh cụ thể.
H? Nêu những thành công về nghệ thuật?
- Nghệ thuật miêu tả: Miêu tả chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu tiết tấu.
H? Phần mở bài theo em phải đảm bảo yêu cầu gì?
Giới thiệu vấn đề nghị luận “tình yêu quê hương” thể hiện trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
H? Phân tích phần nội dung em triển khai thành những luận điểm nào?
Luận điểm 1: Cảnh ra khơi: vẻ đẹp trẻ trung, giàu sức sống, đầy khí thế vượt trường giang.
Luận điểm 2: Cảnh trở về: đông vui, no đủ, bình yên.
Luận điểm 3: Nỗi nhớ: hình ảnh đọng lại vẻ đẹp sức mạnh mùi nồng mặn của quê hương.
H? Để làm nổi bật nội dung trên tác giả thành công về những nghệ thuật gì?
Cấu trúc ngôn từ, hình ảnh, nhịp
H? Phần kết bài ta nên làm như thế nào?
Khẳng định lại những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
H? Qua phân tích cách làm đề bài trên, em thấy một bài nghị luận về tác phẩm thơ có bố cục mấy phần? Yêu cầu từng phần?
GV: Phần thân bài để triển khai mạch lạc rõ ràng các luận điểm ta làm như thế nào?
H? Đọc văn bản “quê hương trong tình thương nỗi nhớ” 
Xác định bố cục của văn bản này?
Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu chung về nhà thơ TH với khởi đầu thành công xuất sắc là bài thơ “Quê hương”.
Thân bài: Tiếp đến thành thực của Tế Hanh, nhận xét những thành công của bài thơ.
Kết bài: phần còn lại: khẳng định những đóng góp có giá trị.
H? Các em chú ý vào phần thân bài người viết thể hiện những đánh giá, nhận xét của mình về bài thơ bằng những luận điểm nào? mỗi luận điểm triển khai như thế nào?
Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng tất cả tình yêu tha thiết trong sáng đầy thơ mộng:
+ Hình ảnh đẹp như mơ, đầy sức sống khi ra khơi.
+ Cảnh lao động tấp nập và cuộc sống no đủ, bình yên.
+ Vẻ đẹp dung dị của người dân chài giữa một không gian biển trời thơ mộng.
+ Hình ảnh âm thanh, màu sắc
Một tâm hồn nhớ nhung chẳng thể nhạt nhoà.
+ Nỗi nhớ quê ở đoạn kết đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi.
+ Câu thơ cuối làm rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.
H? Em thấy tác giả triển khai các phần như thế nào?
Phần thân bài liên kết với mở bài bằng các luận điểm, luận cứ có tác dụng cụ thể hoá cho nhận xét khái quát ở mở bài.
Phần kết bài liên kết với phần thân bài bằng những kết luận mang tính quy nạp về giá trị bt.
H? So sánh với dàn ý đề bài trên và cách triển khai luận điểm của bài văn này em có nhận xét gì?
Nhận xét, đánh giá, cảm thụ của mỗi người viết có cách riêng.
H? Tuy nhiên những nhận xét đánh giá ấy phải đảm bảo yêu cầu gì?
Phải xoay quanh phân tích, bình giá nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
H? Yêu cầu cách trình bày bài nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ như thế nào?
I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Ví dụ.
2. Kết luận: Đề nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ có 2 dạng: có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh.
II- Cách làm bài nghị luận .
Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.
1. Tìm hiểu đề.
2. Tìm ý.
3. Lập dàn ý.
A. Mở bài.
B.Thân bài.
Nội dung:
Nghệ thuật:
C. Kết bài
*Kết luận: bài văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
4. Cách tổ chức triển khai luận điểm.
* Kết luận: sgk
	* Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 nhung.doc