Tiết 51- 52
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
( Huy Cận )
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp hs: - Thấy rõ sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về con người lao động của nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ với nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo.
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích các yếu tố nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
- Bồi dưỡng tình yêu cảnh đẹp, con người lao động, yêu quê hương đất nước.
B.Chuẩn bị:
*GV: Soạn bài .
*HS: Vở soạn, vở BTNV.
Ngày soạn: 26 /10/2009 Tiết 51- 52 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ ( Huy Cận ) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Thấy rõ sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về con người lao động của nhà thơ đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ với nghệ thuật so sánh liên tưởng độc đáo. - Rèn kĩ năng đọc, phân tích các yếu tố nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ. - Bồi dưỡng tình yêu cảnh đẹp, con người lao động, yêu quê hương đất nước. B.Chuẩn bị: *GV: Soạn bài . *HS: Vở soạn, vở BTNV. C.Tiến trình lên lớp: Tiết 1 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc (1 đoạn) bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Nêu cảm nhận của em về những chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học -HS đọc chú thích * ? Nêu những hiểu biết về tác giả Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” =>GV: Giới thiệu chân dung Huy Cận và nhấn mạnh đặc điểm thơ ca của Huy Cận trước và sau cách mạng. - HD đọc: to, rõ, chính xác, thể hiện sự phấn chấn, hào hứng - Nhịp 4/3, 2-2/3 ? Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần? ? Đọc toàn bài thơ, hãy khái quát cảm hứng bao trùm của "Đoàn thuyền đánh cá"? =>HS: Bài thơ là sự kết hợp 2 cảm hứng: cảm hứng lãng mạn tràn đầy niềm vui hào hứng về cuộc sống mới khi Miền Bắc xây dựng CNXH và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ vốn là nét nổi bật của hồn thơ Huy Cận -> hai cảm hứng hoà quyện, thống nhất trong toàn bài thơ HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu ? Thời diểm doàn thuyền ra khơi đánh cá được nói tới trong lời thơ nào? ? Trong câu thơ ấy, thời gian và không gian đã được hình tượng hóa ntn? ? Từ đó, em hình dung về một cảnh tượng thiên nhiên ntn? ? Nhận xét gì về nghệ thuật sử dụng ở đây? ? 2 câu thơ trên, giúp em cảm nhận được cảnh hoàng hôn trên biển ntn? ? Trong khổ thơ có sự đối lập giữa hoạt động của thiên nhiên với hoạt động của con người, điều đó có ý nghĩa gì? ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành có gì cần chú ý?( từ “lại” ; h/ảnh "câu hát căng buồm"?) =>HS bộc lộ: hình ảnh ẩn dụ: gắn kết cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá àhình ảnh khoẻ khoắn, mới lạ và đẹp lãng mạn (câu hát như có sức mạnh làm căng cánh buồm, đẩy thuyền lướt trên sóng gió; tiếng hát là niềm say mê, hứng khởi, lạc quan -> đoàn thuỳen ra khơi với không khí sôi nổi khẩn trương. ? Có thể nói: bài thơ là sự kết hợp 2 cảm hứng: con người lao động và thiên nhiên vũ trụ. Khổ 1 gợi cho ta cảm giác gì về mqhệ ấy? Phân tích nghệ thuật thể hiện trong khổ thơ? I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: * Huy Cận ( 1919 – 2005 ) là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam; nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập "Lửa thiêng" - Tham gia c¸ch m¹ng từ năm 1945, sau c¸ch m¹ng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền , là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại ViÖt Nam - Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về V¨n häc nghÖ thuËt năm 1996 * Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 - thời kì miền Bắc xây dựng cuộc sống mới CNXH - trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Quảng Ninh 2/ Đọc – Chú thích. 3/ Bố cục: - Khổ 1,2: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá - Khổ 3,4,5,6: Cảnh đánh cá đêm trên biển - Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền trở về trong buổi bình minh II. Tìm hiểu văn bản: * Đại ý : Bài thơ miêu tả một chuyến ra khơi đánh cá của người dân chài vùng biển Quảng Ninh trong âm hưởng tiếng hát lạc quan của người lao động. * Tìm hiểu chi tiết: 1. Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa" - Cảnh ra khơi đánh cá: + Không gian: “ mặt trời: xuống biển”; “sóng: cài then”; “đêm: sập cửa”-> NghÖ thuËt nhân hoá, so sánh, ẩn dụ; hai vần trắc "lửa - cửa" liền nhau => cảnh biển cả kì vĩ, tráng lệ như thần thoại: Vũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một tấm cửa khổng lồ với những lượn song là then cửa + Hình ảnh con người – đoàn thuyền “lại ra khơi”; “câu hát căng buồm” -> Sự sống của biển cả đang khép lại trong khi hoạt động của con người lại bắt đầu sôi động nơi biển khơi. => Với biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, liên tưởng và hình ảnh đối lập, đoạn thơ vẽ ra bức tranh cảnh ra khơi với một thiên nhiên vừa kì vĩ lớn lao lại vừa gần gũi quen thuộc với con người à nhịp tuần hoàn của vũ trụ hòa với nhịp sống con người D. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc 2 khổ thơ: cảm nhận về cảnh và tâm trạng náo nức của con người lúc ra khơi. - Phân tích được 2 khổ thơ. - Chuẩn bị tiếp: Hình ảnh con người lao động trong sự hài hòa vời thiên nhiên vũ trụ (đọc , trả lời câu hỏi) Tiết 2 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc khổ 1,2 của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”và phấn tích? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học - HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ tiếp. ? Để miêu tả hoạt động đánh cá trên biển, nhà thơ đã miêu tả những đối tượng nào? =>HS: cá và thuyền đánh cá. ? Bức tranh đánh cá đêm trên biển được khắc họa bằng những hình ảnh thơ nào? =>HS: thuyền lái gió với buồm trăng; lướt giữa mây cao; dò bụng biển; dàn đan thế trận. ? Theo em câu thơ nào có sức miêu tả lớn nhất? Vì sao? =>HS t/luận: Thuyền ta biển bằngà nhiều chi tiết tạo hình. ? Em hình dung ntn về cảnh lao động qua câu “ Ra đậu dặm xa dò bụng biển”? ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển còn hiện lên qua những câu thơ nào? Hình ảnh con thuyền đánh cá ở đây hiện lên ntn? ? Công việc của người đánh cá được thể hiện qua những câu thơ nào? ? Thành quả lao động của đoàn thuyền đánh cá sau một đêm lao động vất vả được miêu tả bằng hình nào? ? Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây? Tác dụng của BPNT này? - HS đọc khổ thơ cuối. ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả qua những câu thơ nào? ? Em có nhận xét gì câu thơ "câu hát căng buồm"? ? Đọc bài thơ, em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của cuộc sống ? ? Từ hoàn cảnh sáng tác bài thơ, em hiểu tình cảm nào của nhà thơ đối với đất nước, con người qua nhịp điệu, hình ảnh thơ? - Gọi hs đọc lại 1 đoạn thơ mình thích ( hoặc cả bài thơ) 2 Cảnh đánh cá đêm trên biển: Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng - Hình ảnh con người và công việc lao động của họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời, trăng sao -> thủ pháp phóng đại, liên tưởng táo bạo, bất ngờ => làm tăng thêm kích thước và tầm vóc, vị thế của con người. - Sự hài hoà giữa con người lao động với thiên nhiên vũ trụ: con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo nhịp trăng, lúc sao mờ thì kéo lưới, mặt trời đội biển là lúc thuyền về.... Đó là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoà nhập với con người lao đông phơi phới niềm vui. Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng => Công việc lao động nặng nhọc của người ®¸nh c¸ được diễn tả thật hào hứng, khỏa khoắn, lãng mạn, đã thành bài ca đầy niềm tin, nhịp nhàng với thiên nhiên. - Hình ảnh các loài cá trên biển: + Cá thu ... như đoàn thoi + Cá song... lấp lánh đuốc đen hồng + Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe + Vẩy bạc đuôi vàng + Mắt cá huy hoàng -> Nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, liệt kê, hình ảnh lãng mạn kết hợp với vẻ đẹp bình dị của hiện thực và sự liên tưởng, tưởng tượng bay bổng tạo thành bức tranh sơn mài, lung linh, huyền ảo. 3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: "Câu hát trăng buồm cùng gió khơi Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi" - Khổ thơ là một hình ảnh đối lập: một ngày mới bắt đầu khi công việc kết thúc. - Hình ảnh thơ "Câu hát căng buồm" - lặp lại gần như toàn bộ câu thơ ở khổ đầu -> gợi niềm vui thắng lợi sau một chuyến ra khơi may mắn, tôm cá đầy khoang - Hình ảnh "Đoàn thuyền...mặt trời" nặng cá trở về trong buổi bình minh huy hoàng là biểu hiện của con người lao động chào đón một tương lai tươi sáng. Câu hát tràn đang cùng đoàn thuyền lướt sóng với niềm vui, niềm lạc quan về thành quả lao động của mình. III. Tổng kết - Luyện tập. 1/ Tổng kết: (SGK) 2/ Luyện tập: Chọn và phân tích một khổ thơ hay một hình ảnh thơ mà em thích. D. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng bài thơ . Nắm nội dung và nghệ thuât.Làm bài tập phần luyện tập - Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng ( Ôn lại những kiến thức ở phần tổng kết). Ngày soạn: 27/10/2009 Tiết 53 TỔNG KẾT TỪ VỰNG A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Củng cố lại kiến thức đã học về tu từ từ vựng trong chương trình THCS: từ tượng thanh, từ tượng hình, một số phép tu từ. - Hệ thống hoá kiến thức. Có ý thức ôn tập những nội dung kiến thức đã học. B. Chuẩn bị: *GV: Soạn bài . *HS: Ôn tập kiến thức về từ vựng; vở BTNV. C. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở BTNV. 3/ Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - HS ôn tập kiến thức từ vựng đã học : ? Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Cho ví dụ? ? Tìm tên loài vật là từ tượng thanh. ? Hãy xác định từ tượng hình và phân tích giá trị sử dụng? ? Kể tên các phép tu từ đã học? ? Nêu khái niệm của các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ? ? Phân tích nét nghệ thuật của những đoạn trích? Hs thảo luận nhóm . Đại diện nhóm trình bày . Nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv chốt. I. Từ tượng thanh và từ tượng hình. 1/ Khái niệm. a)Từ tượng thanh: là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên và con người. b)Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, con người. 2/ Bài tập. * Bài 1: Tắc kè, tu hú, bìm bịp. * Bài 2: Lốm đốm, loáng thoáng, lồ lộ, lê thê -mô tả đám mây một cách cụ thể và sống động. II. Một số phép tu từ từ vựng. 1/ Khái niệm: * So sánh: Là đối chiếu sự việc này với sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt * Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt * Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người * Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm * Nói quá: là biÖn ph¸p tu tõ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm * Nói giảm, nói tránh: Là biÖn ph¸p tu tõ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự * Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. * Chơi chữ: là cách nói, viết lợi dụng sự đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước -> câu văn hấp dẫn thú vị hơn 2/ Bà ... của mình sáng tác, bình ngắn gọn. I. Nhận diện thể thơ 8 chữ. 1/ Ví dụ:(sgk) * Số chữ: Mỗi dòng gồm 8 chữ * Cách gieo vần a) + Cách gieo vần chân liên tiếp, chuyển đổi theo từng cặp: Tan- ngàn, mới - gội, bừng - rừng, gắt - mật. + Cách ngắt nhịp: 2 /3 /3 3/ 2/ 3 3/ 2 /3 3 /3 /3 b) + Cách gieo vần chân liên tiếp: về - nghe, học - nhọc, bà – xa. + Cách ngắt nhịp linh hoạt: 3/3/2; 4/2/2/). c) + Ccách gieo vần chân gián cách: Ngát - hát, non - son, đứng - dựng , tiên – nhiên. + Cách ngắt nhịp: 3/5 (2/3), 3/2/3,3/5(3/2), 3/2/3 2/ Bài học: Thơ 8 chữ là thể thơ mỗi dòng có 8 chữ, có cách ngắt nhịp đa dạng. Bài thơ 8 chữ có thể gồm nhiều đoạn dài ( có số câu không cố định), có thể được chia thành các khổ ( thường mỗi khổ 4 dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân ( gieo liên tiếp hoặc gián cách) * Ghi nhớ (sgk) II. Luyện tập nhận diện thể thơ 8 chữ. 1/ Bài 1: 1. ca hát, 2. ngày qua 3. bát ngát 4. muôn hoa 2/ Bài 2: 1. cũng mất 2. tuần hoàn 3. đất trời 3/ Bài 3: Chỗ sai trong câu thơ 3: sai ở từ “rộn rã” -> thay bằng từ “vào trường”, vì: phải mang thanh bằng và hiệp vần với từ “gương” ở câu trên. III. Thực hành làm thơ 8 chữ. 1/ Bài 1: Từ cần điền: Vườn ; qua. 2/ Bài 2 : “ Bóng ai kia thấp thoáng giữa màu sương”. 3/ Bài 3 :Học sinh trình bày bài thơ của mình.. D. Hướng dẫn học bài: - Nắm đặc điểm thơ 8 chữ. - Sưu tầm một số bài thơ 8 chữ; tập làm thơ 8 chữ ( chuẩn bị cho tiết học sau: tiết 87) Ngày soạn: 29/10/2009: Tiết 55 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC (Truyện trung đại) A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Củng cố lại kiến thức về các truyện trung đại đã học từ nội dung tư tưởng đến hình thức, thể loại, bố cục. Từ đó rút ra ưu, nhược điểm trong bài làm. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học. B. Chuẩn bị: *GV: giáo án, bài chấm chữa. *HS: Ôn lại kiến thức. C.Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở BTNV của hs. 3/ Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học - HS nhắc lại đề; Gv ghi bảng. - Nêu những yêu cầu cần đạt về kiến thức và kĩ năng. - G/v trên cơ sở bài làm của học sinh nhận xét về ưu nhược điểm của học sinh trong bài kiểm tra. - G/v yêu cầu lớp trưởng trả bài. - Học sinh xem lại bài kiểm tra. Suy ngẫm trên cơ sở lời phê của g/v. -G/v đọc từng câu-gọi h/s trả lời. -H/s khác nhận xét-g/v chốt. -Gọi 3-4 h/s có bài làm phần tự luận tốt,đọc cho lớp nghe. I. Đề bài ( Tiết 48) II. Yêu cầu cần đạt: 1/ Về kiến thức: HS đạt được đáp án đúng: Câu 1(2 điểm) : Đáp án đúng: 3, 4, 6, 7, 8 Câu 2 ( 3 điểm): Nối A - 3, 5, 6; B - 1, 7; C - 2, 4. Câu 3 (5 điểm): Nêu được các ý cơ bản sau; * Vẻ đẹp của người phụ nữ: - Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng ( Thúy Kiều, Thúy Vân) - Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung, son sắt ( Vũ Nương, Thúy Kiều); khát vọng tự do, công lí, chính nghĩa (Thúy Kiều) * Số phận bi kịch: đau khổ, oan khuất (Vũ Nương); mang bi kịch điển hình của người phụ nữ: bi kịch tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều) 2/Về kĩ năng: - Bài viết đủ bố cục. - Văn viết trôi chảy, gọn ro, chữ viết sạch đẹp. II. Nhận xét ưu điểm, nhược điểm. 1/ Phần trắc nghiệm: - Đại đa số hiểu đề, làm bài chính xác. - Nhiều bài làm diễn đạt tốt. 2/ Phần tự luận: - Bài viết còn mang tính tự sự, nêu vấn đề thiếu sức khái quát. - Khả năng xây dựng luận điểm còn hạn chế -> việc diễn đạt còn vụng. III. Trả bài – Công bố kết quả: . 100% bài đạt trên TB IV.Chữa bài trên lớp V. Theo dõi bài còn diễn đạt vụng: 9B: Tuấn Ngọc: diễn đạt ý còn tự do, vụng 9C: Hưng: kiến thức còn non. D. Hướng dẫn về nhà: - Nhắc lại những nội dung chính của phần truyện trung đại. - Ôn nội dung đã học. - Chuẩn bị : “Bếp lửa”: Đọc và soạn văn bản theo hệ thống câu hỏi sgk. Ngày soạn: 01/11/2009 Tiết 56 BẾP LỬA Bằng Việt A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs: - Thấy được tình cảm, cảm xúc chân thành và sâu nặng của người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương và đức hy sinh. - Nắm nghệ thuật tả cảm xúc qua hồi tưởng miêu tả, tự sự khéo léo, nhuần nhuyễn của tác giả trong bài thơ. - Bồi dưỡng lòng trân trọng tình cảm, yêu quý nâng niu tình cảm gia đình. B.Chuẩn bị: *GV: Giáo án, tư liệu tham khảo. *HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK. C.Tiến trình lên lớp: 1/ Ôn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể trong những câu thơ nào ? 3/ Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung bài học HS đọc chú thích * SGK ? Nêu vài nét khái quát về tác giả Bằng Việt và tác phẩm của ông? ? Em hiểu gì về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ? GV hướng dẫn cách đọc - đọc mẫu -HS đọc – GV nhận xét. Kkết hợp đọc chú thích khi đọc hiểu văn bản. ? Dựa vào mạch tâm trạng nhân vật trữ tình, hãy nêu bố cục của văn bản? =>GV: Mạch cảm xúc của bài thơ: đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kØ niÖm đến suy ngẫm à Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà Tìm hiểu chi tiết - HS đọc 3 câu đầu: ? Trong hồi tưởng của người cháu, những kỷ niệm nào về bà và tình bà cháu được gợi lại ? - HS đọc tiếp 2 khổ đầu: ? Hoàn cảnh của gia đình nhà thơ gợi cho em suy nghĩ gì về đất nước? =>HS: Bóng đen của nạn đói năm 1945, có mối lo của giặc tàn phá xóm làng, có hình ảnh chung của nhiều gia đình ViÖt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: mẹ và cha đi công tác xa, cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ của bà, sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải lo toan ? Chỉ ra mối quan hệ giữa hình ảnh bà cháu - bếp lửa ? ? Tình cảm gì được thể hiện ? ? Có 1 tình thương xuất hiện đan xen trong hoài niệm đó là âm thanh nào ? ? Ý nghĩa của âm thanh đó? =>HS t/luận - HS đọc khổ thơ tiếp: ? Cảm nhận về hình ảnh người bà qua những sự việc bà đã làm và hình ảnh nhóm bếp lửa ? ? Hình ảnh bếp lửa được nhắc đến mấy lần? =>HS: 10 lần ? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại? ý nghĩa của hình tượng ấy? =>GV: H/ả bếp lửa gợi ngọn lửa của tình yêu thương, của niềm tin kháng chiến; của lòng nhân ái, sẻ chia à bép lửa khong chỉ là sự ngạc nhiên mà còn là sự phát hiện chân lí và hàm chứa thái độ trân trọng thành kíng sâu xa. ? Vì sao tác giả viết “ Ôi kỳ lạ và thiêng liên - bếp lửa” ? Em có cảm nhận như thế nào về tình bà cháu ? GV bình... ? Những câu thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi đã trưởng thành, đã xa bà. Em cảm nhận được điều gì từ những câu thơ ấy? ? Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật khái quát của bài thơ ? HS đọc ghi nhớ SGK I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm: * Bằng Việt sinh 1941( Thạch Thất - Hà Nội) là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. - Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ nên gần giũ với bạn đọc. * “Bếp lửa” sáng tác năm 1963 – là một trong những bài thơ đầu tay rất thành công của tác giả khi ông đang là sinh viên học ngành Luật ở Liên Xô. 2/ Đọc - chú thích. 3/ Bố cục: - 3 dòng đầu à Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà - 4 khổ tiếp à Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa - Khổ 6à Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà - Khổ cuối à người cháu đã trưởng thành, đi xa song không nguôi nhớ bà. II. Tìm hiểu văn bản: 1/ Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu: - Sự hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương ấm áp về bếp lửa. - Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ và sâu nặng. - Bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà: tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn nhọc nhằn: "Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy" - Kỷ niệm về bà với tuổi thơ và bếp lửa “ khói hun nhèm mắt”, “ Nghĩ mũi còn cay” ->- tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa hiện lên như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà - Tiếng chim tu hú: “ Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế” “ Tu hú ơi chăng đến ở cùng bà” -> Sự xuất hiện của tiếng chim tu hú như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong -> gợi ra tình cảnh vắng vẻ, nhớ mong của 2 bà cháu 2/ Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa: - Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa -> bà là người nhóm lửa, người gửi cho ngọn lửa luôn ấm nồng và toả sang trong mỗi gia đình - Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà được thể hiện trong một chi tiết: Cuộc đời bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen ...Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..” “ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đợm .............................................. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ “ à Bà là người nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm. Ngọn lửa của bà là niềm tin thiêng liêng, kỷ niệm ấm lòng, nâng bước cháu trên đường dài. - Bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kỳ diệu và thiêng liêng: “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng” bếp lửa. Từ bếp lửa ® ngọn lửa -> Bếp lửa được bà nhen nhóm từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sự sống, lòng yêu thương, niềm tin (ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng)=> Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. 3/ Tự cảm của cháu về bà và bếp lửa: - Sau bao nhiêu nhớ nhung, suy tư, hồi tưởng, người cháu như lạimuốn trở lại hồi ấu thơ, thầm thì hỏi bà một cách hồn hậu, nũng nịu về công việc quen thuộc bà vẫn làm “ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Câu hỏi đồng thời như một lời nhắc nhẹ, khẽ, đầy lo âu và cảm động, cầu mong giữ gìn và phát huy truyền thống “nhóm lửa” và giữ ấm ngọn lửa của tình yêu thương. III. Tổng kết - Luyện tập: 1/ Tống kết ( SGK) 2/ Luyện tập: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về h/ả bếp lửa. D. Hướng dẫn học bài: - Đọc diễn cảm- nêu nội dung và nghệ thuật khái quát của bài thơ ? - Về học thuộc lòng bài thơ - phân tích lại hình ảnh bếp lửa. - Chuẩn bị bài tổng kết từ vựng. Ngày soạn: 03/11/2009 Tiết 57 Hướng dẫn đọc thêm: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ ( Nguyễn Khoa Điềm ) I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ dân tộc Tà Ôi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân thời kháng chiến. - Hiểu giọng điệu thơ tha thiết, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc hát ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ. - Rèn kỹ năng đọc, phát triển năng lực cảm thụ thơ. - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước qua hình ảnh người mẹ. II. Chuẩn bị: *GV: bài soạn. *HS: Soan văn, vở BTNV. III.Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp 2/ Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bếp lửa” của Bằng Việt. 3/ Bài mới.
Tài liệu đính kèm: