Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Tiết 61 đến tiết 65

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Tiết 61 đến tiết 65

Văn bản: LÀNG

(Kim Lân)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật

 B. Chuẩn bị :

 - Tư liệu: Sgk, sgv, bài soạn của giáo viên và học sinh.

 - Phương pháp và phương tiện: Hoạt động nhóm, thuyết trình, tranh minh hoạ tác giả.

 C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

 1. On định tổ chức: 1

 2. Kiểm tra bài cũ: 5

 ? Hình ảnh vầng trăng và các cảm xúc của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bài thơ “ Anh trăng” của Nguyễn Duy.

 3. Bài mới: 1

 

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 13 - Tiết 61 đến tiết 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 13 	NGÀY SOẠN: 08/11/2009
TIẾT: 61+62 	NGÀY DẠY: 10/11/2009
 Văn bản: LÀNG 
(Kim Lân)
Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
- Rèn luyện năng lực phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật
 B. Chuẩn bị :
	- Tư liệu: Sgk, sgv, bài soạn của giáo viên và học sinh.
	- Phương pháp và phương tiện: Hoạt động nhóm, thuyết trình, tranh minh hoạ tác giả.
 C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	1. Oån định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 ? Hình ảnh vầng trăng và các cảm xúc của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bài thơ “ Aùnh trăng” của Nguyễn Duy.
	3. Bài mới: 1’
Hoạt động của giáo viên
(t)
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: T/hiểu chung
 Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích *
? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
?Hãy cho biết xuất xứ của truyện?
Giáo viên tóm tắt phần đầu mà sách giáo khoa lược bỏ, sau đó đọc 1 đoạn mẫu.
 Giáo viên gọi học sinh đọc tiếp
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích sách giáo khoa.
?Hãy nêu dại ý của truyện?
Gọi học sinh nhận xét 
Giáo viên đánh giá
Gọi học sinh tóm tắt truyện.
Hoạt động 2: HD phân tích
Giáo viên nêu câu hỏi
?Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện, tích cách của nhân vật, tác giả đã đặt nhân vật chính vào 1 tình huống truyện như thế nào? 
Giáo viên nêu câu hỏi
Tình huống này có tác dụng gì?
Giáo viên bình:
Nếu tác giả chỉ kể ra những biểu hiện rất yêu làng, yêu nước thì câu chuyện rất tẻ nhạt. Cho nên tác giả đã đưa ra tình huống độc đáo này nhằm làm nổi bật tính cách nhân vật chính.
 Giáo viên gọi học sinh đọc lại từ đầu đến  dật dờ”
Giáo viên nêu câu hỏi
?Trước khi nghe tin xấu về làng tâm trạng của ông Hai được miêu tả như thế nào? ?Chi tiết nào thể hiện điều đó?
?Để biết được tin tức của Làng ông Hai thường làm gì?
? Khi ở phòng thông tin, ông nghe được những gì? Tâm trạng của ông ra sao?
? Những biểu hiện thể hiện tấm lòng gì của ông Hai?
Giáo viên bình:
Ta thấy ông rất mực yêu làng chợ Dầu của mình lúc nào ông cũng xem làng là tất cả, mọi việc làm của ông đều thể hiện ông Hai là người yêu làng.
Vậy khi nghe tin làng theo giặc thì ông Hai có tâm trạng thế nào đây, ta vào phần b.
Giáo viên nêu câu hỏi
Khi nghe tin do người tản cư từ Gia Lâm cho biết cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ và tâm trạng ông Hai ra sao? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
Giáo viên giảng:
Nghe tin xấu ấy ông Hai sững sờ, ngạc nhiên cao độ đến hốt hoảng đến nghẹn giọng, lạc giọng đến khó thở.
Giáo viên nêu câu hỏi
Tại sao ông lại nói không nên lời khi nghe tin?
Giáo viên nêu câu hỏi
Theo em một người đã từng tự hào về cái làng quê của mình nay nhận được tin như vậy thì cảm thấy như thế nào?
Giáo viên giảng:
Khi nghe tin làng của mình theo giặc thì ông Hai rất bất ngờ và hốt hoảng và nói không nên lời và dường như là ông không dám tin đó là sự thật.
Nhưng rồi những chứng cứ cụ thể, xác định ông Hài đành phải tin cái sự thật khủng khiếp này.
Lúc ấy thái độ ông Hai như thế nào? ( hành động, cử chỉ)
Giáo viên đọc đoạn “ nhìn luc con  cái cơ sự này chưa”?
Giáo viên nêu câu hỏi
Về đến nhà, nằm vật ra giường như bị cảm, nhìn lũ con chơi sậm, chơi súc với nhau, tâm trạng ông Hai diển ra như thế nào?
 Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn trò chuyện của ông Hai với vợ.
Em có nhận xét gì về thái độ của ông Hai khi trò chuyện với vợ?
Giáo viên nêu câu hỏi
Việc mấy ngày sau ông Hai không dám ra khỏi nhà thể hiện điều gì?
Giáo viên nêu câu hỏi
Em có nhận xét gì về cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tâm lý của nhà văn?
 Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn “ ông Hai ngồi lặng  phải thù”
Giáo viên nêu câu hỏi
Qua câu chuyện với mụ chủ nhà, vợ chồng ông Hai đã bị đẩy đến tình huống khó xử như thế nào? 
Giáo viên nêu câu hỏi
Tâm trạng của ông Hai lúc ấy diễn ra quyết liệt như thế nào?
Giáo viên giảng:
Những câu hỏi liên tiếp cuôn trào trong đầu ông và chính trong giây phút ấy ông định quay về làng cũ nhưng lập tức lại diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt “ về làng tức là bỏ kháng chiến, cụ Hồ  hết ư?
Em hiểu như thế nào về ý nghĩ “ làng thì yêu thật nhưng làng đã thuộc về Tây rồi thì phải thù”?
Oâng chỉ biết san sẻ phần nào nổi đau ấy trong câu chuyện với đứa con hãy còn thơ dại.
Giáo viên nêu câu hỏi
Đến điểm đỉnh của câu chuyện, tác giả tìm cách giải quyết đối lập và tâm trạng của nhân vật ông Hai như thế nào?
Giáo viên nêu câu hỏi
Chi tiết nào thể hiện điều đó?
Giáo viên nêu câu hỏi
Em có nhận xét gì về lời văn kể tả của tác giả?
Giáo viên nêu câu hỏi
Nét riêng tình yêu Làng của ông Hai là gì?
35’
45’
Học sinh đọc chú thích *
Học sinh trả lời
+ Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở tỉnh Bắc Ninh, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
+ Am hiểu cuộc sống nông thôn và người nông dân.
Học sinh trả lời 
Truyện được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
Học sinh đọc tiếp
Học sinh trả lời
Học sinh nhận xét 
Học sinh tóm tắt đoạn trích.
Học sinh trả lời
Oâng Hai tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu yêu quí của ông Hai trở thành Việt gian theo Pháp phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
Chi tiết này t ạo nên một nút thắt của câu chuyện gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông Hai.
- Học sinh đọc
- Học sinh trả lời
- Oâng Hai rất nhớ về Làng của mình “ nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em  nhớ làng quá”
- Đến phòng thông tin để đọc báo.
- Oâng nghe tin chiến thắng của quân ta “ ruột gan ông Lão cứ múa cả lên, vui quá”
Oâng Hai rất yêu quê làng chợ Dầu.
Học sinh trả lời
Oâng Hai rất bất ngờ và hốt hoảng.
“ Cổ họng đắng, da mặt rân rân, lặng đi tưởng như  giọng lạc đi”
“ Liệu nó có thật không hở Bác hay là chỉ lại ”
Vì tin này đến quá bất ngờ và vì chợ Dầu là làng mà ông yêu nhất.
Đó chính là cảm xúc bị xúc phạm đau đớn.
Cử chỉ đầu tiên của ông là “lảng chuyện, cười cái cười nhạt thếch” của sự bẻ bàng, rời quán về nhà.
Học sinh trả lời
Đầu tiên trong đau khổ và xấu hổ, nhục nhã nhìn đàn con chơi đùa ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho trẻ em làng Việt gian. Thương con -> giận dân làng -> sau đó ông không tin -> cuối cùng chấp nhận sự thật và sự nhục nhã -> sự giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông.
Oâng Hai rất bực bội gắt gỏng với vợ, ít trả lời.
Diển tả cụ thể tâm lý nhân vật 
Vợ chồng ông Hai không biết phải sống ở đâu.
Tâm trạng của ông Hai trở nên u ám hơn.
Mâu thuẫn nội tâm trong lòng ông Hai đã tạm thời tự ông tìm được hướng giải quyết.
Tác giả đã giải quyết mâu thuẩn bằng cách: đây chỉ là tin đồn do địch phau tin dịch để làm hoang mang lòng dân ông Hai vui mừng hớn hở.
Oâng khoe ngôi nàh mình bị địch đốt cháy với thái độ vui mừng tưởng như không tiếc ngôi nhà.
Học sinh trả lời
Lời văn tự nhiên, hồn hậu, đậm đặc ý vị quần chúng, nông dân với cách dùng từ, đặt câu hết sức dễ hiểu mộc mạc.
tìm hiểu chung
tác giả 
+ Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê ở tỉnh Bắc Ninh, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn
2 .tác phẩm
Truyện được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và được đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948
3. Đọc. Giải nghĩa từ
4.Đại ý
Truyện đã diễn tả thật sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
II phân tích 
Phân tích
Tình huống độc đáo.
Đó là tình huống ông Hai tình cờ nghe được tin dân làng chợ Dầu yêu dấu của ông Hai trở thành Việt gian theo Pháp phản lại kháng chiến, phản lại cụ Hồ.
Tạo ra một điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật chân thực và sâu sắc.
2.Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin Làng chợ Dầu theo giặc.
Trước khi nghe tin xấu
+ Nhớ làng da diết.
- Nghe những tin chiến thắng của quân ta -> ruột gan ông múa lên vui quá.
biểu hiện của tình yêu làng.
Khi nghe tin làng theo giặc
+ Tin đến với ông đột ngột, bất ngờ làm ông sững sờ, bàng hoàng => cảm xúc bị xúc phạm đau đớn.
Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả cảm xúc ông Hai, chứng tỏ tin đó trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng ông.
nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi, cùng nỗi đau xót tủi nhục của ông.
+ Thái độ của ông Hai vừa bực bội vừa đau đớn, cố kiềm nén ‘ ông gắt bà vô cớ, trằn trọc, thở dài ’
+ lúc nào cũng lo lắng sợ hải lúc nào cũng nghĩ đến chuyện đó, lúc nào cũng tưởng mọi người chỉ nói đến chuyện đó.
3.Tâm trạng của Hai mấy ngày sau đó.
+ Bị mụ chủ nhà đẩy đến chỗ không biết sống nhờ ở đâu.
+ Tâm trạng ông Hai trở nên u ám hơn: bế tắc và tuyệt vọng -> có ý định trở về làng.
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính.
+ Khi biết đó chỉ là tin đồn của địch ông Hai vui mừng, hớn hở.
+ Oâng Hai trở lại con người vui tính yêu làng yêu nước, 2 tình cảm ấy trong ông bây giờ hoàn toàn thống nhất không còn mâu thuẫn nữa.
Tổng kết
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần khá ... nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là 1 cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
Nội dung nói của họ là gì?
? Vậy theo em dối thoại là gì?
Giáo viên lưu ý học sinh đối thoại từ 2 người trở lên.
?Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng cách nào?
 Giáo viên gọi học sinh cho ví dụ về đối thoại.
Câu “ Hà, nắng gớm, về nào ” ông Hai nói với ai?
Đây là câu nói trống không ( bâng quơ) của ông Hai
Đây có phải là 1 câu đối thoại không? Vì sao?
?Trong đoạn trích này còn có những câu như thế nữa không? Vì sao?
Giáo viên nêu câu hỏi
Độc thoại là gì?
?Những câu như: “ chúng cũng là trẻ con làng Việt gian dấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hiu đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ” là những câu ai hỏi ai?
Như vậy đây cũng là lời độc thoại của ông Hai. Những câu nói ấy thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai trong giây phút nghe tin làng chợ Dầu theo giặc.
Như vậy tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu dã nêu ở a vậy?
Trong văn bản tự sự làm sao để phân biệt độc thoại và độc thoại nội tâm?
- Cho hs đọc ghi nhớ
HĐ2. HD LUYỆN TẬP
Câu (d) sách giáo khoa.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm 
Cho học sinh thảo luận.
Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ.
Giáo viên chốt:
Tạo cho câu chuyện thêm gần gũi tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật
Giáo viên nêu câu hỏi
Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào? 
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau đây?
Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm để làm bài.
Giáo viên gọi đại diện nhóm lên trả lời
 Giáo viên gọi học sinh nhóm khác nhận xét
Giáo viên nhận xét 
Giáo viên chốt:
Vì thế sau này khi viết về văn tự sự ta cần biết kết hợp với đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm cho chuyện sinh động.
10’
25’
Học sinh đọc ví dụ.
Học sinh thảo luận và trình bày.
Có 2 người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau.
Có 2 lựơt đối thoại
+ Lượt 1: của người phụ nữ A hỏi
+ Lượt 2: của người phụ nữ B trả lời.
-> trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Hướng vào chuyện làng chợ Dầu theo Tây.
- Được thể hiện bằng dấu gạch đầu dòng ở mỗi lời hỏi và trả lời.
Học sinh trả lời 
Lan: bạn đang làm gì vậy?
Hoa: tôi đang học bài
Lan: bạn đang học môn gì vậy?
Hoa: Ngữ văn.
- Câu nói này ông Hai nói một mình.
Không , vì ông nói nhưng không hướng vào người nào cả và không hướng vào chủ đề gì mà 2 người đàn bà đang trao đổi.
“ Oâng lão nắm chặt hai tay lại mà rút lên:
+ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”
là người nói tự nói với chính mình nói với ai trong tưởng tượng.
- Đó là những câu ông Hai tự hỏi chính mình. Chúng không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.
Vì những câu nói này không thốt ra thành lời chỉ nghĩ thầm nếu không có gạch đầu dòng.
Là những câu nói người nói với chính mình mà không nói thành lời gọi là độc thoại nội tâm ( không có gạch đầu dòng).
- HS đọc ghi nhớ
Chia học sinh thành 4 nhóm thảo luận.
Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật
Học sinh trả lời
Những hình thức độc thoại, và đối thoại, độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn khắc hoạ được sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu của ông Hai theo giặc -> làm câu chuyện sinh động hơn.
Chia học sinh làm 4 nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét, vổ sung.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong VBTS
1. Ví dụ (sgk)
2. Nhận xét.
3. Kết luận
Đối thoại là gì?
Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 người hoặc nhiều người.
Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp ( mỗi lượt lời là 1 gạch đầu dòng)
Độc thoại, độc thoại nội tâm là gì?
- Độc thoại là lời nói của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.
- Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng, còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.
* Ghi nhớ
II. Luyện tập:
Bài tập 1 trang 178
+ Nhân vật bà Hai có 3 lượt là lời 
“ này, thầy nó ạ!”
“ Thầy nó ngủ rồi à?”
“ Tôi thấy người ta đồn ”
+ Nhân vật ông Hai chỉ có 2 lựơt trả lời
gì?
Biết rồi (trả lời bằng 1 câu cụt ngủn, giọng gắt lên)
Tái hiện cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, và thất vọng của ông Hai trong các đêm nghe tin làng mình theo giặc.
Bài tập 2:
Trên đường đi học về, tình cờ tôi gặp lại Huyền – người bạn học “cùng” với tôi năm lớp 8, tôi liền hỏi:
-Huyền, bạn đi đâu đấy? Lâu quá rồi không gặp bạn, bạn khoẻ chứ!
Huyền nhìn tôi với đối mắt buồn.
-Tôi đi bệnh viện về.
-Bạn đi thăm bệnh hay đi nuôi bệnh.
-Nuôi bệnh.
-Bạn nuôi ai.
-Mẹ tôi.
-Mẹ bạn bệnh gì?
-Tim.
Thấy Huyền buôn tôi không dám hỏi nhiều. Huyền chào tôi và đi tiếp. Đứng nhìn Huyến đi khuất, mũi tôi bổng thấy cay cay “ Huyền ơi! Cố lên nhé đừng buồn quá bạn ơi! Rồi mẹ bạn sẽ qua thôi”
4. Củng cố: 1’
chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn
Câu 1: đối thoại là :
 + Lời của người nào đó nói với chính mình.
+ Là lời nói của người nào đó nói với một ai đó trong tưởng tượng.
+ là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.
Câu 2: 
Độc thoại nội tâm là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng nói ra thành lời.
A.	 đúng.	B. Sai
5. Đánh giá: 1’
6. Hướng dẫn hs học bài: 1’
 Về học bài và làm bài tập còn lại. Chuẩn bị trước bài “Luyện nói: tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm” chia lớp ra 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một đề làm theo yêu cầu sách giáo khoa, tiết sau trình bày.
TUẦN: 13 	NGÀY SOẠN: 10/11/2009
TIẾT: 65	NGÀY DẠY: 12/11/2009
LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI
NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
A.Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh:
Biết cách trình bày vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3. trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại
 B. Chuẩn bị :
	- Tư liệu: Sgk, sgv, bài soạn của giáo viên và học sinh.
	- Phương pháp và phương tiện: Hoạt động nhóm, thuyết trình; bảng phụ.
 C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Đối thoại là gì? Cho ví dụ
? Độc thoại, độc thoại nội tâm là gì?
	3. Bài mới: 1’
Hoạt động của giáo viên
(t)
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
HĐ1. Hướng dẫn chuẩn bị
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm cho học sinh thảo luận lại yêu cầu được giao để tìm ý chung nhất.
HĐ 2. Luyện nói trê lớp.
Giáo viên gọi đại diện nhóm 1 trình bày.
Giáo viên gọi nhóm khác nhận xét 
Giáo viên đánh giá.
Gọi đại diện nhóm 2 lên trình bày
 Giáo viên gọi học sinh nhận xét 
Giáo viên đánh giá
Giáo viên lưu ý học sinh cần nhận xét
Nói tự nhiên, rõ rãng, mạch lạc, tư thế ngay ngắn, mất hướng vào người nghe.
Gọi đại diện nhóm 3 trình bày
 Giáo viên gọi học sinh nhận xét 
Giáo viên đánh giá.
15’
25’
Học sinh thảo luận theo nhóm để chuẩn bị lại nội dung sẽ trình bày.
Học sinh trình bày.
Học sinh trình bày
Học sinh nhận xét
Học sinh trình bày
Học sinh nhận xét
Học sinh trình bày
Học sinh nhận xét
I. Chuẩn bị ở nhà
II. Yêu cầu:
- Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính cần nói.
- Nên hình dung được những phần mà mình thực hiện nói.
- Nói tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, mắt hướng vào người nghe.
- Chọn 1 trong 3 đề để thực hiện
III. Luyện nói trên lớp.
Đề 1:
Diễn biến sự việc:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em? 
+ sự việc gì? Mức độ “ có lỗi” đối với bạn?
+ Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết?
 Tâm trạng:
+ Tại sao em phải suy nghĩ dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
+ Em có những suy nghĩ cụ thể như thế nào? Lợi tự hứa với bản thân ra sao?
Đề 2:
Không khí chung của buổi sinh hoạt lớp:
+ Là một buổi sinh hoạt định kì hay đột xuất?
+ Có nhiều nội dung hay chỉ cso một nội dung là phê bình góp ý cho bạn Nam?
+ Thái độ của bạn đối với Nam ra sao?
 Nội dung ý kiến của em
+ Phân tích nguyên nhân khiến các bạn có thể hiểu lầm bạn Nam: khách quan, chủ quan, cá tính của bạn Nam
+ Những lí lẽ và dẫn chứng dùng để khẳng định bạn Nam là một người bạn rất tốt.
+ Cảm nghĩ của em về sự hiểu lầm đáng tiếc đối với bạn Nam và bài học chung trong quan hệ bạn bè.
Đề 3:
Xác định ngôi kể
+ Nếu đóng vai Trương Sinh thì ngôi kể là ngôi thứ nhất và xưng “tôi”
Xác định cách kể
+ Tập trung phân tích sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật Trương Sinh. Nói cách khác phải “ hoá thân” vào nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện.
+ Các nhân vật và các sự việc còn lại chỉ vai trò như một cái cớ để nhân vật ‘tôi’ giãy bày tâm trạng của mình.
4. Củng cố: 1’
 GV khái quát lại nội dung chính của 3 yêu cầu từ 3 đề trong bài học
5. Đánh giá: 1’
6. Hướng dẫn hs học bài: 1’
- Hoàn chỉnh bài luyện nói.
- Về nhà xem và soạn bài trước “ Lặng lẽ Sa Pa”

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9 tuan 13 4 cot.doc