Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 75

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 75

Tuần 8 - Bài 8

Tiết 36 + 37:

THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

A. Mục tiêu cần đạt:

1/. Kiến thức

- Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác"

- Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

2/. Kỹ năng

- Học sinh biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

- Rèn kỹ năng phân tích Truyện Kiều.

3/. Giáo dục

- Giáo dục cho học sinh hướng thiện.

B. Chuẩn bị:

 

doc 145 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết 36 đến tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/10/2009 Ngày dạy: 12/10/2009
Tuần 8 - Bài 8
Tiết 36 + 37:
Thuý Kiều báo ân báo oán
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
A. Mục tiêu cần đạt: 
1/. Kiến thức
- Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác"
- Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
2/. Kỹ năng
- Học sinh biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.
- Rèn kỹ năng phân tích Truyện Kiều.
3/. Giáo dục
- Giáo dục cho học sinh hướng thiện.
B. Chuẩn bị:
-Thầy: Thi pháp Truyện Kiều + tranh minh hoạ. 
-Trò: Đọc, trả lời câu hỏi cuối bài, chú ý xem phần chú thích để hiểu nghĩa của một số từ khó.
C.Tổ chức dạy và học:
I. ổn định: 
II. Kiểm tra: 
HS1: ? Đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận về đoạn trích "Kiểu ở Lầu Ngưng Bích"?
? Đọc thuộc lòng và nêu cảm nhận về đoạn trích: "Mã Giám Sinh mua Kiều"
? Nhận định nào đúng nhất nội dung đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích?
A. Thể hiện tâm trạng cô đơn tội nghiệp của Kiều 
B. Nói lên nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều 
C. Nói lên tâm trạng buồn bã lo âu của Kiều
D. Cả A,B,C đều đúng
 HS2: Trong các đoạn trích đã học: "Chị em Thuý Kiều; MGSinh mua Kiều; Kiều ở lầu ngưng Bích"Nguyễn Du đã xây dựng các nhân vật bằng những biện pháp nghệ thuật khác nhau ntn? 
(- Nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.
- Tả cảnh ngụ tình: 6 câu cuối "Kiều ở lầu Ngưng Bích" 
 -Miêu tả cử chỉ, hành động, thái độ ngôn ngữ đối thoại để thể hiện bản chất: Mã Giám Sinh)
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: Trong cuộc đời lưu lạc mười lăm năm, Thuý Kiều đã gặp và được không ít người tốt giúp đỡ cũng như từng bị bao kẻ hiếp đáp, làm nhục. Ân sâu, oán dày ấy chỉ một buổi, anh hùng Từ Hải - người chồng mà nàng vô cùng khâm phục, kính yêu đã giúp nàng rửa sạch. Đoạn trích hôm nay ta học kể lại phiên toà công lý ấy.
2. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
ND cần đạt
*HĐ1: Hdh/s đọc- hiểu chú thích
GV hướng dẫn hs đọc
- Gọi h/s đọc 
- Giải nghĩa sgk. 
GV bổ sung thêm 1 số từ: 
- trướng: nơi làm việc của quan, tướng thời trung đại.
- tiền: (phía trước)- trướng tiền: trước trướng.
- Chú ý ngữ điệu: Giọng kể thì chậm rãi, khách quan; Kiều nói với Thúc Sinh thì trân trọng, biết ơn nhưng có phần thương cảm, trách móc; nói tới, nói với Hoạn Thư giọng chì chiết, đay nghiến, có phần khoan dung; Hoạn Thư với Kiều thay đổi theo mục đích của lời nói. 
-2 h/s đọc.
- Giải nghĩa từ
I. Đọc- chú thích
1. Đọc
2. Từ khó:
- Hiểu như thể nào là báo ân, báo oán?
- Cảnh báo ân báo oán được kể trong một đoạn thơ dài 162 câu ( từ câu 2289 đến câu 2450). Thúc Sinh, mụ quản gia, vãi Giác Duyên được báo ân; Hoạn Thư cùng các tên: Bạc Hạnh, Bạc Bà, Ưng, Khuyển, Sở Khanh, Tú Bà, Mã Giám Sinh bị báo oán. Trong chương trình Ngữ văn THCS chúng ta chỉ tìm hiểu 2 tình tiết: Thúy Kiều báo ân Thúc Sinh và báo oán Hoạn Thư.
- Báo ân: Đền ơn bằng việc làm tương xứng.
-Báo oán: Làm điều hại tương xứng cho kẻ đã gây oán với mình.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung
H?Cho biết vị trí của đoạn trích?
H? Hãy kể vắn tắt cuộc đời Kiều từ khi Kiều ở "lầu Ngưng Bích" đến "Kiều báo ân báo oán".
- Vị trí: nằm ở phần 2 "Gia biến và lưu lạc".
Mắc lừa Sở Khanh, Thúy Kiều bị Tú Bà bắt ép làm gái lầu xanh; được Thúc Sinh chuộc khỏi lầu xanh, lấy làm vợ lẽ, Hoạn Thư ghen, bắt hành hạ, trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng mắc lừa Bạc Bà phải làm gái lầu xanh ở Châu Thai; gặp Từ Hải, được làm phu nhân. Từ Hải dấy quân chống lại Triều đình, trở thành đại vương lừng lẫy đã giúp Kiều mở phiên toà báo ân, báo oán. 
- Cho H/s quan sát tranh
H? Đã chuẩn bị bài và quan sát tranh, em hãy cho biết trong đoạn trích, Kiều ở vị thế như thế nào? 
- Từ Hải không chỉ giúp Kiều thoát khỏi lầu xanh mà còn đưa nàng từ phận"con sâu, cái kiến" lên vị thế một quan tòa, cầm cán cân công lý để đền ơn, trả oán phân minh, rạch ròi.
- ở vị thế một quan tòa, cầm cán cân công lý để đền ơn, trả oán phân minh, rạch ròi.
H?Vậy đoạn thơ có kết cấu mấy phần? Nội dung từng phần? Em nhận xét như thế nào về cách tổ chức kết cấu ấy?
(Cho H/s biết: Phần lược bỏ gồm 20 câu, chủ yếu kể về việc Kiều báo ân vãi Giác Duyên).
*Kết cấu :
- 12 câu đầu: Thuý Kiều đền ơn Thúc Sinh
- 22 câu còn lại: Thuý Kiều báo oán Hoạn Thư.
-->Chia thành 2 phần là hợp lý vì báo ân và báo oán là 2 việc hoàn toàn khác nhau nên cần tách bạch cho rõ ràng; Hơn nữa đền ơn trước, báo oán sau là hợp lô gíc của cuộc sống.
- Kết cấu: 2 phần
GV: Như chúng ta đã biết Thúc Sinh là con rể của quan Thượng thư, một con người phong tình. Với Kiều, lúc đầu chỉ là chuyện" trăng gió", nhưng về sau Thúc sinh và Kiều trở thành "đá vàng". Thúc Sinh đã chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và lấy làm vợ lẽ. Mặc dù có lúc Kiều bị đánh ghen, bị làm nhục, nhưng Thúc Sinh trong điều kiện có thể, đã nói với Hoạn Thư đưa Kiều ra ở Quan Âm các"giữ chùa, chép kinh", thoát khỏi kiếp tôi đòi. Tuy"thấp cơ thua trí đàn bà" nhưng tình cảm của Thúc sinh đối với Thúy Kiều trong bi kịch vẫn rất nặng lòng. Bởi vậy, ta có thể chê trách Thúc Sinh nhưng Thúc Sinh vẫn là ân nhân của Kiều, giúp nàng hoàn lương. 
- Là một con người nhân hậu, Kiều không bao giờ quên ơn chàng. Trong cuộc tầm nã của ba quân, gia đình Thúc Sinh cũng đã được Kiều quan tâm"giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên". Cuộc báo ân báo oán diễn ra. Nơi Kiều xử án rất oai nghiêm: có gươm lớn, giáo dài, quân tề chỉnh, uy nghi"bác đồng chật đất, tinh kỳ rợp sân". Trong cảnh oai nghiêm ấy Thúc Sinh được mời đến để báo ân. 
H? Vậy tại sao t/giả viết"Cho gươm mời Thúc Lang"? Kết quả của hành động ấy là gì? 
- Thuý Kiều vốn rất trân trọng và biết ơn Thúc Sinh đã cho nàng hưởng những ngày bình yên, hạnh phúc. Nhưng nhớ lại sự nhu nhược, kém cỏi, phó mặc của chàngđã để cho Hoạn Thư tác oai, tác quái hành hạ Kiều, nên có lẽ Kiều đã doạ chơi một chút cho hả nỗi hờn bấy nay. Đó phải chăng là nguyên do của cái lệch kỳ lạ: mời nhưng lại cho gươm. 
*Phân tích:
-H/s bàn thảo luận theo bàn, gọi bổ sung, nhận xét, gv định hướng: 
- "Cho gươm mời đến Thúc Lang"
2. Phân tích 
a. Thuý Kiều đền ơn Thúc Sinh
H?Hiểu như thế nào về 2 cụm từ:"mặt như chàm đổ"; "mình dường dẽ run"?
Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run"
- "Mặt như chàm đổ": thành ngữ(so sánh)--> sợ xanh mặt mất hết thần sắc.
- "mình dường dẽ run": người run rẩy, đi không vững.
*Hình ảnh Thúc Sinh
à Hoảng sợ đến mất cả thần sắc.
H?Tại sao Thúc Sinh lại hoảng sợ đến xanh mặt như vậy? Hình ảnh miêu tả này có hợp với bản chất của Thúc Sinh không?
-Trước nơi xử án oai nghiêm, Thúc Sinh đã hoảng sợ đến xanh mặt về những tội lỗi mà trước đây hắn đã gây ra cho Kiều àHình ảnh tội nghiệp này hoàn toàn phù hợp với tính cách nhu nhược của Thúc Sinh.
GV: Trước sự hoảng sự đến xanh mặt của Thúc Sinh, thái độ của Kiều ra sao, ta tìm hiểu 6 câu thơ sau.
 *Gọi h/s đọc 
-1h/s đọc 6 câu thơ tiếp.
*Thái độ của Kiều
H? Thái độ của Kiều đối với Thúc Sinh được thể hiện qua lời nói, việc làm như thế nào? 
H?Tại sao Kiều không dùng"Tình nặng" mà lại dùng "nghĩa nặng". 
*Lời nói:
 Nàng rằng:"nghĩa nặng nghìn non",
-->Vì với Thúc Sinh, Kiều chỉ nhớ đến ơn nghĩa( cứu Kiều khỏi lầu xanh, đem đến cho nàng những tháng ngày êm ấm của cuộc sống gia đình)chứ không có tình yêu nồng nàn, cháy bỏng như với Kim Trọng, hay tri kỷ và kính yêu như với Từ Hải nên nàng đã dùng"nghĩa nặng" để nói với Thúc Sinh. 
+Lời nói: 
nghĩa nặng nghìn non
H? Phân biệt nghĩa của"người cũ" và "cố nhân"? 
-"người cũ, cố nhân" mỗi từ biểu hiện một sắc thái tình cảm riêng nhưng đều khẳng định tấm lòng biết ơn trang trọng vô bờ của Kiều đối với Thúc Sinh.
Lâm tri người cũ chàng còn nhớ không? 
àngười cũ: Từ thuần việt - thể hiện tình cảm, thái độ thân mật, gần gũi.
Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân? à
 cố nhân: Từ Hán Việt thể hiện tình cảm trang trọng.
- người cũ: 
- cố nhân: 
H? Qua 2 câu thơ:
"Sâm thương chẳng vẹn chữ tòng,
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Kiều còn muốn nói gì với Thúc Sinh? 
-Vì gắn bó với Thúc Sinh mà đời Kiều thêm một lần khổ với thân phận làm lẽ đau đớn, nhục nhã hơn kiếp tôi đòi. Nhưng Kiều hiểu nỗi đau, nỗi nhục của nàng là do Hoạn Thư gây ra. Câu hỏi "tại ai?" đã hàm chứa chính là tại vợ chàng nên Kiều vẫn coi Thúc Sinh như ân nhân để đền ơn.
-> Coi Thúc Sinh như ân nhân để đền ơn chàng
H?Sử dụng từ ngữ Hán Việt (nghĩa, tòng, cố nhân) và điển cố "sâm thương" có tác dụng gì? 
- Dùng từ Hán Việt(nghĩa, tòng, cố nhân, tạ) và điển cố "sâm thương" rất trang trọng, phù hợp với chàng Thư Sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều với Thúc Sinh.
-->Biết ơn, trân trọng của Kiều với Thúc Sinh.
H?Để thể hiện lòng biết ơn trân trọng của mình, Kiều đã đền ơn Thúc Sinh với thái độ như thế nào? Từ ngữ thể hiện?
GV: Ta thấy lễ rất hậu nhưng với Kiều thì dù có"gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng không thể xứng với tấm lòng, với sự giúp đỡ của Thúc Sinh. Bởi vậy đó chỉ là chút" lễ mọn" để"tạ lòng". Qua đó ta thấy Kiều đền ơn Thúc Sinh bằng thái độ rất chân thành, rất biết ơn.
*Đền ơn 
"Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân.
Tạ lòng, dễ xứng báo ân gọi là."
Lễ rất hậu à thái độ chân thành, vô cùng biết ơn.
*Đền ơn:
"Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân "
Lễ rất hậu
à thái độ chân thành, vô cùng biết ơn.
H?Qua lời nói và thái độ trả ơn của Kiều, em thấy nàng là người như thế nào?
 H?Đang nói với Thúc Sinh Kiều lại nhắc đến Hoạn Thư. Lời nói đó chứng tỏ điều gì?(H/s thảo luận )
-Là người trọng ơn nghĩa, xử sự đúng mực dù địa vị xã hội đã đổi thay.
*H/s thảo luận bày tỏ quan niệm, gv định hướng.
-Là người trọng ơn nghĩa, xử sự đúng mực dù địa vị xã hội đã đổi thay.
+"Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu,
Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa."
 Khi nói với Thúc Sinh, Kiều lại nhắc đến Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư đã gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Chắc Kiều không thể nào quên việc Hoạn Thư bắt nàng làm hoa nô hầu rượu:
"Vợ chồng chén tạc, chén thù,
Bắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi.
Bắt khoan, bắt nhặt, đến lời,
Bắt quì tận mặt, bắt mời tận tay".
- Bởi vậy Kiều mong gặp Hoạn Thư trong tư thế nàng đã khác hẳn ngày xưa: Hoa nô đã trở thành quan tòa, "tiểu thư" đã trở thành kẻ phạm tội. Tâm trạng ấy, có lẽ khó kìm nén nên được chen cả vào trong lời nói với Thúc sinh.
H?Hãy đọc các câu thơ ấy và nêu nhận xét bước đầu của em về thái độ của Kiều đối với Hoạn Thư. 
- Khi Kiều nói với Thúc Sinh về Hoạn thơ giọng điệu suồng sã, những thành ngữ dân gian được sử dụng, như để thể hiện:
-> Sự ngang hàng của Kiều với Hoạn Thư.
-Sự căm giận và báo trước sự trừng phạt của Kiều với Hoạn Thư nhất định sẽ xảy ra  ... -->Tác giả rất am hiểu tâm lý trẻ thơ rất yêu mến, trân trọng
H?Hãy nhắc lại vài nét về tình cảm, hoàn cảnh và tâm trạng của ông Sáu trong chuyến nghỉ phép 3 ngày?
-Đầu tiên là sự ngạc nhiên, hụt hẫng, buồn khi thấy đứa con sự hãi, bỏ chạy.
*Khi còn ở nhà nghỉ 3 ngày phép: lúc nào cũng mong gần con, mong con gọi ba
-Tìm mọi cách để làm thân, để vỗ về con, mong con gọi một tiếng"ba".
- Không nén được giận quá đã đánh con.
- Trong buổ chia tau, đành đau khổ, bất lực, chào mọi người để ra đi, sợ con lại phản ứng như hôm qua.
- Cảm động, sung sướng, hạnh phúc nghẹn ngào khi con chạy lại ôm chặt ba, không cho ba đi.
--> Rõ ràng, anh Sáu đã bị đặt trong một hoàn cẩnh hết sức éo le mà ông không thể ngờ tới, cũng không thể có cách giải toả, nếu không có việc bé Thu giận ba bỏ về bà ngoại. song trải qua thử thách, anh vẫn là người cha hạnh phúc.
b.Tình cha con sâu nặng ở ông Sáu.
H?Tình cảm của anh sáu với con được thể hiện ntn nhất là khi đã trả phép?
*Khi ở chiến khu:
- Nỗi day dớt, ám ảnh ông nhiều ngày vì trong lúc nóng giận đã đánh con.
- Kiếm được ngà voi anh vui như đứa trẻ dành hết tâm trí, công sức vào việc làm lược tặng con: "cưa từng răng lược thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc", gò lưng tẩn mẩn khắc từng nét chữ"Yêu nhớ tặng Thu con của ba". 
H?Theo em khi làm xong chiếc lược tâm trạng ông Sáu như thế nào.
- Chiếc lược đã trở thành vật quý giá, thiêng liêng kết tụ tình cảm của anh Sáu với con. 
-Nó làm dịu đi nỗi ân hận, ánh lên niềm hy vọng khắc khoải và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đối với con xa cách.
H?Bên cạch tình yêu thương sâu nặng đối với con, ông Sáu còn là người như thế nào
*Không chỉ là một người cha yêu thương con hết mực thắm thiết ông Sáu còn là người chiến sĩ cách mạng kiên cường, có tình cảm sâu nặng, gắn bó với quê hương, gia đình nhưng chiến tranh đã không cho ông được hưởng những tình cảm thân thương trong cuộc sống thường nhật.
H?Chiếc lược ngà không chỉ nói nên những mất mát đau thương mà cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc những suy nghĩ như thế nào.
*HS tự do phát biểu về nỗi đau chiến tranh và những mơ ước về thế giới ngày mai.(Chiến tranh phi nghĩa là nguyên nhân dẫn đến đau thương, mất mát cho mọi ngườiàcần đấu tranh cho một thế giới hoà bìnhàĐây chính là giá trị nhân văn của tác phẩm. 
*HĐ3: tổng kết
*Nghệ thuật:
- Cốt truyện khá chặt chẽ, với những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý.
- Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp: người kể đóng vai là bạn ông Sáu không chỉ chứng kiến khách quan sự việc mà kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật; hơn nữa còn chủ động bày tỏ ý kiến bình luận.
-Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc của trẻ em.
-Tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
*Nội dung: 1 hs đọc ghi nhớ.
2. Nội dung
*HĐ3: 
IV. Luyện tập:
Bài1 cho hs tự do phát biểu.
*Bài1:Thái độ và hành động của bé Thu có vẻ trái ngược nhau, thực ra lại xuất phát từ sự nhất quán trong suy nghĩ và tính cách của em.
Bài1/202sgk.
Bài2: nếu còn thời gian thì làm tại lớp, nếu hết thì cho về nhà.
Bài2:Nếu chọn vai kể là bé thu thì nên dùng lối hồi tưởng(Sau nhiều năm Thu đã lớn lên, Thu hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ cuối cùng với người cha).
V. Hướng dẫn:
-Đọc kỹ truyện, tóm tắt 20 dòng, nắm nội dung, nghệ thuật.
-Nắm được tình cảm của cha con ông Sáu.
- Chuẩn bị"Ôn tập tiếng Việt"và kiểm tra văn học hiệnđại.-Đọc kỹ truyện, tóm tắt 20 dòng, nắm nội dung, nghệ thuật.
-Nắm được tình cảm của cha con ông Sáu.
- Chuẩn bị"Ôn tập tiếng Việt"và kiểm tra văn học hiệnđại.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày soạn: 22/11/2009 Ngày dạy: 25/11/2009
Tiết 73
Ôn tập Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh 
- Nắm vững một số nội dung Tiếng Việt đã học ở học kì I
- Khái quát, hệ thống hoá và củng cố lại kiến thức cho học sinh.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tái hiện và vận dụng kiến thức Tiếng Việt.
B- Chuẩn bị
- Giáo viên: Xem lại các đơn vị kiến thức chuẩn bị bảng phụ, sơ đồ câm
- Học sinh: Ôn lại các kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I
C - Tiến trình trên lớp
I. ổn định tổ chức lớp
II. Kiểm tra bài cũ.
H:Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học?
H:Phân biệt cách dẫn trực tiếp với cách dẫn gián tiếp.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tiến trình bài giảng:
HĐ của thầy
Hoạt động của trò
ND cần đạt
*HĐ1: HD ôn tập ph/ch hội thoại.
I. Các phương châm hội thoại
- Gọi hs vẽ sơ đồ thể hiện các phương châm hội thoại đã học
- 1 hs lên bảng vẽ sơ đỗ.
- Các hs khác lần lượt đọc thuộc các phương châm
1. Nội dung các phương châm
-Phương chân về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, nói không thừa, không thiếu.
-Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực.
-Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
-Phương châm cách thức: khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
-Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác.
H?Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được những gi?
*Để tuân thủ các phương châm hội thoại, người nói phải nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như: Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói nhằm mục đích gì?
2. Một số tình huống hội thoại
*HĐ2: ôn tập xưng hô trong hội thoại.
H?Hãy kể một tình huống giao tiếp mà trong đó có phương châm hội thoại không được tuân thủ.
*HS tự do kể, có bổ sung nhận xét của hs và gv.
II. Xưng hô trong hội thoại
H?Hãy kể một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt.
*1hs nêu một số từ ngữ xưng hô: bố- con; mẹ- con; anh- em, ông- tôi
1. Các từ ngữ xưng hô
H?Khi sử dụng những từ ngữ xưng hô, cần chú ý điều gì?
*Cách dùng: 
-Người nói cần tuỳ thuộc vào từng tình huống giao tiếp cụ thể và mối quan hệ với người nghe mà lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp.
2. Cách dùng
H?Hiểu ntn về phương châm "xưng khiêm, hô tôn". Tìm trong các văn bản đã học những trường hợp xưng khiêm, hô tôn.(Chị Dậu với Cai Lệ)
-Phương châm 'xưng khiêm, hô tôn": 
- Đây là phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt: xưng thì khiêm, hô thì tôn.
- Có nghĩa là: khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính.
àĐây là phương châm xưng hô của nhiều ngôn ngữ phương Đông như tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên.
*Phương châm: "Xưng khiêm, hô tôn".
H?Tìm một số từ ngữ xưng hô thời trước, thời nay thể hiện phương châm "xưng khiêm, hô tôn".
*Chia lớp thành 2 nhóm làm khoảng 3 phút(tiếp sức):
+Từ ngữ xưng hô thời trước: Bệ hạ, bần tăng, bần sĩ
+Từ ngữ xưng hô thời nay: quý cô, quý ông, quý bà
*Hs thảo luận theo bàn: Vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô.
Thảo luận theo bàn 2 phút: 
- Trong tiếng Việt, để xưng hô, không chỉ dùng các đại từ xưng hô, mà còn dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng
- Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tình huống giao tiếp(thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe(thân hay sơ, khinh hay trọng), không có từ ngữ xưng hô trung hoà. 
- Vì thế, nếu không chú ýlựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không phát triển được nữa.
*HĐ3: Ôn tập cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.
 H?Hãy phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
*HS lần lượt đọc thuộc khái niệm(Gọi hs trung bình):
+Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
+Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp, không đặt trong dấu ngoặc kép.
III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 1.Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
*GV lưu ý hs: Cả hai cách dẫn đều có thể dùng thêm"rằng, là" để ngăn cách lời người dẫn với lời dẫn.
*HĐ4: HD h/s luyện tập: Gọi hs đọc và nêu yêu cầu. Cho hs làm khoảng 5 phút.
- Bài tập chuyển đổi lời đối thoại trong đoạn trích thành lời dẫn gián tiếp và phân tích những thay đổi về từ ngữ trong lời dẫn gián tiếp so với lời đối thoại- nếu có thời gian thì sửa trên lớp, nếu không cho về nhà.
*Bài luyện: HS tự giác làm bài vào giấy nháp. Có thể viết như sau:
 Vua Quang trung hỏi nguyễn thiếp là quân thấnhng đánh, nếu nhà vua đem binh ra chống cự thì khả năng thắng hay thua như thế nào.
 Nguyễn thiếp trả lời rằng bấy giờ trong nước trống không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quan ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh hay nên giữ ra sao, Vua Quang Trung ra bắc không quá mười 
ngày quân thanh sẽ bị dẹp tan.
*Những thay đổi từ ngữ đáng chú ý:
Trong lời đối thoại
Trong lời dẫn gián tiếp
Từ ngữ xưng hô
Tôi(ngôi thứ nhất)
Chúa công(ngôi thứ ba)
nhàvua(ngôi thứ ba)
Vua Quang trung(ngôi thứ ba)
Từ chỉ địa điểm
 đây
(tỉnh lược)
Từ chỉ thời gian
Bây giờ
Bấy giờ
2.Luyện tập
Bài thêm: Viết 1 đoạn văn, nội dung tuỳ chọn, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
HS viết khoảng 7 phút. Gọi đọc sửa, có bổ sung của gv và hs.
Bài thêm:
IV. Hướng dẫn
- Ôn lại lý thuyết và hoàn thành tiếp bài tập.
- Chuẩn bị ôn hệ thống toàn bộ phần"Tổng kết từ vựng" để chuẩn bị kiểm tra.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Bài 14+15- Tiết 74: Kiểm tra Tiếng việt 45 phút
A,Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh 
- Hệ thống toàn bộ kiến thức đã được học trong chương trình về tiếng Việt từ lớp 6 đến hết kỳ I lớp 9.
- Rèn kỹ năng xác định kiến thức nhanh, chính xác và ý thức làm bài tự giác, khẩn trương.
B,Chuẩn bị: 
- Giáo viên ra đề thống nhất trong nhóm văn 9, nhắc học sinh tự giác ôn bài.
- Trò: ôn tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
C,Lên lớp:
*ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, nhắc ý thức làm bài tự giác.
*Kiểm tra: Phát đề cho học sinh làm.
*Cuối giờ giáo viên thu về chấm theo biểu điểm đã thống nhất.
Bài 14+15- Tiết75: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
A,Mục tiêu cần đạt: 
- Trên cơ sở ôn tập, học sinh nắm vững các bài thơ, truyện hiện đại đã học từ bài 10 đến bài 15, làm tốt bài kiểm tra 1 tiế.
- Qua bài kiểm tra , giáo viên đánh giá được kết quả học tập của hoci sinh về tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hướng giúp học sinh khắc phục những đểm còn yếu.
B,Chuẩn bị:
- Thầy: Ra đề, có bàn bạc, thống nhất trong nhóm văn 9.
- Học sinh: Có kế hoạch tự ôn tập từ bài 10 đến bài 15.
C,Lên lớp:
*ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị cuả học sinh về giấy, bút.
*Kiểm tra: Phát đề cho học sinh.
Học sinh làm bài tích cực, tự giác.
*Cuối giờ, giáo viên thu bài về chấm theo đáp án đã thống nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 36.doc