Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Trường THCS Hương Canh

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Trường THCS Hương Canh

LẶNG LẼ SA PA ( trích)

 - Nguyễn Thành Long -

A-MỤC TIÊU BÀI DẠY.

Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.

- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

B-CHUẨN BỊ.

- GV : Đọc toàn bộ tác phẩm + chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long.

- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 14 - Trường THCS Hương Canh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:29-11-2009
Giảng: Tuần 14: Tiết 66:
lặng lẽ sa pa ( trích)
 	- Nguyễn Thành Long -
A-mục tiêu bài dạy.
Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
B-chuẩn bị.
- GV : Đọc toàn bộ tác phẩm + chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long.
- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .
C-tiến trình bài dạy.
1-Tổ chức: 9E : ...........................
 9D.............................
2-Kiểm tra:
CH:- Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Ông Hai trong văn bản “Làng”?
 -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Từ cuộc gặp gỡ với những con người đang lặng lẽ, miệt mài làm việc cho đất nước ở Sa Pa – Nơi nghỉ mát kỳ thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp, Nguyễn Thành Long đã viết nên một truyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ.
Hướng dẫn học sinh đọc (GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét).
? Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long.
? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản.
Kiểu văn bản ? 
? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần.
? Trong truyện có những nhân vật nào;
? Nhân vật chính là ai.
? Nhân vật nào có vị trí quan trọng trong truyện, vì sao.
? Nêu chủ đề của truyện.
I-Đọc – tìm hiểu chú thích 
1-Đọc – kể tóm tắt.
Đọc to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng
(Kết hợp kể tóm tắt với đọc)
2-Tìm hiểu chú thích (SGK 188, 189)
a- *Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991)
- Quê : Duy Xuyên, Quảng Nam.
- Là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký.
b- *Tác phẩm: Là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.
c- Từ khó : SGK 
II- Tìm hiểu văn bản 
1- Kiểu văn bản : Tự sự 
2- -Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói”
 Xe dừng lại lấy nước, bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian.
- Phần 2: Tiếp theo đến “như thế”
 Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư.
- Phần 3: Còn lại.
 Họ chia tay, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trẻ xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe.
3- -Phân tích văn bản.
a-Hệ thống nhân vật và chủ đề của truyện.
*Hệ thống nhân vật:
- Bác lái xe, ông hoạ sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên, ông kỹ sư ở vườn rau, anh kỹ sư khí tượng lập bản đồ sét 
- Nhân vật chính:anh thanh niên.
-Nhân vật có vị trí quan trọng trong truyện:ông hoạ sĩ, vì truyện mặc dù không kể theo ngôi thứ nhất nhưng đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sỹ.
*Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thàm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
 ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
 4- Củng cố 
- GV hệ thống bài: Khắc sâu hệ thống nhân vật và chủ đề tác phẩm.,
 5- Dặn dò.
- Hướng dẫn về nhà:+ Kể tóm tắt văn bản + học bài.
 + Soạn tiếp bài.
 Soạn:29-11-2009
 Giảng: Tuần 14 Tiết 67:
lặng lẽ sa pa ( trích)
 - Nguyễn Thành Long -
A-mục tiêu bài dạy.
Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
 - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
 - Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
B-chuẩn bị.
- GV : Đọc tài liệu tham khảo.
- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .
C-tiến trình bài dạy.
1-Tổ chức: 9E : ...........................
 9D.............................
2-Kiểm tra:
- Tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, nêu chủ đề của truyện?
 -Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu hệ thống nhân vật trong văn bản, giờ học này các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn vào từng nhân vật, đặc biệt là các nhân vật anh thanh niên, ông hoạ sỹ.
 ? Nhân vật anh thanh niên có xuất hiện từ đầu VB không, xuất hiện trong hoàn cảnh nào .
? Cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên .
 ? Nhận xét gì về công việc của nhân vật .
? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên .
?Anh thanh niên đã có suy nghĩ gì về công việc của mình .
? Cách tổ chức ,sắp xếp công việc của anh thanh niên ra sao .
? Trong cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với các nhân vật khác,em thấy nhân vật này còn bộc lộ những nét tính cách và phẩm chất gì nữa .
? Nhận xét chung về nhân vật anh thanh niên 
? Vai trò của nhân vật ông hoạ sĩ trong tác phẩm .
? Nhân vật cô kĩ sư hiện lên trong truyện như thế nào .
? Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong truyện . 
 . 
3- -Phân tích văn bản (tiếp).
b-Nhân vật anh thanh niên.
- Không xuất hiện từ đầu truyện.
- Hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác với anh khi xe của họ dừng để nghỉ.
- Hiện ra trong chốc lát, đủ đế các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rồi dường như lại khuất lấp vào trong mây mù bạt 
ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa hiện
lên qua sự nhìn nhận , suy nghĩ , đánh giá của các nhân vật khác .
*Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi SaPa.
- Công việc: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” đòi hỏi phải tỉ mỉ , chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.
 Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: vắng vẻ, cô đơn 
*Những suy nghĩ của nhân vật về công việc.
- ý thức được công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
- Còn có sách làm bạn cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ.
- Tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa , nuôi gà , tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc.
- Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực.
* Yêu công việc, hết mình vì công việc, chân thành cởi mở, mến khách, khiêm tốn. 
c-Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật khác
*Nhân vật ông hoạ sĩ
-Hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát , miêu tả cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện :anh thanh niên .
 -Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên , bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật , ông đã xúc động bối rối : “ Vì hoạ sĩ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết , ôi , một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn , khơi gợi một ý sáng tác , một nét đủ là giá trị một chuyến đi dài .”
-Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ , “người con trai ấy đáng yêu thật , nhưng làm cho ông nhọc quá . Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển , cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người .”
-Ông còn có những xúc cảm về anh thanh niên và những điều khác nữa được khơi gợi từ câu chuyện của anh thanh niên làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp 
*Các nhân vật khác 
-Nhân vật cô kĩ sư :cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể , và về con đường cô đang đi tới”.
 Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao , cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống , từ tâm hồn người khác .
- Nhân vật bác lái xe:
Qua lời kể của nhân vật này , ông hoạ sĩ , cô gái , người đọc được kích thích sự chú ý , đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên , cũng qua đó ta còn biết được những nét sơ lược về nhân vật người thanh niên .
*Thông qua những cảm xúc , suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ , hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn .
-Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (Ông kĩ sư ở vườn rau , anh cán bộ nghiên cứu sét ) 
 Tổng kết - ghi nhớ (SGK189 )
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản .
? Nêu nội dung chính của truyện .
. . 
-Nghệ thuật
- Câu chuyện đậm chất trữ tình 
-Tình huống hợp lý 
- Cách kể chuyện tự nhiên , kết hợp giữa tự sự ,trữ tình với bình luận .
- Nghệ thuật quy chiếu tầng bậc .
 -Nội dung 
Hình ảnh những con người lao động bình thường , tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao . Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng . 
 4:Củng cố 
- GV hệ thống bài : Chủ đề của VB
 5- Dặn dò
-Hướng dấn HS làm bài tập :Bài tập SGK (190 ) + 5 bài tập trong SBT (86) 
-Hướng dẫn về nhà : + Học bài và làm các bài tập . 
 	 +Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 .
Soạn:30-11-2009
Giảng: Tiết 68 ,69:
Viết bài tập làm văn số 3
A-Mục tiêu bài dạy
Giúp HS : -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . 
 -Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày. 
B-chuẩn bị.
GV: Bài soạn ( đề, đáp án).
HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
C-tiến trình bài dạy.
*Hoạt động 1: Khởi động.
1-Tổ chức: 9E : ...........................
 9D.............................
2-Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ viết bài
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm  với việc tạo lập văn bản tự sự. giờ học này các em vận dụng kiến thức đã học và tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu.
-HS đọc đề bài
?Xác định yêu cầu của đề bài . (kiểu văn bản cần tạo lập? Sự dụng các yếu tố nghị luận , đối thoại , độc thoại , độc thoại nội tâmtrong văn bản này như thế nào? )
Gv quan sát nhắc nhở 
Hs làm bài nghiêm túc thời gian 90 phút 
I-Đề bài .
Nhân ngày 20 -11 , hãy kể lại một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy( cô ) giáo cũ. 
II-Yêu cầu chung.
- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại
- Nội dung
Tưởng tượng và kể lại một kỷ niệm  ... cử chỉ, suy nghĩ của ông Hai trong đoạn văn: “ Nhìn lũ con... chưa ”? Nhận xét về câu văn miêu tả ? Tác dụng của lối miêu tả đó?
- Hàng loạt câu hỏi, câu cảm thán diễn tả tâm trạng những cung bậc cảm xúc ở ông Hai cứ ám ảnh day dứt trong ông.
- Nỗi nhục nhã ê chề, đau đớn tê tái, sự ngờ vực, bế tắc vào cuộc sống phía trước. Một sự đau xót tủi hổ.
? Tâm trạng của ông Hai như thế nào qua câu văn: “ Làng thì yêu thật; nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù ” ( Sự lựa chọn quyết liệt )
- Gv cho học sinh chú ý vào đoạn truyện kể về cuộc trò chuyện của hai bố con: 
? Hãy cho biết nội dung cuộc trò chuyện của hai bố con? 
? Cuộc trò chuyện được kể bằng ngô ngữ nào? 
? Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con của mình?
? Qua cuộc trò chuyện đó, em hiểu gì về tình cảm của ông Hai với làng quê, cách Mạng?
? Khi nghe tin làng được cải chính, ông Hai có thái độ như thế nào ? Từ đó em cảm nhận điều gí ở nhân vật ông Hai ?
- Ông Hai một người dân bình thường nhưng biết hy sinh cái riêng vì kháng chiến ị Cuộc kháng chiến chống Pháp đã đi sâu vào tiềm thức của người dân.
3- Phân tích 
b- Tâm trạng ông Hai . 
*) Khi nghe tin làng Dầu theo Tây.
- Ông xấu hổ và uất ức, cực nhục:
+ Cổ ông lão nghẹn  vướng ở cổ.
+ Chao ôi! cực nhục  bán nước.
 ị Cảm giác như bị xúc phạm, đau đớn tê tái, tủi nhục.
- Đoạn văn: “Nhìn lũ con  chưa” 
+ Nghệ thuật: Dùng nhiều câu hỏi, câi cảm thán.
+ Tác dụng: diễn tả nỗi nhục nhã ê chề, te tái của nhân vật.
- Cuộc xung đột nội tâm rồi cũng đưa ông Hai đến một lựa chọn dứt khoát: “ Làng thì yêu thật nhưng theo Tây thì phải thù.” 
ị Tình yêu nước rộng hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê vì thế mà ông không nỡ bỏ đi tình yêu làng. 
- Cuộc trò chuyện của hai bố con:
+ Nội dung: 2 việc: Nhà ta ở làng chợ Dầu và ủng hộ cụ Hồ Chí Minh.
+ Ngôn ngữ đối thoại.
+ Ông trò chuyện với con vì không biết giãi bày tâm sự với ai. Ông mượn con để bày tỏ tấm lòng yêu nước của mình.
ị Ông Hai, một tấm lòng thủy chung sâu nặng với làng quê, với kháng chiến, Cách Mạng.
=> Một con người yêu nước đằm thắm, chân thật. Một tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi.
*) Khi nghe tin xấu về làng Dầu được cải chính.
- Thái độ: Hồ hởi, vui vẻ.
- Nét mặt: Tươi vui, rạng rỡ.
- Hành động: Chia quà cho con, múa tay, lại khoe, báo tin nhà bị Tây đốt.
ị Niềm vui sướng, hạnh phúc choáng ngợp tâm trí ông ị minh chứng cho làng ông trong sạch.
? Nêu vài nét về nghệ thuật ?
GV gợi: tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Truyện có sức thuyết phục và ý nghĩa sâu sắc được xây dựng trên cơ sở của tình yêu quê, yêu làng. Theo cốt truyện tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ sinh động, cách trần thuật truyện linh hoạt.
- Yêu cầu đọc ghi nhớ sgk trang 174.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Tìm các bài thơ : Nhớ con sông quê hương.( Tế Hanh)
- Quê hương ( Tế Hanh)
- Tuổi thơ im lặng ( Duy Khán )
+ Tình yêu làng phải đặt trong tình yêu nước, thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến.
III) Tổng kết 
1) Nghệ thuật.
- Miêu tả tâm lý và ngôn ngữ nhân vật qua hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại, mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
- Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái.
- Tình huống truyện điển hình, nhân vật bộc lộ tính cách rõ nét.
4- Củng cố : Luyện tập.
Bài 1 trang 174.
* Các bài thơ : 
- Nhớ con sông quê hương.( Tế Hanh)
- Quê hương ( Tế Hanh)
- Tuổi thơ im lặng ( Duy Khán )
Bài 2 trang 174.
- Chú ý nét riêng của tình cảm quê hương trong truyện ở hai điểm sau:
+ Tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện thành thói quen khoe làng.
V- Hướng dẫn HS học ở nhà.
 - Tóm tắt văn bản , hiểu ND, NT văn bản.
Làm bài tập: Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong văn bản.
Chuẩn bị bài tập tiết “ Lặng lẽ sa pa”
Soạn:22-11--2009
Giảng: Tuần 13 tiết 64:
đối thoại và độc thoại nội tâm
trong văn bản tự sự
A-mục tiêu bài dạy.
Giúp HS: - Hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản 	tự sự.
 - Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như trong viết văn tự sự.
B-Chuẩn bị.
- GV: Bảng phụ hoặc đèn chiếu.
- HS : Soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
C-Tiến trình bài dạy.
1-Tổ chức: 9E : ...........................
 9D.............................
2-Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
Trong văn bản tự sự ta thường gặp người đối thoại có khi là độc thoại hay độc thoại nội tâm. Vậy yếu tố này có vai trò gì và khi sử dụng cần lưu ý những điểm nào? Giờ học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được những vấn đề trên.
- 1HS đọc.
? Trong 3 câu đầu đoạn trích , ai nói với ai. Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người.
? Dấu hiệu nào cho ta biết đó là một cuộc trò chuyện trao đổi.
 ? Hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư.
? Câu “Nắng gớm, về nào ” Ông Hai nói với ai, đây có phải là 1 câu đối thoại không? Vì sao?
? Đoạn trích còn có những câu kiểu này không. VD: “Ông lão . rít lên”
 - Chúng bay  thế này”
? Cách diễn đạt như trên có tác dụng gì.
? Những câu “Chúng nó  Việt gian đấy ư?” là những câu hỏi ai ? NX gì về hình thức của các câu hỏi này?
? Qua việc phân tích các ngữ liệu trên đây, cho biết để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự ta có những hình thức nào.
? Thế nào là đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm.
-1 HS đọc ghi nhớ.
I- Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
1- Bài tập :Đoạn trích (SGK 167).
 Hai người tản cư đang nói chuyện với nhau.
 Dấu hiệu: + Có 2 lượt người qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện (về mặt nội dung).
 + Về mặt hình thức: 2 gạch đầu dòng(2 lượt lời).
à Tạo cho câu chuyện như cuộc sống thực, dẫn dắt các tình tiết trong truyện (sự việc phát triển), thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu.
 Không hướng tới 1 người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan gì đến chủ đề mà 2 người đàn bà tản cư đang trao đổi. Sau câu nói của ông lão chẳng có ai đáp lại.
 Đây không phải là đối thoại, ông lão đang nói với chính mình 1 câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui . Đó là một độc thoại
 Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt , đau đớn xấu hổ , nhục nhã khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, câu chuyện sinh động hơn .
à Ông Hai hỏi chính mình , diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Tâm trạng dằn vặt , đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc. 
- Hình thức : Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời à độc thoại nội tâm.
2- Kết luận:
- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự .
- Đối thoại hình thức đối đáp , trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng.
- Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng.
- Độc thoại nội tâm : Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là nói với một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng.
* Ghi nhớ ( SGK 178)
 II-Luyện tập:
1 HS đọc yêu cầu bài tập.
? Đoạn văn có mấy lời chào, mấy lời đáp.
? NX gì về lời đáp của ông Hai.
-Tác dụng của hình thức đối thoại.
HD hs làm bài tập.
1-Bài tập 1 SGK 178
- 3 lời chào (vợ ông lão)
- 2 lời đáp (ông lão)
Sau lời chào 1 Không đáp mà nằm rũ nói gì
- 2 “Khẽ nhúc nhích” “gì”.
- 3 “Biết rồi”.
 Tâm trạng chán chường , buồn bã , đau khổ và thất vọng của ông Hai.
2-Bài tập 2 SGK 179.
	4: Củng cố
 - Hệ thống bài.
 5- Dặn dò.
 - HD về nhà.
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Học bài + hoàn thành các bài tập.
- Soạn “Luyện nói”
Soạn:28-11-2009
Giảng: Tuần 13 - Tiết 65:
luyện nói :
tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
A-mục tiêu bài dạy. Giúp HS: 
-Biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
B-chuẩn bị.
GV: Định hướng cho họ việc chuẩn bị ở nhà+ đọc TLTK.
HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.
C-tiến trình bài dạy.
1-Tổ chức: 9E : ...........................
 9D.............................
2-Kiểm tra :
? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự , các hình thức trên có vai trò gì khi xây dựng văn bản tự sự.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS..
3-Bài mới: Giới thiệu bài:
1 HS đọc đề các bài tập (3 bài tập SGK 179)
? Xác định yêu cầu của các bài tập trên.
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện trình bày dàn ý của 1 bài tập.
Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
HS khác nghe, nhận xét, bổ sung ( nếu có)
 GV nhận xét ưu , nhược điểm của HS trong giờ học.
 GV đánh gía, ghi điểm cho những HS đã trình bày trươc lớp.
I-Đề bài:
1-Bài tập 1:
Tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1 chuyện có lỗi với bạn.
2-Bài tập 2: 
Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một bạn rất tốt.
3-Bài tập 3:
Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm : “Chuyện người con gái Nam Xương”(Từ đầu đến “Bấy giờ qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
II-Phân tích đề – dàn ý :
*Yêu cầu: Cả 3 đề đều là kể chuyện song phải biết kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đôí thoại , độc thoại.
*Lập dàn ý:
a-Bài tập 1:
Gợi ý: - Diễn biến của sự việc:
 + Nguyên nhân nào dẫn tới lỗi của em với bạn.
 + Sự việc gì ? Có lỗi với bạn ở mức độ nào.
 + Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết.
 - Tâm trạng:
+ Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
+ Em có suy nghĩ gì?
b-Bài tập 2: 
Gợi ý :- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào(thời gian? địa điểm? người điều khiển? không khí của buổi sinh hoạt?)
 - Nội dung của buổi sinh hoạt lớp (sinh hoạt lớp với nội dung gì? em dã phát biểu để chứng minh Nam là người bạn rất tốt như thế nào: Lý do, dẫn chứng)
c-Bài tập 3:
Gợi ý: - Xác định ngôi kể 
 - Xác định cách kể
+ Hoá thân vào nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện.
+ Làm nổi bật sự dằn vặt, đau khổ ở Trương Sinh.
III-Học sinh trình bày.
- Bài tập 1: Nhóm 1
- Bài tập 2: Nhóm 2
- Bài tập 3: Nhóm 3
IV-Nhận xét, đánh giá.
1-Ưu điểm:
2-Tồn tại:
3-Đánh giá, ghi điểm.
Luyện tập.
Bài tập: Tự chọn 1 trong 3 đề văn trên để viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
 4- Củng cố 
- Củng cố: GV nhấn mạnh vai trò của giờ luyện nói.
 5- Dặn dò:
- Hướng dẫn về nhà: + Hoàn thành bài tập ở phần luyện tập.
 	 + Soạn văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa”.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 moi soan tuan 14.doc