A.Mục tiêu: Giúp học sinh :
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Ôn tập Tiếng Việt” và bài “Kiểm tra Tiếng Việt”
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện các chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong tuyện ngắn.
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập, yêu thích bộ môn.
B . Chuẩn bị: - Thầy : Chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
- Trò : Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm.
TUẦN 15 Tiết 71: CHIẾC LƯỢC NGÀ Ngày soạn:3/12/2008 ( Nguyễn Quang Sáng) Ngày dạy:8/12/2008 A.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu trong truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. - Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Ôn tập Tiếng Việt” và bài “Kiểm tra Tiếng Việt” - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phát hiện các chi tiết nghệ thuật đáng chú ý trong tuyện ngắn. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác học tập, yêu thích bộ môn. B . Chuẩn bị: - Thầy : Chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng. - Trò : Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm. C. Tiến trình hoạt động dạy và học: I/ Ổn định nề nếp: II/ Kiểm tra bài cũ: Aán tượng của em khi đọc truyện “Lặng lẽ Sa Pa” và con người SaPa như thế nào? Nhận xét nét nghệ thuật viết truyện? III/ Bài mới: Hoạt động1: GTB :Bằng việc sáng tạo tình huống tự nhiên, hợp lí, đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng? Giới thiệu chân dung nhà văn, nhấn mạnh một số đặc điểm tiêu biểu về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng. Tìm hiểu xuất xứ tác phẩm? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tóm tắt. Giáo viên giới thiệu phần đầu của truyện (cô giao liên tên Thu...mà người kể chuyện tình cờ gặp.ŽŽŽ Giáo viên đọc mẫu một đoạn học sinh đọc tiếp. Tóm tắt truyện khoảng 8 – 10 câu. Thảo luận: Truyện (đoạn trích) tạo mấy tình huống? Nêu mục đích của tình huống? Hai tình huống: - Ông Sáu trở về nhà háo hức mong được gặp con gái nhưng bé Thu không nhận cha. - Khi bé Thu nhận ra ông Sáu là cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật Thu. Học sinh đọc lại tình huống khi anh Sáu mới về nhà và bé Thu không nhận anh là cha. Những từ ngữ hình ảnh nào chứng tỏ bé Thu không nhận anh Sáu là cha và chỉ diễn ra tâm lí đang diễn ra trong lòng cô bé? Phản ứng tâm lí đó của Thu diễn ra trong mấy hoàn cảnh cụ thể? Phân tích tâm lí của Thu trong từng hoàn cảnh đó? Vì sao bé Thu phản ứng? Có phải em hỗn láo với ba không?( Học sinh trình bày xong chi tiết này thi dừng tiết học hôm sau phân tich tiếp) I.Tìm hiểu chung : 1. Tác giả- tác phẩm a.Tác giả : - Nhà văn quân đội trưởng thành trong quân ngũ từ 2 cuộc kháng chiến của dân tộc Đề tài : Viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện của ông sâu sắc thấm đẫm tình người. b. Tác phẩm : 1966 – khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. 2.Đọc, tóm tắt tìm hiểu chú thích: + Đọc đúng giọng điệu, ngôi kể, lối kể. +Nội dung:Với những tình tiết cảm động truyện đã cho người đọc thấy rõ tình cha con sâu nặng đầy éo le trong kháng chiến. +Tóm tắt: - Ông Sáu đi kháng chiến mãi đến khi con gái lên tám tuổi mới có dịp về nhà thăm con. -Bé Thu không chịu nhận cha vì vết sẹo trên mặt làm cho ông khắc người trong ảnh. -Bé Thu đối xử với ông như người xa lạ. -Khi bé Thu nhận ra cha tình máu mủ cha con thức dậy mãnh liệt cũng là lúc ông Sáu phải đi. - Ở chiến khu ông Sáu dồn hết tình cảm yêu thương vào làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. -Trong một trận càn ông Sáu hy sinh .Trước khi nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược ngà cho bạn. II. Phân tích: 1/ Hình ảnh bé Thu trong lần gặp cha về thăm nhà . * Trước khi bé Thu nhận ông Sáu là cha. - Khi anh Sáu định ôm hôn con – Thu hốt hoảng, tái mặt bỏ chạy, thét lên " sự sợ hãi xa lánh. -Khi mẹ nó bảo mời ba vô ăn cơm – con bé nói trổng, không chịu kêu ba và khi cần nhờ cha chắt nước cơm dùm nó cũng ương nghạnh tỏ thái độ bất cần . " Cá tính mạnh mẽ" tâm lý tự nhiên. -Bé Thu cho rằng đó không phải là bố mình.(Việc này có rất nhiều trong chiến tranh) * Củng cố – dặn dò : - Củng cố : Đọc diễn cảm đoạn trích .Tóm tắt câu chuyện thật hợp lý. - Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “ Chiếc lược ngà” Tiết 72.Tiếp tục phân tích nhân vật bé Thu. *) Rút kinh nghiệm Tiết 72: CHIẾC LƯỢC NGÀ Ngày soạn:5/10/2008 ( Nguyễn Quang Sáng) Ngày dạy:10/12/2008 A.Mục tiêu: Giúp học sinh : - Hình dung trọn vẹn tình cha con thiêng liêng sâu nặng trong kháng chiến. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả. - Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Ôn tập Tiếng Việt” và bài “Kiểm tra Tiếng Việt” - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, biết phân tích làm sáng tỏ chủ đề câu truyện. - Giáo dục học sinh biết cảm phục noi gương yêu mến nhân vật . B. Chuẩn bị: - Thầy : Chân dung nhà văn Nguyễn Quang Sáng. - Trò :Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm chuẩn bị nội dung để tiếp tục phân tích. C. Tiến trình hoạt động dạy và học: I/ Ổn định nề nếp: II/ Kiểm tra bài cũ: Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ra ông Sáu là cha? III/ Bài mới: Hoạt động1: GTB : Hình ảnh chiếc lược ngà bộc lộ chủ đề của truyện khá rõ. Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật bé Thu (tiếp).Học sinh đọc Buổi sáng cuối cùng khi anh Sáu lên đường, thái độ và hành động của Thu thay đổi như thế nào? Hình dung và phân tích tâm trạng của Thu khi gọi và ôm ba? Vì sao Thu lại có sự thay đổi đó? Thảo luận: Nếu chứng kiến cảnh này em sẽ cảm thấy như thế nào? Hiểu gì về nhân vật bé Thu qua đoạn trích? Đánh giá như thế nào về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả? Hoạt động 3: Hãy phát hiện những chi tiết biểu hiện tình cảm của ông Sáu với con?Học sinh phát hiện thảo luận giáo viên giúp các em hiểu tình cảm cha con thời chiến. Suy nghĩ của em về tình cảm ấy. về chiến tranh và đời sống tâm hồn của người lính? Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ? Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập: Nhận xét gì nghệ thuật ý nghĩa của câu chuyện? Giáo viên nêu câu hỏi 2 phần luyện tập và hướng dẫn học sinh thực hiện. Ví dụ:Vừa về đến nhà tôi gọi toáng lên. -Thu ơi - Thu ơi - con ở đâu? Con bé đứng lặng nép mình vào khe cửa không thưa lấy một lời. *) Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha. - Thái độ : Biểu hiện qua khuôn mặt sầm lại, đôi mắt mênh mông. - Hành động : Gọi thét “ba” chạy đến ôm chầm bíu chặt không muốn rời. " Sự thay đổi đột ngột và đối lập với những hành động của nó lúc trước. Sự nghi ngờ về cha đã được giải toả , ân hận hối tiếc vì sự đối xử lúc trước, tình yêu bùng ra mạnh mẽ, hối hả cuống quýt. Þ Cô bé có cá tính thật sâu sắc mạnh mẽ, cứng cỏi nhưng cũng rất hồn nhiên ngây thơ giàu cảm xúc Þ nhà văn am hiểu tâm lí trẻ thơ. 2. Tình cha con sâu nặng ở ông Sáu: - Trong chuyến về nhà: háo hức gặp để ôm con vào lòng, suốt ngày quanh quẩn * Khi ở chiến trường khu căn cứ : Aân hận vì đã đánh con, làm cây lược ngà rất kì công, hy sinh không kịp. Þ Thấm thía những mất mát đau thương, éo le mà chiến tranh mang đến cho bao người, bao gia đình. III.Tổng kết: (Ghi nhớ SGK) a. Nghệ thuật: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ. b. Nội dung: Tình cha con thiêng liêng cao cả không có gì sánh bằng qua nhân vật bé Thu và ông Sáu IV- Luyện tập: Thay lời kể bằng lời ông Sáu kể cảnh gặp gỡ cuối cùng giữa 2 cha con. *Củng cố – dặn dò : - Củng cố : Ấn tượng sâu nặng nhất của em về truyện này là hình ảnh nào ? - Dặn dò : Nắm vững nội dung, nghệ thuật đoạn trích. Về nhà chuẩn bị bài “ Ôn tập Tiếng Việt” Tiết 73. Ôn tập kiến thức đã học về TV từ đầu năm đến nay. *) Rút kinh nghiệm Tiết 73: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT Ngày soạn:6/12/2008 Ngày dạy:11/12/2008 A.Mục tiêu: - Nắm vững nội dung Tiếng Việt đã học, các phương châm hội thoại, các cách xưng hô trong hội thoại, ( vấn đề từ vựng) cách dẫn trực tiếp, gián tiếp. - Tích hợp với phần Văn qua bài “Chiếc lược ngà” và Tiếng Việt qua bài “Kiểm tra Tiếng Việt” - Rèn luyện kĩ năng trình bày một vấn đề trong Tiếng Việt. - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. B. Chuẩn bị: - Thầy : Nghiên cứu hệ thống kiến thức. Bảng phụ. - Trò : Ôn tập kiến thức đã học. C. Tiến trình hoạt động dạy và học: I/ Ổn định nề nếp: II/ Kiểm tra bài cũ: Không III/ Bài mới: Hoạt động1: GTB : Đây là tiết ôn và hệ thống hoá toàn bộ kiến thức Tiếng Việt,để tiết sau sẽ kiểm tra để đánh giá năng lực tiếp nhận kiến thức Tiếng Việt của các em. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 2 : Hệ thống ôn tập các phương châm hội thoại đã học. GV treo bảng phụ. Kể 1 tình huống giao tiếp mà một số phương châm hình thức không được tuân thủ? Phương châm nào liên quan đến nội dung cuộc thoại? Phương châm nào liên quan đến tình cảm trong giao tiếp? Hoạt động 3: Ôn tập về xưng hô trong hội thoại. Kể tên các đại từ xưng hô? Chia theo mấy ngôi? Ngoài đại từ xưng hô còn có mấy đại từ cũng dùng xưng hô? (lấy ví dụ cụ thể). Em hiểu “xưng khiêm”, “hô tôn” như thế nào? Ngày xưa trong xã hội quần thần việc xưng hô với vua, với những nhà sư, kẻ sĩ như thế nào? Thảo luận: Vì sao Tiếng Việt khi giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô. Nội dung quan hệ trong mỗi từ có giống nhau không? Mục đích lựa chọn từ xưng hô có tác dụng gì? Hoạt động 4 : GV ôn tập về 2 cách dẫn.Phân biệt cách dẫn trực tiếp và gián tiếp? Nêu tác dụng của mỗi cách dẫn. Học sinh đọc bài tập(đoạn trích) Muốn thay đổi lời thoại phải làm gì? Cần thay đổi từ xưng hô, từ chỉ thời gian thời điểm như thế nào cho hợp lý? I- Các phương châm hội thoại : a. Phương châm về lượng. b. Phương châm về chất. c. Phương châm quan hệ. d. Phương châm cách thức. e. Phương châm lịch sự. *) Bài tập SGK : Tình huống 1 : Phương châm quan hệ, phương châm cách thức. Tình huống 2 : Phương châm quan hệ. II. Xưng hô trong hội thoại : a. Các từ xưng hô : Đại từ xưng hô số 1 – 1 – 3. Dùng các từ chỉ quan hệ họ hàng, quan hệ xã hội làm từ xưng hô. b. Xưng khiêm, hô tôn : ®Phương châm giao tiếp lịch sự của nhiều nước. - Thời trước : Bệ hạ, bần tăng, bần sĩ... - Hiện nay : Quý ông, quý anh, quý bà, quý côgọi người nghe là anh hoặc bác (gọi thay con) và xưng hô là em. c. Trong Tiếng Việt giao tiếp phải lựa chọn từ ngữ xưng hô. - Từ xưng hô trong Tiếng Việt phong phú. + Dùng từ thân tộc. + Dùng từ chỉ chức vụ nghề nghiệp. + Tên riêng. - Mỗi từ xưng hô thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ người nói – người nghe. ® Chú ý lựa chọn để đạt kết quả giao tiếp. III. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn dán tiếp : a. Phân biệt cách dẫn. Trực tiếp Gián tiếp b. Bài tập : Trong lời đối thoại Trong lời dẫn gián tiếp Từ xưng hô Tôi (ngôi 1) Chúa công (ngôi 2) Nhà vua (ngôi 3) Vua Quang Trung (ngôi 3) Từ chỉ địa điểm Đây Không Từ chỉ thời gian Bây giờ Bấy giờ * Củng cố – dặn dò: Vì sao khi giao tiếp phải tuân thủ phương châm hội tthoại? Em hay bị vi phạm phương châm nào ? - Dặn dò : Về nhà hoàn thành bài tập còn lại ôn luyện kĩ. Ôn tập cho bài “Kiểm tra Tiếng Việt”. *) Rút kinh nghiệm: Tiết 74: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Ngày soạn:6/12/2008 (Thời gian:45 phút) Ngày dạy:11/12/2008 A.Mục tiêu: - Kiểm tra sự nhận thức của học sinh về Tiếng Việt lớp 9 đã học ở kì I: Về phần từ vựng đã tổng kết, phần phương châm hội thoại, phần xưng hô trong hội thoại. - Tích hợp với phần Văn qua bài “Chiếc lược ngà” và Tiếng Việt qua bài “Ôn tập Tiếng Việt” - Rèn kĩ năng diễn đạt trả lời đúng ý, biết cách sử dụng Tiếng Việt trong nói, viết, giao tiếp chuẩn mực. - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. B. Chuẩn bị: - Thầy : Xây dựng đề kiểm tra đáp án biểu điểm. - Trò : Ôn tập kiến thức đã học. D. Tiến trình hoạt động dạy và học: I/ Ổn định nề nếp: II/ Kiểm tra bài cũ: Không III/ Bài mới: Hoạt động1: GTB : Đây là bài kiểm tra tiếng Việt đầu tiên,kết quả sẽ đánh giá năng lực tiếp nhận kiến thức tiếng Việt của các em. Hoạt động 2: Giáo viên phát đề,học sinh làm bài. *) Đề ra : A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau (3 điểm) Câu 1 : Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. B. Hiểu rõ nội dung mình định nói. C. Biết im lặng khi cần thiết. D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. Câu 2 : Từ ngọt nào trong những câu sau được xem là nghĩa gốc? A.Mía ngọt. B.Nói ngọt. C. Hát ngọt. D.Nhảy ngọt. Câu 3 : Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại? A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp Câu 4 : Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại? A. Ông, bà, bố, mẹ, cô, dì, chú, bác, dượng, mợ. B. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó. C. Anh, chị, bạn, con người, chúng sinh. D. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, ngài, trẫm, khanh, tín chủ. Câu 5 : Câu tục ngữ : Một mặt người bằng mười mặt của. Nên hiểu theo cách nào? A. Nghĩa đen của các từ. B. Nghĩa bóng của các từ. C. Cả nghĩa bóng và nghĩa đen. D. Hiểu nghĩa bóng trên cơ sở phân tích nghĩa đen. Câu 6: Từ "vô tình" có những lớp nghĩa nào? A. Không có tình nghĩa, không có tình cảm. B. Không chủ định, không cố ý. C. Không có tội tình gì. D. Cả A và B đều đúng. B.Tự luận (7 điểm): Câu 1: Kể tên và nêu khái niệm của các phương châm hội thoại đã học? (2,5 điểm) Câu 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật của câu thơ sau: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng." (1,5 điểm) Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng biện pháp tu từđiệp ngữ, so sánh (gạch chân dưới các từ ngữ ấy) (3 điểm) *) Đáp án: - Trắc nghiệm: 3 điểm Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 Trả lời A A D C D D II- Tự luận: 7 điểm Câu 1/ Các phương châm hội thoại: Nêu được 5 phương châm hội thoại: 1- Phương châm về lượng. 2- Phương châm về chất. 3- Phương châm về quan hệ. Nêu được khái niệm của mỗi 4- Phương châm về cách thức. phương châm hội thoại 5- Phương châm về lịch sự. Câu 2/ Phân tích biện pháp ẩn dụ trong câu thơ: - Hình ảnh "mặt trời" trong câu 1 là mặt trời thật. - Hình ảnh "mặt trời" trong câu 2 là hình ảnh ẩn dụ. - Cách so sánh sự liên quan mật thiết giữa hai hình ảnh "mặt trời" đối với sự vật (bắp) và đối với mẹ (đứa con) tạo nên hình ảnh thơ rất đẹp, sống động. . Câu 3/ Yêu cầu Hs viết được đoạn văn theo chủ đề tự chọn, trong đó dụng các biện pháp tu từ đã học. Hoạt động 3: Thu bài * Củng cố – dặn dò: Về nhà chuẩn bị ôn những kiến thức liên quan đến văn bản tự sự. Viết một văn bản tự sự có kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố : Biểu cảm, nghị luận, ngôi kể. *) Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: