Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương

A. Mục tiêu :

 - Kiểm tra học sinh nắm các bài thơ truyện hiện đại ở mức như thế nào?

 - Qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức, kĩ năng, thái độ để có thể khắc phục những điểm còn yếu.

 - Tích hợp với phần văn đ học từ trước đến nay và bài “Cố hương”

 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

B. Chuẩn bị: - Thầy : xây dựng đề kiểm tra. Đề, đáp án, biểu điểm , giấy kiểm tra.

 - Trò : Ôn luyện kiến thức đã học.

C. Tiến trình hoạt động dạy và học:

I/ Ổn định nề nếp:

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Tiết 75:	 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
Ngày soạn: 10/12/2008
Ngày dạy: 15/12/2008
A. Mục tiêu : 
 - Kiểm tra học sinh nắm các bài thơ truyện hiện đại ở mức như thế nào?
 - Qua bài kiểm tra giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh về tri thức, kĩ năng, thái độ để có thể khắc phục những điểm còn yếu.
 - Tích hợp với phần văn đã học từ trước đến nay và bài “Cố hương”
 - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị: - Thầy : xây dựng đề kiểm tra. Đề, đáp án, biểu điểm , giấy kiểm tra.
 - Trò : Ôn luyện kiến thức đã học.
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Không 
III/ Bài mới : 
Hoạt động 1: GTB :Những tác phẩm văn học hiện đại luôn để lại cho ta tình cảm ấn tượng quý giá. Được kiểm tra lại những hiểu biết của mình là cơ hội thật quý.
Hoạt động 2 : Giáo viên phát đề : Học sinh làm bài.
 Đề ra : 
I. Trắc nghiệm : (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau.
 Câu 1: Em được tiếp cận mấy tác phẩm văn học hiện đại? 
	A. 5	B. 6	c. 7	D. 9
 Câu 2: : Bài thơ “Aùnh trăng” ra đời trong hoàn cảnh nào?
 A. Kháng chiến chống Pháp B. Kháng chiến chống Mĩ
 C. Sau ngày thống nhất đất nước D. Giai đoạn 1980 đến nay
Câu 3 : Hình tượng nào không được đề cập đến trong thơ văn hiện đại ?
 A. Người lính B. Người lao động
 C. Người phụ nữ D. Người nông dân bị bần cùng hoá
 Câu 4 : Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng"
	A. Hoán dụ	B. Ẩn dụ	C. So sánh	D. Nhân hoá
Câu 5: Dòng nói đầy dủ nhất tính cách của ông Hai được thể hiện trong truyện ngắn làng?
A. Yêu và tự hào về làng quê của mình.
B. Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian.
C. Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
 Câu 6 : Câu văn nào thể hiện rõ yếu tố bình luận?
A. Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chợt duỗi ra và rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa.
B. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan.
C. Nắng bây giờ bắt đầu len tối, đốt cháy rừng cây.
D. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
 II. Tự luận : (7 điểm)
1/ Chép lại nguyên văn 2 khổ thơ đầu "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. (2 điểm)
2/ Viết 3 câu văn phân tích, so sánh hình ảnh trăng và một câu tiểu kết hình ảnh trăng trong 3 bài thơ: "Đồng chí", "Đoàn thuyền đánh cá", "Ánh trăng". (2 điểm)
3/ Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện "Chiếc lược ngà". (3 điểm)
Đáp án : 
 I- Trắc nghiệm:
1
2
3
4
5
6
D
C
D
B
D
B
II- Tự luận: 7 điểm
Câu 1/ Hs chép được 2 khổ thơ đầu "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", từ đầu đến câu "Như sa như ùa vào buồng lái".
 Câu 2/ Hs phải nêu dược hình ảnh vầng trăng trong 3 bài thơ ở 3 hoàn cảnh khác nhau: Trăng cùng người chiến sĩ trong chiến đấu "Đầu súng trăng treo" (Đồng chí), trăng cùng người lao động "Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao" (Đoàn thuyền đánh cá), vầng trăng sau ngày giải phóng "Ánh trăng im phăng phắc, đủ làm ta giật mình" (Ánh trăng).
Câu 3/- Hs nêu được cảm nhận của mình về bé Thu:
	+ Gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu
	+ Có cá tính mạnh mẽ.
	+ Tình yêu cha sâu nặng.
	- Tình cha con trong chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước vừa thiêng liêng vừa da diết.
Hoạt động 3: Thu bài : 
	* Củng cố – dặn dò : Về nhà chuẩn bị ôn tập để làm tốt bài kiểm tra học kì. Soạn và đọc kĩ “ Cố hương” Tiết 76.
Tiết 76:	CỐ HƯƠNG	 
Ngày soạn: 10/12/2008	(Lỗ Tấn)
Ngày dạy: 15/12/2008 
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới. Việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm. 
	- Tích hợp với phần văn qua bài “Kiểm tra văn học hiện đại”
 - Kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự. 
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương ,quý trọng tình nghĩa.
B. Chuẩn bị: - Thầy : Chân dung nhà văn, tranh minh hoạ cho nhân vật Nhuận Thổ.
 - Trò : : Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Đọc một bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê của một người đi xa?
III/ Bài mới: 
Hoạt động1: Khởi động : Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.Truyện gần gũi với lối sống,tình cảm của người Việt Nam.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2 : Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm.
Học sinh đọc chú thích SGK
Em hiểu gì về tác giả Lỗ Tấn? 
Đánh giá như thế nào về mục đích sống của nhà văn?
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, tóm tắt tác phẩm, đại ý. 
Giáo viên cho học sinh đọc tóm tắt, đọc những đoạn tiêu biểu, chú ý cách đọc dùng ngôn ngữ nhân vật, biểu thị tâm lý nhân vật. Học sinh tóm tắt, lớp nhận xét, bổ sung.
Thảo luận: Đại ý của tác phẩm “Cố hương” là gì?
Hoạt động 4 : 
Truyện được kể làm mấy chặng?(theo hành trình chuyến về thăm quê của tác giả)
I- Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm :
a. Tác giả : 
- Nhà tư tưởng, nhà văn hoá lớn.
- Nhà văn nhân dân.
- Sự nghiệp : Cách mạng, văn chương phong phú,ông là nhà văn hoá vĩ đại của đất nước Trung Quốc.
b. Tác phẩm : Viết năm 1923 in trong tập Gào thét.
2. Đọc, tóm tắt tìm hiểu chung :
a. Đọc :
b. Tóm tắt : Truyện do nhân vật tôi kể về chuyến thăm quê cuối cùng của ông.
- Cảm xúc của ông khi quê hương xơ xác tiêu điều.
-Sự đau đớn ngỡ ngàng khi những người quê ông bị bần cùng tha hoá.
-Những suy nghĩ quyết tâm của ông phải tìm ra con đường cho quê hương.
c. Đại ý : Cảm xúc suy nghĩ của nhà văn trong chuyến về thăm quê cuối cùng để rời nhà đi lên thành phố.
3. Bố cục : 3 phần.
+Cảnh vật con người quê hương qua cái nhìn của nhân vật “tôi”
+Hình ảnh Nhuận Thổ.
+Suy nghĩ cảm xúc của nhân vật “tôi”
D. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố : Đọc kĩ lại phần chú thích. Nội dung của truyện ngắn này đề cập đến vấn đề gì? 
 - Dặn dò : Về nhà chuẩn bị tiếp “Cố hương” Tiết 77. Soạn kĩ nội dung các câu hỏi trong sách.
Tiết 77:	CỐ HƯƠNG 
Ngày soạn: 15/12/2008	(Lỗ Tấn)
Ngày dạy: 17/12/2008
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới, màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm “Cố hương”, việc kết hợp nhuần nhuyễn phương thức biểu đạt trong tác phẩm. 
- Tích hợp với phần văn qua bài “Kiểm tra văn học hiện đại”
 - Kĩ năng phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự. 
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương,yêu thích văn học nước ngoài.
B. Chuẩn bị: - Thầy : Chân dung nhà văn, tranh minh hoạ cho nhân vật Nhuận Thổ.
 - Trò : : Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Đọc một bài ca dao thể hiện nỗi nhớ quê của một người đi xa
III/ Bài mới: 
Hoạt động1: Khởi động : Trong truyện ngắn Cố hương thông qua việc thuật lại chuyến về thăm quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích.
Nhân vật chính trong tác phẩm là ai?
Dòng cảm xúc về con người và cảnh vật quê hương trong lòng nhân vật “tôi” có thống nhất từ đầu đến cuối truyện không?
Phát hiện những đối tượng được phản ánh qua cái nhìn của nhân vật “tôi”?
Hoạt động 3 : Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật Nhuận Thổ.
Hình ảnh Nhuận Thổ xuất hiện trước mặt tôi so với Nhuận Thổ 20 năm về trước khác nhau như thế nào?
Nghệ thuật đối chiếu được thể hiện nhằm nổi bật điều gì?
Nhuận Thổ lý giải cuộc sống của mình như thế nào?
Nhân vật thím Hai Dương và Nhuận Thổ có điểm gì giống nhau?
Thảo luận: Em hiểu gì về xã hội Trung Quốc và tư tưởng nhà văn qua cái nhìn về con người quê hương?
Hoạt động 4:
Giaó viên hướng dẫn cho các em đánh giá lại các vấn đề đã phân tích
Nội dung kiến thức
II- Tìm hiểu văn bản
1.. Phân tích : 
a. Cảnh vật và con người quê hương qua cái nhìn của nhân vật “tôi”.
- Cảnh vật : 
 Hiện tại trong hồi ức.
Xác xơ tiêu điều đẹp đẽ
Hoang vắng.
b. Hình ảnh Nhuận Thổ :
Hai mươi năm trước Hiện tại
+Cậu bé khoẻ mạnh, + ăn mặc rách 
nhanh nhẹn, trang rưới, nghèo khổ
phục đẹp đẽ, đeo 
vòng bạc.
+ Hiểu biết nhiều + Mắt
+ Nói chuyện tự + Nói chuyện
nhiên vô tư. Thưa bẩm
 ¯ ¯
Một Nhuận Thổ Tàn tạ, bần hèn
Đẹp đẽ, đầy sức ® Cuộc đời
Sống xuống dốc sa sút
® Tố cáo xã hội Trung Quốc sa sút về mọi mặt.
- Lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn (trộm cắp, thuế, con đông...)
-Những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn tính cách của người nông dân (gánh nặng tinh thần).
*.Tiểu kết: Hiện thực xã hội được tác giả phơi bày khá rõ nét.Chúng ta không khỏi đau lòng chứng kiến những mảnh đời tàn tạ qua giọng văn thiết tha chia sẻ của nhà văn.
D. Củng cố – dặn dò :
- Củng cố : Nghệ thuật đối chiếu được thể hiện nhằm nổi bật điều gì? Tóm tắt truyện bằng các luận điểm chính?
- Dặn dò : Về nhà chuẩn bị tiếp “Cố hương” Tiết 78.Nghiên cứu hệ thống câu hỏi.
Tiết 78:	CỐ HƯƠNG	 
Ngày soạn: 13/12/2008	(Lỗ Tấn)
Ngày dạy: 18/12/2008
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 -Thấy được màu sắc trữ tình sâu sắc của tác phẩm “Cố hương” hình ảnh gần gũi với nước ta một thời.
- Tích hợp với phần văn qua bài “Kiểm tra văn học hiện đại”
 - Kĩ năng đọc phân tích nhân vật và cảm thụ tác phẩm tự sự. 
 - Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương.
B. Chuẩn bị: - Thầy : Chân dung nhà văn, tranh minh hoạ cho nhân vật Nhuận Thổ.
 - Trò : : Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chung về tác phẩm. 
C. Tiến trình hoạt động dạy và học: 
I/ Ổn định nề nếp: 
II/ Kiểm tra bài cũ: Hình ảnh Nhuận Thổ xuất hiện trước mặt tôi so với 20 năm về trước khác nhau như thế nào? Nhuận Thổ lý giải cuộc sống của mình như thế nào?
III/ Bài mới: 
Hoạt động1: Khởi động : Trong truyện ngắn Cố hương thông qua việc thuật lại chuyến về thăm quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2 : Phân tích nhân vật “tôi”
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong tác phẩm?
Chỉ ra những câu văn trực tiếp thể hiện suy nhỉ, cảm xúc của nhân vật “tôi” trước cảnh người và quê hương?
Cảm xúc khi rời quê của “tôi” biểu hiện như thế nào?
Thảo luận:Suy nghĩ của em như thế nào về hình ảnh con đường mà nhân vật “tôi” muốn nói ở cuối truyện?
Hoạt động 3 : Tổ chức tổng kết về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.
Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh suy nghĩ
Hoạt động 4 : Tổ chức luyện tập chung.
Giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn và thảo luận trình bày.nghĩ, làm việc theo nhóm
b. Những suy nghĩ cảm xúc của “tôi”.
- Những ngày ở quê :
 + Ngạc nhiên trước sự xuất hiện của thím Hai Dương, Nhuận Thổ.
 + Điếng người đi trước lời chào của Nhuận Thổ
 + Than thở cho gia đình của Nhuận Thổ ® Buồn đau xót trước sự sa sút của những người nơi quê hương.
- Rời quê :
+ Lòng không chút lưu luyến, cảm thấy ngột ngạt, lẽ loi ® bức bối, ảo não buồn đau thất vọng nhức nhối.
 + Suy nghĩ về quê hương : Thế hệ trẻ phải sống một cuộc sống mới, cuộc sống tôi chưa từng sống.
 + Hình ảnh con đường là biểu hiện 1 niềm tin vào sự đổi thay xã hội, tìm 1 đường đi mới cho người dân Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XX.
5. Tổng kết: a. Nội dung Những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê ® phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến ® đặt ra con đường đi cho người nông dân.
b. Nghệ thuật : Diễn biến tâm lý nhân vật,hình ảnh gợi cảm giàu liên tưởng, cốt chuyện đơn giản nhưng ẩn chứa giá trị nhân văn cao cả.
6. Luyện tập :
a. Chọn đoạn văn, học thuộc.
b. Kể lại diễn cảm câu chuyện.
c. Đặt vào tư tưởng của con người Lỗ Tấn, câu chuyện giúp em hiểu gì về tác giả? 
D. Củng cố – dặn dò :
 - Củng cố : Đặc điểm nghệ thuật kể chuyện và ý nghĩa lớn lao trong tư tưởng của nhà văn?
 - Dặn dò : Về nhà chuẩn bị “Ôn tập tập làm văn” Tiết 79.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16 ngu van 92 cot.doc