Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Tiết 157: Kiểm tra tiếng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Tiết 157: Kiểm tra tiếng Việt

A- Mục tiêu cần đạt:

- Qua kiểm tra nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức của hs về phần tiếng Việt lớp 9 kì II.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể.

B- Chuẩn bị:

1- Giáo viên: Ra đề, phô tô đề

2- Học sinh: Ôn tập tốt để làm bài

 C- Tiến trình lên lớp:

 I- Ổn định lớp: Nắm sĩ số lớp, nhắc nhở hs trong giờ kiểm tra.

 II- Kiểm tra bài cũ:

 III- Bài mới:

 III.1) Tổ chức các hoạt động:

 * Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu và giao đề cho hs (Đề kèm theo)

 * Hoạt động 2: Hs tiến hành làm bài; gv coi kiểm tra nghiêm túc

 * Hoạt động 3: Thu bài

 III.2) Tổng kết - Dặn dò:

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 32 - Tiết 157: Kiểm tra tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32: Bài 31; 32
Tiết 157 - TV Kiểm tra tiếng Việt
Ngày soạn: 
A- Mục tiêu cần đạt: 
- Qua kiểm tra nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức của hs về phần tiếng Việt lớp 9 kì II.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể.
B- Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Ra đề, phô tô đề
2- Học sinh: Ôn tập tốt để làm bài 
	C- Tiến trình lên lớp:
	I- Ổn định lớp: Nắm sĩ số lớp, nhắc nhở hs trong giờ kiểm tra.
	II- Kiểm tra bài cũ: 
	III- Bài mới:
	 III.1) Tổ chức các hoạt động:
	* Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu và giao đề cho hs (Đề kèm theo)
	* Hoạt động 2: Hs tiến hành làm bài; gv coi kiểm tra nghiêm túc
	* Hoạt động 3: Thu bài
	 III.2) Tổng kết - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ kiểm tra
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết hợp đồng.
I- Đề A
II- Trắc nghiệm ( 6 điểm )
 Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
- Hay lắm,cảm ơn các bạn!- Đại đội trưởng lại cảm ơn- Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng.Đi từ sáng không ngủ.Tôi cũng đi bây giờ.Các bạn cố gắng nhé.
Thế là tối lại ra đường luôn.Thường xuyên...
1.Trong phần trích trên “Đại đội trưởng lại cảm ơn” thuộc loại thành phần gì?
A.Thành phần tình thái
B.Thành phần cảm thán
C. Thành phần gọi-đáp
D.Thành phần phụ-chú
2.Phần trích trên chủ yếu sử dụng phép liên kết câu nào?
A. Phép nối C. Phép thế
 B. Phép lặp D. Phép đồng nghĩa
3.Trong phần văn bản trên đã sử dụng phép nào để liên kết đoạn văn?
A. Phép nối C. Phép thế
 B. Phép lặp D. Câu B và C đúng
4.Câu “Tôi cũng đi bây giờ .” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Tường minh B. Hàm ý
C. Cả hai đều đúng D. Cả hai đều sai
5.Câu “Thế là tối lại ra đường luôn.” thuộc loại câu gì?
A. Câu đơn B. Câu ghép
 C Câu đặc biệt D. Cả ba đều sai
6.Câu nào sau đây không phải là khởi ngữ
A. Tôi thì tôi xin chịu
B. Miệng ông,ông nói,đình làng,ông ngồi
C. Nam Bắc hai miền ta có nhau
D. Cá này rán thì ngon.
7.Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không liên quan vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu .
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ,nêu sự việc được nói tới của câu .
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ,chỉ thời gian,địa điểm .
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu .
8.Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm trong câu: “... là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy”.
A. Nghĩa tường minh
B. Hàm ý
C. Nghĩa cụ thể
D. Nghĩa khái quát
9.Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thế?
A. Đây,đó,kia,vậy,...
B.Cái này,việc ấy,vì vậy,tóm lại,...
C. Nhìn chung,tuy nhiên,dù thế,nếu vậy,..
D. Và,rồi,nhưng,vì,để,nếu,...
10.Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”(trích Lặng lẽ Sa Pa) bộc lộ tâm lí gì của người nói?
 A. Ngạc nhiên C. Buồn chán
 B. Thất vọng D. Giận dữ
 II. Tự luận :(5 điểm)
1.Viết đoạn phân tích một trong năm truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã học. Trong đó, dùng ba phương tiện để liên kết câu và đoạn văn. Chỉ rõ đã dùng phương tiện liên kết nào và phân tích cụ thể.
2. Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
 Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
II- Đề B
I/ Trắc nghiệm ( 6 điểm )
 Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:
-Nào,mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi.Tạnh rất nhanh như khi mưa đến.Sao chóng thế?Tôi bỗng thẫn thờ,tiếc không nói nổi...
Chao ôi,có thể là tất cả những cái đó.Nhưng cái đó ở thiệt xa...Rồi bỗng chốc,sau một cơn mưa đá,chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi..
1.Trong câu “Nào,mày cho tao mấy viên nữa.” xuất hiện thành phần nào?
A.Thành phần tình thái C. Thành phần gọi-đáp
 B.Thành phần cảm thán D.Thành phần phụ-chú
2.Câu 2 và câu 3 sủ dụng phép liên kết nào?
A. Phép nối C. Phép thế
 B. Phép lặp D. Phép đồng nghĩa
3.Trong phần văn bản trên đã sử dụng phép nào để liên kết đoạn văn?
A. Phép nối C. Phép thế
 B. Phép lặp D. Câu B và C đúng
4.Câu “Tạnh rất nhanh như khi mưa đến.” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Tường minh C. Cả hai đều đúng
 B. Hàm ý D. Cả hai đều sai
5.Thành phần cảm thán được thực hiện qua tứ nào sau đây:
A.Chao ôi C.Cái đó
 B.Có thể D.Nào
6.Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
A.Về trí thông minh thì nó là nhất
B.Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả
C.Nó là một học sinh thông minh
D.Người thông minh nhất lớp là hắn.
7.Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ,nêu sự việc được nói tới của câu
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ chỉ thời gian,địa điểm 
D. Cả ba đều sai.
8.Nghĩa tường minh là gì?
A. Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán
B. Là nghĩa được trực tiếp diễn đạt bằng từ ngữ trong câu
C. Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ
D. Là nghĩa được tạo nên bằng cách so sánh.
9.Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép nối?
A. Đây,đó,kia,thế,vậy,...
B Cái này,việc ấy,vì vậy,tóm lại,...
C. Nhìn chung,tuy nhiên,dù thế,nếu vậy,..
 D.Và,rồi,nhưng,vì,để,nếu,...
10. Trong những từ ngữ sau đây, từ ngữ nào có độ tin cậy cao nhất?
 A. Chắc là C. Chắc hẳn
 B. Có vẻ như D. Chắc chắn
II. Tự luận :(5 điểm)
1.Viết đoạn (gồm 2 đoạn văn ngắn)liêVn quan đến việc phân tích một trong năm truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã học. Trong đó, dùng ba phương tiện để liên kết câu và đoạn văn. 
Chỉ rõ đã dùng phương tiện liên kết nào và phân tích cụ thể.:(4 điểm)
2. Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.(1 điểm)
Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
	(Kim Lân, Làng)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm ( 5 điểm )
Mỗi câu đúng : 0,5 x 10 câu = 5 điểm
Câu trả lời đúng là :
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đề A
D
B
A
A
D
D
A
B
A
B
Đề B
C
B
A
A
A
A
D
A
D
D
II/ Tự luận (5 điểm)
 Câu 1(4 điểm )
-Viết đủ 2 đoạn văn : 0,5 điểm
-Phân tích đúng nội dung : 0,5 điểm
-Nêu tên và phân tích cụ thể 3 phương tiện để liên kết câu hoặc đoạn văn. :(3 điểm)
Câu 2(1 điểm )
-Chỉ ra thành phần biệt lập : 0,5 điểm
Giải thích ý nghĩa : 0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet157.doc