Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Tiết 76,77,78,79,80

Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Tiết 76,77,78,79,80

TIẾT 76

CỐ HƯƠNG

 (Lỗ Tấn)

I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả Lỗ Tấn và nột vài nét về tác phẩm "Cố hương". Tìm hiểu được bố cục và phương thức biểu đạt chủ yếu của tác phẩm.

 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và cảm thụ tác phẩm.

 3. Thái độ: Cảm thông trước tâm trạng, tình cảm của tác giả, tin tưởng vào sự đổi mới tất yếu của xã hội.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 - Chuẩn bị của GV: - Tài liệu tham khảo, ảnh tác giả.

 - Chuẩn bị của HS: - Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn chuẩn bị bài.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 16 - Tiết 76,77,78,79,80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 76
Cố hương
 (Lỗ Tấn) 
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	1. Kiến thức: Học sinh nắm được những nét cơ bản về tác giả Lỗ Tấn và nột vài nét về tác phẩm "Cố hương". Tìm hiểu được bố cục và phương thức biểu đạt chủ yếu của tác phẩm.
	2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc và cảm thụ tác phẩm.
	3. Thái độ: Cảm thông trước tâm trạng, tình cảm của tác giả, tin tưởng vào sự đổi mới tất yếu của xã hội.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Tài liệu tham khảo, ảnh tác giả.
 - Chuẩn bị của HS: - Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn chuẩn bị bài.
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: (không)
 2/ Bài mới: 
Hoạt động1: (7')
HS: Đọc chú thích dấu *
GV: Hãy nêu những nét chính về tác giả?
HS: - Tác giả sinh năm 1881- 1936, là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc- Triết Giang.
GV: Sinh trưởng trong gia đình quan lại sa sút, còn trẻ đã từ giã gia đình quyết đI con đường lập thân mới
- Cho học sinh quan sát ảnh tác giả
GV: Hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm
Hoạt động II: (3')
GV: Đọc mẫu một đoạn
HS: Đọc tiếp đến hết
HS: Đọc chú thích sgk
Hoạt động III: (30')
HS: Hoạt động nhóm
GV: Giao việc: Đoạn truyện chia làm mấy phần. Nêu nội dung từng phần, 
HS: Trao đổi- thảo luận 
 + Đại diện nhóm 1-3 trình bày
 + Nhóm 2- 4 nhận xét
GV: Nhận xét- bổ xung- kết luận
GV: Em có cảm nhận gì về bố cục của truyện?
HS: Đặc điểm đầu cuối tương ứng
GV: Một con người đang suy tư trong một chiếc thuyền dưới bầu trời u ám về cố hương- cũng chính con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố hương à không lặp lại đơn thuần trên đường rời quê có mẹ “ Tôi” và Hoàng.
- Về quê dự đoán thực trạng cố hương rời quê ước mong cố hương đổi mới.
GV: Theo em truyện cố hương biểu đạt theo phương thức nào?
HS: Trả lời
GV: Biểu đạt chính là tự sự mạch tường thuật bị gián cách bởi những đoạn hồi ức.
GV: Ngoài yếu tố tự sự hồi ức, Cố hương còn có phương thức biểu đạt nào khác?
HS: Biểu cảm là phương thức biểu đạt cũng quan trọng
GV: Ngoài ra còn có phương thức miêu tả và lập luận làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục
GV: ở đây tác giả dùng ngôi kể nào để dẫn dắt truyện?
HS: Ngôi thứ nhất.
GV: Tác giả dùng ngôi thứ nhất để dẫn dắt câu chuyện và để biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng và thể hiện tình cảm sâu sắc.
 3/ Củng cố luyện tập: (3') 
- Hệ thống bài 
 - Nêu hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn
- Tại sao nói “ Cố hương” là truyện ngắn có yếu tố hồi ký?
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, quê Triết Giang.
2. Tác phẩm: “Cố hương” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của tập “Gào thét”.
II. Đọc – chú thích
1. Đọc
2. Chú thích: sgk
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: ba phần
- Đoạn 1: Từ đầu đang làm ăn sinh sống “ Tôi” trên đường về quê.
- Đoạn 2: Tiếp sạch trơn như quét--> những ngày “tôi” ở quê.
- Đoạn 3: còn lại: “Tôi” trên đường xa quê.
2. Tìm phương thức biểu đạt chủ yếu:
- Biểu đạt chính là tự sự, mạch tường thuật bị gián cách bởi những đoạn hồi ức.
- Ngoài ra còn có phương thức miêu tả và lập luận làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục
	 4/ Hướng dẫn hs học ở nhà: (1’) - Học bài - Soạn phần còn lại.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 77 (Tiếp)
Cố hương
 (Lỗ Tấn)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1.Kiến thức: Hiểu rõ được nhân vật “Tôi” trên đường về quê những ngày ở quê và trên đường rời quê.
	 2.Thái độ: Nghệ thuật so sánh đỗi chiếu hai nhân vật- Phê phán xã hội cũ, niềm tin vào cuộc sống mới, xã hội mới.
	 3.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc - cảm nhận cảm xúc về tác phẩm.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Tài liệu về tác phẩm
	 - Chuẩn bị của HS: - Soạn bài
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: (5')
 - Nêu hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn
 - Nêu những phương thức biểu đạt của truyện và vai trò của các phương thức đó?
 2/ Bài mới: 
Hoạt động I: (tiếp) (35')
GV: Trong truyện có những nhân vật nào?
HS: Nhân vật “Tôi”, Nhuận Thổ, chị Hai Dương, bé Hoàng, bé Thuỷ Sinh, bà mẹ, những người làm.
GV: Truyện có hai hình ảnh nghệ thuật đặc biệt là hình ảnh nào?
HS: Hình ảnh cố hương, hình ảnh con đường.
GV: Có thể đồng nhất nhân vật "Tôi" với tác giả được không? Vì sao?
HS: “Tôi” cũng tên là Tấn cùng quê.
GV: “Tôi” là nhân vật văn học.
GV: Diễn biến cảm xúc suy nghĩ của tác giả trong chuyến thăm quê lần cuối thể hiện qua ba đoạn:
- Trên đường về quê
- Những ngày ở quê
- Trên đường rời quê
HS: Đọc đoạn đầu
GV: Biện pháp nghệ thuật sử dụng ở đoạn đầu là gì?
HS: Kể kết hợp với tả.
GV: Biểu cảm trực tiếp đối chiếu so sánh cảnh hiện tại và cảnh hồi ức.
GV: Ngồi trong thuyền nhìn qua khe hở của mui thuyền về làng quê sau 20 năm gặp lại nhân vật “Tôi” có cảm giác gì?
HS: Cảm giác buồn.
GV: Hình như ngạc nhiên không tin đó có phải là cái làng cũ đã in trong ký ức
GV: Về đến nhà cảm giác ra sao?
HS: Về nhà nỗi buồn hiu quạnh càng tăng.
GV: Tại sao tác giả lại có tâm trạng cảm xúc ấy?
HS: Mong ước, tưởng tượng của tác giả khác xa thực tế.
GV: Điều gì khiến cho người xa quê hẫng hụt?
HS: Thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, im lìm dưới vòm trời màu vàng úa u ám
GV: Tác giả có tâm trạng ra sao?
HS: Thương cảm và buồn se lại, thấy thất vọng.
GV: Tại sao tác giả lại thấy thất vọng?
HS: So với các làng tưởng như đẹp đẽ hơn nhiều
GV: Nhìn tận mắt những cọng tranh khô phất phơ trên mái ngói tâm trạng tác giả như thế nào?
HS: Nỗi buồn càng tăng.
Liên hệ môi trường về sự thay đổi của cảnh vật môi trường và con người.
GV: Em có cảm nhận gì về hình ảnh này?
HS: Hình ảnh ấn tượng diễn tả sự sa sút buộc phải thay đổi của ngôi nhà và rộng hơn là của làng quê nói chung.
GV: Cảnh hiện tại thì như vậy còn cảnh làng quê trong quá khứ thì sao?
HS: Đẹp hơn nhưng mờ nhạt không sao hình dung rõ nét.
GV: Em có nhận xét gì về cảm xúc của nhân vật “Tôi”.
HS: Kể lại cuộc trò chuyện với bà mẹ, với thím hai Dương, nhất là với Nhuận Thổ.
GV: Hãy tìm những chi tiết nói về cảnh gặp mẹ câu chuyện xoay quanh về vấn đề gì?
HS: Bàn chuyện giao bán nhà.
GV: Nhân vật “Tôi” nhắc đến ký ức nhiều nhất là Nhuận Thổ.
GV: Nhuận Thổ xuất hiện ra sao?
HS: Hớn hở, thê lương, cung kính
GV: Hoàn cảnh của Nhuận Thổ ra sao?
HS: Rất khổ, không đủ ăn, chỗ nào cũng hỏi tiền, khổ không nói ra được
HS: Đọc trang 209 đến 210.
GV: Trong ký ức của tác giả, hình ảnh Nhuận Thổ hiện ra như thế nào?
HS: Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chim bé tý, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.
GV: Trong quá khứ Nhuận Thổ được nuôi dạy như thế nào?
HS: Chăm sóc chu đáo
GV: Em có nhận xét gì về tình cảm của hai người
GV: Hồi ức của tác giả về chị Hai Dưong thể hiện như thế nào?
HS: Người ta gọi chị là nàng “Tây phi đậu phụ”, hàng đậu phụ bán chạy nhờ chị ta.
GV: Còn hình ảnh chị Hai Dương thực sự thì sao?
HS: Môi mỏng, dáng điệu com pa, lưỡng quyền cao, lấy đôi bít tất tay.
GV: Moi từ đống tro hơn 20 chiếc bát đĩa đổ cho Nhuận Thổ, kể công bà lấy cái “cẩu sát khí ” dụng cụ nuôi gà.
GV: Đứng trước cảnh vật và con người thay đổi quá nhiều do thực trạng của xã hội, nhân vật “Tôi” có cảm xúc và tâm trạng ra sao?
HS: Đau xót, buồn
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?
HS: Nghèo đói, lễ giáo phong kiến.
GV: Điều xót xa hơn cả nhân vật “Tôi” là gì?
HS: Sự khác biệt giữa “Tôi” và Nhuận Thổ...
 3/ Củng cố luyện tập: (3')
 Nêu tâm trạng, cảm xúc của nhân vật Tôi trong những ngày ở nhà.
I.
II.
III. Tìm hiểu văn bản: (tiếp)
3. Nhân vật “Tôi” (Tấn)
a. Trên đường về quê.
- Thấy phảng phất nỗi buồn
+ Về đến nhà nỗi buồn hiu quạnh như càng tăng.
+ Mong ước tưởng tượng về quê xa với thực tế.
+ Thương cảm và buồn se lại, thấy thất vọng.
+ Nỗi buồn càng tăng.
à Không nén được, lòng tôi se lại, buồn.
b. Tâm trạng của “Tôi” trong những ngày ở nhà:
* Nhân vật Nhuận Thổ
- Nhuận Thổ hiền từ, rất khổ, nỗi khổ không nói ra được.
+ Mất mùa, thuế nặng quan lại thôn hào đầy đoạ khiến anh đần độn, mụ mị.
- Nhuận Thổ trong ký ức: đẹp đẽ, khỏe mạnh, dũng cảm, oai hùng.
+ Tình bạn hồn nhiên, trong sáng giữa Tấn và Nhuận Thổ.
* Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật “Tôi”.
- Càng buồn hơn, đau xót hơn, cô đơn hơn vì cảnh vật và con người thay đổi sa sút.
+ Vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ.
+ Xót xa vì sự ngăn cách giữa “Tôi” và Nhuận Thổ.
	 4 Hướng dẫn hs học ở nhà: (2’) - Học bài - Soạn phần còn lại.
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 78 (Tiếp) Cố hương
 (Lỗ Tấn) 
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	1. Kiến thức: - Cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật “Tôi” trên thuyền rời cố hương, hình ảnh con đường, hình ảnh cố hương.
	 2.Thái độ: Qua đó học sinh thấy được sự biến đổi của xã hội Trung Hoa 20 năm đầu thế kỷ XX. Vấn đề xã hội bức thiết đặt ra cần thiết phải xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho xã hội tương lai.
	3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: - Bài soạn, tham khảo tài liệu sgv, sgk
 Trò: - Trả lời phần hướng dẫn tìm hiểu bài.
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: (3’) 
Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “Tôi” trên đường về thăm quê được thể hiện như thế nào? Tại sao tác giả lại buồn se lại?
 2/ Bài mới: 37’
Hoạt động I: (tiếp)
HS: Kể đoạn cuối.
Đọc: “Tôi nằm xuống”
GV: Trên đường rời quê ra đi cảm xúc tâm trạng của nhân vật “Tôi” như thế nào? Cảm xúc đó diễn ra gồm mấy cảnh, đó là những cảnh nào?
HS: Cảnh vật hiện tại, cảnh quá khứ
GV: Cảnh hiện tại được miêu tả như thế nào?
HS: Con thuyền xa dần, mờ dần ngôi nhà của làng quê trong hoàng hôn.
GV: Cảnh quá khứ hiện ra ra sao?
HS: Một cánh đồng cát màu xanh biếc, vòm trời xanh đậm, lơ lửng vầng trăng tròn vàng thắm.
GV: Đan xen giữa hai khung cảnh đó nhân vật tôi có cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ra sao?
HS: Lòng tôi không chút lưu luyến.
GV: Tại sao lòng tác giả không chút lưu luyến?
HS: Cảnh cũ, làng cũ hiện tại đau buồn, quá khứ tươi đẹp không trở lại.
GV: Tác giả hướng tới điều gì?
HS: Tương lai
GV: Nhân vật “Tôi” hy vọng như thế nào?
HS: Hy vọng vào thế hệ con cháu cụ thể là cháu Hoàng- Thuỷ Sinh sẽ khác thế hệ hiện tại, mơ ước những cuộc đổi mới, cuộc đời tươi đẹp hơn.
GV: Qua đó ta thấy sự thống nhất tình cảm của nhân vật “Tôi” đối với cố hương là gì?
HS: Tình yêu quê hương, gia đình
GV: Tuy buồn đau nhưng vẫn hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ đem đến đổi thay cho quê hương.
GV: Trong truyện có những hình ảnh con đường nào?
HS: Con đường nghĩa đen - đường thuỷ
GV: Hình ảnh con đường sông nước phần nào có ý nghĩa khái quát biểu trưng cho sự thay đổi, luân chuyển của cuộc sống.
GV: Hình ảnh con đường cuối truyện có ý nghĩa gì?
HS: Cuối truyện xuất hiện hình ảnh con đường trong suy nghĩ của nhân vật “Tôi”.
GV: Đó là con đường đến tự do hạnh phúc của con người. Con đường tự có mà do con người, nhiều người đi mãi, đi nhiều góp phần tạo dựng nên.
GV: Em có cảm nhận gì về hình ảnh cố hương không?
HS: Là hình ảnh thu nhỏ của đất nước.
GV: Sự thay đổi của cố hương phản ánh điều gì?
HS: Phản ánh điển hình sự biến đổi của xã hội Trung Hoa 20 năm đầu thế kỷ XX vấn đề xã hội bức thiết đặt ra cần thiết phải xây dựng những cuộc đời mới, những con đường mới tốt đẹp hơn cho xã hội tương lai.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
HS: Đọc
GV: Qua ghi nhớ hãy phát biểu ngắn gọn chủ đề của truyện?
HS: Phê phán xã hội phong kiến đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân xã hội phong kiến.
Hoạt động II: HDHS phần luyện tập.
GV: Hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?
HS: Trả lời
GV: Nhân vật Tôi quan sát rung cảm, suy ngẫm trong suốt chuyến đi, so sánh đối chiếu giữa hiện tại - quá khứ.
- GV cho HS liên hệ về sự thay đổi của quê hương 
 3/ Củng cố luyện tập: (3')
- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh con đường ở cuối truyện?
I.
II.
III. Tìm hiểu văn bản (tiếp):
3. Nhân vật “Tôi” (Tấn)
a. 
b. Tâm trạng của nhân vật “Tôi” trong những ngày ở nhà:
c. Cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật “Tôi” trên thuyền rời cố hương.
- Lòng tôi không chút lưu luyến.
- Hướng tới tương lai.
- Hi vọng tin tưởng vào con đường đã chọn, hy vọng vào tương lai thế hệ trẻ.
4. Hình ảnh con đường:
- Xuất hiện hình ảnh con đường trong suy nghĩ liên tưởng của nhân vật “Tôi”.
+ Con đường do con người tạo dựng mà nên.
5. Hình ảnh cố hương:
- Hình ảnh thu nhỏ của xã hội đất nước.
* Ghi nhớ: sgk/129
IV. Luyện tập:
* Nghệ thuật: Truyện ngắn đậm chất hồi ký, đậm chất trữ tình, giọng buồn man mác.
	 4/ Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) - Học bài 
	- Giờ sau trả bài viết số 3
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 79
Trả bài tập làm văn số 3 
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được ưu, nhược điểm khi viết bài.
	 2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm thành thạo kiểu bài tự sự.
	 3.Thái độ: Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm cho bài sau.
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: Chấm, chữa bài
 - Chuẩn bị của HS: Ôn lại văn bản tự sự.
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: Không.
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động I: (7')
HDHS tìm hiểu đề bài số 3
GV: Hãy nêu nội dung đề bài số 3?
HS: Trả lời.
GV: Chép đề lên bảng.
- Cho học sinh quan sát đề.
GV: Hãy chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức của đề bài?
HS: Thể loại tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả nội tâm.
GV: Hãy thảo luận về nội dung dàn ý.
HS: trao đổi, thảo luận.
Hoạt động Ii: (18')
HDHS tìm hiểu yêu cầu.
GV: Phần mở bài cần nêu được gì?
HS: Trả lời.
GV: Nêu nội dung, yêu cầu cần đạt được của thân bài?
HS: Nêu diễn biến của chuyện.
GV: Khi kể cần kết hợp các yếu tố nào?
HS: Kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm.
GV: Khi kể cần theo trình tự nào?
HS: Sự việc diễn ra theo thứ tự thời gian.
GV: Kết bài cần nêu gì?
HS: Trả lời.
Hoạt động Iii: (15') 
GV nhận xét, đánh giá bài viết của HS.
Nhận xét về ưu điểm.
- Đọc hai bài cao điểm nhất.
Nhận xét về nhược điểm.
Đọc những chỗ hạn chế trong bài của học sinh.
GV: Trả bài. (7')
HS: Xem lại bài viết của mình.
GV: Cho HS trao đổi bài để HS học tập lẫn nhau hoặc rút kinh nghiệm.
 3/ Củng cố luyện tập: (2')
Nhận xét khái quát chung: Muốn làm bài kể chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm cần chú ý những gì?
I. Đề bài:
 Hãy tưởng tượng mình gặp người lái xe trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
II. Yêu cầu của đề:
1. Mở bài (1,5 điểm)
Giới thiệu thời gian, địa điểm, tình huống của cuộc gặp gỡ. Nêu ấn tượng ban đầu của bản thân khi được gặp lại người lính lái xe... năm xưa.
2. Thân bài (7 điểm)
Kể theo trình tự - có kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Những nét ngoại hình: Giọng nói, nụ cười, khuôn mặt, trang phục...
- Nội dung, diễn biến cuộc trò chuyện...
- Những suy nghĩ, tình cảm của bản thân với người lính lái xe năm xưa - người cựu chiến binh hôm nay; về chiến tranh, về trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với quá khứ vẻ vang.
1. Kết bài (1,5 điểm)
 ấn tượng về người lính và về cuộc trò chuyện, lúc chia tay.
III. Nhận xét đánh giá bài viết:
* Ưu điểm:
- Đa số các em đã nắm được yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, đủ tình tiết.
- Nhiều em biết kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Một số bài trình bày cẩn thận, sạch sẽ.
* Nhược điểm:
- Một số bài chưa biết kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Một số bài trình bày cẩu thả, nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Nhiều em chưa có cảm xúc chân thành nên bài viết còn khô.
* Trả bài:
Kết quả: Điểm 8-9:
 6-7:
 4-5:
 2-3:
	 4/ Hướng dẫn HS học ở nhà: (2’) Ôn lại cách làm bài tự sự.
	 Chuẩn bị giờ sau ôn tập làm văn
	Ngày giảng:.............. Lớp 9A: Sĩ số: .................
Tiết 80
Ôn tập phần tập làm văn 
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững nội dung chính của phần Tập làm văn đã học trong Ngữ văn 9, thấy tính chất tích hợp của chúng với văn bản.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm thành thạo kiểu bài tự sự.
	3. Thái độ: Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung phần Tập làm văn học ở lớp 9 bằng cách so sánh với các nội dung các kiểu văn bản đã học ở lớp dưới..
II/ Chuẩn bị của gv và hs:
 - Chuẩn bị của GV: Hệ thống kiến thức.
 - Chuẩn bị của HS: Ôn tập.
III/ tiến trình bài dạy	
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính
 1/ Kiểm tra: (4')
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự nghĩa là thế nào? Có mấy cách miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự?
 2/ Bài mới: 
Vào bài (1’)
Hoạt động I : (30')
HDHS ôn tập.
GV: Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9 kì I bao gồm những nội dung nào?
HS: Văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
GV: Văn bản tự sự có mấy trọng tâm, kể tên?
- Cho học sinh quan sát đề.
GV: Hai nội dung vừa nêu có gì đặc biệt?
HS: Trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về nội dung trong Tập làm văn 9?
HS: Vừa lặp lại, vừa nâng cao cả kiến thức lẫn kĩ năng.
GV: Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh?
HS: Thuyết minh giúp người đọc , người nghe hiểu về đối tượng.
Hoạt động IIi: (7')
HDHS phần luyện tập.
GV: Hãy viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, một đoạn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận?
HS: Chuẩn bị viết bài.
GV: Gọi HS lên trình bày.
HS: Nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận: Đưa hai đoạn văn mẫu.
 3/ Củng cố: (3')
Hệ thống bài và hướng dẫn HS làm bài 5,6.
I. Ôn tập:
 1/ Các nội dung trọng tâm
a. Văn bản thuyết minh với trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa yếu tố thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
b. Văn bản tự sự với hai trọng tâm: 
- Một là kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự và lập luận.
- Hai là: Các nội dung như đối thoại, độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện, vai trò của người kể chuyện.
2/ Vai trò, vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
- Cần giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan.
- Cần miêu tả.
--> Bài viết sinh động, gây hứng thú cho người đọc. 
II. Luyện tập:
 4/ Hướng dẫn HS học ở nhà : (1’) Ôn lại cách làm bài tự sự.
 Xác nhận của tổ chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tuan_16_tiet_7677787980.doc