Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 8 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 8 năm 2010

Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU

( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

A.Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs

1. Kiến thức:

 - Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp

 - Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật phản diện Mã Giám Sinh thông qua diện mạo, cử chỉ

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại

 - Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm chất hiện thực trong đoạn trích

 - Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích

3. Thái độ:

 - Có thái độ cảm thông, xót thương trước thực trạng con người bị chà đạp, căm phẫn sâu sắc những thế lực chà đạp lên con người

B.Chuẩn bị :

 *Thầy: Nghiên cứu Sgk+Sgv,tài liệu , soạn bài .

 *Trò: Đọc đoạn trích ,chú thích ,trả lời câu hỏi Sgk

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 8 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08	Ngày soạn: 30/09/2010
Tiết 36, 37 	Ngày dạy: 05/10/2010
Văn bản: MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
( Trích “ Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs
1. Kiến thức:
	- Thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, chà đạp
	- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật phản diện Mã Giám Sinh thông qua diện mạo, cử chỉ
2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại
	- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện( diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm chất hiện thực trong đoạn trích
	- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích
3. Thái độ:
	- Có thái độ cảm thông, xót thương trước thực trạng con người bị chà đạp, căm phẫn sâu sắc những thế lực chà đạp lên con người
B.Chuẩn bị : 
	*Thầy: Nghiên cứu Sgk+Sgv,tài liệu , soạn bài .
	*Trò: Đọc đoạn trích ,chú thích ,trả lời câu hỏi Sgk
C.Tiến trình hoạt động :
	1.ổn định tổ chức 
	2.Kiểm tra : Kiểm tra 15’
	?H. Nêu giá trị nhân đạo thể hiện trong đoạn trích „ Kiều ở lầu Ngưng Bích”
	3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
	- Gv giới thiệu bài
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình
GV hướng dẫn đọc: Phân biệt giọng đọc từng nhân vật:
-Người kể : Từ tốn, khách quan nhưng có dụng ý châm biếm
- MGS: Lúc đầu: Cộc lốc, vênh váo
 Về sau: Điệu đàng, vô học 
Gv đọc mẫu, gọi HS đọc
Gv nhận xét cách đọc của HS
*Hoạt động 3:HDHS phân tích
?MGS đc giới thiệu ntn?
?Diện mạo của MGS đc miêu tả ra sao?
?Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của MGS?
HS thảo luận trả lời
? Qua đây em nhận xét MGS là người NTN?
?Tìm những chi tiết chứng tỏ bản chất con buôn bất nhân vì tiền của MGS?
HS thảo luận cả lớp 2’ trình bày
? nhận xét NT miêu tả của tg?
? qua đây em thấy thái độ gì của tg?
Hết tiết 1
Hs thảo luận nhóm câu hỏi 2 ( sgk/99)
Hs trình bày, bổ sung
Gv nhận xét, chốt
? Câu kết thể hiện điều gì?
? Em thấy thái độ gì của tg?
? Tấm lòng nhân đạo của ND với TK ntn?
*Hoạt động 4:HDHS tổng kết
Hs đọc ghi nhớ
I.Tìm hiểu chung
1.Đọc
2.Chú thích
II.Phân tích
1.Chân tướng Mã Giám Sinh
- Xh trong vai một học trò, đi mua Kiều về làm lẽ
-Lai lịch: mù mờ, không rõ ràng
- Diện mạo : chải chuốt, lố lăng
- Cách nói năng: cộc lốc, vô lễ, trả lời nhát gừng--> vô học, cậy tiền
- Cử chỉ, thái độ: bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn hào ( ghế trên ngồi tót..)
--> Là kẻ tiểu nhân vô học
-Bản chất con buôn bất nhân vì tiền: 
+ Giả dối từ lai lịch xuất thân, tướng mạo đến danh tính
+ Bất nhân vì tiền: trong hành động đối xử với Kiều, trong tâm lí lạnh lùng vô cảm, hành động mặc cả keo kiệt, đê tiện
-- Nghệ thuật: ngôn ngữ miêu tả trực diện, bút pháp hiện thực khắc họa cụ thể, sinh động diện mạo, tính cách MGS
=> thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc 
2.Tâm trạng Thúy Kiều
- Kiều tội nghiệp vì trở thành món hàng đem bán và càng tội nghiệp hơn khi nàng ý thức đc nhân phẩm bị chà đạp
- Tâm trạng đau buồn, nhục nhã, ê chề
- Đau khổ, uất hận 
3.Tấm lòng nhân đạo của ND 
- Câu kết là lời tố cáo thế lực đồng tiền chà đạp lên nhân phẩm con người
--> thái độ khinh bỉ, căm phẫn sâu sắc
- Niềm cảm thương sâu sắc, đau đớn, xót xa trước tình cảnh con người bị chà đạp
III. Tổng kết
Ghi nhớ ( sgk/ 99)
4.Củng cố:-Qua hai tiết học em cảm nhận được những gì 
5.Dặn dò: -Về nhà học thuộc lòng đoạn trích và nêu cảm nhận của em 
 - Soạn bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
D.Rút kinh nghiệm :	
****************************
Tuần: 8 -Tiết:38+39
Soạn ngày: 02/10/09
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
 (Trích “Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp Hs
	- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả , tác phẩm
	- Qua đoạn trích ,hiểu được khát vọng cứu người ,giúp đời của tác giả và tác phẩm của 2 nhân vật chính Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
	- Rèn luyện kĩ năng :Tìm hiểu đặc trưng ,phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện
	- Giáo dục Hs lòng nhân nghĩa, giúp người hoạn nạn 
II.Chuẩn bị : 
	*Thầy: Nghiên cứu Sgk+Sgv,tài liệu , soạn bài .
	*Trò: Đọc đoạn trích ,chú thích ,trả lời câu hỏi Sgk
III.Tiến trình hoạt động :
	1.ổn định 
	2.Kiểm tra : ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”. Tấm lòng nhân đạo của ND được thể hiện như thế nào?
 ? Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh. Qua đó ND đã thể hiện thái độ gì?
	3.Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
	- Gv giới thiệu bài
*Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu tác giả ,tác phẩm
	- Hs đọc phần chú thích sgk 
	? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Chiểu? Truyện Lục Vân Tiên đựơc viết vào thời gian nào? Thuộc thể loại nào,gồm bao nhiêu câu thơ ?
- Gv nhấn mạnh một số điều về tác giả để Hs hiểu rõ về con ngời Nguyễn Đình Chiểu
	? Truyện đc kết cấu theo kiểu thông thng của các loại truyện truyền thống xua ntn? Đối với loại văn chng này nhằm mục đích gì?
? Đoạn trích xuất hiện những nhân vật nào ? Nhân vật nào là nhân vật chính ? 
	? Theo em , nhân vật trong đoạn này đợc miêu tả chủ yếu qua ngoại hình , nội tâm hay hành động , cử chỉ
	? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với truyện nào em đã học ?
*Hoạt động 3: Hs đọc và tìm hiểu chung
- Gv HDHS đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc
Gv nhận xét cách đọc của 
Hết tiết 1
*Hoạt động 4: HDHS phân tích
 ? Đọc đoạn trích,em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người nh thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?
	? Em hiểu “Vị nghĩa vong thân”là gì? 
? Thái độ c xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp ra sao?
	? Qua hình ảnh Lục Vân Tiên với những nét tính cách của chính tác giả muốn gửi gắm điều gì ở nhân vật này?
? Với tính cách là người chịu ơn Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ rõ những nét đẹp tâm hồn nh thế nào ? 
	? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ ,cử chỉ của nàng ? 
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích ?
* GV liên hệ giáo dục HS : Qua đoạn trích này em học tập đc những gì ?
*Hoạt động 5: Tổng kết
I.Tác giả ,tác phẩm .
 1.Tác giả :Sgk 
 	- Cuộc đời nhiều đau khổ ,cha bị cắt chức ,mẹ mất ,khóc mù mắt ,phía vợ bội ớc 
- Có nghị lực sống và cống hiến cho đời :là một thầy giáo ,thầy thuốc,một nhà thơ
- Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống giặt ngoại xâm 
2.Tác phẩm :
II.Đọc và tìm hiểu chung
1.Đọc 
2.chú thích
III.Phân tích
	1.Nhân vật Lục Vân Tiên 
	- Bẻ cây ... xông vô 
	“Tả đột hữu xông 
	Khác nào Triệu tử phá vòng Đơng Dang”
->Anh hùng ,tài năng ,tấm lòng vì nghĩa vong thân thật đẹp 
->Chính trực , hào hiệp , trọng nghĩa , khinh tài , nhân hậu 
->Cách c xử mang tinh thần nghĩa hiệp của bậc anh hùng hảo hán 
=>Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp ,hình ảnh lý tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gởi gắm niềm tin và ước vọng của mình
2.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
	- Trc xe quân tử ... tiện thiếp ... thưa 
->Thuỳ mị ,nết na ,có học thức ,nói năng văn vẻ dịu dàng ,mực thuớc 
	-Nàng là người chịu ơn ->áy náy,băn khoăn ,tìm cách trả ơn 
=>Hiền hậu ,nết na ,ân tình
3.Nghệ thuật 
	- Tính cách nhân vật thể hiện qua hành động ,lời nói ,cử chỉ 
	- Truyện kể mang nhiều chất dân gian
	- Ngôn ngữ mộc mạc gần với lời nói thông thường ,mang mầu sắc địa phương Nam Bộ ,thiếu trau chuốt phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện rất tự nhiên dễ đi vào quần chúng 
	- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết
IV.Tổng kết : 
	Ghi nhớ Sgk 
4.Củng cố:-Qua hai tiết học em cảm nhận được những gì ?
	 -Trong thực tế ,nếu ta gặp ngời bị nạn ta cần phải làm gì ? Khi đợc ngời khác giúp đỡ ,ta phải làm gì?
5.Dặn dò: -Về nhà học thuộc lòng đoạn trích và nêu cảm nhận của em về nhân vật : Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.	
 - Soạn bài ‘Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
D.Rút kinh nghiệm :	
****************************
Tuần 8 – Tiết 40
Soạn ngày : 02/10/09
	 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
	- Hiểu đc vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện .
	- Rèn kĩ năng kể kết hợp với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
	- Giáo dục HS có lòng yêu thng con ngời .
II.Chuẩn bị 
	*Thầy : Nghiên cứu SGK + SGV soạn bài , bảng phụ
	*Trò : Đọc các bài tập và trả lời câu hỏi
III.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
	 2.Kiểm tra bài cũ :
	Câu hỏi : Kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả sẽ có tác dụng như thế nào ?
 	3.Bài mới 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
*Hoạt động 2:HDHS tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
 - HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngng Bích” rồi cho HS thảo luận nhóm
 - Đại diện nhóm 1 tìm những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ miêu tả 
nội tâm của Kiều? Những câu thơ miêu tả cảnh có quan hệ nh thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ? 
 - Miêu tả nội tâm có tác dụng nh thế nào với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự ?
-HS đọc ví dụ 2 
 ?Hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc của tác giả ? Qua cách miêu tả đó , em hiểu được tâm trạng của lão Hạc như thế nào ?
 ?Thế nào là miêu tả nội tâm ?
 ?Có mấy cách miêu tả nội tâm ?
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
1.Ví dụ 1: Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Ví dụ 2 : “Mặt lão Hạc.. . con nít”
 (Lão Hạc - Nam Cao )
2.Nhận xét :
a.Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh
-“Trước lầu...dặm kia”
-“Buồn trông .. .ghế ngồi”
=>Những cảnh vật và con người với chân dung , hình dáng, hành động, ngôn ngữ , màu sắc .. .có thể quan sát được trực tiếp
b.Những câu thơ miêu tả nội tâm
-“Bên trời góc bể.. . người ôm”
=>Thân phận cô đơn, bơ vơ nơI đất khách nghĩ lo cho cha mẹ không ai chăm sóc .
c.Tâm trạng của Lão Hạc : đau khổ, ân hận .
 - HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 3: HDHS luyện tập
 - Cho HS đọc các bàI tập 1 và xác định yêu câu của các bàI tập 
 HS trả lời
 Lớp nhận xét , bổ sung.
 - GV nhận xét và chốt lại 
HS ghi vào vở
* GV liên hệ thực tế để giáo dục HS 
* Ghi nhớ : sgk
II.Luyện tập
Bài 1
-Thuật lại đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”
-Những câu miêu tả nội tâm của Thúy Kiều : Nỗi mình thêm .. . mặt dày”
Bài 2 : HS đóng vai nàng Kiều trong phiên tòa kể lại vụ án nhăm táI hiện tâm trạng của Kiều lúc gặp mặt Hoạn Th .
Bài 3
 Kể lại tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
4.Củng cố :-Trong văn bản tự sự nếu biết kết hợp yếu tố miêu tsr nội tâm khéo léo sẽ có tác dụng nh thế nào ?
5.Dặn dò :
	-Học bài 	
 -Soạn bài “Lục Vân Tiên gặp nạn” (Chú ý phân tích để thấy rõ được sự đối lập giữa thiện và ác,giữa các nhân vật trong đoạn trích )
IV.Rút kinh nghiệm:	
**************************
Ngày . tháng . năm2010
Duyệt GA tuần 8
Người duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc