Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 34 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 34 năm 2009

BẮC SƠN

(Trích hồi bốn)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Qua tiết 1 giúp HS nắm chắc được những đặc điểm cơ bản về loại hình kịch, xung đột về loại hình kịch.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học bộ môn đặc biệt là loại hình kịch.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV

- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình bài dạy

Hoạt động1.ổn định:

Hoạt động2. Kiểm tra bài cũ: (5')

- GV kiểm tra bài soạn của HS

Hoạt động3. Bài mới:

 

doc 20 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 34 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Ngày soạn: / / 2009
 Ngày dạy...../...../ 2009
Tiết 161+162
Bắc Sơn
(Trích hồi bốn)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Qua tiết 1 giúp HS nắm chắc được những đặc điểm cơ bản về loại hình kịch, xung đột về loại hình kịch.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học bộ môn đặc biệt là loại hình kịch.
II. Chuẩn bị 
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động1.ổn định:
Hoạt động2. Kiểm tra bài cũ: (5') 
- GV kiểm tra bài soạn của HS
Hoạt động3.. Bài mới: 
 Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.
?Nêu đôi nét về tác giả?
?GV : đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc phân vai
GV: Hướng dẫn đọc
- Khi đọc cần chú ý lời dẫn chuyện và lời của nhân vật .
GV: Đọc phần tóm tắt (lớp I)
HS: Đọc phân vai (lớp II và lớp III)
GV: Nhận xét cách đọc
GV: Tóm tắt diễn biến sự việc và hành động các lớp kịch ở hồi bốn?
- Lớp I: Đối thoại gữa vợ chồng Thơm - Ngọc. Mâu thuẫn giữa hai người. Thơm dần nhận ra sự thật về Ngọc. Cô đau sót và ân hận.
- Lớp II: Thơm - Thái - Cửu: Gới thiệu tình huống kịch, tạo điều kiện cho mâu thuẫn, xung đột phát triển, tính cách nhân vật bộc lộ, tâm lí hành động chuyển biến. Thái - Cửu hai cán bộ chiến sĩ cách mạng chạy trốn sự lùng bắt gắt gao của bọn quan, lính Pháp và bọn phản động tay sai (Ngọc), tình cờ trong lúc bối rối, vội vã ; chạy vào nhà Thơm - Ngọc. Sau phút lo lắng hoảng hốt, Thơm quyết định tạm để hai anh vào trốn trong buồng ngủ của mình.
- Lớp III: Thơm - Ngọc: Ngọc đột ngột về nhà. Thơm cố tìm cách giấu chồng, qua câu chuyện càng bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn, day dứt trong lòng Thơm: Một mặt dù là nhận ra bản chất phản động của Ngọc, đã quyết định che giấu và bảo vệ hai cán bộ cách mạng nhưng mặt khác, Thơm vẫn chưa đủ cương quyết để hành động, chỉ mong sao Ngọc nghi ngờ, không vào buồng ngay lúc ấy. Cuối lớp, Ngọc lại sấp ngửa chạy theo bọn lính Pháp, Tiếp tục truy lùng các chiến sĩ Bắc Sơn.
GV: Em hiểu thế nào là xung đột và hàng động kịch?
?Nêu đôi nét về tác phẩm?
Tìm hiểu về loại hình kịch và các thể loại (
HS: Đọc phần chú thích (SGK T. 165)
GV: Giới thiệu ngắn gọn về loại hình kịch.
HS: Nhắc lại tác phẩm kịch, chèo đã học và lấy dẫn chứng minh hoạ cho các nội dung trên?
I.Đọc và tìm hiểu chung
 1. Tác giả: 
- (1912 - 1960) nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng
- Hay viết truyện lịch sử cho thiếu nhi
2.Tìm hiểu chung về văn bản
a. Đọc- chú thích
* Tóm tắt các lớp kịch hồi bốn
b.Tác phẩm: 	
- Vở kịch đầu tiên sau cách mạng tháng Tám
- Lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (1940 - 1941)Oai hùng và bi tráng
* Tìm hiểu về loại hình kịch và các thể loại
- Kịch thuộc loại nghệ thuật sân khấu 
- Phương thức thể hiện bằng ngôn ngữ trực tiếp và hành động của nhân vật 
- Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch
- Các thể loại trong kịch: ca kịch, kịch thơ, hài kịch, bi kịch ...
- Cấu trúc vở kịch: hồi lớp, thời gian và không gian trong kịch.
HS: Thảo luận nhóm: tìm hiểu xung đột Và mâu thuẫn kịch ở Bắc Sơn.
- Đại diện trình bày - Nhận xét 
GV: Kết luận 
GV: Theo em tình huống gay cấn, bất gờ ấy có tác dụng gì?
HS: Thúc đẩy hành động kịch
GV nêu những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước để HS hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật ở hồi bốn
 (SGK T. 173)
GV: Nhân vật Thơm được giới thiệu trong hoàn cảnh nào?
GV: Nói thêm một số biểu hiện chứng tỏ Ngọc đã dần lộ rõ bộ mặt việt gian 
 (SGK T. 173)
GV: Khi dần hiểu ra sự thực về chồng Thơm có tâm trạng như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm 
- Đại diện trình bày-> Nhận xét 
GV: Kết luận bằng bảng phụ 
HS: Đọc lại một số lời đối thoại giữa Thơm và Ngọc trong lớp II.
?Trong lớp II Thơm đã đặt trong tình huống NTN?
? Tình huống đó đã làm cho cô bộc lộ tâm trạng gì?
GV: Tình huống nào sảy ra khiến Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát? 
GV: Thơm đã lựa chọn cách giải quyết như thế nào?
HS: Không sợ hiểm nguy để che dấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình.
GV: Theo em, điều gì khiến Thơm có được hành động dứt khoát như vậy?
HS: - Bản chất trung thực và lương thiện
 - Sự quí mến sẵn có đối với Thái
 - Sự hối hận, day dứt
-> Manh động mau lẹ, khôn ngoan.
?Quyết định này cho biết sự chuyển biến gì trong lòng Thơm?
? Trong lớp III phân tích thái độ của Thơm đối với Ngọc qua nhiều lời đối đáp với chồng
? Tại sao cô không tỏ thái độ rứt khoát với Ngọc?
Vì cô chưa bỏ được thói quen sinh hoạt nếp sống nếp nghĩ hàng ngày. Cô không dễ gì bỏ được cuộc sống nhàn hạ và những đồng tiền của Ngọc đưa cho. Cô chưa hoàn toàn ghét bỏ và căm thù.
? Qua chuyển biến của nhân vật Thơm tác giả khẳng định điều gì?
GV: Em có nhận xét gì về cách xây dựng nhân vật phản diện của tác giả? 
HS: Cách xây dựng nhân vật phản diện như Ngọc, tác giả không chỉ tập trung vào nhân vật những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc hoạ tính cách của một loại người, nhất quán không đơn giản. 
? Ngọc được giới thiệu là nhân vật như thế nào?
GV: Em nhận xét gì về nhân vật Thái ?
GV: Nhân vật Cửu là người như thế nào?
GV: Nhận xét về nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng?
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK -T.167)
GV: Chốt lại ý chính
HĐ5: Luyện tập (5')
HS: Đọc phân vai kịch lớp thứ II của hối bốn
GV: Nhận xét, uốn nắn.
II. Phân tích
1.Mâu thuẫn và xung đột kịch
-Mâu thuẫn giữa ta và địch( giữa các chiến sĩ cách mạng với bọn giặc Pháp và tay sai phản động.)
- Mâu thuẫn trên lồng trong mâu thuẫn gia đình giữa Thơm và Ngọc( Thơm người vợ hiền trung thực, Ngọc người chồng hèn nhát, phản bội làm tay sai cho Pháp)
- Xung đột kịch:
+ Cuộc khởi nghĩa thất bại giặc lùng bắt gắt gao các chiến sĩ cách mạng. Tình huống Thái và Cửu, sau khi bị Ngọc và đồng bọn truy lại chạy nhầm vào đúng nhà y.(trong khi đó Ngọc đang là tên chỉ điểm)
1. Nhân vật Thơm
* Hoàn cảnh
Là người dân tộc Tày con gái cụ Phương, chị ruột của Sáng, vợ của Ngọc một nho lại trong bộ máy chính quyền địa phương. Được chồng chiều chuộng nên cuộc khỡi nghĩa nổ raThơm vẫn thờ ơ
- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em của Thơm đã hi sinh, người mẹ phát điên bỏ đi. Cô rất thương xót và ân hận,cô bị dày vo day dứt khi biết chồng mình làm tay sai cho giặc. Người thân duy nhất là Ngọc nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt việt gian
-Tình huống: Thái Cửu đang bị Pháp lùng bắt gắt gao chạy thẳng vào nhà cô khi Ngọc đang lùng đuổi bắt đằng sau
=> Tâm trạng bối rối ngạc nhiên tưởng cách mạng cử người đến bắt Ngọc
-Cô hốt hoảng lo lắng cứu hay bỏ mặc
-Thơm đã quyết định rứt khoát
- Tôi không báo hai anh đâu chết thì chết chứ không báo
-HĐ: keo hai người đây rvào nhà riêng
=> Hành động mau lẹ rứt khoát với lời căn dặn kịp thời
=> Thơm đã thoát khỏi trạng thái tù trừ do dựdeer đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng có cảm tình với cách mạng( nhơ đến cái chết của cha và em nhận ra bộ mặt thật của chồng).
-Thái độ của Thơm đối với Ngọc
Rất tự nhiên khôn khéo càng trò chuyện cô càng nhận ra bộ mặt phản bội của chồng. Bộ mặt tham tiền tham chức.cô thấy việc làm của mình là đúng cần phải đóng kịch để che mắt chồng.
=> K/đ sức mạnh của cách mạng. CM không thể tiêu diệt nhu cầu của con người nhưng có khả năng thức tỉnh quần chúng .
2. Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu
* Nhân vật Ngọc
- Ham muốm địa vị, quyền lực, tiền tài
-> Làm tay sai cho giặc 
* Nhân vật Thái:
- Bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của quần chúng với cách mạng.
* Nhân vật Cửu
- Nóng nảy, thiếu chín chắn song trung thực dũng cảm.
III, Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tạo xung đột gay gắt
- Xây dựng tạo tình huống éo le, bất ngờ, bộc lỗ rõ xung đột và thúc đẩy hoạt động kịch phát triển
- Người đối thoại phù hợp bộc lộ rõ nội tâm , tính cách nhân vật 
2. Nội dung
* Ghi nhớ: SGK (T. 167)
V. Luyện tập
Hoạt động4. Củng cố (3')
	- GV hệ thống toàn bài 
 	- HS đọc lại ghi nhớ 
Hoạt động5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Đọc các bài kịch, tìm đọc toàn bộ vở kịch
	- Học thuộc lòng phần ghi nhớ
	- Chuẩn bị: Tổng kết phần tập làm văn.
***************************************************
 Ngày soạn: / / 2009
 Ngày dạy ...../ ....../ 2009
Tiết 163 +164
Tổng kết phần tập làm văn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Ôn lại để nắm vững các văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt các loại văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng với thực tế làm bài. 
- Phân biệt kiểu văn bản với thể loại văn bản. 
- Biết đọc các kiểu văn bản - theo đặc trưng kiểu văn bản, nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng.
- Tinh thần tích hợp trong tập làm văn và ba kiểu văn bản ở lớp 9 đó là văn bản thuyết minh, tự sự và nghị luận
- Nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông thường.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp những kiến thức đã học.
3. Thái độ : Có ý thức tổng hợp các kiến thức đã học. 
II. Chuẩn bị 
- GV: SGK, SGV
- HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình bài dạy
Hoạt động1.ổn định:
Hoạt động2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
Hoạt động3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (1')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Tìm hiểu sự khác nhau giữa các kiểu văn bản (39')
GV: Hướng dẫn HS ôn tập theo câu hỏi SGK
HS: Đọc bảng tổng kết SGK 
 (T. 170)
GV: Cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản đã học? 
HS: Trả lời 
GV: Bổ sung, kết luận
Khác nhau về phương thức biểu đạt, về hình thức htể hiện.
GV: Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Tìm hiểu các phương thức biểu đạt
GV: Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong cùng một văn bản cụ thể hay không? Cho ví dụ minh hoạ
HS: Ví dụ: văn bản "thuế máu".
Tìm hiểu các thể loại văn học
GV: Kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau, kể tên các thể loại văn học đã học?
GV: Mỗi thể loại ấy đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
GV: Các tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Ví dụ?
HS: Ví dụ: các tác phẩm truyện và kí của Nguyễn ái Quốc viết những năm 20 của thế kỉ XX.
Tìm hiểu văn bản tự sự 
GV: Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn bản tự sự khác nhau như thế nào?
GV: Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hịên ở những điểm nào?
Tìm hiểu kiểu văn bản biểu cảm 
GV: Phân biệt kiểu văn bản biểu cảm với thể loại v học trữ tình?
Tìm hiểu tác phẩm nghị luận 
GV: Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào? Vì sao?
I. Các kiểu văn bản dã học trong chương trình ngữ văn THCS
1. Sự khác nhau giữa các kiểu văn bản :
- Văn bản tự sự: Trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, quy lụât cuộc sống, bày tỏ thái độ.
- Văn bản miêu tả: Tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng làm cho chúng biểu hiện nhằm giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
- Văn bản biểu cảm: Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối ...  -> Kết luận
GV: Gọi HS đọc câu hỏi 3 (SGK T. 194)
(ảnh hưởng trên phương diện như: thể loại, các mô típ chủ đề, nhân vật, hình ảnh, chi tiết, nghệ thuật, thành ngữ, tục ngữ...)
GV: Nêu và phân tích một số dẫn chứng cho thấy tinh thần yêu nước là một nội dung nổi bật trong văn học Việt Nam qua các thời kì?
HS: Trình bày -> Nhận xét
GV: Kết luận
HS: Nhắc lại nôi dung chính của bài
HS: Đọc ghi nhớ SGK (T.194)
A. Bảng thống kê các văn bản SGK từ lớp 6 đến 9
B. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam
- Ra đời, tồn tại, phát triển cùng sự phát triển của lịch sử dân tộc VN
- Phản ánh tâm tư tình cảm , cuộc sống của dân tộc VN
- Góp phần làm nên đời sống văn hoá tinh thần của người đân VN
- Có lịch sử lâu dài, phong phú và đa dạng
I. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian:
- Hình thành từ xa xưa và tiếp tục được bổ sung, phát triển các thời kì lịch sử . 
- Là sản phẩm của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân.
- Được lưu truyền chủ yếu bằng cách truyền miệng, thường có hiện tượng dị bản.
- Vai trò: Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của nhân dân , là kho tàng phong phú cho văn học viết khai thác, phát triển.
- Bao gồm văn học của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
- Thể loại: Có hầu hết các thể loại chủ yếu trong văn học dân gian thế giới, đồng thời có một số thể loại riêng: vè, truyện thơ, chèo, tuồng...
2. Văn học viết
- Xuất phát từ thế kỉ X gồm: văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ quốc ngữ
- Văn học chữ Hán (thế kỉ X- XIX)
- Văn học chữ Nôm (thế kỉ XIII- XIX)
+ Văn học quốc ngữ (thế kỉ XVI - XX)
II. Tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam
1. Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ thứ XIX 
- Lịch sử: nước ta cơ bản vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập.
- Văn học: (văn học trung đại) có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ, về thống thể loại, ngôn ngữ, có nhiều tác giả lớn tác phẩm xuất sắc cả chữ Hán và chữ Nôm.
2. Đầu thế kỉ XX đến 1945
- Lịch sử: Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa.
- Văn học: Có những biến đổi ngày càng mạnh mẽ và toàn diện theo hướng hiện đại hoá, nhanh chóng kết tinh được những thành tựu xuất sắc ở giai đoạn 1930 - 1945, cả thơ và văn xuôi.
3. Từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay
a. Giai đoạn 1945 - 1975
* Lịch sử: kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ xâm lược
* Văn học: phục vụ tích cực cho hai cuộc kháng chiến và nhiệm vụ cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, con người anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
b. Sau 1975 đến nay
- Văn học bước vào thời kì đổi mới, mở rộng phạm vi tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần tự chủ
III. Mấy nét nổi bật của văn học Việt Nam
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng
- Tinh thần nhân đạo
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan
- Về qui mô và phạm vi kết tinh nghệ thuật
IV. Luyện tập: 
Bài tập 1 (T.194)
Văn học dân gian
Văn học viết
- Là sản phẩm của quần chúng nhân dân
- Chỉ chọn lọc kết quả những cái chung tiêu biểu cho cộng đồng
- Được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng
- Mang dấu ấn cá nhân tác giả
- Ngoài cái chung còn chú ý tới số phận, tính cách về mọi vấn đề của cá nhân con người 
- Viết bằng chữ và các hình thức ghi chép lưu giữ lại 
Bài tập 2 (T.194)
ảnh hưởng của nền văn học dân gian đến văn học viết: Vận dụng nhiều câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân ca...
*Ghi nhớ: SGK (T. 194)
Chuyển sang tiết 168
HĐ1. Tổng kết một số thể loại văn học dân gian (10')
HS: đọc phần B
GV: Giới thiệu khái quát về thể loại và cách phân chia thể loại.
GV: Em hãy cho biết các thể loại văn học dân gian đã học?
HS: Thảo luận: nêu khái niệm về từng thể loại, ví dụ
+ Nhóm 1: - truyện truyền thuyết
 - truyện cổ tích
+ Nhóm 2: - truyện ngụ ngôn
+ Nhóm 3: - truyện cười
+ Nhóm 4: - ca dao dân ca
 - tục ngữ, chèo
- Đại diện các nhóm trình bày
GV: Nhận xét, bổ sung -> Ghi bảng
HĐ2. Tìm hiểu một số thể loại văn học trung đại (10')
GV: Kể tên các thể thơ có nguồn gốc Trung Quốc?
? Lấy ví dụ về một số bài thơ cổ phong 
GV: Kể tên các thể thơ có nguồn gốc từ dân gian?
GV: Các thể truyện, kí được phân chia như thế nào?
GV: Kể tên một số tác phẩm truyện, kí bằng văn xuôi
HS: Truyền kì mạn lục, Hoàng Lê nhất thống chí...
GV: Kể tên một số thể nghị luận trung đại đã học?
? Trình bày khái niệm từng thể loại 
HĐ3. Tìm hiểu một số thể loại văn học hịên đại (10')
GV: Kể tên một số thể loại văn học hiện đại?
HĐ4. Hướng dẫn luyện tập (10')
GV: Em đã học những truyện thơ Nôm nào? Tóm tắt thật ngắn gọn cốt truyện và nhận xét có gì giống nhau trong các cốt truyện đó?
B. Sơ lược về một số thể loại văn học
I. Văn học dân gian
1. Truyện truyền thuyết : Kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử, sáng tạo bằng những yếu tố kì ảo. Thể hiện cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử.
2. Truyện cổ tích: Kể về một số kiểu nhân vật tưởng tượng thể hiện quan niệm, ước mơ về chiến thắng của cái thiện với cái ác.
3. Truyện ngụ ngôn: Mượn truyện về đồ vật, loài vật hoặc chính truyện con người để khuyên nhủ con người sống tốt đẹp.
4. Truyện cười: kể về những con người và sự việc đáng cười trong cuộc sống để mua vui hoặc phê phán.
5. Ca dao - dân ca: Là thể loại trữ tình dân gian kết hợp với thơ và giai điệu nhạc diễn tả tâm trạng, tư tưởng, tình cảm của con người.
6. Tục ngữ: Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về nhiều mặt.
7. Chèo: Là loại kịch hát múa dân gian, kể truyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. 
II. Một số thể loại văn học trung đại
1. Các thể thơ
a. Thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc
- Thể cổ phong: Chỉ có vần, không theo niêm luật, không hạn định số câu.
- Thể Đường luật: quy định khá chặt chẽ về vần thanh, niêm, luật, đối . 
b. Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
- Thơ lục bát: 
 + Xuất phát từ ca dao
 + Thành từng cặp câu 6 - 8
- Thơ song thất lục bát: hai câu bảy tiếng và một cặp câu 6 - 8
2. Các thể truyện, kí
- Truyện, kí chữ Hán viết bằng văn xuôi: có nhiều yếu tố tưởng tượng hoang đường
- Truyện dài: thường bố cục theo lối chương hồi
3. Truyện thơ Nôm: Truyện viết bằng thơ lục bát
- Có hai loại thơ Nôm bình dân và thơ Nôm bác học.
4. Một số thể văn nghị luận
 - Chiếu
 - Cáo
 - Hịch 
 - Tấu
III. Một số thể loại văn học hiện đại
- Kịch nói phương Tây: du nhập vào nước ta bổ sung cho sân khấu một thể loại mang tính hiện đại
- Các thể truyện: có sự đổi mới trên nhiều phương diện.
- Tuỳ bút : xuất hiện mang tính biểu cảm, trữ tình.
- Thơ hiện đại: đổi mới về phương thức biểu cảm, sáng tạo hình ảnh...
IV. Luyện tập
Hoạt động4. Củng cố ( 2')
	- Khái quát nội dung ôn tập
Hoạt động5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Ôn tập theo kiến thức đã hệ thống.
	- Làm bài tập 1,2,3 (T.200)
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập toàn bộ chương trình kì II chuẩn bị thi học kì.
**********************************************************************
Ngày soạn: 2009
Ngày dạy ....../ 5 / 2009
Tiết 169+ 170
Kiểm tra tổng hợp kỳ II
I/ Mục tiêu
 - Đánh giá kết quả học tập của học sinh về môn Ngữ văn qua phần trắc nghiệm và phần tự luận trong học kỳ II.
 II/ Chuẩn bị của GV và HS
- GV: đề bài, đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn bài
 III/ Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1. ổn định
Hoạt động 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Hoạt động 3. Bài mới: 
 A. Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
Đọc kỹ các câuhỏi dưới đây rồi lựa chọn phương án trả lời đúng.
1, Nhân vật phương Định trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" được khắc hoạ ở phương diện nào?
A. Ngoại hình 	 C. Hành động
B. Tâm trạng 	 D. Cả 3 phương diện trên
2, Bài thơ " Con cò" của Chế Lan viên được sáng tác năm:
A. Năm 1960 	 C. Năm 1962
B. Năm 1962 	 D. Năm 1965
3, Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở tỉnh nào?	
A. Quảng Bình 	 C. Quảng Nam
B. Quảng Trị 	 D. Quảng Ngãi
4, Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về 2 câu thơ:
" Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con?"
A. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.
B. Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn.
C. Bổn phận làm con luôn phải ghi nhớ và biết ơn công lao cha mẹ.
D. Tình mẹ luôn có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người.
5, Giắc lân - Đơn là nhà văn cùng Quốc tịch với nhà văn nào?
A. O. Hen - ri 	 C. Mô- pa - xăng
B. Đi- phô 	 D Ta- go
6, Câu nào sau đây là câu đặc biệt?
A. Tôi, một quả bom trên đồi 	 C. Cây còn lại xơ xác.
B. Vắng lặng đến phát sợ 	 D. Đất nóng
7, Câu văn " Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng. " Sử dụng phép liên kết chính nào?
A. Phép thế 	 C. Phép nối
B. Phép lặp từ ngữ 	 D. Phép đồng nghĩa
8, Từ " rõ ràng" trong câu văn " Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá' là thành phần gì?
A. Khởi ngữ 	 C. Tình Thái
B. Phụ chú 	D. Cảm thán
9, Hãy nối những từ ở cột (A) với nhận xét ở cột (B) sao cho phù hợp.
Cột A
Cột B
1- với những cậu con trai ông Thẩm
2- Với những đứa cháu nhỏ của ông Thẩm
3- Với ông Thẩm
4- Với Pê- rôn
a. Tình bạn trịnh trọng và đàng hoàng.
b. Chuyện làm ăn cùng hội cùng phường.
c. Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, tôn thờ và cuồng nhiệt.
d.Trách nhiệm ra oai và hộ vệ
 Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Hãy phân tích nhân vật Phương Định qua truyện ngắn " Những ngôi sao xa xôi " của Lê Minh Khuê (SGK Ngữ văn 9- Tập 2).
B. Hướng dẫn chấm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
đáp án
D
C
B
D
A
B
B
C
Câu 9: Nối như sau:
1 - b 	 3 - a
2 - d 	 5 - c
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
* Yêu cầu về kiến thức: Cảm nhận được tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hy sinh nhưng vẫn lạc quan của nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện.
* Yêu cầu về kỹ năng: 
 - Biết trình bày những cảm nhận, đánh giá của mình về nhân vật Phương Định.
 - Biết kết hợp các thao tác: Phân tích, tổng hợp, giải thích, chứng minh, so sánh, liên tưởng, viết lời bình.
* Yêu cầu cụ thể về thang điểm:
1. Mở bài (1,5 điểm): Giới thiệu chung về tác phẩm và nhân vật Phương Định.
2. Thân bài (4 điểm): Phân tích trên những nội dung sau:
 - Phương định là một cô gái Hà Nội còn rất trẻ nhưng có lòng dũng cảm, không sợ gian khổ, hy sinh. (2 điểm)
 - Tình đồng đội gắn bó, có tâm hồn nhạy cảm, hồn nhiên, lạc quan, hay mơ mộng ....
 (2 điểm).
3, Kết bài (1,5 điểm)
 - Nêu nhận định, khái quát, đánh giá chung về nhân vật. (0,75 điểm)
 - Tình cảm yêu mến, trân trọng, cảm phục thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (0,75 điểm).
Hoạt động4. Củng cố: (3')
- Thu bài.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
Hoạt động5. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học trong chương trình Ngữ văn 9. 
Kiểm tra, ngày thángnăm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docV9 tuan 3334 2009.doc