Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 12 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 12 năm 2009

TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( T T)

A. MỤC TIÊU :

 - Kiến thức :Hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ vựng)

 - Kỹ năng :Rèn kỹ năng vận dụng từ vựng đã được học trong thực tế giao tiếp và viết văn bản.

 - Thái độ : Gd ý thức sử dụng đúng từ vựng.

B. CHUẨN BỊ : - GV: Bài soạn

 - HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 52 .

C-KIỂM TRA : Thế nào là thuật ngữ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? Thế nào là từ Hán Việt?

D. BÀI MỚI: Hôm nay chúng ta tiếp tục tổng kết về từ vựng.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 12 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần12 -tiết 53,BS5
Soạn: 25/10/2009
Dạy :28/10/2009
 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( T T)
A. MỤC TIÊU :
 - Kiến thức :Hs nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ vựng)
 - Kỹ năng :Rèn kỹ năng vận dụng từ vựng đã được học trong thực tế giao tiếp và viết văn bản.
 - Thái độ : Gd ý thức sử dụng đúng từ vựng.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết 52 . 
C-KIỂM TRA : Thế nào là thuật ngữ? Thế nào là biệt ngữ xã hội? Thế nào là từ Hán Việt?
D. BÀI MỚI: Hôm nay chúng ta tiếp tục tổng kết về từ vựng.
Ø NÔI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
I/ Bài học:
 1- Từ tượng thanh và từ tượng hình:
 - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
 - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
 2/ Mộtsố phép tu từ vựng:
 a/ So sánh: Là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.)
 b/ Aån dụ: là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác.
 c/Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật , cây cối , đồ vật,.. trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm con người.
 Có 3 kiểu nhân hóa:
 - Dùng từ gọi người để gọi vật.
 - Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
 - Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
 d/Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng , khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự điễn đạt .
 Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp: 
 - Lấy bộ phận để gọi toàn thể; lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng ; lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
 e/ Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
 Có nhiều dạng điệp ngữ: cách quãng , nối tiếp, chuyển tiếp( vòng tròn, liên hoàn ).
 g /Chơi chư õ: là lợi dụng đặc sắc về âm , về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
 Có các lối chơi chữ : dùng từ ngữ đồng đồng âm, lối nói trại âm, ( gần âm), điệp âm, nói lái, từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
 h/ Nói quá: quá là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh , gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
 j /Nói giảm nói tránh: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị , uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự .
- Hs ôn khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình.
 - câu hỏi 2sgk tr 146 – hs tìm những tên loài vật là t tượng thanh ( tắc – kè, tu hú, bắt cô trói cột)
- Hs đọc câu 3 sgk tr 146 – hs xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng (lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ: – miêu tả đám mây một cách sinh động cụ thể)
GV hướng dẫn HS nắm lại kiến thức một số phép tu từ vựng. ( Nhân hóa ;Hoán dụ; Chơi chữ , Nói quá ;Nói giảm nói tránh , điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh. )
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	- Bài vừa học :Nắm vững các khái niệm tu từ vựng đã học.
	- Bài sắp học : Luyện tập một sô biện pháp tu từ 
 Đọc kỹ và giải các bàitập 2, 3 SGK/147,148
Tuần12 -tiết PĐ12
Soạn: 28/10/2009
Dạy :31/10/2009
 LUYỆN TẬP MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG 
A. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức :HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức một số phép tu từ từ vựng
	- Kỹ năng : Tăng cường khả năng vận dụng các phép tu từ từ vựng trong nói và viết.
	- Thái độ : GD ý thức sử dụng một cách hiệu quả một số phép tu từ từ vựng .
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết BS5.
C. KIỂM TRA: Thế nào là hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, nói quá?
D. BÀI MỚI: Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập cách sử dụng một số biện pháp tu từ đã học .
Nội dung
Phương pháp
BS
BT2/ SGK/146: Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh ( tắc – kè, tu hú, bắt cô trói cột)
BT3/ SGK/146: Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng:
 - lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ: – miêu tả đám mây một cách sinh động cụ thể.
BT2/SGK/147:
 a/ Aån dụ:
 - Hoa: chỉ TK
 - Cây, lá: chỉ gia đình Thúy Kiều và cuộc sống của họ ï(ý nói Kiều bán mình để cứu gia đình).
 b/ So sánh: so sánh tiếng đàn của TK với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa.
 c/ Nói quá: Sắc và tài của TK. Nói quá tạo ấn tượng về nhân vật tài sắc một cách vẹn toàn.
 d/ Phép nói quá: Nguyễn Du tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của TK và Thúc Sinh.
 e/ Chơi chữ : tài và tai.
BT3/SGK/147,148:
 a/ Điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa): say vì uống rượu nhiều, vừa được hiểu là say vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình một cách mạnh mẽ mà kín đáo.
 b/ Nói quá thể hiện về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
 c/ So sánh: Tg miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét).
 d/ Nhân hóa: thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn , có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
 e/Aån dụ: (câu 2) thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
GV hướng dẫn HS giải bài tập 2,3 sgk/146.
GV hướng dẫn học sinh phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ a,b,c,d,e sgk/147, 
(vấn đáp )
GV bổ sung chốt vấn đề.
GV hướng dẫn học sinh giải bt3 theo yêu cầu sgk/147.
D/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1/ Bài vừa học: Nắm lại khái niệm một số phép tu từ vựng đã được tổng kết.
 2/ Bài sắp học: Tập làm thơ tám chữ
 + Đọc mục I, SGK/148, 149 trả lời các câu hỏi trong từng mục. 
Tuần12 -tiết 54
Soạn: 29/10/2009
Dạy :31/10/2009
 TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức :Hs hiểu được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
	- Kỹ năng :Rèn luyện năng lực cảm thụ thơ ca.
	- Thái độ : Giáo dục tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn
	- HS : Chuẩn bị theo hướng dẫn cuối tiết PĐ12 .
C. KIỂM TRA: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
D. BÀI MỚI: 
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
B S
I- Nhận diện thể thơ tám chữ :
 * Ghi nhớ: SGK/ 150
- HS đọc các đoạn thơ sgk tr 148, 149.( đọc đúng nhịp, chú ý những chỗ có dấu câu)
- Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ? ( Số chữ trong mỗi dòng thơ : 8 chữ.)
- Tìm những chữ có chức năng gieo vần của mỗi đoạn ?
( - Đoạn 1 : Vần :tan – ngàn, mới – gội, bừng – rừng, gắt – mật, vần chân theo từng cặp khuôn âm.
-Đoạn 2 : Vần : về – nghe, học – nhọc, bà – xa, vần chân theo từng cặp khuôn âm.
- Đoạn 3 : Vần : ngát – hát, non – son, đứng – dựng, tiên – nhiên, vần chân gieo cách theo từng cặp.)
- Các đoạn thơ được ngắt nhịp như thế nào? ( đa dạng, linh hoạt. Cách ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc vào ý, mà còn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người.)
hs đọc ghi nhớ sgk tr 150.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	- Bài vừa học : Sưu tầm và đọc thơ tám chữ.
	- Bài sắp học : Trả bài kiểm tra văn học trung đại.
Tuần12 -tiết 55
Soạn: 30/10/2009
Dạy :02/11/2009
	TRẢ BÀI KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI	
A. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức : Hs tự đánh giá kết quả việc học tập truyện trung đại. Tự rút kinh nghiệm trong việc học tập, bổ sung những thiếu sót.
	- Kỹ năng :Rèn kỹ năng sửa chữa bài viết của mình. Nhận xét bài làm của bạn .
	- Thái độ : HS có thái độ đánh giá nghiêm túc công việc làm của mình.
B. CHUẨN BỊ :	- GV: Bài soạn , Bài kiểm tra của HS.	 
C. KIỂM TRA:
D. BÀI MỚI: 
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
Gv nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
- Hs đọc lại bài làm của mình và tự đánh giá năng lực làm bài của mình.
- Hs phải tự rút kinh nghiệm, tự suy ngẫm một cách nghiêm túc bài làm của mình để có hướng tích cực trong học tập.
Trả bài, tự suy ngẫm.
 Gv trả bài cho hs.
Hs đọc lại bài, suy ngẫm về bài làm của mình trên cơ sở lời phê, những chỗ mà gv ghi dấu và điểm số mà gv đã cho.
Hs chữa bài theo đáp án :
Gv + hs xây dựng đáp án ( xem đáp án tiết 46 ).
Hs dựa vào đáp án sửa chữa, tiếp tục suy ngẫm về bài làm của mình.
Gv tổ chức đọc và bình một số bài làm của hs có điểm số cao – hs nhận xét về bài làm của bạn. Gv nêu ra một số nhận xét về bài làm của hs .
 a- Trắc nghiệm :
 - Dạng câu điền khuyết : Một vài hs chưa nắm cách làm bài hoặc không làm được do không học bài.
 - Các dạng khác, nhiều hs không đọc kỹ câu hỏi.
 b- Phần tự luận :
 - Kĩ năng phân tích tp còn yếu, phần lớn hs chỉ thuộc lí thuyết , chưa phân tích được vấn đề chưa nêu được dẫn chứng như đề bài yêu cầu.
 - Còn sai lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi viết tắt.
Gv hướng dẫn hs tiếp tục sửa chữa và hoàn thiện bài làm của mình.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
	1- Bài vừa học :về nhà suy ngẫm và sửa chữa để hoàn thiện bài viết.
	2- Bài sắp học : Bếp lửa	
	- Đọc bài thơ – tìm hiểu tác giả ,tác phẩm.
	- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi phần tìmhiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12(4).doc