Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 14 - Nguyễn Thị Anh Hồng

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 14 - Nguyễn Thị Anh Hồng

LÀNG

 Kim Lân

A. MỤC TIÊU :

 - Kiến thức : HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ chống Pháp. HS thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật : xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng , ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

 - Kỹ năng : HS có kỹ năng PT nhân vật trong TP tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

 - Thái độ :GD học sinh lòng yêu nước.

B. CHUẨN BỊ : - GV : Bài sọan

 - HS : chuẩn bị bài theo HD cuối tiết PĐ 13

C. KIỂM TRA: Kiểm tra 15 phút : Nêu chủ đề bài thơ “Anh trăng” và cảm nghĩ của em?

D. BÀI MỚI : Thời kỳ kháng chiến chống Pháp có nhiều tác phẩm nói về tình cảm quê hương đất nước. Làng là một tác phẩm viết thành công về tình cảm đó.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 755Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 14 - Nguyễn Thị Anh Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14-tiết 61,62
Soan : 12/11/2009
Dạy :16/11/2009
 LÀNG
	 Kim Lân 
A. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức : HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ chống Pháp. HS thấy được nét đặc sắc trong nghệ thuật : xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng , ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.
	- Kỹ năng : HS có kỹ năng PT nhân vật trong TP tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
	- Thái độ :GD học sinh lòng yêu nước.
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Bài sọan
	- HS : chuẩn bị bài theo HD cuối tiết PĐ 13 
C. KIỂM TRA: Kiểm tra 15 phút : Nêu chủ đề bài thơ “Aùnh trăng” và cảm nghĩ của em? 
D. BÀI MỚI : Thời kỳ kháng chiến chống Pháp có nhiều tác phẩm nói về tình cảm quê hương đất nước. Làng là một tác phẩm viết thành công về tình cảm đó.
NỘI DUNG
PHUONG PHÁP
BS
I/ Tìm hiểu chung:
Tác giả, tác phẩm :
Đọc:
Từ khó:
II/ Tìm hiểu văn bản :
 1/ Tình huống truyện:
 Cái tin làng chợ Dầu theo giặc là tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai.
 2/ Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc và tình yêu làng quê, tinh thần yêu nước của ông Hai:
 - Khi nghe tin làng theo giặc quá đột ngột, ông Hai sững sờ, đau khổ :“ cổ nghẹn lại, da mặt tê rân; lặng người đi; giọng lạc hẳn;cúi gằm mặt xuống mà đi.Về đến nhà nằm vật ra giường; nước mắt tràn ra, trằn trọc không ngủ; nơm nớp lo, chỉ quanh quẩn trong nhà nghe ngóng 
 - Tin dữ ấy trở thành nỗi ám ảnh nặng nề , biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông cùng với nỗi đau xót, tủi hổ, bế tắc. 
 - Trong tâm trạng ấy, ông chỉ còn biết thủ thỉ với đứa con. Lời thủ thỉ ấy thể hiện tình yêu sâu nặng với làng chợ Dầu cùng lòng chung thuỷ với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng. 
 3/ Nghệ thuật xây dựng truyện: 
 Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lý:Tg tạo tình huống có tính căng thẳng, thử thách nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tình cảm và tư tưởng của nhân vật. 
 Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân Nam bộ.
 * Ghi nhớ : sgk/174
- HS đọc chú thích SGK nắm TG, TP, từ khó. 
- Về TG nhấn mạnh Kim Lân có sở trường viết truyện ngắn, ông rất am hiểu , gắn bó với người nông dân và nông thôn. Về TP cần nhấn mạnh truyện thuộc loại truyện có cốt truyện tâm lý: Tp khai thác t/cảm con người thời kì kháng chiến: yêu quê hương, đất nước -> mang tính cộng đồng . Nhưng Kim Lân đã thành công trong diễn tả t/cảm tâm lí chung ấy trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con người trở thành nét tâm lí đặc biệt ở nhân vật ông Hai . Vì thế nó là tình cảm chung mà lại mang rõ màu sắc riêng in rõ cá tính nhân vật.
- GV + HS đọc, kể TP.
 + Ông Hai theo gia đình tản cư, ông bực bội và buồn khổ, ông trở nên ít nói ít cười hay cáu gắt. Ông Hai nhớ làng, ông chỉ biết khoe làng với bác Thứ, ông chỉ còn có niềm vui là đi đến phòng thông tin nghe đọc báo. 
- Hs đọc câu hỏi 1 sgk – HS tìm tình huống truyện .
- Oâng Hai phản ứng ntn khi nghe tin làng mình theo giặc? Vì sao?
- Khi nghe tin làng theo giặc, một cuộc xung độ nội tâm đã xảy ra. Ông dứt khoát lựa chọn theo hai cách : “ Làng thì yêu thật, nhưng làng theo tây thì phải thù”, tình yêu nước bao trùm hơn, rộng lớn hơn tình yêu làng. nhưng dù xác định như thế, ông vẫn không từ bỏ tình cảm làng quê, vì thế càng đau xót tủi hổ.Ông bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mà mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bây giờ? không ai muốn chứa chấp dân cái làng “Việt gian”, cũng không thể quay về làng, “ về làng, tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.
- HS đọc đoạn truyện “ Ông lão ômvơi đi được đôi phần” – HS đọc câu hỏi 3 SGK và trả lời câu hỏi.( Đoạn truyện bộc lộ một cách hết sức cảm động tâm trạng của ông Hai, đó là truyện ông trò chuyện với đứa con. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời thủ thỉ tâm sự với đứa con nhỏ còn rất ngây thơ. Đây là đoạn diễn tả rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai – một nông dân – với quê hương đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Lời thủ thỉ với đứa con chính là sự giải bày nỗi lòng mình.
- HS đọc câu hỏi 4 sgk – nhận xét về NT miêu tả tâm lý qua những phương diện nào? (hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại)? Diễn biến tâm lý của NV có hợp lý không? Những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ ? ( Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - TG miêu tả cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đặc biệt là sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng NV. điều đó chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc người ND và thế giới tinh thần của họ. - Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người ND. - Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai.
- Ngôn ngữ nhân vật ông Hai vừa có nét chung vừa mang đậm cá tính của nhân vật nên sinh động.)
 GV: Chủ đề chính của TP? Giá trị ND? Giá trị NT?( Truyện xây dựng trên cốt truyện tâm lý, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ sinh động, trần thuật linh hoạt)
 * Ghi nhớ : hs đọc ghi nhớ sgk.
E. HUÓNG DẪN TỰ HỌC :
	- Bài vừa học :Tóm tắt truyện. Nắm nội dung và nghệ thuật?
	- Bài sắp học : Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
	 Đọc mục I SGK, trả lời các câu hỏi, làm các BT.
Tuần 14-tiết 63,PĐ14
Soan : 13/11/2009
Dạy : 19/11/2009
	 ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 	 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.	
A.MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
	2- Kỹ năng : HS biết nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn bản tự sự.
	3- Thái độ : HS có ý thức sử dụng tốt ngôn ngữ trong đối thoại, độc thoại,
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Bài sọan
	- HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết 62
C. KIỂM TRA : 
D. BÀI MỚI :
NỘI DUNG
PHƯONG PHÁP
BS
I- Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự :
 * Tìm hiểu đoạn trích SGK/76,177:
 a/ Có ít nhất hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hiệu nhận biết vì có hai lượt lời qua lại ; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng. 
 b/ “Hà, nắng gớm, về nào”. Đây không phải là đối thoại vì lời nói không hướng tới ai, cũng chẳng liên quan gì tới hai người đàn bà tản cư. thực ra ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng. Đó chỉ là lời độc thoại. 
 c/ Những câu trên là của ông Hai hỏi chính mình . Chúng là những câu độc thoại nội tâm.
 d/ Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thực
 * Ghi nhớ : sgk/178
- HS đọc đoạn trích SGK/176.
- HS suy nghĩ và trả lời từng câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV 
 ( b- Trong đoạn trích còn có câu:” Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên :
 -“ Chúng bay ăn miếng cơm.để nhục nhã thế này!”
 c- Những câu trên là của ông Hai hỏi chính mình. Câu hỏi này chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt. Vì không thốt ra thành lời, chỉ nghĩ âm thầm nên không gạch đầu dòng. Chúng là những câu độc thoại nội tâm.
 d- Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thực, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Những hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng Chợ Dầu – cái làng mà ông luôn lấy làm tự hào và hãnh diện – của ông theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn.
 GV : Thế nào là đối thoại? Thế nào là độc thoại?
 HS đọc ghi nhớ SGK/178.
 II-Luyện tập: 
 1 / Bt 1 sgk tr 178 : Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai. Nhân vật bà Hai có 3 lượt lời. Nhân vật ông Hai có 2 lượt lời. Oâng Hai không đáp lời thoại đầu của bà Hai lại “ nằm rũ ra ở trên giường không nói gì?”; câu hỏi thứ 2 của bà Hai được ông Hai “ khẽ nhúc nhích” đáp lại với một từ “ gì”. Lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại lời bà bằng một giọng cụt lủn, giọng gắt lên : “ Biết rồi !”. Qua cuộc thoại, tác giả đã làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ, thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc.
 2/ Viết đoạn văn:
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
	1- Bài vừa học :Nắm vững thế nào là đối thoại, độc thoại
	2- Bài sắp học : Chương trình Địa phương : Chiều An Ninh.
	+ Đọc tác phẩm, tìm hiểu tg, tp, hoàn cảnh sáng tác.
	+ Đọc và trả lời các câu hỏi phần tìm hiểu văn bản.
Tuần 14-tiết 64
Soan : 17/11/2009
Dạy: 21/11/2009
 CHIỀU AN NINH
 ( Liên Nam)
A. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức :HS nắm giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Cảm nhận được tình yêu quê hương, niềm tự hào về đất và người quê hương cần cù trong lao động xây dựng cuộc sống và bất khuất, ngoan cường trong chiến đấu chống ngoại xâm của tác giả.
	- Kỹ năng :Rèn kỹ năng phân tích, kỹ năng cảm thụ văn học địa phương.
	- Thái độ :Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước.
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Bài sọan
	- HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết PĐ 14
C. KIỂM TRA : Diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi nghe tin làng “ theo giặc”? Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật? Chủ đề chính của tác phẩm?
D. BÀI MỚI : Văn học Phú Yên có nhiều tác giả tác phẩm nói lên tình yêu quê hương đất nước và tình người Phú Yên. Chiều An Ninh là TP nói về đất và người PY.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BS
I/ Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả, tác phẩm :
 - Liên Nam tên thật là Đặng Nam Phong sinh 8-6-1934 tại xã Hoà Trị, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên.Là hội viên hội nhà văn Việt Nam.
 - Bài thơ ra đời trong những ngày đầu giặc Mỹ đến xâm lược vùng đất Phú Yên.
 2- Đọc:
II/ Tìm hiểu văn bản :
 1- Bằng phương pháp liệt kê, những từ gợi tả, tác giả đã gợi lên những hình ảnh đẹp của quê hương.
 2- Từ các hình ảnh so sánh, hoán dụ, âm thanh tiếng hát hò của người dân biển và việc dùng các động từ mạnh, tác giả miêu tả con người quê hương với cuộc sống gian khổ, hiểm nguy, nhưng cũng đầy kiêu hãnh.
 3- Quê hương và con người quê hương kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm.
 Ghi nhớ : sgk
- Hs đọc phần chú thích tìm hiểu tác giả, tác phẩm và giải nghĩa từ khó.
- GV + HS đọc văn bản
 + Thể thơ : tự do, câu thơ dài ngắn làm cho nhịp thơ, giọng thơ mạnh, sâu lắng.
Gv giới thiệu: An Ninh là 1 xã ven biển ở huyện Tuy An, Phú Yên. 
 – Hình ảnh quê hương trong cuộc sống lao động được tg biểu hiện ntn ? ( Hình ảnh quê hương gần gũi thân thương được liệt kê một cách cụ thẻâ : những ghềnh đá nhấp nhô, cát sỏi tới chân trời, những rừng dương reo gió, mặt trời treo trên núi xa..hình ảnh cột buồm.--> quê hương đẹp, bình yên và thân thương. Con người cũng nặng nghĩa tình.)
- Quê hươnggian khổ khó khăn nhưng nồng ấm nghĩa tình được biểu hiện qua những chi tiết nào? Phân tích những chi tiết thể hiện tính cần cù, gan góc trong lao động kiếm sống gian khổ của những người dân biển An Ninh. ( 5 cau thơ đầu là những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi, bình thường nhưng rất gợi cảm, đặc trưng “ ghềnh đá, cát sỏi, rừng dương, tiếng hò” ; - Các động từ mạnh : trôi, dập,vật vã, gọi à con người chịu đựng gian khổ. - Aâm thanh tiếng hò, tiếng hát à con người gian khổ nhưng lạc quan. - Hình ảnh so sánh, hoán dụ : “ Cột buồm gầy như dáng ông cha”.
 à Con người với cuộc sống cực khổ, hiểm nguy nhưng cũng đầy kiêu hãnh và pha chút lãng mạn.)
- Hs đọc 4 câu thơ cuối – hs phân tích tinh thần thái độ của tác giả và cũng là của con người An Ninh khi giặc Mỹ kéo đến ? ( Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, từ gợi cảm : giận, xù, sột soạt à Thái độ không đồng tình, quyết chiến đấu chống kẻ thù. - Câu thơ ngắn, chắc khỏe, nhịp thơ mạnh thể hiện tinh thần sẵn sàng quyết tử với kẻ thù.)
 - Ghi nhớ : hs đọc ghi nhớ sgk.
E HUÓNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học :Đọc thuộc lòng. Nắm nội dung và nghệ thuật.
	2 - Bài sắp học : Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
+ Chuẩn bị ở nhà : tổ 1 lập đề cương đề 1, tổ 2 lập đề cương đề 2, tổ 3,4 lập đề cương đề 3 sgk tr 179.
	+ Hs không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính sẽ nói.
	+ Luyện tập nói trước ở nhà, nên hình dung như nói ở lớp.
Tuần 14-tiết 65,PĐ15
Soan :17/11/2009
Dạy :21/11/2009
 LUYỆN NÓI : TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
	 VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM	
A. MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS biết trình bày một vấn đề trước lớp với nội dung kể lại theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Khi kể biết kết hợp vói miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại, độc thoại.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng kể lại một sự việc bằng lời nói trước lớp.
	3- Thái độ : HS có ý thức luyện nói tự nhiên, rành mạch, hướng vào người nghe.
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Bài sọan
	- HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết 64
C. KIỂM TRA : Kiểm tra miệng :
D. BÀI MỚI : Rèn kỹ năng nói về một sự việc, một vấn đề trước số đông người nghe có một vai trò, ý nghĩa trong cuộc sống. Có người rất ngại nói trước đám đông. Cần phải luyện nói.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
 I/ Yêu cầu: 
 Nói một cách tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc ; tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
II/ Luyện nói: 
 1-Đề bài tập nói: 1,2,3 sgk/179.
 2- Tập nói:
 a/ Tổ thảo luận, thống nhất đề cương bài nói.
 b/ Đại diện tổ trình bày trước lớp bài nói tổ mình.
 c/ Nhận xét của HS và GV.
1- Chuẩn bị nói :
 -Các tổ thảo luận nhóm cử 1 đại diện trình bày đề cương đã chuẩn bị ở nhà trước lớp và 2 đại diện học sinh nói trước lớp.
 - Hs được chọn nói lên bảng, quay xuống lớp và trình bày bài nói của nhóm nình.
 - Nôi dung bài nói dựa vào đề cương đã chuẩn bị. Mở đầu nên nói gì? Sau đó lần lượt nói những nội dung gì và kết thúc ra sao.
 2- Luyện nói :
 - Từng tổ trình bày bài nói đã chuẩn bị.
 - Sau khi trình bày hs cả lớp nhận xét bài nói : nội dung nhận xét bao gồm những nhận xét về nội dung đề, hình thức trình bày, tư thế trình bàynhững ưu khuyết điểm, có thể đề ra hướng sủa chữa, khắc phục.
 - GV bổ sung những gì còn thiếu sót.
3- Tổng kết :
 - Hs nêu ưu khuyết trong trình bày miệng của bạn.
 - GV tổng kết bổ sung.
 + Cách trình bày bài văn nói trước lớp :ngữ điệu, phát âm, cách dùng từ ngữ.
 + Nội dung bài nói : đúng nội dung không? Những thiếu sót cần bổ sung.
 + Hình thức nghệ thuật của đề cương trình bày có làm toát lên nội dung không? những thiếu sót cần bổ sung?
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học :Tập luyện nói, nói một mình ở nhà và hình dung như nói trước lớp.
	2- Bài sắp học : Lặng lẽ sa pa.
	+ Đọc văn bản., tìm hiểu tg, tp, hoàn cảnh sáng tác.
	+ Tóm tắt truyện và trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14(3).doc