Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 4

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 4

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.

 (Nguyễn Dữ , Truyền kì mạn lục)

A-MỤC TIÊU :

 1- Kiến thức: HS cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. HS thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Hiểu được những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.

 2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng tóm tắt truyện, kỹ năng phân tích tình huống truyện.

 3- Thái độ : Giáo dục HS tôn trọng những giá trị truyền thống của người phụ nữ VN. Đấu tranh nam nữ bình đẳng.

B. CHUẨN BỊ : - GV : Bµi so¹n vµ c¸c thiỊt bÞ cÇn thit

 - HS : Chun bÞ theo HD cui tit 15

C. KIỂM TRA: Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em có những phần nào? Mỗi phần nêu những vấn đề gì?

D- BÀI MỚI : Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện về cuộc đời oan khuất của một thiếu phụ đđức hạnh “ đẹp người đẹp nết”. ND đã làm rõ một nghịch lí: người đàn bà hoàn hảo như thế, đáng lẽ phải được hạnh phúc nhưng trái lại, bị oan khuất phũ phàng đến nỗi phải tìm đến cái chết để giải tỏ. Câu chuyện vừa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, của đức hạnh vừa thể hiện số phận bi kịch của người phụ nữ trong XHPK cũng vừa phản ánh ước mơ muôn thưở của con người: thiện phải thắng ác.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 830Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 4 – TiÕt 16,17
So¹n: 29/ 08/ 2009
D¹y : 31/ 08/ 2009
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.
 	 (Nguyễn Dữ , Truyền kì mạn lục)
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. HS thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Hiểu được những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng tóm tắt truyện, kỹ năng phân tích tình huống truyện.
	3- Thái độ : Giáo dục HS tôn trọng những giá trị truyền thống của người phụ nữ VN. Đấu tranh nam nữ bình đẳng.
B. CHUẨN BỊ : - GV : Bµi so¹n vµ c¸c thiỊt bÞ cÇn thiÕt
 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuèi tiÕt 15
C. KIỂM TRA: Bản tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em có những phần nào? Mỗi phần nêu những vấn đề gì?
D- BÀI MỚI : Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện về cuộc đời oan khuất của một thiếu phụ đđức hạnh “ đẹp người đẹp nết”. ND đã làm rõ một nghịch lí: người đàn bà hoàn hảo như thế, đáng lẽ phải được hạnh phúc nhưng trái lại, bị oan khuất phũ phàng đến nỗi phải tìm đến cái chết để giải tỏ. Câu chuyện vừa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, của đức hạnh vừa thể hiện số phận bi kịch của người phụ nữ trong XHPK cũng vừa phản ánh ước mơ muôn thưở của con người: thiện phải thắng ác.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I/ Tìm hiểu chung:
 1- Tác giả: sgk/ 48, 49
 2- Tác phẩm: 
 Truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục.
 3- Từ khó:
 4- Bố cục: 
II- Tìm hiểu văn bản:
 1 -Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na hiền thục,đảm đang tháo vát,hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình. Một người như thế đáng ra phải được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, vậy mà phải chết oan uổng.
 2-Nguyên nhân cái chết Vũ Nương:
 - Hôn nhân bất bình đẳng
 -Vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ 
 - Vì sự hồ đồ, vũ phu, thói ghen tuông ích kỉ của Trương Sinh.
 3 -Bi kịch Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt cùa người phụ nữ.
- GT tác giả Nguyễn Dữ ( xem chú thích sgk)
-GV: Những điểm cần lưu ý về TG? (bối cảnh XH, cuộc sống.)
- GV: Truyện thứ 16 trong số 20 truyện của Truyền kì mạn lục, có nguồn gốc từ truyện dân gian VN có tên là “ Vợ chàng Trương”
GV lưu ý hs 1 số chú thích 15, 21, 22, 30, 31, 34.
- GV + HS đọc, kể truyện.
- Hs đọc truyện chú ý đoạn tự sự và các đoạn đối thoại thể hiện tâm trạng nhân vật trong từng hoàn cảnh
- GV hướng dẫn hs tìm bố cục ?
 + Đoạn 1 : ( từ đầu đến “ cha mẹ đẻ”) Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của Vũ Nương trong thời gian xa cách.
 + Đoạn 2 : ( “ Qua hai năm..trót đã qua rồi”) Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
 + Đoạn 3 : ( phần còn lại). Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi. Vũ Nương được giải oan.
- Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảng nào?Ở từng hoàn cảnh ,Vũ Nương bộc lộ những đức tính gì? (cảnh 1 :Cuộc sống vợ chồng luôn giữ gìn khuôn phép; cảnh 2 : Khi tiễn chồng đi lính chỉ cầu mong cho chồng trở về bình yên ; cảnh 3: Khi xa chồng nàng là người vợ chung thủy, người mẹ hiền, dâu thảo; cảnh 4 : Khi bị chồng nghi oan :Lời thoại 1 :Khi nghe đứa bé nói, Trương Sinh có thái độ với vợ như thế nào? Vũ Nương nói gì?(nàng phân trần, nói đến thân phận, khẳng định tình chung thủy, cầu xin chồng đừng nghi oan-> tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ. Lời thoại 2 :Trương Sinh không tin, tâm trạng của Vũ Nương như thế nào? ( Đau đớn, thất vọng không hiểu vì sao bị đối xử bất công, bị mắng nhiếcvà đánh đuổi đi, không có quyền bảo vệ ngay cả họ hàng , hàng xóm bênh vực,hạnh phúc gia đình, niềm khao khát cả đời tan vỡ, tình yêu không còn, cả nỗi đau khổ chờ chồng hóa đá trước đây cũng không còn có thể làm được nữa). Lời thoại 3 : Quá thất vọng, cuối cùng Vũ Nương đã làm gì? Tìm những chi tiết nói lên hành động đó? ( Bị dồn đến bước đường cùng, nàng mất tất cả, mọi cố gắng không thành, tự trầm mình dưới bến Hòang Giang để bảo vệ danh dự.)
-Vì sao Vũ Nương chịu nhiều nỗi oan khuất? ( Có nhiều nguyên nhân : Hôn nhân bất bình đẳng, cái thế của người đàn ông trong chế độ gia trưởng phong kiến ; Tính cách Trương Sinh : Đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức, tâm trạng lúc về nặêng nề ; Tình huống bất ngờ : Đó là lời nói của đứa trẻ ngây thơ, kịch tính mỗi lúc một gay cấn ; Cách xử sự hồ đồ và độc đoán của Trương Sinh : TS không đủ bình tĩnh để phán đoán, phân tích, kịch tính bị đẩy cao dần và trở thành một kẻ vũ phu, thô bạo -> dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương. Cái chết đó khác nào bị bức tử mà người bị bức tử lại hoàn toàn vô can.
- Cái chết của Vũ Nương muốn nói lên điều gì? ( Đầu hàng số phận, đồng thời là lời tố cáo XHPK xem trọng quyền uy kẻ giàu và người đàn ông trong gia đình, thói ghen tuông,) 
* Em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ PK
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1. Bài vừa học : Phân tích được những nội dung vừa học
	2. Bài sắp học: Chuyện người con gái Nam Xương
	-Trả lời câu hỏi 4, 5 sgk/51, kể lại “ Chuyện người con gái Nam Xương ” Theo cách kể của em. 
	- Đọc bài đọc thêm “ Lại bài viếng Vũ Thị” sgk/ 52
**********************
TuÇn 4 – TiÕt PĐ 4
So¹n: 29/ 09/ 2009
D¹y :03/ 09/ 2009
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG.
 	 (Nguyễn Dữ , Truyền kì mạn lục)
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. HS thấy rõ số phận oan trái của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Hiểu được những thành công về nghệ thuật của tác phẩm.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng tóm tắt truyện, kỹ năng phân tích tình huống truyện.
	3- Thái độ : Giáo dục HS tôn trọng những giá trị truyền thống của người phụ nữ VN. Đấu tranh nam nữ bình đẳng.
B. CHUẨN BỊ : - GV : Bµi so¹n vµ c¸c thiỊt bÞ cÇn thiÕt
 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuèi tiÕt 17
C. KIỂM TRA: Phân tích nguyên nhân cái chết VN?
D- BÀI MỚI : Chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện về cuộc đời oan khuất của một thiếu phụ đđức hạnh “ đẹp người đẹp nết”. ND đã làm rõ một nghịch lí: người đàn bà hoàn hảo như thế, đáng lẽ phải được hạnh phúc nhưng trái lại, bị oan khuất phũ phàng đến nỗi phải tìm đến cái chết để giải tỏ. Câu chuyện vừa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, của đức hạnh vừa thể hiện số phận bi kịch của người phụ nữ trong XHPK cũng vừa phản ánh ước mơ muôn thưở của con người: thiện phải thắng ác.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS 
I/ Tìm hiểu chung:
II- Tìm hiểu văn bản:
 4 – Truyện có bố cục khá chặt chẽ, các nhân vật có tính cách riêng. Cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện khéo léo, chi tiết cái bóng được cài rất khéo, làm tăng tính bi kịch. Những lới đối thoại khắc họa rõ tâm lý và tính cách nhân vật.
 5- Những yếu tố kỳ ảo làm hoàn chỉnh thêm tính cách của nhân vật, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời
 * Ghi nhớ : SGK/ 51
III / luyện tập :
 Hãy kể lại truyện theo cách kể của mình.
- Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện? (trên cơ sở cốt truyện có sẵn tg sắp xếp lại thêm bớt hoặc tô đậm những tình tiết có ý nghĩa, có tính quyết định đến quá trình diễn biến làm tăng tính bi kịch và làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn : TS dùng vàng cưới VN, lời trăn trối của mẹ chồng, lời của VN , lời của đứa trẻ.)
- Những lời trần thuật và đối thoại trong truyện có giá trị ntn? (Giá trị nghệ thuật của những đoạn đối thoại và những lời tự bạch của nhân vật khắc họa quá trình tâm lý và tính cách nhân vật)
- Tìm những yếu tố kỳ ảo trong truyện , đưa những yếu tố kỳ ảo vào trong truyện tg nhằm thể hiện điều gì? (Đó là những yếu tố không thể thiếu trong truyện truyền kì ; cách đưa các yếu tố kỳ ảo xen kẽ vớùi yếu tố có thực về địa danh, về thời điểm lịch sử, sự kiện lịch sử, những chi tiết thực về trang phục của mỹ nhân, về tình cảnh của Vũ Nương.làm cho thế giới kỳ ảo lung linh, mơ hồ trở nên gắn với cuộc đời thực, làm tăng thêm độ tin cậy, khiến người đọc không cảm thấy ngỡ ngàng.)
-Ý nghĩa yếu tố kỳ ảo? ( hòan chỉnh thêm về nét đẹp nhân vật, tạo nên phần kết thúc có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù có trải qua bao oan khuất cuối cùng cũng được minh oan )
GV gọi hs đọc ghi nhớ sgk tr 51 
GV gới thiệu mô hình diễn biến tâm trạng TS và VN
DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA TRƯƠNG SINH
Bộc lộ hành động :
-La lối.
- Không cho vợ thanh minh.
- Không nghe lời hàng xóm.
- Đánh đập, đuổi vợ đi.
Tiếpnhận thông tin
Khẳng định thông tin đúng
Vì TT phù hợp với tính cách
Ghen quá nên u mê, lú lẫn.
DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA VŨ NƯƠNG
Trước hành động của TS
Suy nghĩ :
- Không có lỗi.
- Không tìm ra nguyên nhân
Đau khổ
Thất vọng
Tuyệt vọng
Hành động ( trầm mình dưới bến Hoàng Giang để giải tỏ tấm lòng trong trắng của mình)
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1. Bài vừa học : Tóm tắt truyện, các chi tiết và tình huống truyện dẫn đến bi kịch, các chi tiết kỳ ảo và ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo đó.
	2. Bài sắp học TV : Xưng hô trong hội thoại.
	- Đọc và trả lời các câu hỏi trong mục I sgk tr 38.
	- Soạn các bài tập trong phần luyện tập tr 39.
TuÇn 4 – TiÕt 18
So¹n: 01/ 08/ 2009
D¹y : 03/ 08/ 2009
 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS hiểu dược sự phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. Hiểu rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng các từ ngữ xưng hô với tìn ... o, - Thân mật: anh, chị, - Trang trọng: quí cô, quí ông, quí vị)
? Trong giao tiếp có bao giờ em gặp tình huống không biết xưng hô như thế nào chưa?
( - Xưng hô với bố ,me là thầy giáo, cô giáo ở trường mình trước mắt các bạn trong giờ chơi giờ học.
 - Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi. )
HS đọc hai đoạn trích (Sgk)
? Xác định từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích?
( Đoạn 1: em-anh; tôi-chúng mày . Đoạn 2: tôi-anh )
? Vì sao trong hai đoạn văn trên có sự thay đổi cách xưng hô? ( Đoạn 1: Bất bình đẳng của kẻ mạnh và yếu. Đoạn 2: bình đẳng. )
? Giải thích sự thay đổi cách xưng hô đó? ( Có sự thay đổi về tình huống giao tiếp. )
? Hệ thống xưng hô của TV thế nào? Người nói cần căn cứ gì để xưng hô? Mối quan hệ giữa từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp giao tiếp?
HS đọc Ghi nhớ / 39
HS đọc BT 1/ 39, xác định yêu cầu của BT?
Chúng ta tùy thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong tiếng Việt có sự phân biệt chúng ta ( ngôi gộp) và chúng em ( ngôi trừ)
 - Chúng tôi: ngôi gộp ít nhất là hai người trở lên trong đó có người nói và không có người nghe.
 - Chúng ta: ít nhất là hai người trong đó có người nói và có cả người nghe. )
HS đọc BT 2/ 40, xác định yêu cầu của BT?
(Việc dùng chúng tôi thay cho tôi trong các văn bản khoa học nhằm tăng thêm tính khách quan cho những điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra xưng hô này còn thể hiện tính khiêm tốn của tác giả.)
HS đọc BT 4/ 40, xác định yêu cầu của BT?
 Cách xưng hô tạo cảm giác gần gũi, thân thiết với người nói, đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân.
HS đọc BT 6/ 41, xác định yêu cầu của BT?
 Các từ xưng hô trong đoạn trích này là lời xưng hô của kẻ có vị trí quyền lực với người dân bị áp bức-> thể hiện sự trịch thượng, hống hách. Chị Dậu ban đầu hạ mình, nhẫn nhục ( nhà cháu – ông) nhưng sau đó thay đổi hoàn toàn ( tôi – ông, rồi bà – mày)-> thể hiện sự thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của nhân vật. Nó thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một người bị dồn tới bước đường cùng.
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
1. Bài vừa học : V/dụng t/ngữ xưng hô trong giao tiếp cho thích hợp. 	 
2. Bài sắp học : Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Đọc và nghiên cứu các mục I,II sgk tr 53, soạn trả lời các câu hỏi. Đọc và giải các bài tập phần luyện tập sgk tr 54.
******************
TuÇn 4 – TiÕt 19
So¹n: 02/ 08/ 2009
D¹y : 05/ 08/ 2009
 CÁCH DẪN TRỰC TIẾP 
 VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP.
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS nắm được hai cách dẫn lời nói hoặc ý nghĩ : cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng vận dụng hai cách dẫn trong văn viết và trong giao tiếp.
	3- Thái độ : GD hs ý thức sử dụng lời dẫn chính xác.
B.CHUẨN BỊ: - GV : Bµi so¹n 
 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cđa SGK vµ yªu cÇu cđa GV
C. KIỂM TRA: Phải sử dụng từ ngữ xưng hô như thế nào trong giao tiếp?
D. BÀI MỚI : Để lời nói không mất đi tính đúng đắn, tính nghiêm túc , người ta phải biết cách sử dụng lời dẫn.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I/ Bài học:
 1- Cách dẫn trực tiếp :
 Đọc tìm hiểu đoạn trích sgk/53
 2- Cách dẫn gián tiếp :
 Đọc , tìm hiểu các đoạn trích sgk/53
 *Ghi nhớ : sgk tr 54
III- Luyện tập :
 1-a: trực tiếp: ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó.
 -b: là ý nghĩ của nhân vật. 
 2-a:- Lời dẫn trực tiếp: Trong “ báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “khẳng định rằng chúng ta hùng.”
 - lời dẫn gián tiếp : Trong “ báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta
 -2 b : Lời dẫn trực tiếp : trong “ Chủ tịch Hồ Chí minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói :“ Giản dị” 
Hs đọc đoạn trích và trả lời theo các câu hỏi sgk/53.
1-( Bộ phận in đậm là lời nói, nó tách ra kỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.)
2-( Phần in đậm là ý nghĩ, vì trước đó có từ nghĩ, dấu hiệu tách hai phần cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép)
3-( Có thể thay đổi vị trí hai bộ phận. Trong trường hợp ấy, hai bộ phận ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.)
HS đọc ý 1 ghi nhớ.
HS đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi:
1-( Phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên lồng trong lời của người dẫn.)
2-( Phần câu in đậm là ý nghĩ vì trước đó có từ hiểu. Giữa phần ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ rằng. Có thể thay từ là )
+ Ghi nhớ : Hs dọc ghi nhớ sgk/54
GV hướng dẫn hs luyện tập theo yêu cầu sgk
 2b :lời dẫn gián tiếp : trong “ Chủ tịch Hồ Chí minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rằng giản dị
 3- Bt 3 sgk tr 55 ( Vũ Nương nhân đó cũng gởi một chiếc trâm vàng và dặn Phan lang nói hộ với chàng Trương rằng nếu còn nhớ..
Trích dẫn nguyên văn lời nói,ý kiến người khác
Nhắc lại lời hay ý của người khác
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : Học thuộc ghi nhơ,ù vận dụng tốt điều đã học vào việc thành lập văn bản.
	2- Bài sắp học : TLV : Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
	- Hs xem lại bài Tóm tắt văn bản tự sự sgk ngữ văn 8.
- Đọc các mục I,II sgk tr 58, giải quyết các ý trong mỗi phần, làm phần luyện tập ở nhà để đọc trước lớp.	
******************
TuÇn 4 – TiÕt 20
So¹n: 02/ 08/ 2009
D¹y : 05/ 08/ 2009 
 	 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS ôn lại mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự.
	2- Kỹ năng : Luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự.
	3- Thái độ : GD ý thức chính xác thiết thực khi tóm tắt văn bản tự sự.
B. CHUẨN BỊ: - GV : Bµi so¹n vµ c¸c thiỊt bÞ cÇn thiÕt
 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cđa SGK vµ yªu cÇu cđa GV
C. KIỂM TRA: Kiểm tra việc chuẩn bị bài củaHS: Kt việc soạn bài ở nhà.
D. BÀI MỚI : -Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?( Trình bày bằng lời văn của mình ngắn gọn nội dung chính( sự việc tiêu biểuvà nhân vật quan trọng của văn bản đó) một cách trung thành.
 	-Muốn viết được một văn bản tóm tắt phải làm những việc gì? ( đọc, xác định chủ đề văn bản, xác định nội dung chính,)
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I/ Bài học:
 1- Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự :
 2- Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự :
 a,
 b, Tóm tắt tp CNCGNX:
 Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính để lại mẹ già và vợ trẻ đang mang thai gần ngày sinh. Mẹ trương Sinh ốm chết VN lo ma chay chu tất. Giặc tan, TsS trở về, nghe lời con nhỏ nghi là vợ hư. VN bị oan gieo mình xuống sông H Giang tự vẫn. Một đêm TS ngồi cùng con bên ngọn đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo là cha nó. Lúc đó TS hiểu ra là vợ bị oan. 
 Phan Lang người cùng làng với VN, do cứu mạng Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi bị nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. PL gặp lại VN ở động Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Khi PL trở về trần gian, VN gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho TS. TS nghe PL kể, nhận ra kỉ vật bèn lập đàn giải oan trên bến Hgiang. VN trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
 c, Tóm tắt gọn hơn:
 Xưa có chàng TS, vừa cưới vợ xong đã phải đi lính. Giặc tan, TS trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ. VN bị oan, gieo mình xuống sông Hgiang tự vẫn. Một đêm TS ngồi cùng con bên ngọn đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo là cha nó. Lúc đó TS hiểu ra là vợ bị oan. PL tình cờ gặp lại VN dưới thuỷ cung. Khi PL trở về trần gian, VN gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho TS. TS lập đàn giải oan trên bến Hgiang. VN trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
 * Ghi nhớ : sgk/59
III-Luyện tập
1-Tóm tắt văn bản tự sự, tóm tắt một câu chuyện trong cuộc sống.
2- Bt 2 sgk
I/1- Hs đọc mục 1, tìm hiểu các tình huống.
 2- Hs nêu suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu .
 a- Tóm tắt văn bản giúp người đọc vàngười nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện.( các sự việc và nhân vật chính). Văn bản tóm tắt thường ngắn gọn nên dễ nhớ.
 b- Hs nêu các tình huống trong cuộc sống mà cần phải vận dụng kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự ).
II/ 1- Hs đọc mục 1 sgk tr 58, đối chiếu cốt truyện và trả lời câu hỏi mục a, b ( Bảy sự việc nêu trong sgk khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn thiếu một sự việc quan trọng. Đó là khi vợ trầm mình tự vẫn, một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra vợ mình bị oan. Nghĩa là chàng hiểu ra ngay sau vợ chết chứ không phải đợi khi Phan Lang về kể sự việc này như sự việc thứ bảy sgk nêu. Đây là sự việc chưa hợp lý, cần phải bổ sung trước khi viết văn bản tóm tắt.)
 - Trên cơ sở đã điều chỉnh, GV hướng dẫn hs viết bản tóm tắt theo yêu cầu bt2.
 - Từ bt2 GV hưóng dẫn hs tóm tắt ngắên gọn hơn nữa mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản.
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc người nghe nắm được gì? Văn bản tóm tắt phải nêu được những gì?
- Ghi nhớ : hs đọc ghi nhớ sgk tr 59
GV hướng dẫn hs viết tóm tắt văn bản tự sự đã học trong chương trình ngữ văn 8 ( Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng ) và một bài tóm tắt một câu chuyện trong cuộc sống mà hs đã được nghe hoặc chứng kiến) - Hs viết, hs nhận xét, gv nhận xét và sửa chữa.
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1- Bài vừa học : Tập tóm tắt một số tp tự sự đã học.
	2- Bài sắp học : TV : Sự phát triển của từ vựng.
	- Đọc và trả lời các câu hỏi trong mục I sự biến đổi vàphát triển nghĩa của từ vựng.
	- Đọc và giải các bài tập phần luyện tập sgk tr 56.
******************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4(5).doc