Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 5

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 5

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A-MỤC TIÊU :

 1- Kiến thức: HS nắm từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Sự phát triển nghĩa của từ được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

 2- Kỹ năng : C kỷ năng sử dụng hai phương thức phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.

 3- Thái độ : HS có ý thức phát triển từ vựng để làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ: - GV : Bµi so¹n vµ c¸c thiỊt bÞ cÇn thit

 - HS : Chun bÞ theo HD cuối tiết 20

C. KIỂM TRA: Thế nào là dẫn trực tiếp? Thế nào là dẫn gián tiếp?

D- BÀI MỚI : Ngôn ngữ là một hiện tượng XH. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của XH. Sự phát triển của TV cũng như ngôn ngữ nói chung được thể hiện trên cả 3 mặt: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học này chỉ đề cập đến sự phát triển của TV về mặt từ vựng. Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách: Phát triển nghĩa của từ ngữ và phát triển số lượng các từ ngữ

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 5 – TiÕt 21
So¹n : 07/ 09/2009
D¹y : 10/ 09/ 2009
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS nắm từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Sự phát triển nghĩa của từ được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
	2- Kỹ năng : Cã kỷ năng sử dụng hai phương thức phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ.
	3- Thái độ : HS có ý thức phát triển từ vựng để làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ: - GV : Bµi so¹n vµ c¸c thiỊt bÞ cÇn thiÕt
 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuối tiết 20
C. KIỂM TRA: Thế nào là dẫn trực tiếp? Thế nào là dẫn gián tiếp?
D- BÀI MỚI : Ngôn ngữ là một hiện tượng XH. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của XH. Sự phát triển của TV cũng như ngôn ngữ nói chung được thể hiện trên cả 3 mặt: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Bài học này chỉ đề cập đến sự phát triển của TV về mặt từ vựng. Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách: Phát triển nghĩa của từ ngữ vàø phát triển số lượng các từ ngữ
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ vựng
* Ghi nhớ :
 ( sgk tr 56)
II-Luyện tập :
1- Bt 1 sgk tr56
2- Bt 2 sgk tr57
3- Bt 3 sgk tr57
4- Bt 4 sgk tr57
5- Bt 5 sgk t57.
HS đọc yêu cầu 1
? Từ “kinh tế” trong bài thơ “Vàocảm tác” có nghĩa là gì?
( Kinh tế : Kinh bang tế thế nghĩa là trị nước cứu đời ; kinh thế tế dân nghĩa là trị đời cứu dân. Cả câu thơ nói tác giả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước cứu giúp đời.)
? Ngày nay chúng ta có thể hiểu từ này theo nghĩa cụ PBC dùng không? (Ngày nay không còn dùng từ kinh tế theo nghĩa như vậy. Kinh tế là toàn bộ họt động của con người trong lao động sản xuất phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.)
? Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
(HS nhận xét: Nghĩa của từ không phải bất biến mà có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa cũ mất đi nghĩa mới hình thành)
Hs đọc ý 1 mục ghi nhớ
HS đọc yêu cầu 2
? Xác định nghĩa của từ “xuân” và “tay”, cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
( a/ xuân : mùa chuyển tiếp tiếp từ đông sang, tiết trời ấm áp, coi là mở đầu một năm-> nghĩa gốc, xuân : tuổi trẻ -> nghĩa chuyển. b/ tay : bộ phận cơ thể của con người-> nghĩa gốc, tay :người giỏi về một môn , nghề nào đó -> nghĩa chuyển.)-> chuyển theo phương thức hoán dụ.
? Trong các trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó hình thành theo phương thức nào? (a/ Xuân : chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ ; b/Tay : chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ( nêu tên bộ phận để chỉ toàn thể )
HS đọc ý 2 ghi nhớ àGọi 1 hs khác đọc toàn bộ ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ sgk tr 56.
Gv hướng dẫn hs luyện tập theo yêu cầu sgk
-HS đọc thứ tự từng bài tập sgk tr56, 57, gv hướng dẫn hs giải
 1- Bt 1 sgk tr 56 (a/ dùng với nghĩa gốc; b/ dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ; c/ dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ; d/ Được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
 2- Bt2 sgk tr57 ( Cách dùng trà a-ti-sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua, từ trà đã chuyển nghĩa, trà trong cách dùng này có nghĩa là sản phẩm từ thực vật dược chế biến thành dạng khô dùng để pha nước uống. Từ trà chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
 3- Bt 3 sgk tr 57 ( Từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những dụng cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.
 4- Bt 4 sgk tr 57 ( a/ Hội chứng có nghĩa gốc : Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Nghĩa chuyển : Tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện biểu hiện một tình trạngcùng xuất hiện ở nhiều nơi. Vd : Lạm phát thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế. b/ Ngân hàng có nghĩa gốc : Tổ chức họat động kinh doanh và quản lí tiền tệ, tín dụng. Nghĩa chuyển là kho lưu trử những thành phần bộ phận cơ thể khi cần thì dùng đến, vd ngân hàng máu, ngân hàng gen, hoặc tập hợp các tài liệu dữ kiện đêã tra cứu, vd : Ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi. c/ sốt có nghĩa gốc là tăng nhiệt độ lên quá mức. Vd : Sốt 40 độ. Nghĩa chuyển là ở trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm , giá tăng nhanh. d/ vua có nghĩa gốc là người đứng đầu nhà nước quân chủ. Nghĩa chuyển là người được coi về nhất trong một lĩnh vực nhất định thường là sản xuất kinh doanh , thể thao, nghệ thuật. Vd : Vua dầu hỏa. Đối với nữ : nữ hoàng, nữ hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng sắc đẹp ).
 5. Bt 5 sgk tr 57 (Mặt trời trong câu 2 theo phép ẩn dụ. Từ mặt trời dựa trên mối quan hệ tương đồng giữahai đối tượng đựoc hình thành theo cảm nhận của nhà thơ. Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ .
Phát triển trên ba mặt : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
D- CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 I- Củng cố : Cơ sở nào để phát triển từ vựng? Có những phương thức chủ yếu nào để phát triển từ vựng?
 II- Hướng dẫn tự học :
	1. Bài vừa học : Nắm cơ sở và các phương thức chủ yếu để phát triển từ vựng.
	2. Bài sắp học : Văn học : Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
Đọc đoạn trích. Tìm hiểu cuộc sống xa xỉ của chúaTrịnh, bọn tham quan ỷ lại vào chúa Trịnh hoành hành dân. Tấm lòng của tác giả.
********************
TuÇn 5 - TiÕt 22
So¹n : 08/ 09/ 2009
D¹y : 10/ 09/ 2009
 CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 	 ( Phạm Đình Hổ, Vũ trung tùy bút)
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS thấy được cuộc sống xa hoa của phủ chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh và thái độ phê phán của tác giả. HS bước đầu nhận biết đặc trưng của thể loại tùy bút đời xưa và đánh giá được giá trị NT của những dòng ghi chép đầy tính NT này.
	2- Kỹ năng : Nắm bắt thể loại tùy bút đời xưa. Kỹ năng phát hiện và phân tích giá trị nghệ thuật của thể loại bút ký.
	3- Thái độ : GD HS tinh thần đấu tranh chống bất công, lên án cuộc sống xa hoa của kẻ quyền thế, sự nhũng nhiễu của kẻ có quyền.
B. CHUẨN BỊ : GV : Bµi so¹n 
 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuối tiết 21
C. KIỂM TRA : Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Nêu những chi tiết cho thấy Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm hạnh? Tình huống dẫn đến bi kịch. Ýù nghĩa của các chi tiết kỳ ảo?
D. BÀI MỚI : Phạm Đình Hổ là một nho sĩ sống thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và sáng tác những tác phẩm văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực. “Vũ trung tùy bút”, một tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động,hấp dẫn thực tại đen tối của lịch sử nước ta thời đó.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 B S
I. Đọc, tìm hiểu chung: 
 1- Tác giả, tác phẩm: 
 (SGK/61,62)
 2- Đọc: 
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
 1. Cuộc sống của chúa Trịnh :
 - Xây dựng nhiều cung điện, đình đài.
 - Dạo chơi ở Hồ Tây diễn ra thường xuyên, huy động rất đơng người hầu hạ, này nhiều trị chơi giải trí lố lăng, tốn kém.
 - Tốn nhiều cơng sức để chuyên chở những của quí, cướp đoạt trong thiên hạ và tơ điểm cho nơi chúa ở.
 → Cuộc sống ăn chơi hưởng lạc như báo trước sự suy vong tất yếu của phủ chúa Trịnh.
 2.Những hành động của bọn quan lại hầu cận :
 - Với thủ đoạn: “Vừa ăn cướp vừa la làng”, người dân bị cướp của tới 2 lần, bằng khơng cũng tự tay huỷ bỏ của quí của mình.
 * Ghi nhớ: (Sgk/63 )
GV hướng dẫn hs tìm hiểu tg, tp theo sgk/61,62.
GV: Hướng dẫn HS đọc VB: Giọng bình thản, chậm rãi hơi buồn hàm ý phê phán kín đáo.
GV đọc, HS đọc 
? Tác phẩm sáng tác theo thể loại nào? Thế nào là thể văn tuỳ bút?
( Tuỳ bút, nhưng khơng cĩ cốt truyện, kết cấu đơn giản.)
HS đọc đoạn 1
? Nội dung của đoạn 1? ( Cách sống của Thịnh Vương Trịnh Sâm)
? Tìm những chi tiết thể hiện thĩi ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh? ( Xây dựng nhiều cung điện, xây dựng nhiều đình đài liên miên, thích chơi đèn đuốc, diễn ra thường xuyên, 1 tháng ba bốn lần, huy động rất đơng người hầu hạ, binh lính trên hồ. )
? Để thoả thích thú chơi vui, chúa Trịnh đã làm gì?
( Cướp đoạt của dân về tơ vẽ cho nơi ở của mình)
HS đọc đoạn văn “Mỗi khi đêm thanh.triệu bất bình”
? Tại sao tác giả lại viết như vậy?
(đây là cảnh thuật lại những âm thanh ghê rợn, tan tác, đau thương chứ khơng phải cảnh đẹp bình yên, phồn thịnh→ tác giả cho đĩ là điềm chẳng lành, à báo trước sự suy vong tất yếu của triều đại )
HS đọc đoạn văn còn lại
? Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu nhân dân bằng những thủ đoạn nào?
( Là hành động “Vừa ăn cướp vừa la làng” người dân bị cướp của đến hai lần, phải tự tay huỷ bỏ của quí của mình. Bọn quan lại vơ vét đầy túi tham, vừa được tiếng mẫn cán trong việc nhà chúa ) à thái độ bất bình , phê phán của tg cũng được gởi gắm kín đáo qua đó.
HS thảo luận: Chi tiết cuối đoạn tác giả nêu lên nhằm mục đích gì? “ nhà ta vì cơ ấy”
( - Tăng thêm tình chân thực và nĩ diễn ra ngay trong nhà người viết.
 - Tâm trạng xĩt xa, tiếc, hận kẻ thuộc hạ dưới quyền. )
? Thể tuỳ bút cĩ gì khác so với thể loại truyện mà em đã học?
( - Truyện: phản ánh hiện thực cuộc sống thơng qua số phận nhân vật, cĩ cốt truyện, cĩ nhân vật.
 - Tuỳ bút: Ghi chép về những con người, sự việc cụ thể, có thật, qua đó tg bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. ) 
HS đọc Ghi nhớ ( Sgk )
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1. Bài vừa học : Đọc lại đoạn trích, tìm các chi tiết nói lên sự xa xỉ của chúa Trịnh? Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Trịnh? Đoạn bút ký có gì hấp dẫn?
	2. Bài sắp học : : Tiếng Việt : Sự phát triển của từ vựng ( tiếp theo)
	-Tìm hiểu cách tạo từ ngữ mới, mượn từ ngữ nước ngoài.
	-Tìm hiểu và giải các bài tập tr 74, 75.
*********************
TuÇn 5- TiÕt 24,25
So¹n : 10/09/2009
D¹y : 12/09/2009
 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 HỒI THỨ MƯỜI BỐN
	 (Ngô gia văn phái- Hoàng Lê nhất thống chí)
A-MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược va ... hèn nhát nhưng kiêu căng tự mãn. Còn quân Thanh thì ô hợp, chỉ biết chạy, mạnh ai nấy chạy.
 - Bọn vua tôi bán nước Lê chiêu Thống thụ động, hèn mạt, tham sống sợ chết phải chịu đựng nỗi sỉ nhục
 * Ghi nhớ: SGK
V- LUYỆN TẬP :
- HS đọc phần chú thích SGK để nắm nhóm tác giả Ngô gia văn phái.
-GV: Ngô Thì Chí viết 7 hồi, Ngô thì Du viết 7 hồi tiếp, 3 hồi cuối do một người khác viết vào khoảng đầu triều Nguyễn.
- GV và hs đọc , kể tóm tắt văn bản
- TP tái hiện chân thực bối cảnh lịch sử đầy biến động của nước ta như thế nào? (Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân.)
- Bố cục ?
 + Từ đầu hôm ấy nhằm ngày 22 tháng chạp năm Mậu Thân (1788) : được tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân dẹp giặc.
 + Vua Quang Trung tự mình. rồi kéo vào thành: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
 +Lại nói.lấy làm xấu hổ: sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống 
? Qua đoạn trích tp, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Q Trung ntn? (Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán : hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích.( nghe tin giặc chiếm TL, lên ngôihoàng đế,.. định kế hoạch đánh giặc) Trí truệ sáng suốt, nhạy bén : Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa địch và ta; sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán va ødùng người ; ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng. Tài dụng binh như thần : cuộc hành quân thần tốc. Ngày 25 tháng chạp xuất quân ở Phú Xuân ( Huế), một tuần lễ sau đến Tam Điệp ( cách Huế 500km) 30 tháng chạp tiến quân ra Thăng Long. Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận : thân chinh cầm quân. Oâng là tổng chỉ huy chiến dịch và tự mình thống lĩnh một mũi tiến công đánh những tranä thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù .
? ENB nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tg khi tạo dựng người anh hùng Nguyễn huệ? (Quan điểm tg:tôn trọng sự thật lịch sử và ý thức dân tộ của nguời trí thức.Chịu ơn sâu nhà Lê nhưng họ không thể bỏ qua sự thực lsử là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của dân tộc. Bỡi thế họ vẫn viết thực và hay đến như vậy về người anh hùng Nguyễn Huệ.)
? Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả ntn? ( Tôn Sĩ Nghị là một tên tướng bất tài ; kiêu căng, tự mãn, chủ quan khinh địch, chỉ chăm chú vào việc vui chơi, yến tiệc, không hề lo chi đến việc bất trắc, cho quân lính mặ sức vui chơi. Khi quân Tây Sơn tiến đánh thì “ sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên cương, người không kịp mặc áo giáp.chuồn trước qua cầu phao”, Quân thì lúc lâm trận ai nấy đếu lo sợ, rụng rời xin hàng hoặc bỏ chạy tán loạn, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết nhiều đến nỗi “ sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”, cả dội quân hùng mạnh chỉ biếttháo chạy, mạnh ai nấy chạy. Lê Chiêu Thống và bọn tôi trung thành của ông đem vận mệnh của dân tộc trao cho kẻ thù và cuối cùng cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc, chạy bán sống bán chết theo giặc và cuối cùng gởi nắm xương tàn nơi đất khách, quê người.)
GV: Lối văn kể chuyện xen miêu tả một cách sinh động, cụ thẻ, gây được ấn tượng mạnh)
? Ngòi bút của tg khi miêu tả 2 cuộc tháo chạy có gì đặc biệt? Vì sao có sự khác biệt đó? ( Tất cả đều tả thực vớiù những chi tiết cụ thể nhưng âm hưởng khác nhau. Đoạn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả” ngựa không kịp..người không kịp”,” tan tác bỏ chạy, tranh nhau chạy”-> mêu tả khách quan nhưng hàm chứa vẻ hả hê sung sướng của người thắng trận . Đoạn dưới nhịp chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ nhũng giọt nước mắt thương cảm, âm hưởng ngậm ngùi, chua xót.-> tg mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều , dù hiểu đó là một kết cục không tránh khỏi)
- Hs đọc ghi nhớ sgk tr 72
- Hs làm bài luyện tập sgk tr 72- hs nhạân xét- gv nhận xét
Ngô Thì Chí em ruột Ngô Thì Nhậm. Ngô Thì Du chú ruột Ngô Thì Chí
Yếu tố thời gian 
Nghệ thuật ngôn ngữ trần thuật khắc họa hình tượng ngôn ngữ
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
1. Bài vừa học :Đọc lại đoạn trích. Nắm vững hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
	2. Bài sắp học : Văn bản : Truyện Kiều.
	-Tìm hiểu cuộc đời tác giả.
	- Tóm tắt tác phẩm truyện Kiều
TuÇn 5- TiÕt 23,PĐ5
So¹n : 08/ 09/ 2009
D¹y : 10/ 09/ 2009
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TT)
A-MỤC TIÊU:
	1- Kiến thức: HS nắm được hiện tượng phát tiển từ vựng của một ngôn ngữ bằng cách tăng số lượng từ ngữ nhờ cách tạo thêm từ ngữ mới, mượn tõ ngữ của tiếng nước ngoài.
	2- Kỹ năng : Rèn kỹ năng đúng từ ngữ mới
	3- Thái độ : GD ý thức tôn trọng và phát triển vốn từ.
B. CHUẨN BỊ : - GV : Bµi so¹n 
 - HS : ChuÈn bÞ theo HD cuối tiết 22
C. KIỂM TRA : Một trong những cách phát triển từ vựng TV là gì? Hai phương thức chủ yếu phát tiển nghĩa từ ngữ?
D- BÀI MỚI : Sự phát triển của từ vựng dựa trên cơ sở nghĩa gốc. Ngoài cơ sở nghĩa ấy, chúng ta sẽ học thêm các cách tăng số lượng từ ngữ. Đó là những cách nào? Thầy và trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 B S
I/ BÀI HỌC:
 1- Tạo từ ngữ mới :
 -mô hình : x+
 + x+tặc:
 - Không tặc : kẻ cướp máy bay.
 - Hải tặc : kẻ cướp tên biển. 
 - Lâm tặc : kẻ cướp tài nguyên rừng. 
 - Tin tặc : kẻ dùng kỹ thuật thâm nhập trái phép vào máy tính của người khác để khai thác dữ liệu hoặc phá hoại.)
 * Ghi nhớ: sgk/73
 2- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài :
 - marketing( T/anh) viết nguyên dạng
 - maketing: phiên âm trong tài liệu chuyên môm
 -ma-két-ting: phiên âm trong tài liệu thông thường ( dễ đọc)
 * Ghi nhớ: sgk/74
II- Luyện tập:
 1. Làm bài tập theo mô hình x+ tặc:
 2. Tìm 5 từ ngữ mới và giải thích
 3. Tìm từ mượn tiếng Hán và từ mượn tiếng châu Aâu.
 4. Thảo luận: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
Hoạt động 1: Sự phát triển của từ vựng bằng cách tạo ra từ ngữ mới như thế nào?
Hs đọc và giải đáp mục I sgk 
? Từ những từ ngữ cho sẵn hãy tạo ra từ ngữ mới mà thường được dùng trong thời gian gần đây và giải thích nghĩa?
( Điện thoại di động : điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao. 
Kinh tế tri thức :nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, nền kinh tế sản xuất lưu thông, phân phối sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
 Đặc khu kinh tế :khu dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với nhũng chính sách ưu đãi. 
Sở hữu trí tuệ : quyền sở hữu đối với những sản phẩm trí tuệ được luật pháp bảo hộ như quyền tác giả, quyền sáng chế, kiểu dáng công nghệ. )
Hs đọc câu 2 sgk tr 73 và thực hiện mô hình x+ tặc.
? Tìm những từ ngữ mới có mô hình : x+tặc?
? Qua hai ví dụ trên làm cách nào để từ vựng ngày càng tăng lên về số lượng?
(Tạo từ mới bằng cách vốn có từ sẵn và ghép các yếu tố cho sẵn lại với nhau. )
- Ghi nhớ hs đọc ghi nhơ ùsgk tr 73
Hoạt động 2: Sự phát triển của từ vựng ngoài việc tạo ra từ mới còn mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài để làm cho từ vựng phong phú hơn.
Hs đọc mục 1 sgk tr 73 và tìm từ Hán Việt trong hai đoạn trích? ( a. Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạm thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân. b.Bạc mệnh, duyên, phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.)
? Em có nhận xét gì về từ Hán Việt trong hai đoạn trích?
( rất nhiều, đa số phần lớn là từ Hán Việt, từ vay mượn. )
 Hs đọc mục 2 sgk tr 73 
? Những từ ngữ nào dùng để chỉ những khái niệm nêu ra ở (a ) và (b) sgk/73, ? Những từ này có nguồn gốc từ đâu? ( a. aids ( ết), b. ma-két-ting :(Tiếng Anh)
 ? Mượn tiếng nước ngoài để làm gì ?
HS đọc ghi nhớ sgk tr 74.
HS đọc BT 1 ( SGK), xác định yêu cầu của BT?
- x+ trường : Chiến trường, công trường, nông trường, thương trường, trường
 - x+ hóa :ô-xi hóa, lão hóa, cơ giới hóa, công nghiệp hoa, thương mại hoá, điện khí hoá..
 - x+ điện tử : Thư điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử 
HS đọc BT 2 ( SGK), xác định yêu cầu của BT?
- Bàn tay vàng : Bàn tay tài giỏi, khéo léo.
- Cầu truyền hình :Hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu trực tiếp tại chỗ.
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ thường bán trong tiệm nhỏ tạm bợ.
-Đường cao tốc : Đường xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt dành cho xe cơ giới chạy tốc độ cao.
- Thương hiệu : Nhãn hiệu thương mại.
- Công nghệ cao: Công nghệ dực trên cơ sở KHKT hiện đại.
- Công viên nước: công viên chủ yếu các trò chơi dưới nước.
HS đọc BT 3 ( SGK), xác định yêu cầu của BT?
 - Mượn tiếng Hán : Mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
- Mượn tiếng châu Aâu : Xà phòng, ô- tô. ra-di-ô, ô-xi,cà phê, ca-nô.
HS đọc BT 4( SGK), xác định yêu cầu của BT?
( Không thể không thay đổi vì thế giới tự nhiên và xã hội luôn vận động và phát triển. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không phát triển thì không thể đáp ứng yêu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ.
Vốn từ của ngôn ngữ gọi là từ vựng.
TV :
Thuần Việt, từ mượn.
D- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	1. Bài vừa học : Đọc thêm sgk tr 74. nắm vững cách phát triển từ vựng.
	2. Bài sắp học : Văn bản : Hoàng Lê Nhất thống chí.
	- Đọc tìm hiểu tác giả – bối cảnh lịch sử nước ta.
	- Tìm hiểu hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ- sự thảm bại của nhà Thanh – sự nhục nhã của bọn bán nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 5(3).doc