Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41, 21: Ôn tập truyện trung đại - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41, 21: Ôn tập truyện trung đại - Huỳnh Thị Điền

Tuần 8

Tiết 41,42 ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI

A.Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học.

-Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .

2. Kĩ năng:

- Tổng hợp vấn đề, cảm nhận về nhân vật, về một hình ảnh thơ,.

3. Thái độ: GD ý thức học tập.

B.Chuẩn bị: +GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ

 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;

C. Tổ chức các hoạt động dạy - học :

HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.

HĐ2:Giới thiệu bài: Để chuẩn bị cho bài kiểm tra truyện trung đại đạt kết quả tốtôn tập.

HĐ3:Bài học:

GV dựa vào tiết kiểm tra ở SGK để ôn tập.

1.Bảng thống kê những kiến thức cơ bản của một số văn bản truyện trung đại(kèm theo)

2. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" và qua các đoạn trích "Truyện Kiều".

*Vẻ đẹp của người phụ nữ:

 +Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng Thúy Vân, Thúy Kiều;

 +Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt (Vũ Nường, Thúy Kiều), khát vọng tự do, công lý chính nghĩa (Thúy Kiều).

* Số phận bị kịch: đau khổ, oan khuất (số phận của Vũ Nương), bi kịch điển hình của người phụ nữ (nhân vật Thúy Kiều hội đủ đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi kịch lớn nhất là bi kịch lớn nhất là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp).

 

doc 7 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 41, 21: Ôn tập truyện trung đại - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 41,42
ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI
S: 14/10/2011
G:19/10/2011
 A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức về truyện trung đại đã học.
-Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam: Những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu .
2. Kĩ năng: 
- Tổng hợp vấn đề, cảm nhận về nhân vật, về một hình ảnh thơ,...
3. Thái độ: GD ý thức học tập.
B.Chuẩn bị: +GV:-Sách giáo khoa, SGV, Sách CHKT-KN; Bảng phụ 
 +HS:-Soạn bài, đọc kĩ chú thích, vở ghi chép; Biết giới thiệu bài mới;
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học :
HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS.
HĐ2:Giới thiệu bài: Để chuẩn bị cho bài kiểm tra truyện trung đại đạt kết quả tốtàôn tập...
HĐ3:Bài học:
GV dựa vào tiết kiểm tra ở SGK để ôn tập.
1.Bảng thống kê những kiến thức cơ bản của một số văn bản truyện trung đại(kèm theo)
2. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" và qua các đoạn trích "Truyện Kiều".
*Vẻ đẹp của người phụ nữ:
	+Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng Thúy Vân, Thúy Kiều;
	+Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt (Vũ Nường, Thúy Kiều), khát vọng tự do, công lý chính nghĩa (Thúy Kiều).
* Số phận bị kịch: đau khổ, oan khuất (số phận của Vũ Nương), bi kịch điển hình của người phụ nữ (nhân vật Thúy Kiều hội đủ đau khổ của người phụ nữ trong xã hội xưa mà hai bi kịch lớn nhất là bi kịch lớn nhất là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch nhân phẩm bị chà đạp).
3. Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện :
- Hèn nhát, đầu hàng, bán nước, chạy theo giặc một cách nhục nhã( "Quang Trung đại phá quân Thanh" - Hoàng Lê nhất thống chí).
-Giả dối, bất nhân, vì tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều).
4. Phân tích hình tượng các nhân vật:
	-Nguyễn Huệ (đoạn trích "Quang Trung đại phá quân Thanh").
	-Lục Vân Tiên(đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” )
*Hình tượng Nguyễn Huệ:
	-Yêu nước nồng nàn; quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước, cứu dân;
	-Tài trí, dũng cảm: mưu cao mẹo giỏi, hành binh thần tốc, chỉ huy quân sĩ trực tiếpchiến đấu và chiến thắng, đại phá quân Thanh mùa xuận năm Kỉ Dậu(1789)
	-Nhân cách cao đẹp vừa kiên quyết vừa bao dung.
	Đó là người anh hùng thể hiên sức mạnh của dân tộc, nhân vật lịch sử kiệt xuất được khắc họa trung thực trong một tác phẩm văn học trung đại.
*Hình tượng Lục Vân Tiên: 
	-Lí tưởng đạo đức cao đẹp, thể hiện quan niệm lí tưởng và mơ ước của NĐC.
	-Quan niệm phò đời giúp nước, giúp dân, "kiến nghĩa bất vi - phi anh hùng", lí tưởng của đạo Nho.
	-Trừng trị kẻ ác cứu người hoạn nạn, cứu dân lầm than;
	-Không mong sự đền đáp, khiêm tốn, giản dị.
5. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:
- Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quí tộc à Sinh trưởng trong gia đình đại quí tộc, có truyền thống văn học. 
-Sống vào giai đoạn cuối TKXVIII-nửa đầu TK XIX, XHPK khủng hoảng sâu sắc, có nhiều biến động.
- Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam à tác động đến nhận thức, tình cảm để ông hướng ngòi bút vào hiện thực(hiểu sâu sắc nhiều vấn đề của đời sống xã hội)
-Lưu lạc nhiều năm, đi nhiều nơi nên có vốn sống,vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc những vấn đề trong xã hội; 
- Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
-Là danh nhân văn hoá thế giới.
 * Tóm tắt Truyện Kiều: Chuyện kể về Thuý Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trong một gia đình trung lưu lương thiện. Trong một buổi du xuân, Thuý Kiều gặp Kim Trọng và từ đấy hai người bày tỏ tâm tình, tự do đính ước. Nhưng sau đó, gia đình Kiều bị mắc oan, Thuý Kiều phải nhờ em là Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng, còn nàng bán mình chuộc cha. Từ đấy, Thuý Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Tại lầu xanh, nàng được Thúc Sinh cứu vớt ra ngoài, nhưng rồi Kiều bị Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh ghen tuông đày đoạ. Kiều trốn vào cửa Phật, nhưng sau vô tình lại rơi vào lầu xanh lần của bọn Bạc Bà, Bạc Hạnh . Ở lầu xanh lần thứ hai này, Kiều may mắn được gặpTừ Hải và được làm vợ người anh hùng này. Từ Hải giúp nàng báo ân, báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải qui hàng và bị chết đứng giữa trận tiền, Thuý Kiều bị làm nhục rồi bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trầm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn, nhưng được sư Giác Duyên cứu sống. Về sau, Kiều gặp lại Kim Trọng và được đoàn tụ cùng gia đình.
6. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện qua các đoạn trích:
-“Chị em Thúy Kiều":Khẳng định, đề cao con người.
-“Kiều ở lầu Ngưng Bích”: Thương cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người.
6. Thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều:
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên:
	+Trực tiếp miêu tả thiên nhiên( Cảnh ngày xuân)
	+Tả cảnh ngụ tình(Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
	+Khắc họa nhân vật bằng bút pháp nghệ thuật ước lệ
HĐ4 :Hướng dẫn tự học:Về nhà tự kiểm tra lại các phần đã ôn, đối chiếu với nội dung bài học để tự đánh giá việc tiếp thu kiến thức của mình.
 -Chuẩn bị bài : Trong rừng loòng boong(Tài liệu chương trình địa phương)
1.Bảng thống kê những kiến thức cơ bản của một số văn bản truyện trung đại:
Số TT
Tên văn bản 
Tác giả
Nội dung chủ yếu 
Đặc sắc nghệ thuật
Ý nghĩa văn bản
1
"Chuyện người con gái Nam Xương"
Nguyễn Dữ.
Sống ở thế kỉ thứ 16
- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:
 + Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con.
+ Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.
- Thái độ của tác giả : phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh.
- Khai thác vốn văn học dân gian.
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì 
- Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
2
"Hoàng lê nhất thống chí"
Hồi thứ mười bốn
- Ngô Gia Văn Phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô – Thì – dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ.Ở làng Thanh Oai- Hà Nội
Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Lựa chon trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc hoạ nhân vật lịch sử ( Người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống ) với ngôn ngữ kể, tả, chân thật, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu(1789)
3
Truyện Kiều 
Nguyễn Du
-Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quí tộc 
-Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam
-Vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc những vấn đề trong xã hội; 
- Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; thể hiện số phận con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận người phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo: 
 + Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
+ Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo.
+ Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật thiên tài về nhiều mặt: Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, miêu tả nhân vật, tả cảnh ngụ tình,
4
“Chị em Thúy Kiều”.
- Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
- Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân. Thúy Kiều.
- Dự cảm về cuộc đời của chị em Thúy Kiều.
- Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
- Nghệ thuật đòn bẩy.
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình
Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du.
5
“Cảnh ngày xuân” 
Tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều 
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều
Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du
6
“Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Tả cảnh trước lầu Ngưng Bích, qua đó bộclộ tâm
 trạng của Thuý Kiều.
- Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn các từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
 Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
7
“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Trích“Truyện Lục Vân Tiên” 
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
.
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niêm đạo đức. 
-Miêu tả n/v chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói; 
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.
Số TT
Tên văn bản 
Tác giả
Nội dung chủ yếu 
Đặc sắc nghệ thuật
Ý nghĩa văn bản
1
"Chuyện người con gái Nam Xương"
Nguyễn Dữ.
Sống ở thế kỉ thứ 16
- Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:
 + Hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung với chồng, chu đáo, tận tình và rất mực yêu thương con.
+ Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.
- Thái độ của tác giả : phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh.
- Khai thác vốn văn học dân gian.
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì 
- Sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
2
"Hoàng lê nhất thống chí"
Hồi thứ mười bốn
- Ngô Gia Văn Phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô – Thì – dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ.Ở làng Thanh Oai- Hà Nội
Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Quang Trung-Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận của lũ vua quan phản dân hại nước.
- Lựa chon trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử.
- Khắc hoạ nhân vật lịch sử ( Người anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống ) với ngôn ngữ kể, tả, chân thật, sinh động.
- Có giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và với bọn giặc cướp nước.
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu(1789)
3
Truyện Kiều 
Nguyễn Du
-Chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình đại quí tộc 
-Chứng kiến những biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam
-Vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc những vấn đề trong xã hội; 
- Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là một bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; thể hiện số phận con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận người phụ nữ.
- Giá trị nhân đạo: 
 + Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
+ Lên án, tố cáo thế lực tàn bạo.
+ Khẳng định và đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
Truyện Kiều là một công trình nghệ thuật thiên tài về nhiều mặt: Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, miêu tả nhân vật, tả cảnh ngụ tình,
4
“Chị em Thúy Kiều”.
- Những thăng trầm trong cuộc sống riêng tư làm cho tâm hồn Nguyễn Du tràn đầy cảm thông, yêu thương con người.
- Thái độ trân trọng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của Thúy Vân. Thúy Kiều.
- Dự cảm về cuộc đời của chị em Thúy Kiều.
- Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ.
- Nghệ thuật đòn bẩy.
- Lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình
Chị em Thúy Kiều thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng của con người của tác giả Nguyễn Du.
5
“Cảnh ngày xuân” 
Tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều 
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật
- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều
Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du
6
“Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Tả cảnh trước lầu Ngưng Bích, qua đó bộclộ tâm
 trạng của Thuý Kiều.
- Miêu tả nội tâm nhân vật : Diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
- Lựa chọn các từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ.
 Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
7
“Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Trích“Truyện Lục Vân Tiên” 
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ, sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX.
.
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niêm đạo đức. 
-Miêu tả n/v chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói; 
- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện.
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_9_tiet_41_21_on_tap_truyen_trung_dai_huynh_t.doc