Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2011 - 2012 môn Ngữ Văn

Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2011 - 2012 môn Ngữ Văn

Câu 1 (1 điểm)

 a) Thành phần gọi - đáp là gì?

 b) Tìm thành phần gọi - đáp trong các câu sau:

- Bầu ơi thương lấy bí cùng,

 Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn.

 (Ca dao)

- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?

 ( Kim Lân, Làng)

Câu 2 (2 điểm)

 Cho câu thơ sau:

 Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh”

a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.

b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào? Cho biết vị trí của đoạn trích?

c. Phân tích đoạn thơ vừa chép bằng một đoạn văn ngắn( 8- 10 câu) để làm rõ bản chất của họ Mã.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào lớp 10 THPT năm học 2011 - 2012 môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục&Đào tạo
Việt Yên
Đề thi thử vào lớp 10 thpT Năm học 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (1 điểm) 
 a) Thành phần gọi - đáp là gì?
 b) Tìm thành phần gọi - đáp trong các câu sau:
- Bầu ơi thương lấy bí cùng,
 Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. 
 (Ca dao)
- Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
 ( Kim Lân, Làng)
Câu 2 (2 điểm)
 Cho câu thơ sau:
 Hỏi tên, rằng: ‘’Mã Giám Sinh”
a. Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
b. Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào? Cho biết vị trí của đoạn trích?
c. Phân tích đoạn thơ vừa chép bằng một đoạn văn ngắn( 8- 10 câu) để làm rõ bản chất của họ Mã. 
Câu 3 (3 điểm) 
 Đức tính trung thực rất cần thiết trong cuộc sống. Em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về tính trung thực. 
Câu 4 (4 điểm) 
 Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương. 
Họ và tên thí sinh: ............................................................................................. Số báo danh:..........................
Trường :...............................................................................................
Phòng Giáo dục&Đào tạo
Việt Yên
Hướng dẫn chấm
 thi thử vào lớp 10 thpT Năm học 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn
Câu 1( 1 điểm):
- Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. ( 0.5 điểm) 
- Xác định đúng thành phần gọi - đáp trong các câu: 
a. Bầu ơi( 0.25 điểm)
b. Này( 0.25 điểm)
Câu 2 ( 2 điểm):
 a. HS chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo: ( 0.5 điểm)
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.
b. - Đoạn thơ vừa chép trích trong đoạn trích: “Mã Giám Sinh mua Kiều” (Truyện Kiều của Nguyễn Du) (0,25 điểm)
- Vị trí: Đoạn trích nằm ở đầu phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi gia đình bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều. (0,25 điểm)
c. (1 điểm) Đoạn văn phân tích đảm bảo các ý sau:
- Lời nói: cộc lốc, vô lễ, nhát gừng, không có chủ ngữ, mập mờ, đầy giả dối. (0,25 điểm)
- Trang phục, diện mạo: chải chuốt, lố lăng, kệch cỡm, không phù hợp với lứa tuổi, che đậy sự giả dối. (0,25 điểm)
- Cử chỉ, hành động: thô lỗ, bất lịch sự đến trơ trẽn, thiếu văn hoá. (0,25 điểm)
- Hình thức: một đoạn văn (0,25 điểm)
Câu 3 ( 3 điểm) Bài viết cần làm rõ các nội dung sau:
- Giải thích thế nào là tính trung thực: (0,5 điểm)
+ Trung: hết lòng với mọi người, với đất nước.
+ Thực: thật
"Trung thực: ngay thẳng, thật thà, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, xảo quyệt, không làm sai lạc đi sự thật.
- Những biểu hiện của tính trung thực: (0,5 điểm)
+ Trong học tập: không quay cóp, chép bài của bạn...
+ Trong cuộc sống: luôn thẳng thắn, không gian dối, biết nhận lỗi khi sai trái; không báo cáo sai sự thật; không thay đen đổi trắng; không tham lam lấy của người khác làm của mình. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá...
- Lợi ích của tính trung thực: (0,5 điểm)
+ Giúp hoàn thiện nhân cách, được mọi người yêu mến, tôn trọng.
+ Có kiến thức thực giúp ta thành đạt trong cuộc sống.
+ Người trung thực được mọi người yêu mến, kính trọng, tin tưởng; mọi công việc đạt hiệu quả cao.
+ Trung thực sẽ giúp cho xã hội trong sạch, văn minh, ngày càng phát triển.
- Phê phán những biểu hiện sai trái, không trung thực: (0,5 điểm)
+ Trong học tập: không trung thực, luôn gian lận, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập (điểm cao mà đầu óc trống rỗng) mất niềm tin ở thầy cô và bạn bè.
+ Trong cuộc sống: thiếu trung thực sẽ bị mọi người luôn nghi ngờ, coi thường.
+ Trong sản xuất, kinh doanh: làm sai trái sẽ ảnh hưởng đến uy tín, có khi đe doạ đến tính mạng con người...
- Thái độ cần phải có: (0,5 điểm)
+ Xây dựng ý thức trung thực trong từng việc hàng ngày từ nhỏ đến lớn.
+ Lên án những việc làm thiếu trung thực.
- Hình thức: (0,5 điểm)
+ Bài viết có bố cục 3 phần.
+ Lập luận chặt chẽ, có lý lẽ và dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
Câu 4 ( 4 điểm) Bài viết của học sinh đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
	- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
	- Khái quát được nội dung cơ bản của bài thơ.
b. Thân bài: (3 điểm)
* Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người: ( 1 điểm)
	- Người con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ (4 câu đầu) (0,5 điểm)
	+ Cảnh đứa trẻ chập chững tập đi trong niềm vui, đón chờ của cha mẹ.
	+ Không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
	- Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ, sự bao bọc của quê hương. (0,5 điểm)
	+ Cuộc sống lao động của người đồng mình: cần cù, khéo léo, tươi vui.
	+ Rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình nuôi dưỡng con cả về tâm hồn và lối sống.
* Mượn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con. (2 điểm)
- Nhắc đến người đồng mình bằng những câu cảm thán (Yêu lắm, thương lắm con ơi!...) : tình quê thật thắm thiết, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc chân thành. ( 0.25 diểm)
 - Cha muốn con hiểu được những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình:
 + Người đồng mình sống vất vả nhưng giàu chí khí (Cao đo nỗi buồn; Xa nuôi chí lớn,). ( 0.25 diểm)
 + Dù cuộc đời còn nhiều khó khăn nhưng người đồng mình luôn sống mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương. Cha nói với con như muốn khuyên nhủ con phải biết trân trọng, thuỷ chung, tình nghĩa, phải biết chấp nhận vượt qua gian khổ để xây dựng quê hương: ( 0.5 diểm)
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
 Sống trong thung không chê thung nhèo đói
 Sống như sông như suối 
 Lên thác xuống ghềnh	
 Không lo cực nhọc.
 + Tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin (thô sơ da thịt, chẳng nhỏ bé,). ( 0.25 diểm)
 + Người đồng mình kiên trì, nhẫn nại, tự lực tự cường đã làm nên quê hương với nhiều truyền thống, phong tục tốt đẹp ( tự đục đá kê cao quê hương làm phong tục,). ( 0.25 diểm)
 - Cha muốn nói với con niềm mong ước của mình:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con
 + Cha mong con trên đường đời phải làm được những điều lớn lao, không nhỏ bé, hèn kém trước thiên hạ. Biết lấy phẩm chất của người đồng mình để sống sao cho xứng đáng. ( 0.25 diểm)
 + Tiếng gọi Con ơi, với những câu cầu khiến Lên đường, Nghe con: tạo nên giọng điệu dặn dò, khuyên bảo, thôi thúc, ( 0.25 diểm)
 c. Kết bài: (0,5 điểm) 
 - Khẳng định lại nội dung chính của bài thơ.
 - Nêu cảm xúc, liên hệ.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_nam_hoc_2011_2012_mon_ngu_van.doc