Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Cảnh ngày xuân

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Cảnh ngày xuân

Văn bản

Cảnh ngày xuân

 - Nguyễn Du -

A- Mục tiêu

 1.Kiến thức:- Giúp học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du kết hợp với bút pháp tả và gợi

 - Sử dụng từ ngữ giầu chất gợi hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng

 - Miêu tả cảnh để nói lên tâm trạng của nhân vật

 2.Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để viết văn tả cảnh

 3.Thái độ: Có thái độ học tập tích cực

B- Chuẩn bị

 -SGV, SGK ngữ văn 9

 -Hs: Soạn bài, chia đoạn

C- Phương pháp

- Sử dụng phương pháp đàm thoại, phân tích, giảng bình

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Cảnh ngày xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:	 Tuần 6. Tiết 28
Văn bản
Cảnh ngày xuân
 - Nguyễn Du -
A- Mục tiêu
 1.Kiến thức:- Giúp học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du kết hợp với bút pháp tả và gợi 
 - Sử dụng từ ngữ giầu chất gợi hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng
 - Miêu tả cảnh để nói lên tâm trạng của nhân vật
 2.Kĩ năng: Biết vận dụng bài học để viết văn tả cảnh
 3.Thái độ: Có thái độ học tập tích cực
B- Chuẩn bị
 -SGV, SGK ngữ văn 9
 -Hs: Soạn bài, chia đoạn
C- Phương pháp
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, phân tích, giảng bình.
D- Tiến trình hoạt động 
I-ổn định tổ chức: (1 phút)
II- Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 - Đọc diễn cảm đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, nêu nét nghệ thuật nổi bật mà Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích?
 *Yêu cầu: 
	- HS đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn trích 
- Nêu được nét nghệ thuật nổi bật: Thủ pháp nghệ thuật cổ điển: ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa
 - Miêu tả dự báo số phận nhân vật
III. -Bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút)
 Biệt tài của Nguyễn Du không chỉ miêu tả để khắc hoạ tính cách cũng như dự báo về cuộc đời số phận của nhân vật mà cảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng được khắc hoạ rõ nét qua nét vẽ thiên tài của Nguyễn Du. Cách miêu tả cảnh thiên nhiên ấy đặc biệt như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: (8 phút)
? Nêu xuất xứ của đoạn trích?
 2 Hs phát biểu, Gv chốt
? Đoạn trích tả cảnh gì?
 2 Hs phát biểu, Gv chốt
? Gv nêu yêu cầu đọc: chậm, rõ ràng, tình cảm
 3 Hs đọc, Gv nhận xét
? Giải thích từ khó SGK
 Hs giải thích, Gv bổ xung
Gv chuyển ý
Hoạt động 2: (20 phút)
? Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? ý chính mỗi đoạn?
 3 Hs phát biểu, Gv chốt
 -Đoạn 1: 4 câu đầu: khung cảnh mùa xuân
 -Đoạn 2: 8 câu tiếp: khung cảnh lễ hội
 -Đoạn 3: 6 câu cuối: cảnh chị em Thuý Kiều trở về
 Gv: chúng ta đi phân tích theo bố cục
? Hs đọc 4 câu thơ đầu. Khung cảnh mùa xuân được gợi tả qua những chi tiết nào? chỉ ra nghệ thuật đặc sắc?
 2 Hs phát biểu, Gv chốt
 -Thời gian: tháng 3
 -Đưa thoi
 qua nhanh
 -Cỏ non xanh tận chân trời
 -Hoa: cành lê trắng điểm một vài bông hoa
 đảo từ, từ thuần việt
? Câu thơ gợi lên cảnh tượng 1 mùa xuân như thế nào?
 -Bầu trời trong trẻo
 -Mặt đất tươi xanh, nhẹ nhàng tinh khiết
 -Không gian yên ả, thanh bình
 Gv: Từ điểm làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn. Cỏ xanh, hoa trắng, gió nhè nhẹ thổi. Màu trắng xanh hài hoà, gợi cảm giác mênh mông mà không quạnh vắng, trong sáng mà trẻ trung, nhẹ nhàng mà thanh khiết
? Qua phân tích em thấy khung cảnh mùa xuân hiện lên như thế nào?
 2 Hs phát biểu, Gv chốt
Gv chuyển ý
? Hs đọc 8 câu tiếp. Giải thích từ lễ và từ hội SGK/ 85?
? Cảnh lễ hội được gợi tả qua hình ảnh nào? hình ảnh ấy được khắc học bằng nghệ thuật nào?
 2- 3 Hs phát biểu, Gv chốt
 -Gần xa trạng từ
 -Yến anh
 -Chị em
 danh từ
 -Nô nức
 -Dập dìu
 động từ
 So sánh
? Từ ngữ trên gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
 2 Hs phát biểu, Gv chốt
 Gv: đây là 1 vẻ đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc ta: tưởng nhớ những người thân đã khuất
Gv chuyển ý
? Hs đọc 6 câu cuối. Cảnh vật không khí mùa xuân có gì khác so với 4 câu thơ đầu? Vì sao?
 2 Hs phát biểu, Gv chốt
 -Thời gian: chiều tối (tà tà)
 -Không gian: khe nước, cây cầu
 Cảnh ít người, thưa vắng
 -Con người: thơ thẩn
 đối lập với cảnh đầu đoạn
? Sự xuất hiện của từ láy thơ thẩn, nao nao gợi tả điều gì?
 2 Hs phát biểu, gv chốt
? Tâm trạng ấy cho ta thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn người thiếu nữ?
 -Tha thiết với niềm vui cuộc sống
? Qua đó cho ta hiểu gì về tình cảm mà nhà thơ dành cho họ?
 2 Hs phát biểu, Gv chốt
 -Thấu hiểu và đồng cảm với buồn vui của người tre tuổi
? Đoạn cuối của văn bản nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nổi bật nào?
 -Tả cảnh ngụ tình (tả cảnh diễn tả tâm trạng)
Gv chuyển ý
Hoạt động 3: (5 phút)
? Em cảm nhận được gì về thiên nhiên và con người qua bức tranh xuân?
 3 Hs phát biểu, Gv chốt
? Để có được bức tranh đẹp Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật nổi bật nào?
 2 Hs phát biểu, Gv chốt
? Bài tập 1. Hs thảo luận nhóm
 Đại diện phát biểu
Nội dung bài giảng
I-Vị trí đoạn trích
 1.Vị trí
 -Từ câu 39 đến câu 56
 -Đoạn trích: tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh, chị em Thuý Kiều đi chơi xuân
 2.Đọc. Chú thích
II-Phân tích văn bản
 1.Bố cục: 3 đoạn
 2.Phân tích
 a,Khung cảnh mùa xuân
 - Với tâm hồn nhạy cảm, tài quan sát và chọn lọc tinh tế, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh mùa xuân trong trẻo nhẹ nhàng, tràn đầy sức sống
 b,Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh :
 - Cảnh lễ hội thật đông vui náo nhiệt mang săc thái điển hình của tháng 3.
 c,Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về
 - Khung cảnh thưa thớt lặng lẽ thể hiện tâm trạng con người, đó là sự thiết tha với niềm vui cuộc sống, trong tâm trạng luyến tiếc bâng khuâng
III- Tổng kết
 1.Nội dung: Bức tranh thiên nhiên lễ hội hiện lên tươi đẹp, trong sáng
 2.Nghệ thuật:
 -Từ ngữ tả hình ảnh, từ ghép, từ láy
 -Tả cảnh ngụ tình
3. Ghi nhớ: (SGK- 87)
IV-Luyện tập
 1.Bài tập 1/ 87
 2. Em học được gì qua nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du?
 -Cách dùng từ
 -Sử dụng từ hán việt
 -Miêu tả khắc hoạ tính cách nhân vật
IV- Củng cố (1 phút)
 -Trả lời câu hỏi SGK
Hướng dẫn về nhà : (1 phút)
 -Học thuộc ghi nhớ 
 -Học thuộc đoạn thơ
 -Đọc trước, chuẩn bị bài: Thuật ngữ
 -Bài tập: 1/ 89; 2,3,4/ 90
 -Soạn: Kiều ở lầu Ngưng Bích. Chia đoạn, xuất xứ
V- Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 28Canh ngay xuan.doc