Giáo án môn Ngữ văn 9 - Về một chữ trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Về một chữ trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

Về một chữ trong bài thơ

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

"Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" là một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Phạm Tiến Duật viết vào những năm chống Mỹ ác liệt nhất của bộ đội ta ở tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình Văn học THCS chỉnh lý(1995). Nhiều nhà soạn sách tham khảo cho GV và HS đã viết những bài phân tích, bình giảng công phu về nó. Năm 2001, báo GD-TĐ đã tổ chức một đợt bình thơ trong nhà trường và có hàng chục người tham gia bình bài thơ này. Trong hàng chục bài phân tích bình giảng từ trước tới nay về bài thơ, bài viết của GS Trần Đình Sử đã gây cho chúng tôi những ấn tượng thú vị. GS đã có những phát hiện đáng kể về nội dung và nghệ thuật bài thơ. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, GS đã có một ý kiến làm cho chúng tôi băn khoăn.

Khi phân tích khổ thơ cuối, ông tỏ ý chê Phạm Tiến Duật non tay trong việc dùng chữ xước ở câu thơ "Không có mui xe thùng xe có xước". Cụ thể, ông viết như sau: "Khổ thơ thứ bảy, kết bài, nêu lên hình ảnh về những thử thách ngày càng nhiều, càng ác liệt. Chỉ tiếc chữ "xước" hơi nhẹ quá:." [1-tr. 400; 2-tr. 150]. Qua câu này, chúng ta thấy rằng: nhà phê bình có sự ngập ngừng, lúng túng; tuy chê nhưng lại không dám thẳng thắn nên câu văn mới bị vi phạm lỗi diễn đạt như vậy( trước hoặc sau tính từ "nhẹ" chỉ có thể dùng một trong hai phó từ "hơi" hoặc "quá"). Chúng tôi băn khoăn vì hai nhẽ:

một là, chẳng nhẽ một người viết có học vấn ngữ văn ở trình độ đại học, một nhà thơ vốn được coi là "một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ " [3-Tiểu dẫn, tr. 42] như anh Duật lại hớ hênh, cẩu thả đến thế sao?

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Về một chữ trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về một chữ trong bài thơ
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
"Bài thơ về Tiểu đội xe không kính" là một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Phạm Tiến Duật viết vào những năm chống Mỹ ác liệt nhất của bộ đội ta ở tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy chính thức trong chương trình Văn học THCS chỉnh lý(1995). Nhiều nhà soạn sách tham khảo cho GV và HS đã viết những bài phân tích, bình giảng công phu về nó. Năm 2001, báo GD-TĐ đã tổ chức một đợt bình thơ trong nhà trường và có hàng chục người tham gia bình bài thơ này. Trong hàng chục bài phân tích bình giảng từ trước tới nay về bài thơ, bài viết của GS Trần Đình Sử đã gây cho chúng tôi những ấn tượng thú vị. GS đã có những phát hiện đáng kể về nội dung và nghệ thuật bài thơ. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, GS đã có một ý kiến làm cho chúng tôi băn khoăn. 
Khi phân tích khổ thơ cuối, ông tỏ ý chê Phạm Tiến Duật non tay trong việc dùng chữ xước ở câu thơ "Không có mui xe thùng xe có xước". Cụ thể, ông viết như sau: "Khổ thơ thứ bảy, kết bài, nêu lên hình ảnh về những thử thách ngày càng nhiều, càng ác liệt. Chỉ tiếc chữ "xước" hơi nhẹ quá:..." [1-tr. 400; 2-tr. 150]. Qua câu này, chúng ta thấy rằng: nhà phê bình có sự ngập ngừng, lúng túng; tuy chê nhưng lại không dám thẳng thắn nên câu văn mới bị vi phạm lỗi diễn đạt như vậy( trước hoặc sau tính từ "nhẹ" chỉ có thể dùng một trong hai phó từ "hơi" hoặc "quá"). Chúng tôi băn khoăn vì hai nhẽ: 
một là, chẳng nhẽ một người viết có học vấn ngữ văn ở trình độ đại học, một nhà thơ vốn được coi là "một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ " [3-Tiểu dẫn, tr. 42] như  anh Duật lại hớ hênh, cẩu thả đến thế sao? 
Hai là, chẳng nhẽ bộ GD-ĐT lại chọn vào chương trình Văn học phổ thông một sản phẩm văn chương có tỳ vết về câu chữ như vậy cho học sinh học hay sao?  Nói thế, chắc có người sẽ bắt bẻ: ôi dào, ông chỉ hay vẽ chuyện, như con người là sản phẩm kỳ diệu của tạo hoá mà đến bậc vĩ nhân còn "nhân vô thập toàn" huống hồ văn chương là thứ "tự cổ vô bằng cứ " ? Xin thưa: nếu là vấn đề nội dung tư tưởng, vấn đề các lớp nghĩa sâu xa, ẩn tàng, trừu tượng ở tầng siêu ngôn ngữ của văn bản thì có thể nói như vậy, nhưng đây lại là vấn đề chữ nghĩa, vấn đề ở tầng biểu đạt nội dung sự vật, sự kiện mà theo như cách nói ở trên của GS-TS Trần Đình Sử, chuyên gia hàng đầu của ngành lý luận văn học nước nhà hiện nay, thì bài thơ này còn đâu là mẫu mực về sự  chính xác, trong sáng, hay ho, đẹp đẽ của tiếng Việt để mà dạy cho học trò? 
Bởi tuy là tỳ vết đó nằm ở một chữ, nhưng trong tính tương tác hệ thống của toàn bộ câu chữ bài thơ, trên mọi cấp độ ngôn từ, thì hậu quả của nó là "con sâu làm rầu nồi canh".Trong lịch sử văn học nhân loại đã có nhiều giai thoại cho hay: có khi chỉ vì thay đổi một chữ mà quyết định cả vận mệnh một bài thơ. Hẳn người đọc yêu văn học Trung Hoa, không mấy người là không biết câu chuyện nhà thơ Trịnh Cốc đời Đường đã sửa cho nhà sư Tề Kỷ chữ sổ thành chữ nhất, khiến bài thơ "Tảo mai" của Tề Kỷ trở nên nổi tiếng và Tề Kỷ đã cúi đầu bái tạ mà gọi Trịnh Cốc là "nhất tự sư" (thấy một chữ)                         
Kỳ thực, ban đầu, chúng tôi đã chia sẻ với ý kiến trên của GS Trần trong một tâm trạng bức xúc như thế. Nhưng sau đọc kỹ bài thơ nhiều lần, lắng nghe thật rõ âm hao của nó, thì lại ngờ ngợ. Chúng tôi bèn đọc lại tập "Vầng trăng và những quầng lửa" ( Nxb Văn học-1983), tuyển những bài thơ anh Duật viết chủ yếu trong giai đoạn ở Trường Sơn thì biết chắc rằng mình nhầm. Phong cách thơ Phạm Tiến Duật, như nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận, là tinh nghịch, tếu táo mà lại rất có duyên. Trong cấu tứ, anh chú ý nhiều đến các nghịch lý được phát hiện trong cuộc sống. Cách nói tưng tửng cứ như không trước mọi sự kiện, vấn đề trọng đại kết hợp với tứ thơ được xây dựng bằng nghịch lý có sức ám người đọc ghê gớm. Hẳn người đọc một thời chưa quên được những câu thơ thú vị này của anh:
..."Thế đấy, giữa chiến trường                                         
     nghe tiếng bom rất nhỏ" 
                              (Tiếng bom ở Seng Phan)
... "Bao nhiêu người làm thơ Đèo Ngang
     mà không biết con dèo chạy dọc"
                               ( Đèo Ngang)                
V.v và v.v                                                             
 Như vậy, cần phải hiểu câu chữ của Phạm Tiến Duật trong cái trường phong cách nói trên của anh. Phong cách là một yếu tố siêu ngôn ngữ, chi phối một cách có ý thức và cả vô thức đối với mọi sự lựa chọn phương tiện và phương thức nghệ thuật của người viết. Trong lịch sử văn học, có một thực tế sau đây: có những phương tiện ngôn từ, khi xét trong tổ chức ngôn ngữ bình thường của văn bản thì tầm thường, phi lý nhưng nó lại phi thường, lại rất có lý khi xét trong trường phong cách, trong cấp độ siêu ngôn ngữ. Với cái chữ  xước "phiền hà" của anh Duật cũng vậy.Trước hết, xét về ngữ cảnh câu thơ thì việc dùng chữ xước quả là khó chấp nhận. Chiếc xe không kính, không đèn, không mui vì bom đạn kẻ thù đã bao lần băm xé thì chắc chắn cái thùng xe khó bề nguyên vẹn đến mức chỉ có xước, tức là bị sây sát nhẹ, không đáng kể. Và cũng trong ngữ cảnh này, nghĩa của chữ xước chỉ có thể hiểu như vậy cả về tiền giả định và nghĩa tường minh. 
Vị chuyên gia thi pháp học đã dựa trên những căn cứ ấy để  "tiếc" cho nhà thơ của bộ đội Trường Sơn. Với cách hiểu theo lô-gích cuộc sống như thế, thì cái chữ "xước" đó hoàn toàn phi lý. Tuy nhiên, có ba lý do khiến chúng tôi tin rằng đây không phải là sự lỡ tay của một người thợ lành nghề.
Thứ nhất, Phạm Tiến Duật sáng tác bài thơ này khi anh đã thực sự trưởng thành về mọi mặt trong nghề thơ. 
Thứ hai, bài thơ này đã được in đi in lại nhiều lần trong nhiều tuyển tập và cũng đã hơn một lần được nhiều người phân tích bình giảng. 
Thứ ba, nó lại không có khả năng rơi vào trường hợp bị nhầm lẫn tai hại về chính tả nhiều năm như một chữ trong thơ của Tố Hữu " Người đi quần (quấn) áo chen chân"("Tiếng hát đi đày"). Vậy có phải do tác giả bí vần mà dùng chữ xước hay không? Trong quá trình sáng tác, đúng là có nhiều trường hợp do bí vần, nhất là thơ luật, và tác giả lại là người quá câu nệ, nên dùng chữ rất ép. Song Phạm Tiến Duật và bài thơ này thì lại không nằm trong tiền lệ trên. Thơ anh chủ yếu viết theo thể tự do, nặng về điệu nói nhưng rất giàu nhạc điệu. Có điều nhạc điệu đó không phải chủ yếu là do vần mà là do anh triệt để vận dụng nguyên lý song hành trong việc tổ chức dòng thơ, câu thơ, khổ thơ kết hợp với việc ngắt nhịp theo lối điệp cấu trúc đặng tạo nên. Vả chăng đây lại là khổ thơ kết nên việc tăng cường nhạc tính( trong đó có việc bắt vần) là rất cần thiết. 
Mặt khác, việc dùng chữ trước để kết thúc dòng thơ tiếp sau "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước" là tất yếu, là yếu tố cố định hoá trước cho sự hình thành một bộ phận của một cấu trúc . Đó chính là tiêu vận mà dòng thơ trước phải theo. Cứ theo ý kiến của GS Trần Đình Sử mà giả định rằng việc dùng chữ xước là non tay thì Phạm Tiến Duật còn những khả năng lựa chọn nào nữa không? Còn! Còn một khả năng: đó là từ rách tướp, khả dĩ đáp ứng về yêu cầu âm vận và xét về khả năng biểu đạt theo hướng cấu trúc hoá thực tại khách quan thì cao hơn từ xước nhiều. Đây  là những từ dùng thường xuyên đầu cửa miệng của cánh lính lúc bấy giờ, nhà thơ lại là người trong cuộc nên chẳng cần phải vò đầu, bứt râu tìm kiếm. Một con người thông minh, giàu vốn sống chiến trường, mẫn cảm và sắc nhọn ngôn từ như Phạm Tiến Duật thì khi lựa chọn câu chữ ắt phải nghĩ đến từ này( rách tướp ). Vậy mà Phạm lang vẫn dùng  chữ xước. Chắc là phải có cơn cớ chi đây? 
Thực ra, bài thơ có tính hiện thực cao, nhưng không phải câu chữ nào cũng mang tính hướng ngoại. Với chữ xước cũng vậy, Phạm Tiến Duật không nhằm mô tả tình trạng khách quan của cái thùng xe mà cái đích của chữ này là bày tỏ một thái độ. Đó chính là thái độ bất chấp, ngang tàng của anh bộ đội cụ Hồ thời chống Mỹ. Về chức năng nghệ thuật, với chữ này tác giả đã bổ sung thêm một nét phục bút do chính anh đã kỳ công đặt vào dòng cuối ở khổ thơ thứ nhất:..."Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng". Người lái xe nhìn thẳng, "con đường chạy thẳng vào tim". Chính cái nhìn ấy đã tạo nên không khí lạc quan, hội hè trong bài thơ này cũng như trong các bài thơ thời chống Mỹ khác của Phạm Tiến Duật. Cái "nhìn thẳng" đó đồng thời cũng là cái nhìn bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy. Bởi thế, chiếc xe trần trụi đến mức trông rất tiếu lâm đó "Lại đi, lại đi trời xanh thêm". Thiển nghĩ, nếu tác giả dừng lại ở dòng thơ này thì cũng có thể dứt lời, đạt ý để tạo thành một bài thơ hay. Nhưng cuộc chiến vĩ đại chống Mỹ đã nâng dân tộc ta lên vị trí cao nhất trên tầm thời đại, cho nên bên cạnh cái phong cách ung dung, thích thảng như đi trảy hội của người ra trận, trong thơ kháng chiến đương thời, còn đậm một nét phong cách nữa là thích triết lý, hay khái quát hoá. 
Và "Bài thơ về..." có lẽ là sự thể hiện xuất sắc của quy luật trên. Lẽ thường, khái quát hoá dễ dẫn đến khô khan, nặng nề. Trong khi đó, qua sáu khổ thơ, ngòi bút của tác giả đã tung tẩy đưa tiểu đội xe không kính đi qua Trường Sơn gian khổ, ác liệt một cách hồn nhiên, nhẹ nhàng. Nếu khổ kết lại chính luận, lại hô hào thì bài thơ hỏng mất! Và Phạm quân đã chọn được cách nói quá hay, rất hợp lý, hợp khí, khiến cho huyết mạch bài thơ lưu thông mạnh mẽ, nội lực thẩm mỹ-tư tưởng bài thơ càng phát sinh dồi dào. Đó là lối nói bồi thấn: nhắc lại, có thể bằng hình thức diễn đạt khác, để nhấn mạnh những ý cơ bản đã được triển khai trong phần trước của văn bản. Tuy nhiên, nếu không có nét phục bút bổ sung nói trên, thì sẽ không thực hiện được lối kết bồi thấn này. 
Bởi sau chổ phục bút ở khổ thơ đầu thì năm khổ tiếp theo tác giả đã tung hoành khởi bút triển khai tứ thơ một cách toàn diện, đầy đủ. Bây giờ nếu chỉ là sự tóm tắt ý tứ        (dẫu rất hình ảnh) một cách đơn thuần thì thực là vô duyên. Tác giả tiến hành giải quyết mâu thuẫn này trước hết bằng thao tác đối lập hoá, tương phản hoá giữa cái không và cái có. Để nhấn mạnh cái ác liệt của cuộc chiến, tác giả trương ra hình ảnh chiếc xe với ba cái không. Dù tàn tạ đến đâu nhưng những chiếc xe ấy còn thực hiện được chức năng tải hàng của chúng thì dứt khoát chúng phải có thùng. Thực tế, những chiếc xe tải thời chiến này không mấy chiếc thùng không bị rách nát. Tác giả buộc phải nói giảm là có xước cho phù hợp với lối nói tưng tửng, tếu táo trong toàn bài. Ngoài ra, cách nói khinh từ từ đó còn nhằm gây hiệu ứng thẩm mỹ trong sự tương tác với chính những cái không nói trên. ấy chính là hiệu ứng lạ hoá do sự phi lý, xét theo cách hiểu thông thường, tạo nên. Cái làm nên hình ảnh trọn vẹn về chiếc xe ô tô quan trọng nhất là kính, đèn, mui nhưng nay nó chỉ còn mỗi cái ca-bin trống huếch, trống hoác trông như chiếc xe thổ mộ thì rõ ràng cái thùng có xước hay rách tướp, dập nát nào có đáng để ý gì. Chính từ ... ho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội...”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Sự sống của dân làng Xô Man đều gắn liền với những cánh rừng xà nu. Khi Nguyễn Trung Thành viết : “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ảnh không khí căng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bật trên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bật của câu xà nu. Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ đến vậy... ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế” cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng.
Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn của chiến tranh “đố chúng nó giết được cây xà nu đất ta”. Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ “cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng Xô man”.
Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, Nguyễn Trung Thành đã dựng lên thật thành công và rõ nét, ấn tượng về hình tượng cây xà nu. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Trung Thành còn đặt hình tượng cây xà nu vào trong quan hệ đối chiếu sóng đôi với con người mảnh đất Tây Nguyên. Nếu cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng và khí trời, thì người dân Tây Nguyên yêu tự do, tin vào Đảng, đi theo bước chân cách mạng như muôn cây vẫn hướng vào ánh sáng mặt trời. Nếu cây xà nu bị tàn phá, huỷ diệt bởi đạn bom, khói lửa thì những người dân Tây Nguyên phải chịu bao đau thương mất mát do chính kẻ thù gây ra. Bao nhiêu người bị giặc giết chết như những cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình, bao nhiêu người còn sống mà phải mang trong mình bao nỗi thương đau. Bằng cách miêu tả hình ảnh cây và người trong quan hệ sóng đôi như thế, Nguyễn Trung Thành đã khắc sâu tội ác dã man của kẻ thù để qua đó tác giả giúp ta hình dung rõ hơn những thảm cảnh dân ta phải chịu do bọn giặc gây ra.
Cũng giống như những cánh rừng quê hương, như những con người Việt Nam vẫn ý thức được rằng:
“Gươm nào chia được dòng Bến Hải
Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn
Căm hờn lại giục căm hờn
Máu kêu trả máu đầu van trả đầu” 
Các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đã thay nhau tiếp nối đứng lên. ánh sáng của niềm tin “Đảng còn thì núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau tiếp nối đứng lên; anh Sút bà Nhan bị giặc giết, đi thay họ tiếp tế nuôi quân đã có T Nú và Mai. Cứ như thế, các thế hệ người Tây Nguyên đã thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền thống, thay nhau giữ vững ý chí đánh giặc kiên cường, để giữ làng, giữ nước của dân làng Xô man nói riêng và của người Tây Nguyên nói chung.
Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu hiện lên sừng sững, đồng hành với những bước đi, cuộc sống của dân làng Xô man. Gắn bó với cánh rừng anh dũng, kiêu hùng, những người dân Tây Nguyên như được tiếp thêm sức mạnh để đứng lên chiến đấu. Và gắn bó với con người Tây Nguyên ân tình, thuỷ chung, trung dũng như thế. Cây xà nu cũng luôn luôn sánh bước cùng họ để họ có cuộc sống bình yên hơn; để “hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn” chứ không nhằm vào những người dân vô tội lầm than. 
Cây xà nu là hình tượng mang đậm chất lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất, số phận của người dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm mang đậm chất sử thi, tính hào hùng, nó làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Rừng xà nu”. Để xây dựng một hình tượng xà nu như thế, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những câu văn miêu tả, những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc đặc sắc, cùng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, giọng văn miêu tả trong tác phẩm rất linh hoạt.
Có đọc “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp hình tượng cây xà nu. Hình tượng này đã góp phần tạo nên một “Rừng xà nu” trọn vẹn, mang đậm giá trị văn học. Nguyễn Trung Thành đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học dân tộc.
Hoàng Thuỳ Nhi (Theo Tiền Phong)
Nhận xét về bài văn đạt điểm 10
Người chấm 1: Thạc sĩ Lê An Vinh, giảng viên khoa Ngữ văn - ĐH Sư phạm Đà Nẵng.
“Bài làm hoàn chỉnh cả 3 câu, nếu áp với đáp án của Bộ thì vẫn còn thiếu một vài ý nhỏ. Nhưng bù vào đó, là sự cảm thụ văn học rất tốt, tư duy mạch lạc, chất văn bay bổng, cảm xúc dồi dào, đặc biệt giàu sáng tạo.
Người chấm 2: Thạc sĩ Lương Vĩnh An, giảng viên khoa Ngữ văn ĐH Sư phạm Đà Nẵng:
“So với đáp áp của Bộ, bài làm chưa đạt tuyệt đối 100%. Nhưng sự sáng tạo trong tư duy, ngôn ngữ, xúc cảm văn chương... thì thật đáng ngạc nhiên. Đọc câu một, nghĩ người làm học thuộc bài, nhưng càng đọc càng không tin đó là một bài làm của thí sinh trong thời hạn 180 phút! Chữ viết đẹp, câu cú rành mạch. Nếu có điểm 11, tôi sẽ là người cho bài viết điểm đó!”.
BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI VIẾT THƯ QUỐC TẾ UPU 39
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ ĐỀ TÀI CUỘC THI UPU 39
Đề tài: “Hãy viết thư cho một người nào đó, để nói vì sao việc hiểu biết về AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng”.
.
Một số gợi ý với người viết thư:
a. Nội dung chính mà bức thư cần đề cập:
Căn bệnh HIV/AIDS đã trở thành “đại dịch”, để ngăn ngừa, mỗi người cần phải nhận thức rõ để tuyên truyền cho mọi thành viên của cộng đồng hiểu biết, phòng tránh, đồng thời chính bản thân cũng phải tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này.
Như vậy, mỗi cá nhân không chỉ hiểu biết mà còn là tấm gương trong việc phòng chống căn bệnh HIV/AIDS.
b/ Thể hiện nội dung:
- Cần hiểu rõ căn bệnh AIDS. Theo thuật ngữ quốc tế: AIDS là chữ viết tắt hiểu theo tiếng Việt là: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”.
- AIDS do một loại vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người, gọi tắt là HIV, chúng xâm nhập vào cơ thể qua quan hệ tình dục, qua truyền máu và tiêm chích ma túy. Hiện chưa có thuốc đặc trị.
- Vi-rút HIV là nguyên nhân gây ra bệnh AIDS. Chúng gây nhiễm trên chính bạch cầu lympho T (loại bạch cầu mạnh nhất trong cơ thể), gây rối loạn chức năng của tế bào này và dẫn tới hội chứng suy giảm miễn dịch (cơ thể mất khả năng chống lại các vi khuẩn, vi-rút).
Hiểu rõ căn bệnh AIDS, chúng ta mới thấy tại sao thế giới gọi là “đại dịch” và tầm quan trọng của công việc tuyên truyền, tự bảo vệ chống lại căn bệnh này.
c. Sơ bộ về căn bệnh AIDS:
Chủ đề cuộc thi năm nay được UPU chọn về đại dịch bệnh HIV/AIDS. Đây là một căn bệnh hiểm nghèo đã được thế giới phát hiện ra cách đây gần 30 năm, phát triển và lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Trên thế giới có khoảng 33 triệu người sống chung với HIV/AIDS. Hàng ngày, có 7400 trường hợp mới phơi nhiễm bệnh. Cho tới nay, vẫn chưa tìm ra vắc xin phòng chống căn bệnh này.
Hưởng ứng chiến dịch phòng chống HIV toàn cầu, Liên minh Bưu chính thế giới – UPU đã phối hợp với Chương trình về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Công Đoàn Thế giới chọn chủ đề HIV/AIDS cho cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39 và phát động phòng trào hưởng ứng chiến dịch phòng chống HIV tới các bưu cục trên toàn mạng Bưu chính toàn cầu.
d. Tại sao cần hiểu biết về bệnh AIDS và tự bảo vệ mình chống lại căn bệnh này ?:
Sở dĩ AIDS phát triển với tốc độ khủng khiếp như trên vì thời kỳ nhiễm HIV có thể kéo dài từ 2-10 năm. Trong thời kỳ này, người mắc bệnh vẫn khỏe mạnh bình thường, không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng cũng chính vì vậy mà khả năng lây nhiễm là rất lớn, do không biết phòng tránh.
Bởi vậy, việc hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này từ tác hại đến quá trình phát triển, gây tử vong, thay đổi thái độ và hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hết sức cần thiết. Việc kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
e. Việc hiểu biết và tự bảo vệ như thế nào?:
Cha ông ta đã dạy: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Từ khi trên thế giới và Việt Nam phát hiện ra căn bệnh này, Chính phủ và các tổ chức xã hội, đoàn thể đã có nhiều chương trình, hoạt động tuyên truyền để mỗi người dân, thành viên trong cộng đồng hiểu rõ căn bệnh HIV/AIDS.
Đối với tuổi học trò, căn bệnh HIV/AIDS thực sự trở thành nguy cơ, mối lo lắng với mỗi gia đình, nhà trường và xã hội. Nguyên nhân: Do chủ quan, nhiều bạn học sinh ban đầu bị rủ rê, lôi kéo “thử” cho biết ; một số bạn chạy theo lối sống hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi bởi vậy mà sa ngã vào tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục bừa bãi dẫn đến bệnh tật, gia đình tan nát; do khách quan: lây nhiễm qua bố mẹ, qua chữa bệnh tại bệnh viện
Ở bức thư của mình, các em nên chọn những câu chuyện, sự việc xảy ra trong thực tế: gia đình, bạn bè và bản thân để khẳng định việc nhận thức và tự phòng tránh căn bệnh HIV/AIDS là vô cùng cần thiết. Cũng có thể là một trường hợp, hoàn cảnh thương tâm nhưng đã vượt qua bệnh tật, hoàn lương, trở về hòa nhập với cuộc sống, đóng góp có ích cho xã hội. Cũng khuyến khích các em bày tỏ sự thân thiện, chia sẻ, đồng cảm của mọi người với người mắc bệnh, tránh kỳ thị, ghét bỏ. Qua bức thư, các em cũng cần nhấn mạnh đến tác hại của việc mắc phải căn bệnh này, như về thể xác (ốm đau, tiều tụy, hủy hoại sức lực), về tinh thần (u mê, thiếu sáng suốt). Đồng thời ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội: Bản thân là một gánh nặng cho gia đình, cộng đồng; về lâu dài, con cái cũng bị lây nhiễm
Đây là một đề bài mà chủ đề mang tính xã hội, đòi hỏi các em khi viết phải có sự suy nghĩ, cái nhìn khách quan với mỗi sự việc, câu chuyện đặt ra. Cần phê phán nhưng cũng đề cao các giải pháp, hướng đi cho những ai và ngay cả bản thân mình nếu đã mắc phải căn bệnh này.
g. Thể loại:
Là bức thư văn học, các em nên lưu ý tuân thủ các quy định: Tránh lối viết dễ dãi, sáo mòn ; kết thúc phải gây ấn tượng với người đọc.
Chúc các em thành công!
BAN GIÁM KHẢO CUỘC THI

Tài liệu đính kèm:

  • doctham khao tu hoc.doc