Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Nguyễn Thị Thùy Trang

Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Nguyễn Thị Thùy Trang

Đọc thêm

Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN

 (Truyền thuyết)

I Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Bước đầu nắm được khái niệm truyền thuyết.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện

2. Kĩ năng:

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuật, nghe kể chuyện.

- Nhận ra những sự việc chính của truyện

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con rồng cháu tiên”.

* Kĩ năng sống

- KN tự nhận thức

- KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng của bản thân

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

- Thể hiện thái độ chia sẻ, yêu thương, có tinh thần đoàn kết khi gặp khó khăn.

 

doc 349 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Nguyễn Thị Thùy Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 7/8/2012
Tiết 1 Ngày dạy: 13/8/2012
Đọc thêm
Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN
 (Truyền thuyết)
I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Bước đầu nắm được khái niệm truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện 
2. Kĩ năng:
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuật, nghe kể chuyện.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con rồng cháu tiên”.
* Kĩ năng sống
- KN tự nhận thức
- KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng của bản thân 
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.
- Thể hiện thái độ chia sẻ, yêu thương, có tinh thần đoàn kết khi gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.
- Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.
* Học sinh:
- Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.
- Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản” vào vở soạn.
* Phương pháp/kĩ thuật: Động não, thảo luận
III. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định:
	Kiểm tra sĩ số 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
 3. Bài mới: 
 Đã bao giờ các em đặt câu hỏi: Dân tộc ta có nguồn gốc từ đâu?
 Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình, gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thống xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”
Hoạt động gv
Hoạt động hs
ND ghi bảng
Gọi HS đọc chú thích có dấu *
? Qua theo dõi bạn đọc, em hãy nhắc lại thế nào là truyền thuyết?
 Gv: hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
+ Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng.
+ Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở.
Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
- Gv: nhận xét, chỉnh sửa
? Em hãy kể tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên”
Gv giải thích 1 số chú thích
? Truyền thuyết này kể về ai và về sự việc gì?
? Em có nhận xét gì về LLQ và AC ? Qua mối duyên tình này, người xưa muốn chúng ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc?
? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu Tiên”.
GV: Từ bao đời, người Việt tin vào tính chất xác thực của những điều “truyền thuyết” về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên, Rồng rất đẹp, rất cao quí, linh thiêng của mình. Người Việt Nam dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài, đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết. Các ý nghĩa ấy còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
? Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?
? Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào? 
Gv: khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói .
? Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác?
Đọc ghi nhớ
? Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con rồng cháu tiên
GV: sự giống nhau đó khẳng định 
sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người trên đất nước ta
Đọc chú thích
Nhiều học sinh đọc bài
Hs kể tóm tắt vb
Truyện kể về Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên cùng bà Âu Cơ dòng tiên sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con từ đó hình thành nên dân tộc Việt Nam.
Bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, thần tiên hóa nguồn gốc, nòi giống dân tộc, cha ông ta đã ca ngợi cội nguồn, tổ tiên của người Việt chúng ta bắt nguồn từ một nòi giống thần tiên tài ba, xinh đẹp, rất đáng tự hào. Mỗi người Việt Nam ngày nay vinh dự là con cháu thần tiên hãy tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo, nhằm mục đích nhất định. 
- Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người.
1. khái niệm truyền thuyết
 Sgk/7
2. Đọc, kể, tìm hiểu văn bản
* Ý nghĩa của truyện
- Giải thích suy tôn nguồn gốc dt
- Đề cao ý nguyện 
đoàn kết dân tộc
4. Củng cố: 
Nhắc lại ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản.
5. Dặn dò:
 Về nhà: - Học bài và đọc phần “Đọc thêm”.
 - Tập kể diễn cảm truyện “Con rồng cháu tiên”.
 - Soạn bài “Bánh chưng bánh giầy” để tiết sau học.
6. Rút kinh nghiệm
Tuần 1 Ngày soạn: 7/8/2012
Tiết 2 Ngày dạy: 15/8/2012
 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
 Văn bản: BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
 (Truyền thuyết)
I Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Giúp học sinh: Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết
 - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương
 - Cách giải thích của người Việt cổ về 1 phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản, nghe, kể chuyện của HS.
Nhận ra những sự việc chính trong truyện
* Kĩ năng sống
- KN tự nhận thức
- KN giao tiếp: trình bày suy nghĩ / ý tưởng của bản thân 
3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc ta
II. Chuẩn bị:
*Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
Tranh làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết của nhân dân.
* Học sinh:
Học thuộc bài cũ.
Soạn bài mới 
 * Phương pháp/kĩ thuật: Động não, thảo luận nhóm
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Trình bày ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu tiên”?
Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền của đất nước ta.
3.	Bài mới:
 Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về Tết đến, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quí, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” trong ngày Tết. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền 
văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc.
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
ND ghi bảng
Đọc-tìm hiểu chú thích
- Gv: hướng dẫn hs cách đọc, đọc mẫu. 
- Đọc: Giọng chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của Thần trong giấc mộng của Lang Liêu, giọng âm vang, xa vắng. Giọng vua Hùng đĩnh đạc,chắc, khỏe.
- Kể ngắn gọn nhưng đủ ý và mạch lạc.
H: Truyện gồm có mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
- H: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?
- H: ý của vua cha như thế nào, có ai biết được không?
- H:Vua chọn người nối ngôi bằng hình thức nào? 
Gv: Trong truyện cổ dân gian nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới thường có những tình huống mang tính chất những “câu đố”. Điều Vua Hùng đòi hỏi các hoàng tử đúng là một “câu đố” một “bài toán” không dễ gì giải được. Điều kiện và hình thức truyền ngôi có những đổi mới và tiến bộ so với đương thời: Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước chỉ truyền cho con trưởng. Vua chú trọng tài trí hơn trưởng, thứ. Đây là một vị vua anh minh
H: Để làm vừa ý vua các ông lang đã làm gì?
Hình thức Hùng Vương thử tài các con như ông thầy ra cho học trò một đề thi, một câu đố để tìm người tài giỏi, thông minh đồng thời cũng là người hiểu được ý mình. Các lang suy nghĩ, vắt óc cố hiểu ý vua cha, “Chí” của vua là gì? Ý của vua là gì? Làm thế nào để thỏa mãn cả hai? Các lang đã suy nghĩ theo kiểu thông thường hạn hẹp, như cho rằng ai chẳng vui lòng, vừa ý với lễ vật quí hiếm, cỗ ngon, sang trọng. Nhưng sự thật càng biện lễ hậu, họ càng xa rời ý vua, càng không hiểu cha mình. Và câu chuyện vì thế mà cũng trở nên hấp dẫn.
 H: Vì sao thần lại giúp đỡ Lang Liêu?
 H: Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho lang Liêu?
H: vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời Đất, Tiên Vương?
H: Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” có ý nghĩa gì?
H: Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
Hs đọc
- bố cục: 3 phần
. phần1: từ đầu -> “chứng giám”
. phần 2: tiếp theo-> “hình tròn”
. phần 3: còn lại.
Cá nhân trả lời
 Đọc phần 2
- Hai thứ bánh đó có ý nghĩa thực tế (quí trọng nghề nông, quí trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra).
- Hai thứ bánh có ý tưởng sâu xa (tượng Trời, tượng Đất, tượng muôn loài).
- Hai thứ bánh do vậy hợp ý vua, chứng tỏ được tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quí nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên Vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh ra mình.
I- Đọc-tìm hiểu chú thích.
 (sgk/11)
II- Đọc-tìm hiểu văn bản
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh:Giặc ngoài đã yên, vua đã già muốn có người kế nghiệp.
- Ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua
- Hình thức: câu đố đặc biệt -> Có ý nghĩ đổi mới, tiến bộ
2. Cuộc đua tài dâng lễ vật
- Các lang đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon –> không hiểu ý vua cha
- Lang Liêu.
 . Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm chỉ
. Được thần mách bảo cách làm 2 loại bánh -> thể hiện sự thông minh, tháo vát
3. Kết quả cuộc thi
- Hùng Vương chọn bánh của Lang Liêu để tế Trời Đất cùng Tiên Vương
- Lang Liêu được truyền ngôi vua.
* Tổng kết : ghi nhớ sgk/12
4. Củng cố:
 - Gọi hs nhắc lại ý nghĩa câu truyện.
5. Dặn dò:
 - Học thuộc bài.Tâp kể diển cảm lại câu chuyện.
 - Soạn bài “Từ và cấu tạo của từ tiếng việt”.
6. Rút kinh nghiệm
Tuần 1 Ngày soạn: 7/8/2012
Tiết 3 Ngày dạy: 15/8/2012
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
I Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, cụ thể là:
 - Khái niệm về từ.
 - Đơn vị cấu tạo từ (tiếng).
 - Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn, từ phức; từ ghép, từ láy).
 2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận diện, phân biệt 
 - Từ và tiếng
 - Từ đơn và từ phức
 - Từ ghép và từ láy
* Kĩ năng sống: KN ra quyết định, KN giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ
3. Thái độ:
Giáo dục các em biết yêu quí, giữ gìn sự trong sáng của vốn từ tiếng Việt.
II Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
- Bảng phụ phân loại từ đơn, từ phức và ghi các ví dụ
* Học sinh:
 Sgk, tập ghi, tập soạn
* Phương pháp/kĩ thuật: Phân tích tình huống mẫu; Thực hành có hướng dẫn; Động não
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu sơ lược phần tiếng việt sgk tập 1.
3. B ...  Viết đúng thể loại: 1đ
- Có câu TTĐCTL: 1đ
4. hướng dẫn về nhà
Về nhà tự sửa bài tiếp
Soạn câu hỏi trong phần «  Tổng kết phần văn và tập làm văn »
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung
Tuần 35 Ngày soạn: 18/4/2012
Tiết 133 Ngày dạy: 23/4/2011
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 Phần Văn
 - Nội dung nghệ thuật của các văn bản.
- Thể loại phương thức biểu đạt của các văn bản.
Phần Tập làm văn
 - Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học.
- Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.
 - Bố cục của các loại văn bản đã học.
2. Kĩ năng:
Phần Văn
- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết.
- Khái quát, hệ thống các văn bản trên các phương diện cụ thể.
- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.
 Phần Tập làm văn
 - Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.
- Phân biệt được ba loại văn bản: tự sự, miêu tả, hành chính công vụ (đơn từ).
 - Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.
* Kĩ năng sống
KN ra quyết định
KN giao tiếp
3. Thái độ:
- Biết vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp khi xây dựng một văn bản
II. Chuẩn bị
GV : sgk, giáo án, ckt. Bảng phụ...
HS : sgk, tập soạn, ghi
Phương pháp/ kĩ thuật : phân tích tình huống, thực hành có hướng dẫn, động não
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. KTBC
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
ND ghi bảng
? Em hãy kể tên các văn bản đã học từ đầu năm đến bây giờ ?
? Học kỳ 2 có những văn bản nào?
GV: cho 3 HS đọc các chú thích có dấu (*) ở các bài bên
GV cho HS thảo luận lập bảng thống kê tên văn bản như ở bên
? Chọn nhân vật mà em thích và nói rõ vì sao em thích nhân vật đó?
? So sánh 3 phương thức biểu đạt?
 GV chốt lại 
? Em hãy thống kê văn bản thể hiện lòng yêu nước, lòng nhân ái 
Hs kể tên các văn bản đã học trong học kì I, II
- CRCT, BCBG, TG, STTT. STHG, SD, TS, EBTm, CBT,
- Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Ếch nhồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
- Đeo nhạc cho mèo.
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Treo biển, Lợn cưới áo mới.
- Con hổ có nghĩa.
- Mẹ hiền dạy con
- Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Hs # nhận xét
Hs thảo luận, thống kê
Hs trình bày
HS trình bày, lớp nhận xét
HS tự tìm từ HV khó để giảng giải
I. Tổng kết phần văn
1. Các văn bản đã học trong năm học
 Học kỳ 1
 Học kỳ 2
- Bài học đường đời đầu tiên
- Sông nước Cà Mau
- Bức tranh của em gái tôi
- Vượt thác
- Buổi học cuối cùng
- Đêm nay Bác không ngủ
- Lượm, mưa
- Cô Tô
- Cây tre Việt Nam
- Lòng yêu nước
- Lao xao
- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Động Phong Nha
2. Chú ý các chú thích có dấu (*) Ở các bài 1, 5, 10, 12, 14, 29.
- Truyền thuyết là gì ?
- Cổ tích là gì?
- Ngụ ngôn là gì?
- Truyện cười là gì?
- Truyện trung đại là gì?
- Văn bản nhật dụng là gì?
3. Bảng thống kê các văn bản là truyện
TT
Tên văn bản
NV chính
Vị trí, ýnghĩa.
1
2
T. Sanh
Sọ Dừa
TS
SD
Dũng sĩ
4. Chọn 3 nhân vật mà em thích
( HS tự chọn và trình bày lý do )
5. So sánh phương thức biểu đạt truyện dân gian, trung đại , hiện đại.
( HS tự so sánh GV nhận xét).
6. Văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và lòng nhân ái.
- Lòng yêu nước
- Cuộc chia tay của những con búp bê
7. Tìm từ Hán - Việt khó hiểu để tra từ điển ( HS tự tìm).
4. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học	
5. Hướng dẫn học bài : 
 - Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho phần tập làm văn tiếp theo..
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung
Tuần 35 Ngày soạn: 18/4/2012
Tiết 134 Ngày dạy: 24/4/2011
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN (tt)
I. Mục tiêu ( như T133)
II. Chuẩn bị
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. KTBC
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
ND ghi bảng
? Em hãy phân loại các văn bản đã học theo phương thức biểu đạt
chính tự sự, biểu cảm, nghị luận.
? Phương thức biểu đạt chính trong các văn bản bên là gì?
? Phân loại các văn bản theo phương thức biểu đạt.
? Miêu tả, tự sự, đơn từ khác nhau ở chỗ nào?
? Em hãy nêu bố cục của một bài văn tự sự?
Hs phân loại các văn bản theo các phương thức đã học
Trình bày cá nhân
Hs trình bày
HS thảo luận
Từ bài thơ viết thành văn xuôi 
I. Tổng kết phần văn
II. Tổng kết phần tập làm văn
A. Các loại văn bản và các phương thức biểu đạt chính đã học
1. Phân loại những văn bản đã học theo phương thức biểu đạt chính tự sự , biểu cảm, nghị luận
TT
 Phương thức biểu đạt
Văn bản
1
Tự sự 
2
Miêu tả
3
Biểu cảm
2. Phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau
TT
Tên văn bản
P/t biểu đạt 
1
Thạch Sanh
Tự sự
2
Lượm
TS +MT+BC
3
Bài học đường đời
TS
3. Các loại văn bản theo phương thức biểu đạt
TT
P/T biểu đạt
Đã tập làm
1
Tự sự
*
2
Miêu tả
*
3
Biểu cảm
B. Đặc điểm và cách làm
1.Miêu tả, tự sự , đơn từ khác nhau ở chỗ nào
TT
Văn bản
M/đích
N/dung
H/thức
1
tự sự
T/báo
NV,SV
V/xuôi
2
M/ tả
C/Nhận
T/cảm
nt
3
Đ/từ
Y/cầu
L/do
T/mẫu
2. Bố cục của một bài văn tự sự
TT
Các phần
Tự sự 
M/ tả
1
Mở bài
G/ thiệu.
Đ/tượng
2
Thân bài
D/ biến
M/tả.
3
Kết bài
K/quả
C/xúc..
3. Nhân vật trong tự sự được kể và tả qua những yếu tố nào?
( HS trả lời ,GV nhận xét)
III. Luyện tập
1. Từ bài thơ đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh đội viên chứng kiến câu chuyện đó và kể lại bằng một đoạn văn.
( HS viết đoạn văn , trình bày trước lớp, nhận xét bổ sung).
2. Từ bài Mưa của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em
4. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học	
5. Hướng dẫn học bài : 
- Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tổng kết phần TV.
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung
Tuần 35 Ngày soạn: 18/4/2012
Tiết 135 Ngày dạy: 24/4/2011
 TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 - Danh từ, động từ, tính từ; cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Các thành phần chính của câu.
- Các kiểu câu.
- Các phép nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
 - Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy
2. Kĩ năng:
- Nhận ra các từ loại và phép tu từ.
- Chữa các lỗi về câu và dấu câu.
* Kĩ năng sống
KN ra quyết định
KN giao tiếp
3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn khi sử dụng phần tiếng việt để làm tăng giá trị tiếng việt.
II. Chuẩn bị
GV : sgk, giáo án, ckt. Bảng phụ...
HS : sgk, tập soạn, ghi
Phương pháp/ kĩ thuật : phân tích tình huống, thực hành có hướng dẫn, động não
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. KTBC
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv
Hoạt động hs
Ghi bảng
? Nêu các khái niện ĐT, ĐT, TT, ST, LT, CT, PT là gì? Cho vi dụ minh họa?
? Nêu giá trị của các từ loại trên ?
GV chốt lại phần này
? Các phép tu từ đã học ? Nêu khái niệm ? Lấy ví dụ và nêu tác dụng?
GV chốt lại phần 2 này.
? Các kiểu cấu tạo câu đã học?
? Thế nào là câu đơn? Cho ví dụ? Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ 
? Nêu các dấu câu đã học 
? Dấu chấm được đặt ở đâu?
? Dấu chấm hỏi đặt ở đâu?
? Dấu phẩy đặt ở đâu?
? Cho mỗi loại một ví dụ?
HS thảo luận các khái niệm từ loại đã học
HS: thảo luận xong trình bày trước lớp, lớp nhận xét
lấy ví dụ
HS thảo luận về các phép tu từ đã học, lấy ví dụ
Trình bày trước lớp , nhận xét
Trình bày cá nhân
I. Các từ loại đã học
 * Từ loại
- Động từ : là từ chỉ hoạt động, trạng thái nói chung của người của sự vật.
- Danh từ: Là từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm,
- Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- Số từ: Là từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
- Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật.
- Chỉ từ: Dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng dể xác địng vị trí 
- Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với động từ dể bổ sung ý nghĩa cho ĐT, TT đó
II. Các phép tu từ đã học
* Các phép tu từ về từ
- Phép so sánh: 
- Phép nhân hóa: 
- Phép ẩn dụ: 
- Phép hoán dụ: 
III. Các kiểu cấu tạo câu
* Các kiểu cấu tạo câu
- Câu đơn: Là câu do một cụm C-V tạo thành.
 + Câu có từ là
 + Câu không có từ là
- Câu ghép: Là câu do hai cụm C-V tạo thành.
III. Các dấu câu đã học
* Dấu câu Tiếng Việt
- Dấu kết thúc câu
 + Dấu chấm : đặt ở cuối câu miêu tả
 + Dấu chấm hỏi: đặt ở cuối câu nghi vấn
- Dấu phân cách các bộ phận câu
 + Dấu phẩy: ngăn cách các bộ phận phụ
4. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học	
5. Hướng dẫn học bài : 
- Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết ôn tập tổng hợp cuối năm.
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung
Tuần 35 Ngày soạn: 18/4/2012
Tiết 136 Ngày dạy: 25/4/2011
ÔN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Vận dụng theo hướng tích hợp các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện năng lực vận dụng các kiến thức đã học khi làm bài.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn khi sử dụng phần tiếng việt để làm tăng giá trị tiếng việt
II. Chuẩn bị
GV : sgk, giáo án....
HS : câu hỏi sgk
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp
2. KTBC
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động gv
Hoạt động hs
Ghi bảng
GV: Về phần văn bản chúng ta cần nắm chắc đặc điểm thể loại, nội dung cụ thể của từng từng văn bản ? Nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự.
Về câu phải nắm được các thành phần chính của câu, câu trần thuật đơn.
Nắm được các biện pháp tu từ như : so sánh, nhân hóa , ẩn dụ, hoán dụ.
 Nắm được dàn bài của một bài văn tự sự, ngôi kể, thứ tứ tự kể trong văn tự sự
Về văn miêu tả phải hiểu thế nào là văn miêu tả, mục đích 
Nắm được cách làm của một bài văn miêu tả, phương pháp tả người , phương pháp tả cảnh
Cách viết đơn từ
Hs trình bày lại các kiến thức cơ bản về cả 3 thể loại
Nhắc lại các biện pháp tu từ
y/c của bài văn tự sự, văn miêu tả
Nêu pp tả cảnh, pp tả người
I. Đọc - hiểu văn bản
1. Nắm được đặc điểm thể loại
2. Nắm được nội dung cụ thể
3. Nắm được nội dung ý nghĩa của văn bản tự sự
II. Phần tiếng việt
1.Về câu
- Thành phần chính của câu
- Câu trần thuật đơn
- chữa lỗi về CN- VN.
2. Biện pháp tu từ.
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
III. Phần tập làm văn
1.Văn tự sự
- Dàn bài của một bài văn tự sự
- Ngôi kể khi viết bài văn tự sự
- Thứ tự kể trong văn tự sự
- Cách làm bài văn tự sự
2. Văn miêu tả
- Thế nào là văn miêu tả
- Mục đích và tác dụng của văn miêu tả.
- Các thao tác của văn miêu tả
- Quan sát, tưỏng tượng, liên tưởng , so sánh.
3. Cách làm bài văn miêu tả
- Phương pháp tả cảnh
- Phương pháp tả người
4. Biết cách viết đơn từ và nắm được các lỗi thường mắc khi viết đơn từ.
IV. Hướng kiểm tra đánh giá.
 Hình thức tự luận
4. Củng cố : 
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học	
5. Hướng dẫn học bài : 
- Về nhà làm lại đề cương dựa trên cơ sở đã góp ý bổ sung. 
 - Chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra tổng hợp cuối năm.
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 ca nam(1).doc