Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần 1

Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần 1

 Tuần 1 Ngày soạn:15/8/2010

Tiết:1,2

 Tôi đi học

A. Mục tiêu cần đạt Thanh Tịnh

 Giúp HS :

- Cảm nhận được tâm trạng tới lớp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị:

 - GV soạn giáo án , đọc tư liệu tham khảo.

- Tranh, ảnh buổi tựu trường

C. Tiến trình dạy và học

1. Bài cũ : KT sách, vở

2. Bài mới : Giới thiệu : Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt, đáng nhớ hơn là các kỷ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên

 

doc 261 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 8 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 Ngày soạn:15/8/2010
Tiết:1,2 
 Tôi đi học
A. Mục tiêu cần đạt Thanh Tịnh 
 Giúp HS :
- Cảm nhận được tâm trạng tới lớp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi ” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B. Chuẩn bị:
 - GV soạn giỏo ỏn , đọc tư liệu tham khảo.
- Tranh, ảnh buổi tựu trường 
C. Tiến trình dạy và học
1. Bài cũ : KT sách, vở
2. Bài mới : Giới thiệu : Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt, đáng nhớ hơn là các kỷ niệm, ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Gọi HS đọc CT(SGK). Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
- Đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu. Chú ý lời nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc.
-Đọc chú thích
-Văn bản này thuộc thể loại gì ? 
-Phương thức biểu đạt chính?
- Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý của từng phần?
- Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hỗn hợp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi ” khi cùng mẹ tới trường?
- Cảm giác quen mà lạ của nhân vật “ tôi” có ý nghĩa gì?
- Chi tiết “ tôi không học sơn nữa ” có ý nghĩa gì?
- Có thể hiểu gì về NV “ tôi ” qua chi tiết “ Ghì thật chặt hai quyển ” và “ muốn thử sức mình tự cầm bút thước ”?
* TL nhóm : Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi mút thước, tác giả nhận xét : “ ý nghĩ ấytrên ngọn núi”. Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của BPNT được sử dụng trong câu văn trên ”?
(NTSS đ kỷ niệm đẹp, đề cao việc học)
Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí trong tâm trí tác giả có gì nổi bật?
(đông người, ai cũng đẹp)
- Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì?
(Không khí ngày khai trường, tinh thần hiếu học, tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường)
- Hình ảnh so sánh : “ Trường như cái đình ” có ý nghĩa gì?
- Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học, tác giả dùng hình ảnh so sánh nào? ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó?
(Miêu tả sinh động, khát vọng bay bổng)
- Khi chờ nghe đọc tên, cảm giác của NV “tôi” như thế nào?:
- Em suy nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học trò khi xếp hàng vào lớp? 
- Đến đây, em hiểu gì về NV “tôi”?:
- Những cảm giác mà NV “tôi” nhận được khi bước vào lớp học là gì?
- Những chi tiết cuối văn bản nói thêm điều gì về NV “tôi”?
(yêu thiên nhiên, tuổi thơ nhưng yêu cả việc học)
- Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
(Mọi người yêu thương, chăm chút, khuyến khích)
- Nhận xét về đặc sắc NT của truyện?
- Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em được tạo nên từ đâu?
E. Dặn dò
- Phân tích tâm trạng NV “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Làm BT2 (SGK); 1, 2, 4 (SBT)
- Soạn cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
V.Hướng dẫn học
- Học lại bài cũ.
- Làm bài tập phần luyện tập.
- Soạn trước bài “Trong lòng mẹ”qua hệ thống câu hỏi phần :Đọc-Hiểu văn bản
Bổ sung bài dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả :Thanh Tịnh(1911- 1988)
-Sáng tác của ông đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Tác phẩm: Là một truyện ngắn giàu chất thơ
3. Đọc và tìm hiểu từ khó
Gọi HS đọc –GV hướng dẫn
3. Tìm hiểu thể loại:
-Thể loại truỵên ngắn.
-Phương thức biểu đạt : Tự sự + biểu cảm . 
_Văn bản nhật dụng.là một tác phẩm VC thực sự có giá trị tư tưởng – nghệ thuật. 
4. Bố cục.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Cảm giác của nhân vật “ tôi ” trong buổi tựu trường đầu tiên
a. Khi cùng mẹ đi trên đường tới trường
- Có sự thay đổi lớn trong lòng
- Thấy mình lớn lên, nhận thức về sự nghiêm túc học hành
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới, vở mới.
- Muốn được chững chạc như bạn
b. Khi đứng giữa sân trường
- Cảm thấy mình bé nhỏ so với trường đ lo sợ
c. Khi ông đốc gọi tên
- Hồi hộp chờ nghe tên mình
đ giàu cảm xúc với trường, người thân
d. Khi cùng các bạn đi vào lớp
- Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết
e. Khi ngồi trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với bạn.
- Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
- BT1 : Gợi ý
- Dòng cảm xúc ấy diễn biến ntn trong bước tựu trường đầu tiên của NV “tôi”?
- Dòng cảm xúc ấy được bộc lộ ra sao?
(thiết tha, gắn bó với những kỷ niệm thời thơ ấu; yêu quý, nhớ một cách sâu sắc, chi tiết)
Ngày soạn: 15 tháng 8 năm 2010
Tiết 3 : Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
B. Chuẩn bị
- Bảng phụ
C. Tiến trình dạy và học
1. Bài cũ : KT sự chuẩn bị
2. Bài mới : Giới thiệu : ở lớp 7, ta đã học về hai mối quan hệ về nghĩa của từ : đồng nghĩa và trái nghĩa. ở lớp 8, bài học này nói về mối quan hệ bao hàm tức là nói đến phạm vi khái quát của nghĩa của từ.
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
- HS quan sát sơ đồ. Chú ý cách trình bầy thành ba hàng.
- Nghĩa của từ “ động vật ” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “ thú, chim, cá ”? Vì sao?
- Nghĩa của từ “ thú ” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “ voi, hươu ”?
b.Nhận xét.
-Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú chim cá” vì: Từ “động vật” chỉ chung cho tất cả các sinh vật có cảm giác và tự vận động được: người, thú,chim, sâu
-Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, hươu” vì từ “thú” có nghĩa khái quát , bao hàm tất cả các động vất có xương sống bậc cao , có lông mao,tuyến vú, nuôi con bằng sữa 
-Rộng hơn vì : Phạm vi nghĩa của từ “cá” bao hàm nghĩa các từ “cá rô,cá thu”.
-Rộng hơn vì : Phạm vi nghĩa của từ “chim” bao hàm nghĩa các từ “tu hú, sáo”.
-Nghĩa của từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, hươu, tu hú,sáo, cá rô,cá thu” đồng thời hẹp hơn nghĩa từ “động vật”.
Hoạt động 2 :
- Qua phân tích, em hiểu ntn về phạm vi khái quát nghĩa của từ ngữ?
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3 :
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
1. VD (Sơ đồ, SGK)
 Đông vật 
 Thú Chim Cá
 ( Voi, Hươu) ( Tu Hú, Sáo) ( Rô, Thu , Chim)
+,Bài học:
 – Nghĩa của 1 từ rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác. 
2. Ghi nhớ (SGK) 
II. Luyện tập1.
a-Bài tập 1
a. Y phục
 quần áo
quần đùi; q dài áo dài; sơ mi 
b. Vũ khí 
 súng bom
s.trường; đại bác b.ba càng; b.bi
b-Bài tập 2.
a. chất đốt d.nhìn
b.nghệ thuật c.thức ăn. e.đánh 
c-Bài tập 3.
a. xe cộ: xe đạp; xe máy; ôtô
b. kim loại: đồng; sắt; vàng
c. hoa quả: cam; xoài; nhãn
d. họ hàng: họ nội; họ ngoại
e. mang: xách; đeo; gánh
d-Bài tập 4.
a. thuốc lào. c. bút điện.
b. thủ quỹ d. hoa tai.
e-Bài tập 5.
+ Động từ có nghĩa rộng: khóc.
+Động từ có nghĩa hẹp: nức nở; sụt sùi.
E Củng cố. Dặn dò
?Qua bài học em thấy được gì về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ .
?Lấy ví dụ về từ ngữ có nghĩa rộng, ví dụ về từ ngữ có nghĩa hẹp, từ ngữ vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp.
+ .Hướng dẫn học bài.
- Học lại bài cũ.
- Làm hoàn chỉnh bài tập 5 SGK.
- Chuẩn bị bài: Trường từ vựng.
Bổ sung giáo án :
.......................................................................................................................................... 
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
- HS đọc lại VB “ Tôi đi học ”
- Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
(mẹ dẫn đến trường, ông đốc gọi tên, xếp hàng vào lớp, bài học đầu tiên)
- Những kỷ niệm đó gợi lên cảm giác ntn trong lòng tác giả?
(thấy mình đã lớn, bỡ ngỡ, rụt rè)
- ND trả lời chính là chủ đề của VB “ Tôi đi học”. Em thử phát biểu chủ đề của VB ấy trong một câu.
- Vậy em hiểu chủ đề của VB là gì?
đ Ghi nhớ 1
Hoạt động 2 :
- Căn cứ vào đâu em biết VB “ Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
- Hãy tìm các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp in sâu trong lòng NV “ tôi ”?
- Tìm các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi ” khi cùng mẹ đến trường, khi vào lớp?
- Từ việc phân tích trên, hãy cho biết tính thống nhất về chủ đề của VB được thể hiện ntn?
- Làm thế nào để bảo đảm tính thống nhất của VB?
Hoạt động 3 :
-Làm việc cá nhân
-Thảo luận nhóm
I. Chủ đề của VB
. VB : Tôi đi học
- Chủ đề : Nhớ và kể lại buổi tựu trường đầu tiên, tác giả nêu lên ý nghĩ và cảm xúc của mình trong buổi tựu trường đó.
2. Chủ đề của VB là đối tượng và vấn đề chính mà tác giả nêu lên đặt ra trong VB.
II. Tính thống nhất về chủ đề của VB
1. Tính thống nhất về chủ đề của VB “ Tôi đi học ” 
a. Nhan đề đ nói về chuyện “ tôi đi học”
(những kỷ niệm của tác giả)
b.- Các câu đều nhắc đến kỷ niệm :
+ lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm
+ Tôi quên thế nào được
- Các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác :
+ Con đường quen bỗng thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi.
+ Thay đổi hành vi : không thả diều, nô đùa đ đi học.
+ Cảm nhận về trường cao ráo, sạch sẽ.
+ Bỡ ngỡ, lúng túng
+ Cảm thấy xa mẹ.
2. Ghi nhớ 2, 3 (SGK)
III. Luyện tập
BT1 : Tính thống nhất về chủ đề của VB “ Rừng cọ quê tôi ”
a. Đối tượng và vấn đề : Rừng cọ quê tôi và sự gắn bó giữa
 người dân sông Thao với rừng cọ.
- Thứ tự trình bày :
+ Miêu tả cảnh rừng cọ
+ Sự gắn bó giữa con người với rừng cọ
đ Thứ tự hợp lý không thể thay đổi.
b. Chủ đề :
-Rừng cọ quê tôi (đối tượng) và sự gắn bó giữa(vấn đề chính)
. Các từ ngữ thể hiện chủ đề : rừng cọ, cây cọ, thân cọ, lá cọ, chổi cọ,
BT2 :
-ý lạc đề : b, d, e.
D. Dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm BT3 (SGK); 3, 4 (SBT)
- Soạn : Bố cục văn bản
 Bổ sung giáo án :
 Tuần 2 Ngày soạn:20/8/2010
Tiết:5,6 
 Trong lòng mẹ 
 Trích “ Những ngày thơ ấu”). 
 ( Nguyên Hồng ) 
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của NV chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ.
- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của Nguyên Hồng : Chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
B. Chuẩn bị
- ảnh tác giả
- Hồi kí “ Những ngày thơ ấu ”
C. Tiến trình dạy và học
1. KT Bài cũ : 
- Phân tích tâm trạng NV “ tôi ” trong buổi tựu trường.
- Nhận xét về đặc sắc NT của truyện : - Theo em, sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu? 
2. Bài mới : Giới thiệu bài : Nguyên Hồng là một trong những nhà văn có một thời thơ ấu thật cay đắng, khốn khổ, Những kỷ niệm ấy được Ông viết lại trong quyển hồi ký tự thuật “ Những ngày thơ ấu” 
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 :
Trình bày những hiểu biết của em v ... hữ Hán 
Nghị luận trung đại
Quan niêm tiến bọ của tác giả về mục đích và tácdụng của việc học tập : Học là dể làm người có đạo đức , có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước . Muốn học tập tốt phải có p/pháp , phải theo điều học mà làm ,
Lập luận chặt chẽ , luận cứ rõ ràng 
Tấu : Văn bản của quan, tướng , dân viết đệ trình lên vua chúa.
5
Thuế máu 
( Chương 1 : Bản án chế độ thực dân Pháp )
1925
Nguyễn ái Quốc 
( 1890-1969)
Phóng sự chính luận 
nghị luận hiện đại 
Chữ Pháp 
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền thực dân Phápảtong việc sử dụng người dân thuộc địa nghèo khổ làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc ( 1914-1918)
Tư liệu phong phú , xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại : mâu thuẩn trào phúng , ngôn ngữ giọng điệu diễu nhại 
Làn đầu tiên trên thế giới chế độ thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống , cụ thể và chính xác .
Câu 2: - Văn nghị luận là gì? Là kiếu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ , luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm một cách thuyết phục . Cốt lõi của nghị luận là ý kiến , luận điểm , lý lẽ và dẫn chứng . lập luận .
Những điểm khác biệt giữa nghị luận hiện đại và nghị luận trung đại .
Nghị luận trung đại
Nghị luận hiện đại
- văn , sử , triết bất phân
- Khuôn vào những thể loại riêng: Hịch , cáo, tấu vơí kết cấu, bố cục riêng.
- In đậm thế giới quan của con người trung dại: Tư tưởng mệnh trời, thần chủ , tâm lý sùng cổ .
- Dùng nhiều điển tích, điển cố , hình ảnh ước lệ , câu văn biền ngẫu nhịp nhàng .
- Không có những đặc điểm trên /
- Sử dụng những thể loại văn xuôi hiện đại : Tiểu thuyết luận đề , phóng sự- chính luận , tuyên ngôn
- Cách viết giản dị , câu văn gần lời nói thường , gần với đời sống thực .
Câu 3 : Chứng minh tất cả các văn bản nghị luận trên đều được viết có lí có tình , có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao. ( HS tự làm )
Câu 4 : Những nét giống nhau và khác nhau của ba văn bản : chiếu dời đô, hịch tướng sĩ, cáo bình ngô.
 ( H/S nêu lại khaí niệm và nội dung, nghệ thuật để phân biệt chõ giống và khác nhau )
II: Cụm tác phẩm văn học nước ngoài .
- Nêu lại cụ thể các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong năm
1. Cô bé bán diêm
2. Đánh nhau với cối xay gió 
3. Chiếc lá cuối cùng 
4. Hai cây phong
5. Đi bộ ngao du
- Tóm tắt nội dung mối đoạn trích trên khoảng 10 dòng .
III: Cụm văn bản nhật dụng .
- Nêu các chủ đề văn bản nhật dụng đã học ? chủ đề nào là thiết thực và cấp bách nhất , vì sao? 
1. Thông tin về ngày trái đất năm 2000
2. Ôn dịch, thuốc lá
3. bài toán dân số .
Tiết 134 : Ôn tập phần tập làm văn 
I: Muc tiêu cần đạt : hệ thống hoá kiến thức phần tập làm văn cả năm cho h/sinh ( tự sự, nghị luận , thuyết mịnh , tường trình ,thông báo ) 
II: chuẩn bị : trả lời câu hỏi trong SGK .
III: Tiến trình hoạt động : 
1. Kiểm tra bài cũ .
2. ôn tập .
- Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất ? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào ?
1. Tính thống nhất của văn bản .
- Văn bản có tính thống nhất khi chỉ biếu đạt cho chủ đề đã xác định . luôn luôn thể hiện đúng chủ đề cần biểu đạt , không xa rời hay lạc sang một chủ đề khác .
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở chủ đề , đề mục ,trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ chủ đề .
2. Văn bản tự sự .
 Ngaỳ soạn : 12 tháng 05 năm 2009
Tiết 137.	Văn bản Thông Báo.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp h/s :
Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
Nắm được đặc điểm của vb thông báo.
Biết cách làm một vb thông báo đúng qui cách.
B. Chuẩn bị.
	- Văn bản mẫu.
C. Tiến trình hoạt động.
	- Bài cũ :
	+ Cách làm vb tường trình.
Bài mới :
Hoạt động của GV + HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1.
- H/s đọc 2 vb (SGK).
- Trong các vb trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo ? Mục đích thông báo là gì ?
- Nội dung thông báo thường là gì ?
- Nh/x về thể thức của vb thông báo ?
- Hãy dẫn ra một số trường hợp viết thông báo trong h/t và sinh hoạt.
Hoạt động 2.
- Trong các tình huống sau, tình huống nào phải viết TB, ai TB và TB cho ai ?
- Nêu đặc điểm của TB, cách làm TB? 
- H/s đọc lưu ý.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
1. Văn bản (SGK).
2. Nhận xét :
- Người thông báo : Hiệu trưởng (vb1). Liên đội trưởng (vb2).
- Người nhận thông báo : các GVCN và lớp trưởng (vb1), các chi đội TNTP Hồ Chí Minh (vb2).
- Mục đích thông báo : kế hoạch duyệt các tiết mục VN (vb1), KHĐH đại biểu liên đội TNTP HCM (vb2)
- Nội dung thông báo : Những TT về công việc phải làm để những người dưới quyền biết và thực hiện.
- Thể loại : theo mẫu qui định
II. Cách làm thông báo.
1. Tình huống cầm làm văn bản thông báo.
b. Nhà trường TB và TB cho gv, CB và h/s trong toàn trường.
c. BCH liên đội TNTP Hồ Chí Minh thông báo và TB cho các bạn chỉ huy chi đội trong toàn trường.
2. Cách làm vb thông báo.
a. Thể loại mở đầu.
b. Nội dung
c. Thể thức kết thúc.
* Ghi nhớ : SGK.
* Lưu ý : SGK.
D. Hướng dẫn h/t. - Chọn 1 tình huống viết thông báo
 Ngày soạn: 7 tháng 12 năm 2007
 Giáo án GDCD lớp 8
Tiết 13: Lao động tự giác và sáng tạo
I: Mục đích yêu cầu: Giúp HS nắm được các hình thức lao động của con người, học tạp là hình thức lao động nào?
Hiểu được những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
Hình thành cho HS ý thức tự giác . Biết RLKN lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động .
II: Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 1: nêu hai hình thức lao động và cho VD minh hoạ?
 2; Giải thích câu tục ngữ sau : “ Ai không làm việc thì không đáng ăn” 
2.Bài mới: 
Hoạt động của Giáo Viên và Học sinh
Nội dung cần đạt
Cho học sinh hoạt động theo nhóm.
* Nhóm 1: 
- Thế nào là lao động tự giác , sáng tạo? Cho VD trong học tập?
+ Tự giac học bài, làm bài.
+ Đi học về nhà đúng giờ quy định.
+ Thực hiện đúng nội quy của lớp trường đề ra.
+ Tự giac tham gia công việc giúp gia đình , lao động ở trường, địa phương.
- Tại sao phải lao động tự giác sáng tạo? Nêu hậu quả của việc làm không tự giác sáng tạo trong học tập?
* Nhóm 2: 
- Nêu biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo?
+ Chịu khó suy nghĩ.
+ Cải tiến phương pháp học tập.
+ Trao đổi kinh nghiệm học hỏi. 
- Mối quan hệ giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo?
* Nhóm 3: 
- Lợi ích của lao động tự giác sáng tạo. Liên hệ với việc học tập của học sinh?
+ Không làm phiền dến Bố mẹ, gia đình.
+ Ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi.
+ Kết quả học tập cao.
+ Biết tôn trọng thành quả lao động của bố mẹ và của mọi người.
HS chúng ta cần làm gì để rèn luyện đức tính tự giác sáng tạo trong học tập và lao động? vì sao?
-* Liên hệ: 
_ Thái độ lao động của chúng ta ntn để rèn luyện tính tự giác sáng tạo?
+ Biết coi trọng lao động trí óc và lao động chân tay.
+ Lao động cần cù , khoa học , năng suất cao.
+ Chông lười biếng, dối trá, cẩu thả, tuỳ tiện.
+ Tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí.
- Nêu biện pháp rèn luyện của cá nhân.?
+ Có kế hoạch rèn luyện cụ thể .
+ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện .
+ Rút kinh nghiệm , phát huy những việc làm tốt, nghiêm túc khắc phục sai lầm.
- Nêu biểu hiện thiếu tự giác , sáng tạo trong học tập, lao động?
+ Có tự giác học tập không?
+ Có cần phải nhắc nhở thực hiện nề nếp ở lớp , trường không ?
+ Có nhiệt tình tham gia công tác của lớp?
+ Gặp bài khó có nản chí?
+ Có bằng lòng với kết quả học tập đạt được?
II: Nội dung bài học.
1: Thế nào là tự giác sáng tạo trong lao động.
- Lao động tự giác là tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực bên ngoài.
- Lao động sáng tạo là quá trình luôn suy nghĩ, cải tiến, tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quết có hiệu quả nhất.
2: Lợi ích của lao động tự giác sáng tạo.
- Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục.
- Hoàn thện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân.
- Chất lượng học tập , lao động sẽ được nâng cao.
3: Học sinh làm gì? 
Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện tự giác , sáng tạo trong học tập và lao động hàng ngày.
III: Luyện tập :
1: Bài tập 1 (SGK) 
Biểu hiện tự giác sáng tạo.
Không tự giác , sáng tạo.
-Tự giác học tập, làm bài.
- Thực hiện nội quy của trường.
- Có kế hoạch rèn luyện.
- Có suy nghĩ cải tiến ppháp.
- Nghiêm khắc sửa chữa sai trái.
- Lối sống tự do cá nhân.
- Cẩu tha , ngại khó .
- Buông thả , lười nhác suy nghĩ.
- Thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
2: Bài tập 2: Những câu tục ngữ;
cày sâu, cuốc bẫm.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Chân lấm tay bùn.
Ca dao:
Cày đồng đang buổiban trưa
Mồ hôi thánh thótnhư mưa ruộng cày
IV: Cũng cố: Nhắc lại k/ thức đã học .
 Giáo án GDCD lớp 9
 Ngày soạn : 7 tháng 12 năm 2007
 Tiết 13 : Lý tưởng sống của thanh niên
I: mục tiêu bài học : 
- Học sinh hiểu mục đích , lýtưởng sống của mỗi người là thế nào. Lẽ sống của thanh niên hiện nay là phải làm gì? 
- Học sinh có kế hoạch cho việc thực hiện lý tưởng của bản thân . biết đánh giá hành vi , lối sống của thanh niên . Phấn đấu học tập , rèn luyện để thực hiện mơ ước của bản thân.
- Học sinh có thái độ sống đúng đắn . biết sống vì lý tưởng cao đẹp 
II: Tiến trình dạy học: 
Kiểm tra bài cũ.
Giải thích câu tục ngữ : “ Ngàylàm tháng ăn, tháng làm năm ăn”.
Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Gọi học sinh đọc bài.
- Trong cuộc cách mạng giẩi phóng dân tộc , thế hệ trẻ chúng ta đã làm gì? Lý tưởng của thânh niên trong giai đoạn đó là gì? Nêu những tấm gương mà em biết?
- Trong thời kỳ đổi mới Đ/ nước hiện nay, thanh niên chúng ta đã đóng góp gì? Lý tưởng sống của thanh niên chúng ta hiện nay là gì?
- Nêu các tấm gương tiêu biểu?
- Suy nghĩ của bản thân em về lý tưởng sống của thanh niên trong hai giai đoạn trên? Em học tập được gì?
- Tìm thêm những tấm gương sống có lý tưởng cao đẹp mà em biét ? ( HS Nêu)
- Tìm những câu nói của Bác Hồ với thanh niên Việt nam?
- Lý tưởng của em là gì? Tại sao em xác định lý tưởng như vậy?
I: Truyện đọc .
* Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc . dưới sự lãnh đạo của Đảng , đã có hành triệu người con ưu tú hi sinh vì đ/ nước như: Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai
=> Lý tưởng sống của họ là : Giải phóng dân tộc.
* Trong thời đại ngày nay: Tham gia tích cực , năng động , sáng tạo trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ tổ quốc : 
- Nguyễn Việt Hùng : đạt thành tích học tập.
- Lâm Xuân Nhật : Công nghệ thông tin
- Bùi Quang Trung: Khoa học – kỹ thuật
- Nguyễn Văn Dần : Hi sinh trong khilàm n/vụ ở biên giới.
=> Lý tưởng của họ là : Dân giàu, nước mạnh, tiến lên chủ nghĩa xã hội 
-> thấy được tinh thần yêu nước , xả thân vì độc lập dân tộc để đem lại cuộc sống tự do cho chúng ta ngày nay. Thấy được họ đã xác địmh được lý tưởng sống đúng đắn cho mình. = > Bài học cho tất cả chúng ta.
học giỏi, thành đạt để là giàu cho gia đình và xã hội.
 Dặn dò: Học bài cũ .
 Chuẩn bị tiết 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8 THAN(1).doc