CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu biết thêm về các tác giả văn học địa phương vá các tác phẩm văn học viết về địa phương.
- Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
2. Kĩ năng:
- Sưu tầm, tuyển chọn văn thơ viết về địa phương.
- Đọc, hiểu, thẩm bình văn, thơ viết về địc phương.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
TUẦN 9 Ngày soạn: 19/10/2012 TIẾT 41 Ngày dạy: 23 /10/2012 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN A. Mức độ cần đạt: - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học địa phương vá các tác phẩm văn học viết về địa phương. - Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức: - Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương. - Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. - Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975. 2. Kĩ năng: - Sưu tầm, tuyển chọn văn thơ viết về địa phương. - Đọc, hiểu, thẩm bình văn, thơ viết về địc phương. - So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn. 3. Thái độ: Quý mến, trân trọng những tác giả, tác phẩm viết về quê hương mình. C. Phương pháp Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận .... D. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP. 2. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Ở các lớp dưới, các em đã được làm quen với chương trình địa phương. Sau giải phóng 1975, có các tác giả tiếp tục sáng tác về địa phương Lâm Đồng hoặc các tác giả Lâm Đồng viết tác phẩm văn học. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về văn học địa phương trong tiết học hôm nay. * Tiến trình bài dạy: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn chung: Chuẩn bị: Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương đã học từ năm 1975 -> nay -HS: - GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê trình bày trình bày theo trình tự thời gian xuất hiện của tác phẩm - GV hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện các hoạt động - GV hình thành 1 bảng thống kê đầy đủ (dựa vào tư liệu và bản thống kê của HS ) 1.Học sinh tập hợp theo tổ: bản thống kê mà mình đó sưu tầm được: - Các thành viên trong tổ nộp bản thống kê - Tổ trưởng (nhóm trưởng) tập hợp vào thành một bản 2.Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mình (danh sách tác giả, tác phẩm đó sưu tầm) - Bổ sung vào bản thống kê của mình những tác phẩm tác giả còn thiếu Gv hướng dẫn HS sưu tầm một số tác phẩm viết về Đà Lạt, Đam Rông ĐÀ LẠT MỘT LẦN TRĂNG Nguyễn Duy Trăng ảo ảnh lập lờ trong sương trắng Ngọn gió nhà ai thấp thoáng ở bên đồi Tiếng móng ngựa gõ dòn trên dốc vắng Nghe mơ hồ một chiếc lá thông rơi. Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ Ngọn lửa lấp đi khg vắg giữa hai người Ta lơ đãng nhìn em lơ đãng Siêu nước pha trà vừa ấp úng sôi. Em biết chứ chả ai lơ đãng cả Hòn than kia đang đỏ đến hết lòng Mà ngọn lửa cứ giả vờ le lói Mùi nhựa thông theo sợi khói đi vòng. QUÊ MỚI ĐAM RÔNG (Lê Ích Ngãi) Từ buổi khai hoang đã tới đây Bãi bồi khe suối cỏ giăng đầy Nương trèo lẽo đẽo trên triền đá Quán mọc lơ thơ dưới rặng cây Đảng đã khơi nguồn quang đãng núi Dân vào mở lối rạng ngời mây Điện, đường, trường, trạm vây quanh bản Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập *GV cho HS viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quê hương Đạ Long thân yêu - HS : Viết bài trình bày theo cách cảm nhận của riêng mình - GV: nhận xét bổ sung Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học:GV gợi ý: HS xem lại tất cả phần văn học trung đại đã học bắt đầu từ Chuyện người con gái Nam Xương đến Lục Vân Tiên gặp nạn, nắm nội dung, ý nghĩa văn bản, thể loại, tác giả, tóm tắt tác phẩm. I. Tìm hiểu chung: 1. Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương đã học từ năm 1975 -> nay TT Tác giả Năm sinh Quê quán Tác phẩm chính 1 Phạm Quốc Ca Nghệ An Trong rừng Thăm chị 2 Hà Linh Chí Nơi mùa xuân quê em 3 Lê Bá Cảnh 1941 Quảng Bình Trăng chờ Huyền thoại hồ Than Thở 4 Xuân Ngọc Viếng mộ thầy 5 Bùi Lương Gặp em ở Đam Rông 6 Phạm Vũ Mái trường ai nhỏ 7 Lê Công 1958 Thung lũng trắng 8 Mộng Hòa Thanh 1958 Hoa rụng trong sương 9 Khắc Dũng 1960 Bóng của chiều 10 Phạm Thị Thảo Chùm nhạc Dế 11 Bạch Nhật Phương Về việc tôi làm hôm nay 12 Nguyễn Vinh Buổi sáng đến giảng đường 13 Bùi Minh Quốc 1940 Hà Đông Lên miền Tây Bắc 14 Ngô Viết Dinh Đất quê ta 15 Nguyễn Thị Phương Lan 1960 Quảng Bình Phấn thông bay 16 Lê Ích Ngãi (Hồng Cường) 8/1929 Thanh Hóa Đam Rông khởi sắc Chào Đam Rông Quê mới Đam Rông 17 Đinh Thời Nguyễn Quảng Nam - Dấu xưa - Một chút hoàng hôn 18 Nguyễn Duy 1948 Thanh Hóa Đà Lạt một lần trăng 2. Sưu tầm giới thiệu tác phẩm viết về Đà Lạt, Đam Rông ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ (Hàn Mặc tử) Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón từ xa một ý thơ Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới đáy nước hồ reo Để nghe tơ liễu run trong gió Và để xem trời giải nghĩa yêu Hàng thông lấp loáng đứng trong im Cành lá in như đã lặng chìm Hư thực làm sao phân biệt được Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm Cả trời say nhuộm một màu trăng Và cả lòng tôi chẳng nói rằng Không một tiếng gì nghe động chạm Dẫu là tiếng vỡ của sao băng. ĐAM RÔNG KHỞI SẮC (Lê Ích Ngãi) Non xanh nước biếc tỏa ngàn hoa Hùng vĩ biết bao cảnh nước nhà Suối vọng ngân nga rền khúc nhạc Gió reo trầm bổng rộn lời ca Môi sinh phát triển càng vươn mạnh Nhịp sống chan hòa sẽ vượt xa Đảng mạnh dân giàu thêm khởi sắc Hoa rừng hương núi quyện quanh ta. II. Luyện tập 1.Giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ sau năm 1975 2. Đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn hay viết về địa phương 3.Nhận xét về tác giả, tác phẩm văn học địa phương sau 1975 * Viết và trình bày suy nghĩ về quê hương Đạ Long thân yêu: III. Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm tranh ảnh, tác phẩm của nhà văn, nhà thơ địa phương. - Chuẩn bị "Ôn tập kiểm tra truyện trung đại” E. Rút kinh nghiệm : TUẦN 9 Ngày soạn : 20/10/2012 TIẾT 42 Ngày dạy : 23 /10/2012 ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI Hướng dẫn làm bài kiểm tra truyện trung đại A. Mức độ cần đạt - Củng cố lại kiến thức đã học về truyện trung đại theo hệ thống: những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu. - Nắm được những kiến thức cơ bản các tác gia và tư tưởng về thời đại. - Nắm bắt được những yêu cầu cơ bản để chuân bị làm bài kiểm tra về truyện trung đại. B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ. 1.Kiến thức - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc ta. - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ. - Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại. - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ. - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của bài thơ. 3. Thái độ -Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc. C.Phương pháp -Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm. D. Tiến trình dạy – học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ; P, KP. 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra văn, phần văn trung đại Các em sẽ được học một tiết tổng kết phần văn trung đại. * Tiến trình dạy học: Hoạt động của GV và HS Ghi bảng Hoạt động 1 Hướng dẫn Lập bảng thống kê về tác giả tác phẩm đã học. C Hãy thống kê theo bảng những tác giả cùng tác phẩm đã học? HS: Thực hiện. Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập theo chủ đề. C Qua việc tìm hiểu các tác phẩm truyện trung đại, ta có thể chia thành mấy chủ đề chính? Nêu nội dung từng chủ đề với từng tác phẩm cụ thể? Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu về Truyện Kiều. C Nêu những hiểu biết về tác giả Nguyện Du? C Nêu tóm tắt về nội dung Truyện Kiều? C Nêu những giá trị mà Truyện Kiều đã mang lại? HS: Trình bày. GV: NHận xét bổ sung và khắc sâu cho HS hểu thêm về giá trị nghệ thuật. I. Lập bảng thống kê về tác giả và tác phẩm dã học: ( HS thực hiện theo mẫu bên dưới) II.Các chủ đề chính: Có 3 chủ đề chính: 1. Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị: - Ăn chơi xa hoa truỵ lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh) - Hèn nhát thuần phục ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí) - Giả dối, bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều). 2. Chủ đề người phụ nữ trong xã hội cũ: - Số phận bi kịch, oan khuất nay khổ đau. - Vẻ đẹp tài và sắc vẹn toàn. 3. Chủ đề người anhhùng: - Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp ( Hình ảnh Lục Vân Tiên). - Người anh hùng dân tộc, yêu nước ( Hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ) III. Tác phẩm Truyện Kiều: 1. Những nét chính về tác giả Nguyễn Du. 2.Tóm tắt Truyện Kiều: 3. Giá trị Truyện Kiều: Giá trị nội dung: Giá trị nhân đạo: Giá trị nghệ thuật: Hoạt động 2: Hướng dẫn lập bảng thống kê về tác giả và tác phẩm dã học: STT Tên văn bản Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1 2 3 4 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Hoàng lê nhất thống chí Truyện Kiều Truyện Lục Vân Tiên Phạm Đình Hổ Ngô gia văn phái Nguyễn Du Nguyễn Đình Chiểu Thấy được cuộc sống sa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệtrong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua tôi bán nước. Sự cảm thông, thương xót của Nguyễn Du đối với số phận và cuộc đời của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.tố cáo xã hội xã hội phong kiến coi thường chà đạp lên số phận con ngườI. Vẻ đẹp phẩm chất của người anh hùng, nam nhi đại trượng phu trong xã hội phong kiến. Khát vọng giúp đời giúp người không màng danh lợi, trả ơn.niềm tin vào kết thúc có hậu ở hiền gặp lành. Nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ. Giá trị của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả sinh động. Bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng và tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật. Đặc trưng của phương thức khắc hoạ tính cách nhân vậtkết cấu nghệ thuật và sử dụng ngôn ngữ Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học: - Hướng dẫn làm bài kiểm tra : + Ôn tập chuẩn bị kiểm tra truyện Trung đại. + Nắm vững thông tin về tác giả, tác phẩm. + Nắm được đặc điểm nghệ thuật, giá trị nội dung các văn bản. + Rút ra ý nghĩa sau mỗi bài. + Vận dụng kiến thức vào làm bài cụ thể có kết hợp các đơn vị kiến thức tiếng Việt, tập làm văn. - Chuẩn bị bài tiết sau : Đồng chí. E. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: