Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 1 đến bài 18

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 1 đến bài 18

Bài 1:

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

1.Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là chí công vo tư.

- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.

- Ý nghĩa của chí công vô tư.

2. Kĩ năng:

- HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

- HS biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.

3. Thái độ:

- ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống.

- Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

- Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư.

 

doc 74 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 1 đến bài 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày .//..
Tuần 1 – Tiết: 1
Bài 1: 
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
1.Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chí công vo tư.
- Những biểu hiện của phẩm chất chí công vô tư.
- ý nghĩa của chí công vô tư.
2. Kĩ năng:
- HS phân biệt được các hành vi thể hiện chí công vô tư, không chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.
- HS biết đánh giá hành vi của mình và biết rèn luyện để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư.
3. Thái độ:
- ủng hộ, bảo vệ những hành vi thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống.
- Phê phán những hành vi thể hiện vụ lợi, tham lam, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
- Làm được nhiều việc tốt thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
B. phương pháp:
GV có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Kể chuyện, phân tích, thuyết trình, đàm thoại.
- Nêu vấn đề, tạo tình huống, nêu gương, thảo luận nhóm.
C. Tài liệu và phương tiện:
- SGK, SGV GDCD lớp 9.
- Tranh ảnh, băng hình thể hiện phẩm chất chí công vô tư.
- Ca dao, tục ngữ, chuyện kể nói về phẩm chất chí công vô tư.
- Giấy khổ lớn, máy chiếu, đầu video
D. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV phổ biến nội dung chương trình một cách khái quát.
- Nhắc nhở việc chuẩn bị vở ghi, SGK.
- Cả lớp bổ sung cho phong phú
-GV: nhận xét, đánh giá, cho điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: tìm hiểu nội dung mục đặt vấn đề
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Đặt vấn đề
- Chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận.
 Nhóm 1:
-Cả lớp tự đọc 2 câu truyện.
Câu 1: Nhận xét của em về việc lám của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá?
- Khi Tô Hiến Thành ốm, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh rất chu đáo.
- Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương.
Câu 2: Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nước nhà?
- Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước.
Câu 3: Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện những đức tính gì?
- Việc làm của Tô Hiến Thành xuất phát từ lợi ích chung. Ông là người thực sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải.
 Nhóm 2:
Nhóm 2:
Câu 1:Mong muốn của Bác Hồ là gì?
- Mong muốn của Bác Hồ là Tổ quốc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, ấm no.
Câu 2: Mục đích mà Bác theo đuổi là gì?
- Mục đích sống của Bác là "làm cho ích quốc, lợi dân".
Câu 3: Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác? Suy nghĩ của bàn thân em?
- Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. Bác luôn là sự gắn bó gần gũi thân thiết.
- Bản thân em luôn tự hào là con, cháu của Bác Hồ. Sẽ không có ngôn từ nào để ca ngợi, để biết ơn, để kể hết được tình cảm của em và các bạn.
 Nhóm 3:
Nhóm 3
Câu 1: Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch HCM có chung một phẩm chất của đức tính gì?
- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Bác Hồ là biểu hiện tiêu biểu cả phẩm chất chí công vô tư.
Câu 2: Qua hai câu chuyện về Tô Hiến Thành và Bác Hồ, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
- Bản thân theo học tập, tu dưỡng theo gương Bác Hồ, để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ.
GV hướng dẫn, gợi ý trình bày ý chính của câu hỏi.
Nhận xét, tóm tắt ý chính.
Kết luận chuyển ý:
 Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết của tất cả mọi người. Những phẩm chất đó không biểu hiện bằng lời nói mà thể hiện bằng việc làm cụ thể, là sự kết hợp giữa nhận thức về khái niệm, ý nghĩa với thực tiễn cuộc sống.
Hoạt động 3: 
- Qua phần thảo luận của HS, chúng ta tìm hiểu để rút ra khái niệm về chí công vô tư, ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
- Phát phiếu và cho học sinh làm bài tập nhanh.
II. Nội dung bài học.
1. Thế nào là chí công vô tư?
Câu 1: Những việc làm nào sau đây thể hiện đức tính chí công vô tư? Vì sao những việc làm còn lại không chí công vô tư?
1. Làm việc vì lợi ích chung. 	€
2. Giải quyết công việc công bằng. 	€
3. Chăm chỉ lo lợi ích của mình. 	€
4. Không thiên vị. 	€
5. Dùng tiền bạc, của cải của nhà nước cho việc cá nhân. 	€
GV nhận xét và nêu đáp án đúng.
Đáp án đúng: 1, 2, 4
Đáp án sai: 3, 5
? Thế nào là chí công vô tư
Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
2. ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
? ý nghĩa của phẩm chất đạo đức chí công vô tư
Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu hỏi 1: Những hành vi nào sau đây trái với phẩm chất chí công vô tư:
1. Giải quyết công việc thiên vị 	 €
2. Sống ích kỉ, chỉ lo lợi ích cá nhân. 	 €
3. Tham lam vụ lợi. 	 €
4. Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng. €
5. Che giấu khuyết điểm cho người thân, 
 người có chức, có quyền. 	 €
- GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng.
Đáp án đúng: 1, 2, 3, 5
Câu hỏi 2: Em hãy nêu ví dụ về lối sống chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày.
Chí công vô tư
Không chí công vô tư
- Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình.
- Hiến đất để xây trường học.
- Bỏ tiền xây cầu cho nhân dân đi lại.
- Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo.
- Chiếm đoạt tài sản nhà nước.
- Lấy đất công bán thu lợi riêng
- Bố trí việc làm cho con, cháu họ hàng.
- Trù dập những người tốt.
GV nhận xét, kết luận, bổ sung ý kiến.
3. Rèn luyện chí công vô tư như thế nào?
- ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư.
- Phê phán hành động trái chí công vô tư
- GV kết luận chuyển ý:
Để rèn luyện đức tính chí công vô tư, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng để phân biệt hành vi thể hiện sự chí công vô tư, không chí công vô tư. Cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Phê phán những hành động cá nhân, tham lam vụ lợi, thiên vị trong cuộc sống. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta.
Hoạt động 4: rèn luyện bài tập sgk
III. Bài tập
 GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm.
Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
Nhóm 1: Bài 2 SGK trang 5 + 6
Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm nào sau đây? Tại sao?
a. Chỉ những người có chức, có quyền mới cần phải chí công vô tư.
b. Người sống chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.
c. Học sinh còn nhỏ tuổi thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư.
d. Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân.
đ. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.
Bài tập 2:
- Tán thành quan điểm d, đ.
- Không tán thành a, b, c.
 Nhóm 2: Bài 3 SGK, trang 6.
Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây, giải thích vì sao?
a. Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b. Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó bị đa số các bạn phản dodói.
c. Trong danh sách đề cử dự Hội nghị "Cháu ngoan Bác Hồ", bạn Trang rất xứng đáng, nhưng một số bạn không đồng ý cử vì Trang hay phê bình các bạn đó khi các bạn có khuyết điểm.
- GV tổ chức trò chơi "nhanh mắt, nhanh tay" khi thực hiện hoạt động này.
- GV nhận xét kết luận.
Bài tập 3: HS trình bày quy nghĩ: Phản đối các việc làm trên.
GV kết luận chuyển ý:
Mỗi chúng ta phải có quan điểm, thái độ đúng đắn với phẩm chất chí công vô tư, để cùng mọi người xây dựng một nhà nước công bằng và hạnh phúc.
4. Củng cố:
 Hoạt động 5: củng cố kiến thức và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà
GV tổ chức cho HS trò chơi đóng vai.
GV đưa ra 2 tình huống:
1. Ông An, một giám đốc liêm khiết, vô tư, công bằng.
2. Ông Mạnh, phụ trách của một cơ quan xây dựng, chuyên bòn rút của công, chiếm đoạt tài sản.
GV đánh giá kết luận, rút kinh nghiệm cho HS.
Giao bài tập về nhà:
1. Câu ca dao sau nói lên điều gì? Em có hành động như câu ca dao không?
"Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng"
2. Em có thực hiện được như câu danh ngôn sau của Bác Hồ?
"Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà".
 5. Dặn dò:
 - Làm bài tập 1/5 – SGK
 - Xem trước bài 2.
Tuần 2 - Tiết 2
Bài 2
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là tính tự chủ.
- Biểu hiện của tính tự chủ.
- ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Kỹ năng
- HS biết nhận xét, đánh giá hành vi của tính tự chủ.
- Biết hành động đúng với đức tính tự chủ.
3. Thái độ
- Tôn trọng, ủng hộ những người có hành vi tự chủ.
- Có biện pháp, kế hoạch rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.
B. Phương pháp
GV có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Liên hệ bản thân, tập thể. Liên hệ thực tế, xây dựng kế hoạch và biện pháp rèn luyện.
C. Tài liệu và phương tiện
- SGK, sách GV GDCD lớp 9.
- Các câu chuyện, gương về đức tính tự chủ.
- Máy chiếu (nếu có)
D. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu 1 ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của một bạn HS, một thầy cô giáo hoặc của những người xung quanh mà em biết.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Tìm hiểu các câu chuyện của phần đặt vấn đề
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Đọc 1 lần 2 câu chuyện trong SGK.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
I. Đặt vấn đề
Nhóm 1:
Nhóm 1:
Câu 1: Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào?
- Con trai bà Tâm nghiện ma tuý, bị nhiễm HIV/AIDS.
Câu 2: Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh to lớn của gia đình?
- Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Bà tích cực giúp đỡ những người bị HIV/AIDS khác.
- Bà vận động các gia đình quan tâm giúp đỡ, gần gũi chăm sóc họ.
Câu 3: Việc làm của bà Tâm thể hiện đức tính gì?
- Bà Tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
Nhóm 2:
Nhóm 2:
Câu 1: Trước đây N là học sinh có những ưu điểm gì?
- N là HS ngoan và học khá.
Câu 2: Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
- N bị bạn bè xấu rủ rê tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe máy.
- N trốn học, thi trượt tốt nghiệp.
- N bị nghiện, trộm cắp
Câu 3: Vì sao N lại có kết cục xấu như vậy?
- N không làm chủ được tình cảm và hành vi của bàn thân, gây hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.
Nhóm 3:
Nhóm 3:
Câu 1: Qua 2 câu chuyện về bà Tâm và N, em rút ra bài học gì?
- Bà Tâm là người có đức tính tự chủ, vượt khó khăn, không bi quan, chán nản. Còn N không có đức tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
Câu 2: Nếu trong lớp em có bạn như N thì em và các bạn nên xử lí như thế nào?
- Trách nhiệm của chúng em là động viên, gần gũi, giúp đỡ, các bạn hoà hợp vớilớp, với cộng đồng để họ trở thành người tốt.
- Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N.
* Kết luận chuyển ý:
Nhà trường và xã hội chúng ta đang đứng trước những thách thức lớn, đó là mặt trái của cơ chế thị trường - lối sống thực dụng, ích kỷ, sa đoạ của một số thanh thiếu niên đều có một nguyên nh ...  là một trong những lực lượng bảo vệ Tổ quốc.
- Bức ảnh 3: Tình cảm của thế hệ trẻ với người mẹ có công góp phần bảo vệ Tổ quốc
2. Em có suy nghĩ gì khi xem các bức ảnh đó?
Câu 2: Suy nghĩ của em
Những bức ảnh trên giúp em hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mọi công dân trong chiến tranh cũng như trong thời bình (của thanh niên, phụ nữ và những người mẹ)
3. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của ai?
Câu 3: Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân
Kết luận, chuyển ý:
Quá trình lịch sử của đất nước ta đã chứng minh một cách rõ ràng quy luật dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Ngày nay, xây dựng xã hội chủ nghĩa, được coi là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và của nhà nước ta.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
Nhóm 1: Bảo vệ Tổ quốc như thế nào?
II. Nội dung bài học
1. Bảo vệ Tổ quốc là:
Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹm lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhóm 2: Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc?
2. Vì sao phải bảo vệ?
- Non sông đất nước ta là do ông cha ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu khai phá, bồi đắp mới có được.
- Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính Tổ quốc ta
Nhóm 3: Bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung gì?
3. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm nội dung:
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
- Bảo vệ trật tự an ninh xã hội
Nhóm 4: HS chúng ta làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?
4. Trách nhiệm của HS:
- Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức.
- Rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.
- Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi vư trú.
- Sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự, đồng thời tổ chức, vận động người khác thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Kết luận, chuyển ý:
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Nghĩa vụ và quyền đó được thể hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Hoạt động 4: Tìm hiểu pháp luật Việt Nam có liên quan đến bảo vệ Tổ quốc
- Nói rõ nội dung các điều Hiến pháp, pháp luật Việt Nam có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Điều khoản trong Hiến pháp 1992.
- Điều khoản trong luật nghĩa vụ quân sự
- Điều khoản trong Bộ luật Hình sự
- Kết luận, hướng dẫn bài tập
- Cho HS làm bài tập SGK
- Kết luận, đánh giá, cho điểm HS có ý kiến tốt.
Đáp án:
Bài 1:
- Đáp án đúng: (a), (c), (d), (đ), (e), (h), (i).
Bài 7: 
- Đáp án đúng: (1), (2), (3), (4)
4. Củng cố
Hoạt động 5: 
Liên hệ và củng cố kiến thức
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Cho HS liên hệ các hoạt động bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an ninh địa phương
- Trình bày những câu chuyện mà các em đã sưu tầm và tìm hiểu
- Động viên HS liên hệ bản thân, trường lớp
- Trường em thường tổ chức các hoạt động:
+ Thi kể chuyện, văn nghệ nhân ngày 22/12
+ Mời các chú bộ đội nói chuyện truyền thống"Anh bộ đội cụ Hồ"
+ Học tập tốt giành điểm cao tặng chú bộ đội
+ Mua quà tặng các chú bộ đội đóng quân ở địa phương, đảo xa, biên giới
+ Tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa
+ Động viên anh trai, anh họ, hàng xóm thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Đánh giá các hoạt động của HS kết luận
- Kết luận toàn bài
5. Dặn dò
- Làm các bài tập 2,3,4 trang 65 SGK
- Xem trước bài 18.
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về bảo vệ Tổ quốc
E. tài liệu tham khảo
- Luật nghĩa vụ quân sự
- Hiến pháp năm 1992
- Bộ luật Hình sự
- Tục ngữ
"Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"
"Anh hùng nào, giang sơn đấy"
- Ca dao:
"Bể Đông có lúc vơi đầy,
Mối thù đế quốc có ngày nào quên"
- Danh ngôn:
"Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu,
Hoa độc lập phải tưới bằng máu"
(Nguyễn Thái Học)
Ngày././..
Tuần 33 + 34 - Tiết 33+34
Bài 18:
Sống có đạo đức
và tuân theo pháp luật
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức 
HS cần hiểu được:
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
- Mối quan hệ giữa sống có đạo đức với hành vi tuân theo pháp luật.
- Để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật, cần phải rèn luyện, học tập nhiều mặt
2. Kĩ năng
- Biết giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có đạo đức và tuân theo pháp luật,
- Biết phân tích, đánh giá những hành vi đúng, sai về đạo đức, về pháp luật của bản thân và của mọi người xung quanh
- Biết tuyên truyền giúp đỡ những xung quanh sống có đạo đức, có văn hoá và thực hiện tốt pháp luật
3. Thái độ
- Phát triển những tình cảm lành mạnh đối với mọi người xung quanh, trước hết với những người trong gia đình, thầy cô và bạn bè
- Có ý chí, nghị lực và hoài bão tu dưỡng để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
B. Phương pháp
GV có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp đề án
- Phương pháp tình huống
C. Tài liệu và phương tiện
- SGK, sách GV GDCD lớp 9
- Tấm gương về danh nhân của đất nước, của địa phương. Những tấm gương người tốt, việc tốt của trường, của địa phương. Những tấm gương tiêu biểu đã giới thiệu trên vô tuyến truyền hình của chương trình "Người đương thời"
- Băng hình (Nếu có)
- Máy chiếu, đầu video (Nếu có)
D. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Bài tập: Những việc làm nào sau đây tham gia bảo vệ Tổ quốc:
- Xây dựng lực lượng quốc phòng.
- Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.
- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
- Công dân thực hiệnh nghĩa vụ quân sự.
- Tham gia bảo vệ trật tự, an toàn xã hội
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Đưa ra những hành vi sau
+ Chào hỏi, lễ phép với thầy cô
+ Đỡ một em bé bị ngã đứng dậy
+ Chăm sóc bố mẹ khi ốm đau
+ Đi bên phải đường
+ Anh em tranh chấp tài sản thừa kế
+ Bố mẹ kinh doanh trốn thuế
Câu hỏi: Những hành vi trên đã thực hiện tốt, chưa tốt về những chuẩn mực gì?
Trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chuyện kể phần đặt vấn đề
Câu1: Những chi tiết nào thể hiện Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức?
I. Đặt vấn đề
Câu 1: Những biểu hiện về sống có đạo đức:
- Biết tự trọng, tự tin, tự lập, có tâm, trung thực. 
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi người (ăn, ở, học hành, vui chơi, thể thao, văn hoá, văn nghệ)
- Trách nhiệm, năng động, sáng tạo (Bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ kiến thức, mở rộng sản xuất)
- Nâng cao uy tín của đơn vị, công ty
Câu 2: Những biểu hiện nào chứng tỏ Nguyễn Hải Thoại là người sống và làm việc theo pháp luật?
Câu 2: Những biểu hiện sống, làm việc theo pháp luật:
- Làm theo pháp luật
- Giáo dục cho mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động.
- Mở rộng sản xuất theo quy định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội.
- Luôn luôn phản đối, đấu tranh với những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực, tham nhũng, trốn thuế, đánh cắp, đánh tráo
Câu 3: Động cơ nào thôi thúc anh làm được việc đó? Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh?
Câu 3: 
- Động cơ thúc đẩy anh là: "Xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước"
- Động cơ đó thể hiện đức tính của anh là:"Sống có đạo đức và làm theo Hiến pháp, pháp luật"
Câu 4: Việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội?
Câu 4: Việc làm của anh đã có lợi:
- Bản thân đạt danh hiệu "Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới"
- Công ty là đơn vị tiêu biểu của nghành xây dựng.
- Uy tín của công ty giúp cho nhà nước ta mở rộng quan hệ với các nước khác, đóng góp một phần vào công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Kết luận: Rút ra bài học sống và làm việc như anh Nguyễn Hải Thoại là cống hiến cho mọi người, là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh trí tuệ của quần chúng, cống hiến cho xã hội, cho công việc, đem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích cá nhân, gia đình và xã hội
Hoạt động3:Liên hệ thực tế hành vi sống và làm việc theo đạo đức và pháp luật
Tìm những VD minh hoạ, những gương tốt, sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật và việc làm đó có lợi như thế nào
1. Hành vi sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật
* Tác dụng tích cực:
Lấy VD minh hoạ những người có hành vi trái đạo đức, pháp luật. Và những hành vi đó làm hại bản thân, gia đình, đất nước như thế nào?
2. Hành vi sống không có đạo đức làm việc trái pháp luật
* Hậu quả:
Gợi ý giúp HS trao đổi xây dựng kế hoạch, biện pháp rèn luyện đạo đức và thói quen thực hiện pháp luật
3. Kế hoạch rèn luyện bản thân
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học
Nhóm 1: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
1. Sống có đạo đức là:
- Suy nghĩ, hành động theo chuẩn mực đạo đức.
- Chăm lo việc chung, lo cho mọi người..
- Giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ,
- Lấy lợi ích xã hội, dân tộc là mục tiêu sống.
- Kiên trì hoạt động để thực hiện mục đích.
Nhóm 2: Quan hệ giữa sống có đạo đức và làm theo pháp luật
2. Tuân theo pháp luật là:
- Sống và hành động theo những quy định bắt buộc của pháp luật.
Nhóm 3: ý nghĩa của việc sống có đạo đức và làm theo pháp luật
3. Quan hệ sống có đạo đức với thực hiện pháp luật
- Sống có đạo đức: Tự giác thực hiện chuẩn mực đạo đức do xã hội quy định
- Thực hiện pháp luật: Bắt buộc thực hiện những quy định của pháp luật do nhà nước đề ra
- Là phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi tự nguyện thực hiện pháp luật.
Nhóm 4: Liên hệ trách nhiệm bản thân
4. Trách nhiệm bản thân
- Học tập, lao động tốt. 
- Rèn luyện đạo đức, tư cách
- Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội.
- Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật Giao thông đường bộ
Hoạt động 5: Luyện tập và giải bài tập SGK
Cho HS làm vào phiếu học tập, hoặc ghi bài tập lên bảng phụ
Đưa ra đáp án đúng, đánh giá cho điểm HS có ý kiến tốt
Bài 2 (SGK) trng 68, 69
- Đáp án đúng: Hành vi biểu hiện người sống có đạo đức: (a), (b), (c), (d), (đ), (e). Hành vi biểu hiện làm việc theo pháp luật:(g), (h), (i), (k), (l)
Bài 6 (Sách Tình huống GDCD): Những hành vi nào sau đây không có đạo đức và không tuân theo pháp luật?
a. Đi xe đạp hàng 3, hàng 4.
b. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn.
c. Vô lễ với thầy cô giáo. 
d. Làm hàng giả.
đ. quay cóp bài. 
e. Buôn bán ma tuý.
Đáp án:
- Không có đạo đức: c, đ.
- Vi phạm pháp luật: a, b, d, e
4. Củng cố
Hoạt động 6: Rèn luyện củng cố kiến thức
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Đưa ra tình huống:
- Tình huống 1: Gặp một cụ già qua đường bị ngã.
- Tình huống 2: Có người bị công an truy đuổi, người đó dúi vào tay người khác một gói hàng giấu hộ
- Cử 2 nhóm tham gia.
- Tự phân vai, viết lời thoại
Cả lớp nhận xét
Đánh giá, tổng kết
Kết luận toàn bài
5. Dặn dò
- Bài tập 1,3,4,5,6 trang 68, 69 SGK
- Sưu tầm thực tế những hành vi sống có đạo đức, làm việc theo pháp luật và ngược lại.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đạo đức, pháp luật.
E. Tài liệu tham khảo
- Hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Hiến pháp năm 1992.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ I X.
- Gương người tốt, việc tốt.
- Chuyện kể danh nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an GDCD 9.doc