Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 11: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 11: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)

Bài 11: Đoàn thuyền đánh cá

( Huy Cận )

Tiết 51 + 52: Đọc - Hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ truj và ccảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh ngôn ngữ, âm điệu ) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

3.Thái độ.

B. Chuẩn bị

- Thầy: Nghiên cứu tài liệu - soạn bài.

- Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( 7’ )

? Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí? Phân tích ý nghĩa câu thơ cuối bài?

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài 11: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25 / 10 /2009 
Ngày dạy: 26 / 10 /2009 
Bài 11: Đoàn thuyền đánh cá
( Huy Cận )
Tiết 51 + 52: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ truj và ccảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh ngôn ngữ, âm điệu ) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị 
- Thầy: Nghiên cứu tài liệu - soạn bài.
- Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( 7’ )
? Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí? Phân tích ý nghĩa câu thơ cuối bài?
2 Tổ chức các hoạt động
 * Giới thiệu bài ( 1’ )
Có rất nhiều tác giả viết về đề tài lao động, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận được người đọc yêu thích nhất bởi bài thơ phản ánh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong xây dựng hoà bình. Tác giả ngợi ca tinh thần lao động hăng say của những người dân chài trên biển quê hương. Để thấy được không khí lao động ấy hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu bài thơ''Đoàn thuyền đánh cá''.
* Bài mới ( 80’ )
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động I
Đọc chú thích dấu * sgk.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Em hiểu biết gì về đất nước ta năm 1958?
GV: Nêu yêu cầu đọc 
- Đọc với giọng vui tươi phán chấn, nhịp vừa phải.
- ở khổ 2 - 3 - 7 giọng đọc cần cao lên một chút, nhịp nhanh hơn.
GV: Đọc mẫu-->học sinh đọc -->Nhận xét.
GV: Kiểm tra việc nắm các chú thích trong bài.
?Em cho biết nội dung chính của bài?
?Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Theo em văn bản chia làm mấy phần? ý từng phần?
GV: Bố cục bài thơ đã tạo ra khung cảnh không gian và thời gian đáng chú ý, không gian rộng lớn bao la...thời gian từ lúc hoàng hôn đến bình minh...đó là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên - vũ trụ.
Hoạt động II
GV: Gọi học sinh đọc 2 khổ thơ đầu.
? Em cảm nhận được gì về hình ảnh thiên nhiên ở 2 câu đầu?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
? Đặt trong khung cảnh thiên nhiên đó người ra khơi mang cảm hứng như thế nào?
? Khổ thơ 2 nêu nội dung câu hát. Em hãy phân tích tâm trạng và ý nghĩa lời hát của người dân chài?
-Trình bày
-Độc lập
-Đọc nối tiếp
-Trình bày
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nghe
-Đọc
-Cảm nhận
-Phát hiện, phân tích
-Cảm nhận
-Phát hiện, phân tích
I. Đọc tiếp xúc văn bản
*Tác giả, tác phẩm.
- Huy Cận ( 1919 - 2005 )-Tên:
Cù Huy Cận - Quê: Đức Thọ - Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới.
- Thơ sau cách mạng tràn đầy niềm vui tươi và tình yêu cuộc sống.
- Huy Cận được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Bài thơ sáng tác 1958. Khi đất nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Miền Bắc giải phóng xây dựng cuộc sốn mới. Không khí hào hứng phấn chấn tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội...
* Đọc
* chú thích
*.Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
* Đại ý: Bài thơ miêu tả một chuyến ra khơi đánh cá của người dân chài vùng biển Quảng Ninh trong âm hưởng tiếng hát lạc quan của người lao động.
- Phương thức miêu tả + biểu cảm.
* Bố cục : 3 phần
- Phần 1: Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
- Phần 2: 4 khổ thơ tiếp: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm.
- Phần 3: Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Hai khổ thơ đầu: ( Cảnh ra khơi và tâm trạng của con người.)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
- Cảnh biển được miêu tả rất độc đáo.
- Hình ảnh so sánh, nhân hoá.
Như hòn lửa, cài then, sập cửa.
à Sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ của biển cả.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Đoàn thuyền ra khơi: Đầy khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc quan phơi phới.
Hết tiết 1
GV: Những câu thơ cho ta thấy niềm vui, sự phấn chấn của người lao động được làm chủ và cảnh tượng đoàn thuyền đánh cá lướt sóng ra khơi giữa biển trời bao la vào đêm.
GV: Gọi học sinh đọc 4 khổ thơ tiếp.
? Hình ảnh những người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật sức mạnh của con người laođộng trước thiên nhiên vũ trụ?
? Hình ảnh con thuyền xuất hiện thể hiện cảm hứng gì về người dân chài?
? Em hiểu như thế nào về khúc ca lao động của người đánh cá?
GV: Bút pháp lãng mạn làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống, niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hoà nhập với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
? Em hãy tìm những câu thơ miêu tả cảnh biển ban đêm đẹp lộng lẫy?
? Phân tích tác dụng của những hình ảnh này trong việc miêu tả cảnh lao động của dân chài?
GV: Gọi học sinh đọc khổ thơ cuối.
? Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Em hình dung được những gì về hình ảnh ấy?
? Nhận xét cảnh đoàn thuyền và cách lặp câu thơ ở cuối?
Gv khái quát..
Hoạt động III
? Em có nhận xét gì về âm hưởng giọng điệu của bài thơ? Cách gieo vần? Nhịp?
? Em hãy cho biết nội dung bài thơ?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
-Đọc
-Miêu tả
-Phát hiện, phân tích
- Cảm nhận
- Suy luận
-Phát hiện
-Phân tích
-Đọc
-Hình dung
-Nhận xét
-Nhận xét
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
2..Bốn khổ thơ tiếp: ( Cảnh lao động trên biển ban đêm.)
- Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hoà hợp.
- Hình ảnh người lao động, công việc của họ ( đoàn thuyền đánh cá) được đặt trong không gian rộng lớn của biển trời trăng sao
-->Tăng thêm kích thước tầm vóc, vị thế của con người.
Câu hát căng buồm cùng gió trăng
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
=>Thủ pháp nghệ thuật phóng đại, liên tưởng mạnh bạo bất ngờ sáng tạo hình ảnh người lao động trước thiên nhiên vũ trụ.
* Con thuyền: Vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở nên con thuyền kì vĩ khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
...Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn ngang thế trận lưới vây giăng.
- Công việc nặng nhọc của người đánh cá thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng của thiên nhiên.
* Thiên nhiên trên biển: Đẹp rực rỡ và lộng lẫy.
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sán
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Mắt cá huy hoang muôn dặm khơi.
- Những hình ảnh này có vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh huyền ảo được sáng tạo bằng liên tưởng -->tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực .
* Trí tưởng tượng đã nối dài chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong thiên nhiên.
3. Khổ thơ cuối: ( Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.)
Mặt trời đội biển nhô màu mới.
-Kết thúc màn đêm-->kết thúc một chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền.
* Con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khoẻ khoắn vừa sôi nổi, lạc quan – Bài thơ xây dựng bằng hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
- Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt.
2. Nội dung.
- Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động.
- Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
*Ghi nhớ: SGK
* Đánh giá:
D. Hướng dẫn hoạt động tiếp nối ( 2’ )
- Học thuộc lòng bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trở về.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng.
Ngày soạn: 14 / 11 /2006 
Ngày dạy: 16 / 11 /2006 
Bài 11. Đoàn thuyền đánh cá
( Huy Cận )
Tiết 51 - 52: Đọc - Hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức
- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ truj và ccảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh ngôn ngữ, âm điệu ) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị 
- Thầy: Nghiên cứu tài liệu - soạn bài.
- Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 7’ )
? Đọc thuộc lòng bài thơ Đồng chí? Phân tích ý nghĩa câu thơ cuối bài?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’ )
Có rất nhiều tác giả viết về đề tài lao động, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận được người đọc yêu thích nhất bởi bài thơ phản ánh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc trong xây dựng hoà bình. Tác giả ngợi ca tinh thần lao động hăng say của những người dân chài trên biển quê hương. Để thấy được không khí lao động ấy hôm nay thầy cùng các em đi tìm hiểu bài thơ''Đoàn thuyền đánh cá''.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 80’ )
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động
của học sinh
Nội dung cần đạt
Đọc chú thích dấu * sgk.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
? Em hiểu biết gì về đất nước ta năm 1958?
GV: Nêu yêu cầu đọc 
- Đọc với giọng vui tươi phán chấn, nhịp vừa phải.
- ở khổ 2 - 3 - 7 giọng đọc cần cao lên một chút, nhịp nhanh hơn.
GV: Đọc mẫu-->học sinh đọc -->Nhận xét.
GV: Kiểm tra việc nắm các chú thích trong bài.
?Em cho biết nội dung chính của bài?
?Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Theo em văn bản chia làm mấy phần? ý từng phần?
GV: Bố cục bài thơ đã tạo ra khung cảnh không gian và thời gian đáng chú ý, không gian rộng lớn bao la...thời gian từ lúc hoàng hôn đến bình minh...đó là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên - vũ trụ.
GV: Gọi học sinh đọc 2 khổ thơ đầu.
? Em cảm nhận được gì về hình ảnh thiên nhiên ở 2 câu đầu?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
? Đặt trong khung cảnh thiên nhiên đó người ra khơi mang cảm hứng như thế nào?
? Khổ thơ 2 nêu nội dung câu hát. Em hãy phân tích tâm trạng và ý nghĩa lời hát của người dân chài?
GV: Những câu thơ cho ta thấy niềm vui, sự phấn chấn của người lao động được làm chủ và cảnh tượng đoàn thuyền đánh cá lướt sóng ra khơi giữa biển trời bao la vào đêm.
GV: Gọi học sinh đọc 4 khổ thơ tiếp.
? Hình ảnh những người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đã làm nổi bật sức mạnh của con người laođộng trước thiên nhiên vũ trụ?
? Hình ảnh con thuyền xuất hiện thể hiện cảm hứng gì về người dân chài?
? Em hiểu như thế nào về khúc ca lao động của người đánh cá?
GV: Bút pháp lãng mạn làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống, niềm say sưa hào hứng và những ước mơ bay bổng của con người muốn hoà nhập với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình.
? Em hãy tìm những câu thơ miêu tả cảnh biển ban đêm đẹp lộng lẫy?
? Phân tích tác dụng của những hình ảnh này trong việc miêu tả cảnh lao động của dân chài?
GV: Gọi học sinh đọc khổ thơ cuối.
? Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Em hình dung được những gì về hình ảnh ấy?
? Nhận xét cảnh đoàn thuyền và cách lặp câu thơ ở cuối?
Gv khái quát..
? Em có nhận xét gì về âm hưởng giọng điệu của bài thơ? Cách gieo vần? Nhịp?
? Em hãy cho biết nội dung bài thơ?
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
-Trình bày
-Độc lập
-Đọc nối tiếp
-Trình bày
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nghe
-Đọc
-Cảm nhận
-Phát hiện, phân tích
-Cảm nhận
-Phát hiện, phân tích
-Đọc
-Miêu tả
-Phát hiện, phân tích
- Cảm nhận
- Suy luận
-Phát hiện
-Phân tích
-Đọc
-Hình dung
-Nhận xét
-Nhận xét
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
I. Đọc tiếp xúc văn bản
*Tác giả, tác phẩm.
- Huy Cận ( 1919 - 2005 )-Tên:
Cù Huy Cận - Quê: Đức Thọ - Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới.
- Thơ sau cách mạng tràn đầy niềm vui tươi và tình yêu cuộc sống.
- Huy Cận được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
- Bài thơ sáng tác 1958. Khi đất nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Miền Bắc giải phóng xây dựng cuộc sốn mới. Không khí hào hứng phấn chấn tin tưởng bao trùm trong đời sống xã hội...
*.Tìm hiểu cấu trúc văn bản.
* Đại ý: Bài thơ miêu tả một chuyến ra khơi đánh cá của người dân chài vùng biển Quảng Ninh trong âm hưởng tiếng hát lạc quan của người lao động.
- Phương thức miêu tả + biểu cảm.
* Bố cục : 3 phần
- Phần 1: Cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
- Phần 2: 4 khổ thơ tiếp: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền đánh cá giữa khung cảnh biển trời ban đêm.
- Phần 3: Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
III. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Hai khổ thơ đầu: ( Cảnh ra khơi và tâm trạng của con người.)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
- Cảnh biển được miêu tả rất độc đáo.
- Hình ảnh so sánh, nhân hoá.
Như hòn lửa, cài then, sập cửa.
à Sự hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ của biển cả.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Đoàn thuyền ra khơi: Đầy khí thế hào hùng phấn khởi mang theo khúc hát lạc quan phơi phới.
2..Bốn khổ thơ tiếp: ( Cảnh lao động trên biển ban đêm.)
- Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hoà hợp.
- Hình ảnh người lao động, công việc của họ ( đoàn thuyền đánh cá) được đặt trong không gian rộng lớn của biển trời trăng sao
-->Tăng thêm kích thước tầm vóc, vị thế của con người.
Câu hát căng buồm cùng gió trăng
 Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
=>Thủ pháp nghệ thuật phóng đại,liên tưởng mạnh bạo bất ngờ sáng tạo hình ảnh người lao động trước thiên nhiên vũ trụ.
* Con thuyền: Vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở nên con thuyền kì vĩ khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ.
...Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn ngang thế trận lưới vây giăng.
- Công việc nặng nhọc của người đánh cá thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng của thiên nhiên.
* Thiên nhiên trên biển: Đẹp rực rỡ và lộng lẫy.
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sán
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông
Mắt cá huy hoang muôn dặm khơi.
- Những hình ảnh này có vẻ đẹp của tranh sơn mài lung linh huyền ảo được sáng tạo bằng liên tưởng -->tưởng tượng bay bổng từ sự quan sát hiện thực .
* Trí tưởng tượng đã nối dài chắp cánh cho hiện thực trở nên kì ảo, làm giàu thêm cái đẹp vốn có trong thiên nhiên.
3. Khổ thơ cuối: ( Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.)
Mặt trời đội biển nhô màu mới.
-Kết thúc màn đêm-->kết thúc một chuyến ra khơi đánh cá của đoàn thuyền.
* Con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển khơi.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Bài thơ tạo được âm hưởng vừa khoẻ khoắn vừa sôi nổi, lạc quan - Bài thơ xây dựng bằng hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng phong phú.
- Cách gieo vần có nhiều biến hoá linh hoạt.
2. Nội dung.
- Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp, tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động.
- Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
*Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà ( 2’ )
- Học thuộc lòng bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trở về.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 51 -52 - VH.doc