Bài 11: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
( Phạm Tiến Duật)
Tiết 47: Đọc - Hiểu văn bản
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức.
- Cảm nhận được nét đẹp độc đáo của hình tượng những người chiếc xe không kính cùng h/ả những chiến sĩ lái xe trường sơn hiên ngang dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.
- Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ trong bài thơ
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giầu mà không thiếu sức bay bổng.
3.Thái độ.
- Có thái độ trân trọng mến phục h/ả những anh bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Chuẩn bị bài, tham khảo tài liệu.
- Học sinh: Chuẩn bị bài theo SGK.
Ngày soạn: 18/10 /2009 Ngày dạy: 19/ 10/2009 Bài 11: Văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật) Tiết 47: Đọc - Hiểu văn bản A.Mục tiêu cần đạt. 1.Kiến thức. - Cảm nhận được nét đẹp độc đáo của hình tượng những người chiếc xe không kính cùng h/ả những chiến sĩ lái xe trường sơn hiên ngang dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. - Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ trong bài thơ 2. Kĩ năng. - Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giầu mà không thiếu sức bay bổng. 3.Thái độ. - Có thái độ trân trọng mến phục h/ả những anh bộ đội trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Chuẩn bị bài, tham khảo tài liệu. - Học sinh: Chuẩn bị bài theo SGK. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1: Kiểm tra bài cũ. 2: Tổ chức dạy học: * Giới thiệu bài. ( 1’ ) Văn học Miền Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã ghi lại chân thực những hình ảnh con người mới trong cuộc chiến đấu. Họ gồm đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề, có thể họ là anh bộ đội, cô thanh niên xung phong, anh chiến sĩ lái xe... và Phạm Tiến Duật là nhà thơ thành công về đề tài này. * Bài mới. ( 38’ ) Hoạt động của của giáo viên Hoạt động của h/s Nội dung cần đạt Hoạt động I GV:Gọi học sinh đọc chú thích dấu sao SGK. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả? ? Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ? GV: Nhà thơ Phạm Tiến Duật nói “Tôi viết bài thơ này ở khu Bốn, trong một ngôi làng bị bom đánh tơi tả thuộc xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Khi đó tôi chưa biết gì về Trường Sơn cả chỉ mới từ ngoài bắc vào, đi theo một đơn vị vận tải mà lính hầu hết là người Bắc Ninh.tr 86 GV: Nêu yêu cầu đọc: Chú ý giọng đối thoại, lời thơ gần với lời nói thường thể hiện được chất giọng ngang tàng, sôi nổi của những người lính lái xe. - đọc mẫu... GV: Gọi HS đọc- cho HS nhận xét- GV nhận xét GV Tìm hiểu trong phần II ? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Phương thức biểu đạt của bài thơ? ? Nhan đề bài thơ có gì lạ? ? Bài thơ viết về những người lính hay những chiếc xe? ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Phương thức biểu đạt? GV: Thực ra tác giả tả cái ô tô đấy, nhưng sự tả ấy chỉ là cái cớ, mục đích của tác giả là thể hiện khí phách của con người. Những chiến sĩ lái xe. Vậy tác giả tả những cái xe như thế nào, tả người lính như thế nào Hoạt động II ? Những chiếc xe không kính được miêu tả như thế nào? ? Em có nhận xét gì về cách chọn và miêu tả đó? ?Tại sao đó là những h/ả mới mẻ, độc đáo? ? Tác giả sử dụng từ ngữ gì ở câu thơ này? Mục đích của việc sử dụng từ ngữ đó? ? Tác giả đã nêu nguyên nhân gì dẫn đến có những chiếc xe đó? ?Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, giọng thơ trong hai câu thơ? Nghệ thuật ấy làm nổi bật điều gì? ? Cách lí giải đó gợi cho em cảm nhận gì? GV bình. ?Miêu tả những chiếc xe tác giả nhằm hướng tới đối tượng nào? ?Người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào? ?Cấu trúc ngữ pháp của câu thơ có gì đặc biệt? Cấu trúc đó thể hiện điều gì? GV đọc câu thơ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng ?Mắt đắng được hiểu như thế nào? ? H/ả những con đường chạy thẳng vào tìm gợi cho người đọc cảm giác gì? ?Trên chiếc xe không có kính người lái xe đã gặp phải những khó khăn gì? ?Tác giả đã sử dụng từ ngữ như thế nào? Giá trị diễn đạt? ?Khó khăn như thế nhưng thái độ của người lái xe như thế nào? ?Cách dùng lặp các từ ừ thì giúp ta hiểu gì về thái độ của những ngươì lái xe? GV yêu cầu h/s đọc hai khổ thơ cuối. ?Đời sống của những người chiến sĩ lài xe được thể hiện như thế nào? ?Giải thích bếp Hoàng Cầm? ?Qua những câu thơ miêu tả em hiểu thêm gì về đời sống của những người chiến sĩ lái xe? ?Điều gì đã khiến cho họ có niềm tin quyết tâm lớn như thế? ?ở khổ thơ cuối những h/ả nào được nhắc lại điều đó có ý nghĩa gì? ?Khổ thơ cuối có h/ả đối lập theo em đó là h/ả nào? Phân tích ý nghĩa của h/ả đó? ?H/ả Trái tim ở khổ thơ cuối được thể hiện qua biện pháp nghệ thuật nào? ý nghĩa? GV khái quát toàn bài Hướng dẫn học sinh tổng kết. ?Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu. ? Bài thơ nêu nội dung gì? -Đọc -Trình bày -Trình bày -Đọc -Giải thích -Nhận xét -Phát hiện -Nhận xét -Trình bày -Nhận xét -Phát hiện -Phát hiện HS nghe -Giải thích -Phân tích Phát hiện -Phát hiện -Phân tích -Nhận xét -Phân tích -Đọc -Phát hiện -Giải thích -Cảm nhận -Lí giải -Độc lập -Phân tích -Phân tích -Nghe, ghi -Khái quát -Khái quát I. Đọc - tiếp xúc văn bản. * Tác giả, tác phẩm. - Quê Phú Thọ -Nhà thơ- Người lính, -Các sáng tác chủ yếu viết về người lính. - Bài thơ in trong tập " Vầng trăng quầng lửa''. * Đọc. * Từ khó. * Cấu trúc văn bản. - Thể thơ: Tự do. - Phương thức biểu đạt: -Nhan đề dài, thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. -Bài thơ viết về những người chiến sĩ lái xe. -Nhân vật trữ tình là ta, tác giả, người lái xe. II. Đọc - Hiểu văn bản. 1.Hình ảnh những chiếc xe không kính. “Không có kính không phải vì xe không có kính Không có kính, rôì xe không có đèn, Không có mui xe thùng xe có xước.” ->Lựa chọn hình ảnh độc đáo, mới mẻ trong thơ. -Thường thường xe cộ đưa vào thơ văn đã được mĩ lệ hóa, lãng mạn hóa thật đẹp, thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn tả thực. VD chiếc xe tam mã trong thơ Pu-skin, con tàu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, Đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận . -> Sử dụng từ ngữ phủ định của phủ định nhằm khẳng định -Bom giật, bom rung... - Sử dụng động từ, h/ả chân thực gần với câu văn xuôi, giọng thản nhiên. -> Làm nổi bật h/ả những chiếc xe không kính, gây sự chú ý về vẻ khác lạ của nó. -Lí giải đơn giản, thể hiện tính chất ác liệt của chiến tranh. 2.Hình ảnh những chiến sĩ lái xe. Ung dung buồng lái ta ngồi.. - Đảo ngữ. -Tư thế ung dung, bình tĩnh đàng hoàng, tư thế đứng trên đầu thù. -Mắt cay vì thiếu ngủ, chạy xe ban đêm để tránh kẻ thù, tính chất khốc liệt của chiến tranh -Cảm giác về tốc độ trên chiếc xe đang lao nhanh. -Bụi, mưa tuôn, mư xối... ->Động từ, thấy sự khó khắn dữ dội, chồng chất đè nặng lên người lính. Không có kính ừ thì có bụi... ->Thái độ lạc quan bất chấp gian khổ, bất chấp khó khăn nguy hiểm. - Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa đường. Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy... ->Cuộc sống của những người chiến sĩ lái xe sôi nổi, vui nhộn lạc quan, họ làm thành gia đình... ->Họ có lòng yêu nước, ý chí chiến đấu tất cả vì Miền Nam thân yêu. -H/ả chiếc xe không mui, không đèn, không kính. -Khẳng định một sự thực của chiến tranh. -H/ả chiếc xe không nguyên vẹn >< tinh thần dồi dào ->Nghệ thuật hoán dụ trái tim là muón nói tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù của những người chiến sĩ. III.Tổng kết. 1.Nghệ thuật. - Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng giàu sức biểu cảm. 2.Nội dung. - Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến. - Vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1’ ) -Về học thuộc bài thơ. - Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ. - Chuẩn bị bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Tài liệu đính kèm: